Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.41 KB, 3 trang )
Quan niệm làm nhà của
người Dao, Thái Nguyên
Chọn hướng làm nhà là một quan niệm khá phổ biến, được tồn tại lâu đời trong
tâm thức của người dân Việt Nam. Đối với người Dao (Thái Nguyên) cũng vậy.
Tuy nhiên, họ không làm nhà theo một hướng nhất định mà chọn hướng nhà theo
tuổi của gia chủ.
ảnh internet
Theo quan niệm cổ truyền của người Dao, ngôi nhà lý tưởng phải được xây dựng ở
nơi cao ráo, cho phép quan sát được khoảng không gian rộng, thuận lợi cho việc
làm ruộng nương, có nơi để buộc trâu bò, không thiếu nước ăn trong mùa khô. Họ
thích dựng nhà ở gần rừng, bởi rừng là nguồn tài nguyên quyết định mức sống
cũng như thời gian cư trú của các gia đình trong bản. Rừng cung cấp đất canh tác,
cung cấp rau, củ quả, muông thú, vật liệu để làm nhà…
Trước khi dựng nhà họ cúng để xem thần linh, thổ địa có cho phép sinh sống ở đó
không. Thông thường, gia chủ khấn tổ tiên tại nhà mình sau đó mang một ít thóc
hay hạt ngô đến chỗ định dựng nhà khấn thần linh, thổ địa ở đó. Khấn xong đào
một cái hố nhỏ, giữa hố đắp một miếng đất và làm nhẵn như nền nhà, xếp lên đó ba
hàng hạt ngô hay gạo mới bóc vỏ tượng trưng cho người, gia tài, vật nuôi rồi lấy
bát úp kín. Sáng hôm sau đến kiểm tra nếu thấy gạo trong hố vẫn giữ nguyên hàng
lối không bị lộn ngược không có kiến tha là điềm tốt có thể làm được nhà.
Khi đã chọn được đất làm nhà, việc chọn nguyên vật liệu làm nhà cũng được người
Dao cẩn thận tìm ngày tốt. Trong ngày đẹp đã chọn người ta phải lấy được những
cột nóc còn lại những cột khác có thể tìm vào thời gian sau đó. Khi hạ cây phải
đánh dấu để phân biệt cẩn thận đâu là gốc, đâu là ngọn. Mỗi cây chỉ được chặt lấy
một cột, các loại vật liệu bằng gỗ tre nứa kiêng cây cộc, cây đổ hoặc cây bị sét
đánh.
Đặc biệt, người Dao kỵ làm nhà trùng với ngày mất của cha mẹ, trùng ngày có sấm