Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự và bình luận khoa học về những điểm mới trong blds 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.94 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương I: Lí luận chung về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự............................................................................................................................4
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
vụ án hình sự..................................................................................................................4
1.1 Theo lí luận chung.....................................................................................................4
1.2 Xuất phát từ vấn đề thực tiễn....................................................................................4
2. Những vấn đề chung về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự............................................................................................................................5
2.1 Khái niệm của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự...5
2.1.1.Khái niệm về trách nhiệm......................................................................................5
2.1.2. Khái niệm về bồi thường.......................................................................................6
2.1.3. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.....................................................6
2.1.4. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.....................7
2.2. Ý nghĩa của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự......7
2.3. Đặc điểm pháp lí của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự............................................................................................................................9
Chương II: Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự và bình luận khoa học về những điểm mới
trong BLDS 2015..........................................................................................................11
1. Quy định của pháp luật về giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong vụ án hình sự.....................................................................................................11
1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.....................................11
1.1.1 Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại..........................................................11
1.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nói chung và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng..............................................................14
1.2. Bình luận về một số điểm mới trong quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, cụ thể là trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng BLDS 2015.........................................................................23
1.2.1 Về căn cứ phát sinh trách nhiện bồi thường thiệt hại...........................................23


1.2.2 Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại......................................................................24
1.2.3 Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại..............................................25
1.2.4 Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại............................................26
1.2.5 Về xác định thiệt hại.............................................................................................26
Tổng kết........................................................................................................................31
Các tài liệu tham khảo................................................................................................32


MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu các quy phạm pháp luật, đặc biệt là quy phạm pháp luật hình
sự, một trong những quy phạm pháp luật có tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống
pháp luật nước ta, thông thường người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu những vấn
đề mà quan hệ pháp luật đó hướng tới là tội phạm và hình phạt mà ít người dành sự
quan tâm nghiên cứu tới vấn đề trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại dân sự trong
vụ án hình sự. Trong nhiều vụ án hình sự, vấn đề bồi thường thiệt hại thường ít được
quan tâm nhưng lại là một vấn đề quan trọng. Nó khơng chỉ giúp cho việc giải quyết
vụ án một cách tồn diện mà ở một phương diện nào đó, nó cịn giúp xoa dịu nỗi đau,
an ủi tinh thần của người bị tội phạm xâm hại. Do đó, việc nghiên cứu về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự là cần thiết và có tính thực tiễn.
Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án hình sự là một đề tài
khơng mới. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, được quy định thành
một số điều luật cụ thể trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự.Tuy nhiên, dù đã được
quy định một cách cụ thể, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn chưa có sự thống nhất giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng nói chúng và các cơ quan hữu quan nói riêng.
I. Tình hình nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ
án hình sự
Thực tiễn quá trình giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án liên quan
đến tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Các tội phạm
xâm phạm sở hữu, các tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế… đều liên quan đế
trách nhiệm bồi thường thiện hại do những nhóm tội phạm này đều có khách thể là

tính mạng, sức khỏe, tài sản thuộc sở hữu của người bị hại được bảo hộ bởi các quy
định của Bộ luật Hình sự bị tội phạm xâm hại.
Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định
tại Điều 42 (Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 quy định tại Điều 48) về vấn đề “trả lại
tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” như sau:
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người
quản lí hợp pháp,phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định
do hành vi phạm tội gây ra.


2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, tòa án buộc người
phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Bồi thường thiệt hại thực chất là một quan hệ dân sự, phát sinh ngoài hợp đồng,
được quy định cụ thể từ Điều 604 đến Điều 630 thuộc chương XXI Bộ luật Dân sự
2005. Căn cứ vào các quy định của bộ luật dân sự để xem xét giải quyết khi phát sinh
vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự phát sinh nhiều đến vấn
đề liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng và
tài sản được quy định cụ thể từ điều 608 đến 612 Bộ luật Dân sự 2005. Khi đó, để giải
quyết một vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự các cơ quan tiến hành tố
tụng sẽ xem xét, áp dụng theo Điều 42 Bộ luật Hình sự và lấy căn cứ từ Điều 604 đến
điều 612 để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.
II. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn
bản hướng dẫn thi hành luật giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan hồn
chỉnh hơn về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cũng như là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngồi ra, thơng qua việc nghiên cứu
“trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự” cũng như việc áp dụng vào
thực tiễn những quy định của các văn bản pháp luật tìm ra những bất cập những thiếu
sót, những điểm hạn chế của các quy định. Qua đó xem xét những điểm mới của

