Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.29 KB, 24 trang )

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN
HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam, tên quốc tế là Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Enterprises viết
tắt là VP BANK là một ngân hàng Thương mại Cổ phần được Ngân hàng Nhà nước
cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 08 năm 1993
trong thời hạn 99 năm. Ngày 04 tháng 09 năm 1993 ngân hàng chính thức đi vào hoạt
động.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát
triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/10/2008,
vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 tỷ đồng.
VPBank đã có tổng số 130 Chi nhánh và Phịng giao dịch trên tồn quốc:
- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch
- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hịa Bình,
Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phịng giao dịch.
- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 25 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Cần
Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
2. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng VPBank
VP Bank là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của VP
Bank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu
sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh
hoạt động. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là những thành phố lớn của
Việt Nam, có dân cư đơng đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập trung đầy đủ
các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ...
Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng VPBank là:




- Nhận tiền gửi có kì hạn và khơng kì hạn bằng VND và ngoại tệ của đơn vị, tổ
chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua, hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp
luật hiện hành.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền VND và ngoại tệ đối với
khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị.
- Thực hiện Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn
từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên VP Bank có vai trị to lớn trong
việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn
nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng
thu cho ngân sách Nhà nước. Góp phần to lớn vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước nói chung và cơng cuộc hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng nói riêng.


3. Cơ cấu tổ chức ngân hàng VPBank
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank có thể khái quát thành mt s sau
Đại hội Cổ đông
Văn phòng hội đồng
Quản trị

Hội đồng Quản trị

Ban Kiểm soát


Hội đồng quản lí tài sản
nợ, tài sản có

P. kiểm toán nội bộ
Ban điều hành
Hội đồng tín dụng

Các ban tín dụng
Phòng thanh toán
Quốc tê Kiều hối

Phòng Kế toán

Phòng Ngân Quỹ

Phòng pháp chế

Phòng tổng hợp và phát
triển sản phẩm

Văn phòng

Trung tâm
Westen Union

Trung tâm tin học

Trung tâm Thẻ


Trung tâm Đào tạo

Công ty quản lí tài sản
VPBank

Các phòng giao dịch

Công ty Chứng khoán
VPBank

Các phòng giao dịch

i hi cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đơng có các quyền và nhiệm
vụ sau đây:


Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt
hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát;
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng, trừ trường hợp điều chỉnh vốn
điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào
bán quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
Thơng qua định hướng phát triển của ngân hàng

Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý ngân hàng, có tồn quyền nhân danh
ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cuả ngân hàng,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm sát
Ban kiểm sát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi chép sổ kế tốn và báo cáo tài chính;
Thường xun thơng báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham
khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị
lên Đại hội đồng cổ đông;
Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Báo cáo Đại hội đồng cổ đơng về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc
ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế tốn, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của
ngân hàng; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
của ngân hàng


Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng; kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi xét thấy cần thiết
hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông
Ban điều hành
Điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban điều hành có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của ngân
hàng
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của ngân hàng

Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong ngân hàng, trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
Các giám đốc chi nhánh, các trưởng phịng có trách nhiệm
Hồn tất mơ tả cơng việc các chức danh ở đơn vị nhằm tập hợp, trao đổi để
tổng giám đốc ban hành quy định mô tả công việc cho các chức danh một các thống
nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Giám đốc chi nhánh giao trách nhiệm, quyền hạn,
xác định rõ mối quan hệ cho các trưởng phòng ban thuộc quyền bằng văn bản.
Các trưởng phòng, ban có trách nhiệm phân cơng cơng việc, trách nhiệm rõ
ràng cho mỗi nhân viên theo nhiệm vụ, chức năng mỗi chức danh, bằng biên bản
chung hay văn bản riêng.
Các phòng ban tại hội sở Hà Nội:
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại
ngân hàng. Kiến nghị kịp thời các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong
hoạt động kinh doanh bảo đảm an tồn, hiệu quả. Làm đầu mối đón tiếp và làm việc
với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Tham mưu giúp ban lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công
tác chấn chỉnh sửa sai sau thanh tra, kiểm tra theo kết luận và kiến nghị của các đoàn
thanh tra, kiểm tra. Tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả công tác chấn chỉnh sửa sai
theo quy định.