BLDS 2015 được sửa đổi bổ sung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình
sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng để thấy rõ
những bất cập trong bộ luật cũ và sự hoàn thiện luật được sửa đổi bổ sung trong bộ
luật mới. Để đạt được những mục đích này, nhiệm vụ của để tài khoa học là tìm hiểu
những quy định của các văn bản pháp luật hiện hành về “vấn đề bồi thường thiệt hại
trong vụ án hình sự”. Đưa ra những thắc mắc, những ý kiến, nhận định của người làm
đề tài và đề cập đến phương hướng hoàn chỉnh pháp luật, bình luận khoa học về BLDS
2015 được sửa đổi bổ sung.
Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến giải quyết trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trọng vụ án hình sự như: khái niệm, ý nghĩa, phân loại về bồi thường
thiệt hại trong vụ án hình sự.
III. Đối tượng nghiên cứu.


Đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung được pháp luật quy định cụ thể về
việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cụ thể hơn là nghiên
cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Từ đó, đưa ra các quan điểm,
nhận định, xem xét những ý kiến nhằm hoàn thiện việc giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại trong vụ án hình sự.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những lí luận nhận thức của chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Ngồi ra, đề tài còn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, lập luận,
tìm kiếm… những vấn đề liên qua đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự.
V. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứ đề tài khoa học luật, em nghiên cứu những vấn đề lí
luận cơ bản nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nghĩa là đi
sâu nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một trong những
vấn đề nổi trội diễn ra khá phổ biến trong các vụ án hình sự, đồng thời xem xét thực

tiễn việc giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đế vấn đề bồi thường thiệt hại. Đề
tài khoa học cũng đưa ra một số ý kiến trong việc sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền pháp
luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật trong Bộ
luật Dân sự để giải quết các vụ án hình sự.
VI. Kết cấu của đề tài khoa học
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của đề tài
khoa học này gồm 2 chương.
Chương 1: Lí luận chung về trách nhiện bồi thường thiệt hại trọng vụ án hình sự
Chương 2:Thực tiễn áp dụng nhưng quy định của pháp luật về trách nhiện bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự và bình luận khoa học về những điểm mới
trong BLDS 2015


Chương I:
Lí luận chung về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
vụ án hình sự
1.1 Theo lí luận chung
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì việc con người tự do tham gia vào
các quan hệ phát luật cũng tăng lên đáng kể, việc cá nhân trở thành một chủ thể thường
xuyên là chủ thể tham gia nhiều nhất vào trong các quan hệ dân sự được pháp luật dân
sự điều chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào đời sống dân sự bên cạnh việc
cá nhân tham gia một cách tự nguyện tự do bày tỏ ý chí của mình để đạt được khách
thể mà mình mong muốn trong mối quan hệ phát luật dân sự đó, cịn một dạng quan hệ
phát luật nảy sinh một phần hoặc có thể hồn tồn khơng do ý chí chủ quan, do mong
muốn của chủ thể đó trong quan hệ pháp luật dân sự đó, bởi lẽ nó là quan hệ phát luật
có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, một dạng trách
nhiệm pháp lí, một dạng nghĩa vụ dân sự khi chủ thể đó do cố ý hoặc vơ ý gây ra thiệt
hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, từ đó mà
chủ thể có lỗi ngây thiệt hại phát sinh trách nhiệm dân sự của mình, hay nói cách khác

đó chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự mà chủ thể đó phải
gánh chịu.
1.2 Xuất phát từ vấn đề thực tiễn.
Ngày nay, trong cuộc sống chúng ta có thể bắt gặp vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ở bất kì nơi nào, bất kì lĩnh vực nào. Hầu hết các quan hệ xã hội mà chúng ta tham
gia đều có khả năng xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong đó vấn đề bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự cũng phổ biến. Trước thực tế như vậy, các nhà
làm luật ngày càng có những quy định chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này. Cụ thể
được quy định chi tiết ở Điều 42 Bộ luật Hình sự, và bộ luật dân sự 2005 tại Điều 307
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chương XXI trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng ( Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 13 và chương XX), Nghị quyết
03/2006/HĐTP ngày 08/07/2006 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và
một số văn bản pháp luật dưới Bộ luật Dân sự khác.


Tuy nhiên, việc hiểu luật và áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền, người
dân đang cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
vụ án hình sự cịn khá nhiều nan giải và phức tạp. Vậy nên, chúng em quyết định chọn
đề tài nghiên cứu: Vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự
2. Những vấn đề chung về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự
2.1 Khái niệm của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.
2.1.1.Khái niệm về trách nhiệm.
Ở nước ta hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “trách
nhiệm”.
Một số tác giả tiếp cận thuật ngữ “trách nhiệm” theo nghĩa là nghĩa vụ, nhiệm
vụ, bổn phận, quyền hạn. Ví dụ, có tác giả hiểu trách nhiệm là “bổn phận phải thực
hiện, nó cịn là điều khơng được làm, được làm, phải làm và nên làm (…). Trách
nhiệm là những gì mà họ buộc phải làm và phải chịu sự giám sát của người khác”. Tác
giả khác cho rằng, trách nhiệm “thường được hiểu là khả năng của con người ý thức

được những kết quả hoạt động của mình, đồng thời là khả năng thực hiện một cách tự
giác những nghĩa vụ được đặt ra cho mình”. Một tác giả khác lại cho rằng, “trách
nhiệm là sự thực hiện bổn phận, nghĩa vụ của chủ thể đối với người khác, với xã hội
một cách tự giác. Trách nhiệm đối lập với vô trách nhiệm, gắn liền với chịu trách
nhiệm”.
Nhìn chung, các tác giả trên đây đều tiếp cận trách nhiệm theo nghĩa là nghĩa
vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn. Với nghĩa này, trách nhiệm là nghĩa vụ, bổn phận
phải làm, nên làm, được làm hoặc không được làm, có thể từ sự tự nguyện, tự giác hay
buộc phải thực hiện do yêu cầu, đòi hỏi của các quy phạm xã hội (pháp luật, đạo
đức…).
Một số tác giả lại hiểu trách nhiệm có nghĩa là “chịu trách nhiệm”, với hàm ý là
phải gánh chịu một hậu quả bất lợi nào đó. Ví dụ, có người cho rằng, trách nhiệm “đó
là hậu quả bất lợi (sự phản ứng mang tính trừng phạt của Nhà nước) mà cơng chức
phải gánh chịu khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được giao
phó, tức là khi vi phạm trách nhiệm theo nghĩa tích cực. Trách nhiệm tiêu cực thể hiện
trong việc áp dụng các biện pháp xử lý những chủ thể vi phạm các nghĩa vụ và quyền”.
Các tác giả cuốn Giáo trình Luật Hành chính và tài phán hành chính Việt Nam thì


quan niệm trách nhiệm công vụ “là sự phản ứng của Nhà nước đối với cơ quan, cá
nhân cán bộ, cơng chức khi thực hiện một hành vi hành chính trong q trình thực thi
cơng vụ, trái pháp luật hoặc quyết định của cơ quan cấp trên gây thiệt hại, xâm phạm
tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện ở sự áp dụng các chế tài pháp
luật tương ứng, hậu quả là cơ quan, cá nhân cán bộ, công chức gánh chịu những hậu
quả bất lợi, thiệt hại về vật chất, tinh thần do cơ quan nhà nước (CQNN), người có
thẩm quyền thực hiện”.
Theo hướng tiếp cận này, trách nhiệm là chịu trách nhiệm, là sự gánh chịu phần
hậu quả về những việc đã làm, với hàm nghĩa rằng chủ thể trách nhiệm phải chịu một
thiệt hại nào đó. Ví dụ, là cơng chức, nếu vi phạm pháp luật về công vụ, công chức sẽ
phải chịu các hình thức xử lý kỷ luật hành chính (như khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi

việc…) hay phải chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự… tùy thuộc vào mức
độ, tính chất của hành vi vi phạm. Ở đây, trách nhiệm đồng nghĩa với hậu quả bất lợi
phải gánh chịu, là chịu trách nhiệm khi thực hiện không đúng trách nhiệm theo nghĩa
là nghĩa vụ, nhiệm vụ, bổn phận, quyền hạn.
2.1.2. Khái niệm về bồi thường.
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Vậy bồi thường
thiệt hại chính là việcchủ thể gây hậu quả đền bù một khoản tiền thích đáng khi xâm
hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
2.1.3. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung
và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong
cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ
nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách
nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống
trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, khơng thể vì lợi ích của mình
mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm
nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất


lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn
thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
2.1.4. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự chính là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng phát sinh trong các vụ án hình sự. Những trường hợp

xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm,…của người bị hại
được quy định rõ ràng trong BLDS từ Điều 608 đến 612. Tuy nó phát sinh trong các
vụ án hình sự nhưng vấn đề bồi thường thiêt hại lại được nghiên cứu trong BLDS, vậy
nên BLHS đã quy định Điều 42. “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại;
buộc công khai xin lỗi” nhìn chung nhất về trách nhiệm bồi thường, qua đó sẽ được áp
dụng cụ thể hóa trong các trường hợp quy định trong BLDS
2.2. Ý nghĩa của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự
Là một loại trách nhiệm pháp lí được áp dụng khi thỏa mãn nhưng điều kiện do
pháp luật quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có ý nghĩa
pháp lí và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện trên một số phương diện sau
đây:
Thứ nhất, trách nhiện bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là chế định
góp phần bảo về lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Trong các quan hệ nói chung, giao lưu dân sự nói riêng và nhưng mối quan hệ
phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chủ thể tham gia nhằm thỏa mãn
những lợi ích về vật chất cũng như tinh thần của mình. Để xã hội ngày một phát triển,
các chủ thể phải tham gia nhiều mối quan hệ pháp luật khác và trong các quan hệ mà
chủ thể tham gia thì lợi ích ln là tâm điểm để chủ thể hướng tới. Hiến pháp và những
văn bản pháp luật có hiệu lực sau hiến pháp ln ghi nhận và bảo về quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể. Đó có thể là lợi ích vật chất , thể hiện ở quyền sở hữu tài sản
nhưng cũng có thể là lợi ích tinh thần thể hiện ở các quyền nhân thân được pháp luật
bảo vệ. Bằng việc quy định căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường,…thì chế định bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự có vai trị quan trọng trong việc bảo về quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ xã hội khác.


Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là chế định
góp phần bảo đảm cơng bằng xã hội.
Nguyên tắc chung của pháp luật là một người phải chịu trách nhiệm về hành vi
và hậu quả do hành vi đó mang lại. Bằng việc buộc người gây thiệt hại phải chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Chế định
bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự đã góp phần bảo đảm cơng bằng xã hội. Đây
cũng là nguyên tắc, là mục tiêu mà pháp luật đặt ra. Chế định bồi thường thiệt hại
trong vụ án hình sự đã cụ thể hóa và thể hiện rất rõ nguyên tắc công bằng trong bồi
thường thiệt hại. Theo chế định này ai gây thiệt hại thì người ấy phải bồi thường. Tuy
nhiên vẫn có những trường hợp riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như
nguyên tắc giảm mức bồi thường, bồi thường trong trường hợp vượt q giới hạn
phịng về chính đáng, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi…
Thứ ba, trách nhiện bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là chế định góp
phần răn đe, giáo dục, phịng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung gây
thiệt hại trái pháp luật nói riêng.
Ngồi mục đích buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm
của mình gây ra, chế định bồi thường thiệt hại còn thể hiện ý nghĩa nhân đạo, ý nghĩa
xã hội sâu sắc. Thông qua các đế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải
quyết các vấn đề có liên quan xảy ra trong vụ án hình sự, đồng thời mang ý nghĩa răn
đe giáo dục và phịng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi gây thiệt
hại trái pháp luật nói riêng. Ngoài người vi phạm, những người khác cũng sẽ thấy rằng
nếu mình có hành vi vi phạm thì cũng phải chịu sự xử lí của pháp luật.
Qua đó cịn mang ý nghĩa tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua những
biện pháp chế tài nghiêm khắc. Ngoài ra, ý thức pháp luật của người dân cũng ngày
một nâng cao.
Tóm lại: Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì nó không chỉ nhắm bảo
đảm việc đến bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp
luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị hại, đảm
bảo sự vận hành tốt của pháp luật Việt Nam, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Hậu quả
của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người
gây ra thiệt hại để bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc



biệt đối với các hành vi phạm tội và hành vi vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự
khơng thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nói chung và trách
nhiện bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng là biện pháp áp dụng hình sự hay
hình phạt phụ bởi điều 34 Bộ luật Hình sự đã quy định bồi thường thiệt hại là một
trong các biện pháp tư mà không quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ.
2.3. Đặc điểm pháp lí của vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự.
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp
lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người
có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng,
được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước…. thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cịn có những đặc điểm riêng sau đây:
– Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân
sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho
người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan
hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong Bộ luật Dân sự ở Điều
307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự.
– Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả mãn
các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự
(nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện
bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người
phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi khơng có đủ các điều
kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
– Về hậu quả: trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi
về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác
thì tổn thất đó phải tính tốn được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một
đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường.
Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù khơng thể tính tốn được nhưng cũng sẽ

được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại.


Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại
cho người bị thiệt hại.
– Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngồi người trực tiếp có hành vi gây thiệt
hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể
khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám
hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện
trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt
hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…


Chương II:
Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong vụ án hình sự và bình luận khoa học về những điểm mới trong BLDS 2015
1. Quy định của pháp luật về giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong vụ án hình sự.
1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi
một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi
thường những tổn thất mà mình gây ra.
1.1.1 Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khi nói đến trách nhiệm bồi thường là đề cập đến một tình thế buộc một người phải
thực hiện một hành vi hoặc có trách nhiệm gánh chịu những bất lợi về tài sản hoặc về
nhân thân của một người mang trách nhiệm đó. Trong một xã hội nhất định, với bất kì
một quan hệ xã hội nào thì bên cạnh các quyền xác định được đều gắn với trách nhiệm
của các bên chủ thể tham gia quan hệ đó. Tuy nhiên, theo tính chất của từng loại trách
nhiệm thì trách nhiệm được phân ra theo đối tượng điều chỉnh của từng ngành luật
khác nhau hoặc tính chất của từng quan hệ tài sản khác nhau để xác định. Tương ưng

với các đối tượng điều chỉnh của mỗi ngành luật thì trách nhiệm pháp lý cũng được
nhà nước quy định trong một phạm vi và có những đặc điểm khác nhau như trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự.
Tuy nhiên, ta đang tập trung nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
vụ án hình sự nghĩa là nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong
vụ án hình sự nhưng khi đó phải dựa theo căn cứ quy định của luật Dân sự để giải
quyết nhưng vấn đề phát sinh đó cụ thể và rõ ràng theo quy định của Điều 42 Bộ luật
Hình sự, đối chiếu theo các Điều từ 602 đến 630 Bộ luật Dân sự để làm rõ vấn đề . Vì
vậy, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng.
Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ xác định cơ sở giải quyết bồi thường theo
hợp đồng và ngồi hợp đồng sẽ rất khác nhau. Chính vì vậy, xác định được rõ hai loại
trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự một cách đúng đắn.


a) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo
đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đông gây ra thiệt hại cho người khác
thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao gồm:
- Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở một hợp
đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước
đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa hai bên khơng tồn tại một hợp đồng nào
thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ cũng là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và
bên gây thiệt hại chỉ có thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Chính vì vậy, BTTH trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi phạm
đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa
được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại.
- Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ
theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra.

Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại khơng phải là
do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không phải là trách nhiệm phát
sinh theo hợp đồng.
Ví dụ: A thuê B đến sơn nhà cho mình. Trong quá trình làm việc, B đã ăn trộm chiếc
điện thoại của A và đã bán cho người khác. Trong trường hợp này khơng thể tìm lại
chiếc điện thoại thì A chỉ có thể khởi kiện B u cầu BTTH ngoài hợp đồng.
- Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng
đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành
vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có
thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu
người thứ 3 có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong
hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ 3 thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là
trách nhiệm ngồi hợp đồng. Trường hợp này không áp dụng đối với hợp đồng vì lợi
ích của người thứ 3 bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ 3 cũng là người có
quyền lợi liên quan và được đề cập trong hợp đồng.
b)Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được biểu hiện là một loại trách
nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định


ngồi hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi
thường thiệt hại do chính mình gây ra.
Khi đó, trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng là trách nhiệm của những người có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, và các
quyền nhân thân và trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại khơng có
giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có những giao kết hợp đồng nhưng hành vi giữa họ
không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng là hành
vi trái pháp luật. Hành vi này xâm hại đến nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ.
Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng không
đầy đủ nghĩa vụ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi gây thiệt hại ngoài
hợp đồng phải là hành vi gây ra một thiệt hại xác định được và hành vi gây thiệt hại là

hành vi trái pháp luật. Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi của người có nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết, gây thiệt hại
cho bên cùng giao kết hợp đồng thì phải bồi thường.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên
cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp
luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật
Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối
với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín tài sản
cảu các cá nhân và tổ chức khác.
Tóm lại: Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự bao gồm
cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo hợp đồng và thực trạng cũng thấy rằng vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án
hình sự rất ít xảy ra thơng qua nhưng hợp đồng vì vậy đề tài ở đây chỉ đề cập đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi lẽ, trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng có những yếu tố quy định khá phổ biến và cụ thề về các vấn đề xảy
ra thiệt hại trong vụ án hình sự. Trách nhiện bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự
thường diễn ra thơng qua những “thiệt hại ngồi hợp đồng”. Khi đó, điều 42 BLHS
quy định về “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin
lỗi” là đích hướng để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lí các vấn đề bồi thường diễn ra