Phịng kế tốn, ngân quỹ:
Tổ chức hạch tốn theo dõi các quỹ, vốn tập trung trong ngân hàng. Thực hiện
hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh
khác. Thực hiện công tác thanh toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh tốn. Xây
dựng kế hoạch tài chính, quyết tốn thu chi tài chính theo chế độ quy định. Thực hiện
phân tích đánh giá hoạt động tài chính,bảo quản chứng từ kế toán chưa đến thời hạn
đưa vào kho chứng từ. Nộp ngân sách theo luật định....
Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp

Thực hiện chức năng tư vấn, cho vay khách hàng là doanh nghiệp, tư vấn về
các quy định, chế độ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp về lãi suất, tính khả thi
của dự án của doanh nghiệp.....
Phịng phục vụ khách hàng cá nhân
Thực hiện chức năng tư vấn, cho vay đối tượng khách hàng của ngân hàng là
những cá nhân, hộ kinh tế về lãi suất, quy định của ngân hàng...
Phòng giao dịch kho quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, tiếp nhận tiền gửi của
khách hàng, tiền huy động vốn của ngân hàng, thu đơi ngoại tệ...
Phịng thanh tốn quốc tế
Phát hành và theo dõi thư bảo lãnh, thư tín dụng. Thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế cho khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất khẩu...
Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh
Thực hiện các nghiệp vụ, chức năng tổng hợp và thực hiện quản lý
các chi nhánh của ngân hàng trong tồn quốc
Phịng thẩm định tài sản bảo đảm
Thẩm định những tài sản được dùng để thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng để
đảm bảo an toàn vốn vay. Xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người
vay vốn khơng? Tài sản đó có bị cấm lưu thơng trên thị trường hay khơng, giá trị của
tài sản có ổn định khơng, giá trị là bao nhiêu...
Phịng thu hồi nợ


Xử lý các khoản nợ khó địi, theo dõi các sai phạm trong hợp đồng tín dụng,
tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án...
Trung tâm đào tạo
Thực hiện đào tạo những nghiệp vụ cho nhân viên cho ngân hàng, nhất là
những nhân viên mới. Bổ xung nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng trong quá trình
hoạt động kinh doanh...

Trung tâm tin học
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin. Tổng
hợp, thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp số liệu, thông tin. Tổng hợp báo cáo thống kê
khai thác dữ liệu trên mạng. Lưu trữ dữ liệu, thông tin liên quan dến hoạt động của
ngân hàng. Quản lý hệ thống máy tính, truyền tin giữa ngân hàng với các chi nhánh,
phịng giao dịch. Bảo hành, bảo trì máy tính trong ngân hàng...
Trung tâm dịch vụ kiều hối phát chuyển tiền nhanh Western Union
Thực hiện dịch vụ phát chuyển tiền nhanh cho khách hàng khi có u cầu.
Văn phịng
Thực hiện cơng tác văn thư lưu trữ, hành chính, quản trị... Tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ: bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch bổ nhiệm... thực hiện chính sách
người lao động. Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch công tác đào tạo...
* Quy chế làm việc
Ngân hàng quy định giờ bắt đầu và thời gian làm việc phù hợp với hoàn cảnh
của mỗi đơn vị, với nhu cầu công việc và quy trình cơng nghệ ngân hàng, nhu cầu
phục vụ khách hàng, nhu cầu quản trị kinh doanh và phù hợp với luật pháp. Nhân viên
ngân hàng làm việc theo giờ do Vpbank quy định, phù hợp với Luật lao động. Thời
gian làm việc không quá 8 giờ một ngày, trong đó ít nhất 1/2 giờ nghỉ giải lao được
tính vào thời gian làm việc. Buổi trưa được nghỉ 01 giờ để ăn trưa khơng tính vào thời
gian làm việc.
Thời gian tham gia họp, đào tạo và huấn luyện được xem như thời gian làm
việc nếu việc tham gia do ngân hàng yêu cầu. Nếu cần, các phụ trách phòng, ban,
giám đốc đơn vị có thể yêu cầu nhân viên làm thêm giờ nhưng phải báo trước cho
nhân viên về yêu cầu làm thêm giờ. Thời gian làm thêm không quá 4 giờ trong một
ngày, 200 giờ trong một năm.


* Quy chế nhân viên
Căn cứ vào Bộ luật lao động của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam do chủ tịch
nước công bố ngày 05/7/1994.

Căn cứ vào điểm 25.4 điều 25 của Điều lệ ngân hàng thương mại cổ phần các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPbank)
Căn cứ vào khung chính sách nhân sự của Vpbank, chủ tịch hội đồng quản trị
Vpbank ban hành”Quy chế nhân viên VPbank”ngày 10/4/1999.
Quy chế nhân viên của VPbank bao gồm 8 phần, 46 điều:
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng đối với nhân viên. Trong đó,
trách nhiệm của ngân hàng là ký hợp đồng lao động với từng nhân viên, ký thoả ước
lao động tập thể; có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng lao động và thoả ước lao động
tập thể đã ký. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối sử đúng đắn với mọi nhân viên.
Tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người làm việc
Trả lương trên cơ sở năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động của từng nhân
viên phù hợp với tình hình thị trường. Đảm bảo đáp ứng chương trình phúc lợi phù
hợp cho nhân viên.
Xác định giờ làm việc hợp lý với yêu cầu hoạt động trong từng giai đoạn phát
triển của ngân hàng, đảm bảo cho nhân viên được hưởng đầy đủ các chế độ nghỉ phép,
lễ, tết... được hưởng lương, thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể
khác theo quy định của pháp luật. Đảm bảo chấp hành nghiêm túc các yêu cầu luật
pháp liên quan đến vấn đề lao động của nhà nước và các quy định về an toàn lao động.
Đào tạo theo yêu cầu công việc của ngân hàng hay tạo điều kiện cho các nhân viên
được tự đào tạo để nâng cao trình độ...
Về quyền của ngân hàng: Tuyển dụng, sa thải, pohaan công, giám sát, khen
thưởng, kỷ luật nhân viên(khi cần thiết và đúng các quy định của pháp luật)
Xác định thời gian làm việc, điều chuyển nhân viên trong các phịng ban. Thiết
lập, thay đổi, loại bỏ chính sách, thủ tục, quy định bất kể lúc nào ngân hàng thấy cần
thiết. Xác định, thay đổi quy mô và chất lượng của đội ngũ nhân viên.
Xác định, thay đổi phương thức hoạt động, xác định, thay đổi tính chất, vị trí,
quy mô của sản phẩm và dịch vụ mà nhân hàng cung cấp. Phân công cho nhân viên
phù hợp với nhu cầu của ngân hàng, thực hiện tất cả chức năng quản lý và quản trị.



Về quyền của nhân viên: Nhân viên ngân hàng có quyền yêu cầu ngân hàng
thực hiện đúng mọi trách nhiệm, nghĩa vụ của ngân hàng. Được khuyến khích các ý
kiến đề xuất, góp ý, đề nghị.. phát biểu trong các cuộc hội họp, thảo luận, gặp gỡ, hoặc
làm bằng văn bản. Trong thời gian làm việc, mọi tai nạn, rủi ro gây ra thiệt hại về tính
mạng và tài sản cá nhân của nhân viên do thi hành công tác của ngân hàng, mà khơng
do lỗi của nhân viên có thể được ngân hàng xem xét yêu cầu bảo hiểm xã hội bồi
thường hoặc ngân hàng xem xét trợ cấp thiệt hại. Các quy định về quyền lợi của nhân
viên VPbank không thấp hơn mức quy định chung của Luật lao động.
Mỗi nhân viên khi được tuyển dụng đều phải có hợp đồng lao động có thời hạn
hay dài hạn theo quy định của luật. Ngồi ra, ngân hàng có thoả ước lao động tập thể
với đại diện lao động (cơng đồn) theo luật định. Hợp đồng lao động tn thủ các quy
định của Luật lao động và theo mẫu in sẵn do Bộ lao động thương binh xã hội phát
hành. Ngồi các điểm chính nêu trong hợp đồng, tuỳ từng trường hợp, hợp đồng có
thể thêm một số điều khoản khác.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi
nội dung hợp dồng thì phải báo cho bên kia biết trước 3 ngày, nếu hai bên thuận tình
thị hợp đồng có thể được bổ sung, sửa đổi hoặc ký mới. Hợp đồng lao động được làm
thành 3 bản, nhân viên giữ 1 bản, phịng nhân sự giữ 1 bản, phịng kế tốn giữ 1 bản
để hạch toán lương. Các quyết định điều chỉnh lương được coi là một phần của hợp
đồng.
Ngân hàng có thể chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên khi: nhân viên
thôi việc, nhân viên bị thải hồi, tự ý bỏ việc, hết hạn hợp đồng lao động...Ngân hàng
cũng quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của ngân hàng với
nhân viên hay của nhân viên với ngân hàng theo Luật lao động.
Ngoài các quyền trên, nhân viên làm việc tại Vpbank còn được trợ cấp thôi
việc khi thôi việc, được bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Các
chi phí của nhân viên được thanh tốn khi đi cơng tác, tiếp khách công vụ, tham gia
câu lạc bộ và các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghệp.
Ngồi ra nhân viên của VPbank cịn có các lợi ích khác, đó là các chế độ bảo
hiểm xã hội (trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí, mất sức lao động..) theo quy định của

Luật lao động.