trong vụ án hình sự thơng qua trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
quy định cụ thể trong BLDS.
1.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nói chung và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự bao gồm cả trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ đề cập đến vấn đề bồi thường

thiệt hại ngồi hợp đồng vì trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang những nét
phổ biến nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.
a) Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt ngồi ngồi hợp đồng nói riêng.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những yếu tố,
những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường, người đuộc bồi thường và mức đội
bồi thường. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xem
xét trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất và đấy đủ. BLDS không quy định cụ thể
các điều kiện phát sinh trách nhiệm. Xuất phát từ những quy định, nhưng nguyên tắc
của phát luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh khi có bốn điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC
ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt
hại.
*Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
- Thiệt hại về tài sản:
Trong chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam việc xác định những thiệt hại theo quy
định tại các điều từ 608 đến 612 BLDS, cùng các quy định khác của pháp luật có liên
quan đến việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại được
hiểu là sự giảm bớt những lới ích vật chất và phi vật chất của một chủ thể xác định
được trên thực tế bằng một khoản tiền cụ thể. Thiệt hại phải được xác định trên cơ sở
khách quan, do vậy khi xác định thiệt hại phải đặt thiệt hại đó trong mối quan hệ về
mặt không gian và thời gian của thiệt hại, nhất là đối với vật nuôi, cây trồng. Như vậy,
đối với cung loại tài sản gây thiệt hại tại những địa phương và nhưng thời gian khác
nhau, thì người gây thiệt hại phải bồi thường ở mức độ tương ứng với mặt không gian


và thời gian liên quan đến thiệt hại cũng có sự khác nhau. Chỉ khi nhận thấy được
nguyên tắc này, mới có cơ sở để xác định thiệt hại mang tính khách quan, vừa hợp lí
vừa biện chứng. Sự thật, theo cơ chế thị trường thì khơng có một giá chuẩn nào đối với

một tài sản nhất định nhưng lại tồn tại ở những địa phương khác nhau trong cùng một
thời gian vật đó bị làm hư hỏng, tiêu hủy. Quy luật giá cả có sự tác động trược tiếp và
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật
gây ra. Việc xác định đúng thiệt hại là việc quan trọng và cần thiết trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường và phạm vi bồi thường của người gây thiệt hại. Căn cứ vào
tính chất của tài sản,việc xác định thiệt hại phải tuân theo nhưng nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, đối với tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng cần căn cứ vào thời gia thị trường
của vật đó tại nơi vật đó bị gây thiệt hại để xác định mức bồi thường, Khi xác định
mức thiệt hại về tài sản sự cần thiệt phải xác định những hao mịn của vật, để có sự
phân biệt vật đó khi còn mới ( chưa sử dụng ) và vật đó đã qu sử dụng ( đã cũ ). Có
nhưng vật đã bị tiêu hủy do bị gây thiệt hại thì că cứ xác định thiệt hại của vậy đó với
vật tương tự đang lưu thông trên thị trường để xác định mưc bồi thường.
Thứ hai, đối với vật nuôi, cây trồng thì việc căn cứ vào khơng gian và thời gian của
thiệt hại để xác định mức thiệt hại là rất quan trọng. Vì những thiệt hại đối với các loại
tài sản cần thiết phải căn cứ theo sự phát triển của vật đó về độ lớn, về thời gian sinh
trưởng, về tính chất nghiêm ngặt của thời vụ, về điều kiện tự nhiên của vùng, miền khu
vực mà vật ni, cây trồng đó đang sinh trưởng để xác định. Một diện tích deo trồng
vừa được tra hạt, giâm cây, trơng cây mà bị thiệt hại có sự khác biệt so với cùng loại
cây trồng đó đã sinh trưởng và sắp đến kì thu hoạch. Một vật ni đang trong thời kì
sinh trưởng và trong giai đoạn sắp sinh sản mà bị gây thiệt hại có sự khác biệt so với
vật ni cùng nịi, lồi đã vào giai đoạn khơng cịn khả năng sinh sản, phát triển hoặc
vật ni đó vừa mới được phối giống chưa có cơ sở để xác định vật ni đó có sinh
sản đc hay không. Việc xác định thiệt hại đối với vật nuôi, cây trồng luôn luôn là một
việc phức tạp, nhưng không phải là khơng có sở để ác định. Xác định thiệt hại đối với
vật ni cây trồng thì ngồi những cơ sở đã phân tích ở trên, sự cần thiết phải kết hợp
ác yếu tố sau:
+ Cần phân biệt rõ vật nuôi bị gây thiệt hại là gia súc hay gia cầm, vật nuôi dưới nước
vật lưỡng thể, vật nuôi là sức kéo, lấy thịt, xương, sừng, da, lông hay vật nuôi để nhân
giống lấy trứng…