Mọi nhân viên đã làm việc đủ 12 tháng thì được hưởng chế độ nghỉ phép năm
có hưởng lương, số ngày nghỉ phép tối thiểu là 14 ngày cho 1 năm làm việc.
Người nghỉ ốm đau, thai sản không được hưởng lương nhưng được hưởng trợ
cấp do bảo hiểm xã hội chi trả theo tỷ lệ quy định trên mức tiền lương đóng bảo hiểm
xã hội trước khi nghỉ...
4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong các năm
2007 – 2009 và chiến lược phát triển năm 2010
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, là chỉ
tiêu đánh giá mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm vừa qua,
tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có nhiều biến động mạnh, đặc biệt là
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 -2009 mà Việt Nam cũng khơng
thốt khỏi sự ảnh hưởng nặng nề đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô. Tuy nhiên, với sự cố gắng và nỗ lực hết
mình của toàn thể đội ngũ nhân viên cùng với kinh nghiệm quản lý và đường hướng
đúng đắn của Hội đồng Quản trị, ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô đã đạt
được những kết quả đáng tự hào.
Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2006 đến năm 2009 có thể
khái qt thành bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của VPBank
các năm 2006 – 2009
Năm
Chỉ tiêu

2006

2007


2008

2009


Tổng tài sản
Nguồn vốn huy động
Dư nợ tín dụng
Lợi nhuận trước thuế

10.111
9.056
5.006
156.8

18.137
15.448
13.323
313.5

18.587
15.853
12.986
199.7

27.543
15.813
383


Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
VPBank như sau:
Năm 2006:
Tổng tài sản đạt gần 10.200 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2005; vốn điều lệ
đạt 750 tỷ đồng, tăng 442 tỷ đồng so với năm 2005; Tổng nguồn vốn huy động hơn
9.065 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2005; tổng dư nợ hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 67% so
với năm 2005; Tỷ lệ nợ xấu là 0,58%, tỷ lệ này gần như là thấp nhất trong toàn hệ
thống ngân hàng Thương mại Cổ phần; Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro là
169.430 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005
Năm 2007:
Tổng tài sản đạt 18.200 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2006; Tổng nguồn vốn
huy động hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2006; tổng dư nợ hơn 13.200 tỷ
đồng, tăng 163% so với năm 2005; Tỷ lệ nợ xấu là 0,49%, tỷ lệ này gần như là thấp
nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Thương mại Cổ phần; Lợi nhuận trước thuế và dự
phòng rủi ro là 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006.
Năm 2008:
Tổng tài sản đạt 18.587 tỷ đồng, tăng 2.1% so với năm 2007; Tổng nguồn vốn
huy động hơn 15.853 tỷ đồng, tăng 5.7% so với năm 2006; tổng dư nợ hơn 13.000 tỷ
đồng; lợi nhuận trước thuế đạt gần 200 tỷ đồng, giảm hơn 36% so với năm 2007.
Năm 2009
Tổng tài sản của VPBank đến cuối tháng 5/2009 đạt 20.236 tỷ đồng, tăng 1.220
tỷ đồng so với cuối năm 2008, Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến cuối tháng
5/2009 là 17.125 tỷ đồng tăng 8% so với cuối năm 2008. Dư nợ tín dụng đạt 13.665 tỷ
đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 5 tháng của riêng Ngân hàng đạt hơn 125 tỷ đồng,
đạt 45% kế hoạch cả năm 2009.


Năm 2009, VPBank đạt 383 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 93% so với năm
2008. Tổng tài sản tính đến 31/12/2009 đạt 27,543 tỷ đồng, tăng 48% so với năm
trước. Dư nợ cho vay đạt 15,813 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 1,63% tổng dư nợ.