+ Cây được trồng hằng năm hay cây trông lưu niên. Cây lấy vỏ, lấy là, lấy gỗ, lấy hạt,
lấy dầu, lấy nhựa… hay cây trồng làm nguyên vật liệu để chế biến thành phẩm tiểu thủ
công nghiệp, làm dược liệu hay cây trồng làm thức ăn cho gia súc
Những thiệt hại trên được xác định một cách khách quan và chính xác, có cơ sở;
những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và những thiệt hại chắc chắn xảy ra, xác định
được. Những thiệt hại do suy đoán đều không dược coi là thiệt hại.
- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng: Sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín
của cá nhân khi bị gây thiệt hại, xét về bản chất không thể bồi thường được bằng tiền.
Con người khơng phải là tài sản, theo đó khơng thể quy đổi con người dưới bất kì hình
thức vật chất tài sản nào.Tuy nhiên, nó sẽ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm
chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế
bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ.
+ Thiệu hại về sức khỏe: Được hiểu là những chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi chắc
năng của người bị thiệt hại bao gồm chi phí giao thơng đưa nạn nhân từ nơi bị thiệt hại
đến bệnh viện, chi phí giao thơng chuyển bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ điều trị,
những thu nhập bị mất, bị giảm sút của người bị gây thiệt hại về sức khỏe do không
tham gia lao động, sản xuất được mà bị mất, bị giảm sút sau khi điều trị, chi phí giao
thơng và thu nhập bị mất của một người thân thích giúp đỡ người bị thiệt hại theo yêu
cầu của bác sĩ điều trị trong thời gian điều trị, do không lao động sản xuất được cho
nên khơng có thu nhập, tiền bồi dưỡng hợp lí và tiền giải phẫu thẩm mĩ, tiền làm tay
giả, mắt giả, răng giả,… và các khoản chi phí khác do yêu cầu của bác sĩ điều trị, để
phục hồi chức năng lao động của người bị gây thiệt hại về sức khỏe… Ngoài những
khoản thiệt hại về về tài sản liên quan đến sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại
còn được hưởng một khoản tiền bồi thường do tổn thất về tinh thần, do sức khỏe bị
xâm phạm.
+ Thiệt hại về tính mạng: Bao gồm những chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người bị gây thiệt hại trước khi chết; nhũng chi phi mai tang cho người bị
thiệt hại khi chết; tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp
dưỡng khi cịn sống; khoản tiền bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người thân

thích của người bị gây thiệt hại về tính mạng thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc những
người mà người bị thiệt hại đã trược triếp nuôi dưỡng và những người đã trực tiếp ni
dưỡng người bị thiệt hại về tính mạng được hưởng trung một khoản tiền này.


- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn
chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm,
uy tín bị xâm hại.
- Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc
người xâm hại "bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị
thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân".
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi
thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được
bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai...
Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi
phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng,
khai thác cơng dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.
* Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Xét về mặt ngôn ngữ nhắm để xác định động thái của cá nhân và xét theo hậu quả
pháp lí thì có hành vi phù hợp với pháp luật, có hành vi bị pháp luật ngăn cấm, trừng
phạt. Những hành vi gây tổn thất cho người khác bị pháp luật cấm cho dù hành vi đó
được thể hiện do vơ ý hay cố ý. Xét về mặt phát lí một người phải thực hiện một việc,
hoặc cấm không được thực hiện một việc cụ thể nhưng người đó khơng thực hiện hoặc
thực hiện việc pháp luật cấm đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Nhưng vậy, hành vi
gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác phải được xác định là
hành vi trai pháp luật, người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm dân sự. Hành vi trái
pháp luật là hành vi của một người được tiến hành gây ra những thiệt hại về vật chất
hoặc tinh thần của cá nhân, của tổ chức, của Nhà nước…mà những lợi ích đó được
pháp luật quy định bảo vệ.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng, trên thực tế thường phát sinh

từ những sự kiện do hành vi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại. Hành vi gây
thiệt hại phải xác định được là hành vi trái pháp luật, người gây thiệt hại phải bồi
thường. Thế nào là hành vi trái pháp luật? Để giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra, sự
cần thiết phải làm rõ mối liên hệ giữa hậu quả pháp lí của hành vi vi phạm hợp đồng
và hành vi gây thiệt hại cho người khác không theo bất kì một hợp đồng nào giữa
người gây thiệt hại với người bi gây hại. Tuy nhiên, cần phải đánh giá trong trường
hợp giữa người gây ra thiệt hại với người bị thiệt hại có hợp đồng gây hại hoặc trường


hợp giữa người gây thiệt hại với người bị thiệt hại là chủ thể của một hợp đồng nhưng
hành vi gây thiệt hại lại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng. Mối liên hệ giữa bản
chất và hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng và hành vi vi phạm hợp đồng được thể
hiện chủ yếu ở nhưng điểm sau:
Thứ nhất, một người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nhưng có hành vi khơng thực
hiện, thực hiện khơng đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng là người có hành vi
trái pháp luật. Vì những quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên được xác lập từ hợp
đồng được pháp luật thừa nhận giá trị pháp lý và tính hiệu lực của hợp đồng theo
nguyên tắc hợp đồng dân sự được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các
bên. Lợi ích hợp pháp của một bên hợp đồng bị vi phạm do hành vi không thực hiện,
thực hiện không đúng, không đầy đủ của các bên có nghĩa vụ là hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, hành vi của người gây ra những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe và
các quyền nhân thân của người khác là hành vi trái pháp luật. Bởi vì, những quyền dân
sự hợp pháp của cá nhân, của các tổ chức của nhà nước luôn được bảo hộ bằng pháp
luật. Pháp luật luôn quy định biện pháp ngăn chặn, cấm đoán và chế tài đối với mọi
hành vi dưới bất kì hình thức nào mà vi phạm những quyền dân sự đó của người khác.
Một câu hỏi cần thiết phải đặt ra là: Trong trường hợp giữa người gây thiệt hại và
người bị gây thiệt hại nếu có hợp đồng gây hại cho nhau hoặc gây hại cho một bên thì
hậu quả pháp lý của hành vi đó được xác định như thế nào?
Trên thực tế của đời sống xã hội có thể đã có hoặc sẽ có những thực trạng như vậy khi
mà các bên hoặc một bên của lại hợp đồng bất thường này với mục đích nhằm trốn

tránh một trách nhiệm pháp luật nào đó như tạo ra hiện trường giả, ngoại phạm để lẩn
tránh trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm dân sự. Xét về bản chất, loại hợp đồng trên
là hợp đồng trái pháp luật và vô hiệu tuyệt đối. Hành vi thực hiện hợp đồng pháp luật
cấm là hành vi trái pháp luật. Hành vi thực hiện một hợp đồng gây thiệt hại cho nhau
hoặc cho người thứ ba về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân khác là
hành vi trái pháp luật, người có hành vi trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Trách
nhiệm của các bên trong loại hợp đồng này là trách nhiệm hỗn hợp và hành vi của họ
là hành vi cố ý. Loại hành vi này pháp luật của nhà nước ta ln ln cấm vì khơng thể
có loại hợp đồng gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhau trái pháp luật.
Khi phân tích vấn đề đặt ra ở trên, sự cần thiết phải xác định những quan hệ cụ thể mà


dấu hiệu xét về mặt hình thức cũng tương tự như hành vi xâm phạm đến tài sản, sức
khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân khác của nhau theo một hợp đồng.
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt
đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ
thể khác, khơng được thực hiện bất cứ hành vi nào "xâm phạm" đến các quyền đó. Bởi
vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm
phạm. Việc "xâm phạm" mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự,
hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư...
* Có lỗi của người gây thiệt hại.
Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng lỗi trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự phải do pháp luật quy định trước
về hình thức và mức độ. Nhưng có quan điểm lại cho rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự
ngoài ngoài hợp đồng cịn do quy đốn. Tuy nhiên, hai quan điểm khác nhau trong
việc nhận thức về lỗi vẫn tồn tại, chúng ta thấy cấn thiết phải làm rõ vấn đề này để có
sự thống nhất trong việc nhận thức về lỗi là do pháp luật quy định trước hay do suy
đốn mà có?
Lỗi chính là một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nó được quy định

tại điều 604 BLDS
“ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy
tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong
trường hợp khơng có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Điều 308 BLDS cũng xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự.
Khoản 1 điều 308 quy định: “ Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể thiếu được trong
việc xác định trách nhiệm. Hơn nữa, tại khoản 2 Điều 308 đã quy định rất rõ về hình
thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích
rõ lỗi là gì. Cơ sở để xác định lỗi, hình thức lỗi, theo đó đều do pháp luật quy định hết



×