* Chiến lược phát triển năm 2010
VPBank vừa thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng trong
năm 2010, tăng 1.900 tỷ đồng so với mức vốn hiện tại.
Việc tăng vốn này sẽ được tiến hành thành trong 2 đợt. Dự kiến, đợt 1 tăng
thêm trên 339 tỷ đồng từ quỹ dự trữ bổ sung và chia cổ tức bằng cổ phiếu, phần còn
lại sẽ tăng đợt 2.
Kế hoạch tăng vốn điều lệ là một trong những bước tiến quan trọng trong chiến
lược phát triển của VPBank thời gian tới nhằm mở rộng quy mô mạng lưới hoạt động,
đầu tư cơng nghệ, cơ sở hạ tầng… để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới, phục
vụ khách hàng thuận tiện và hiệu quả hơn.
Năm 2010, VPBank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 47 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế đạt 650 tỷ đồng và duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%.


II. QUY CHẾ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay chủ yếu được áp dụng tại ngân hàng VPBank
Theo quy chế của VPBank, những biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng
chủ yếu tại ngân hàng gồm:
1.1. Biện pháp cầm cố
Đây là biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Cầm cố tài sản là việc một bên (bên
cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để
thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng tín dụng thì việc cầm cố tài sản để bảo
đảm thực hiện đúng các nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng.
Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, VPBank trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ
quyền cho người thứ ba giữ tài sản;trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba cầm giữ tài
sản thì VPBank vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các
nghĩa vụ theo quy định tại điều 332 BLDS 2005 và nghĩa vụ khai thác theo thoả thuận
của bên cầm cố.
* Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
- Quyền của bên nhận cầm cố:Theo quy định của VPBank quyền của bên nhận cầm cố

(Ngân hàng) tuân theo các quy định tại Điều 333 BLDS. Ngoài quyền của bên
VPBank cũng áp dụng theo quy định tại Nghị định 163:
Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết
kiệm, giấy tờ có giá được quy định tại Điều 19 Nghị định 163:
“Trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh (bộ vận
đơn đầy đủ) theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì bên nhận cầm
cố có quyền đối với hàng hóa ghi trên vận đơn đó.
Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền
yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo
quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó.
Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu
cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.
Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng
khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố thì phải chịu trách


nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với phần giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó bị giảm
sút, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
- Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định tại Điều
322 BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ của bên VPBank cũng tuân theo quy định tại Nghị định
163:
Điều 17 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về “trách nhiệm của bên nhận cầm
cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị:
Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá
trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thơng báo cho bên cầm cố và yêu cầu
bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó
mà bên cầm cố khơng trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để
ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh tốn các chi phí hợp
lý, nếu bên nhận cầm cố khơng có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó.
Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị

mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba
và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do
lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố”.
Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi, tặng cho, cho
thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
khác được quy định tại Đ18 Nghị định 163:
“Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài
sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định
tại khoản 2 Điều 332 Bộ luật Dân sự thì bên cầm cố có quyền địi lại tài sản đó và yêu
cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố khơng có quyền địi lại
tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện
phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự.


Trong trường hợp bên cầm cố khơng có quyền địi lại tài sản từ bên mua, bên
nhận trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận cầm
cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố”.
1.2. Biện pháp thế chấp
Thế chấp là việc khách hàng vay hoặc bên thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay tại Chi nhánh và khơng
chuyển giao tài sản đó cho Chi nhánh.
* Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng: Theo quy định của VPBank, quyền của
khách hàng được tuân theo Điều 349 và Điều 348 BLDS
* Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng
- Quyền của bên nhận thế chấp (Ngân hàng)

Quyền của VPBank cũng tuân theo các quy định tại Điều 351 BLDS. Ngoài ra,
Quyền của VPBank cũng tuân theo các quy định tai Nghị định 163:
Điều 20 Nghị định 163quy định về: Quyền của bên nhận thế chấp trong trường
hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế.
“Trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp khơng
phải là hàng hố ln chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh mà khơng có sự
đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp,
trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp
và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;
b) Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký
thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp khơng mơ tả chính xác số khung và số
máy của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế
chấp ngay tình.
Trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa ln
chuyển trong q trình sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh
doanh của bên thế chấp; bán, trao đổi tài sản thế chấp khác mà có sự đồng ý của bên
nhận thế chấp và trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này
thì bên mua, bên nhận trao đổi có quyền sở hữu đối với tài sản đó.


Trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế
chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được
từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài
sản đã bán, trao đổi.
Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận thế chấp được chủ động
yêu cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi tài sản bảo đảm
trong trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký”.
- Nghĩa vụ của VPBank.
Nghĩa vụ của VPBank được tuân theo các quy định tại Điều 350 BLDS:

* Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
- Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp được quy định tại Điều 353
BLDS:
- Nghĩa vụ của bên thứ ba cầm giữ tài sản thế chấp.
Nghĩa vụ của bên thứ ba cầm giữ tài sản thế chấp được quy định tại Điều 352
BLDS. Ngoài ra, trách nhiệm của người thứ ba giữ tài sản thế chấp được quy định tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều 25 Nghị định 163:
Trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do
làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp theo quy
định tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Dân sự thì số tiền bồi thường trở thành tài sản bảo
đảm.
Người thứ ba giữ tài sản thế chấp không phải bồi thường thiệt hại trong trường
hợp vật thế chấp bị hao mòn tự nhiên.
1.3. Biện pháp đặt cọc
Đặt cọc là việc khách hàng giao cho ngân hàng một khoản tiền hoặc kim khí
quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Khi hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt
cọc trả lại cho khách hàng đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trong
trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo
thoả thuận trong hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về ngân hàng, ngược lại nếu ngân
hàng từ chối thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải trả tài sản đặt cọc cho
khách hàng.


* Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc (Ngân hàng)
- Quyền của VPBank tuân theo các quy định tạ Đ 33 Nghị định 163
- Nghĩa vụ của VPBank tuân theo các quy định tại Điều 32 Nghị định 163:
* Quyền và nghĩa vụ của khách hàng.
- Quyền của bên đặt cọc
Quyền của khách hàng được quy định tại Đ31 Nghị định 163.

- Nghĩa vụ của khách hang được quy định tại Điều 30 Nghị định 163.
1.4. Biện pháp ký quỹ
Ký quỹ là việc khách hàng gửi một khoản tiền hoặc kim khí q, đá q hoặc
giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện
nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng tín dụng nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiên hoặc
thực hiện khơng đúng với hợp đồng thì bên có quyền là tổ chức tín dụng có quyền yêu
cầu Ngân hàng thanh toán bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ
chi phí dịch vụ Ngân hàng.
* Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ
- Quyền của bên ký quỹ: Theo VPBank, quyền của bên ký quỹ tuân theo các
quy định tại Điều 38 Nghị định 163
- Nghĩa vụ của bên ký quỹ: Theo VPBank, nghĩa vụ của bên ký quỹ tuân theo
các quy định tại Điều 37 Nghị định 163
* Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ký quỹ.
- Quyền của bên nhận ký quỹ đươc quy định tại Điều 40 Nghị định 163
- Nghĩa vụ của bên nhận ký quỹ được quy định tại Điều 39 nghị định 163.
* Quyền và nghĩa vụ ngân hàng nơi ký quỹ.
- Quyền của ngân hàng nơi ký qũy.
Quyền của ngân hàng nơi ký qũy được quy định tại Điều 36 Nghị đinh 163:
- Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký qũy.
Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký qũy được quy định tại Điều 35 Nghị đinh 163:
1.5. Biện pháp bão lãnh
Để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải thế chấp,cầm cố tài sản
tại Ngân hàng nơi cho vay và bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho
khách hàng khi đến hạn đáo nợ.Trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, cơ quan


quản lý Ngân sách Nhà nước thì thực hiện bảo lãnh theo quy định của pháp luật về
bảo lãnh ngân hàng , bảo lãnh Ngân sách Nhà nước và hướng dẫn của Tổng giám đốc
NHN Việt Nam.

* Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng VPBank
- Quyền của VPBank cũng tuân theo các quy định tại Điều 46 NGhị định 163:
* Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
Quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh được quy định tại Điều 45 Nghị định
163


2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng VPBank.
2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các
khoản tín dụng.
(1) Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng;
(2) Giá trị quyền sử dụng đất;
(3) Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành
phẩm, hàng hóa;
(4) Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, vàng, kim loại quý, đá quý.
(5) Số dư tài khoản tiền gửi tại VPBank, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do
VPBank phát
hành;
(6) Thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, Tín phiếu kỳ gửi, trái phiếu do Chính
phủ, Ngân
hàng Nhà nước hoặc các Ngân hàng TM Nhà nước phát hành;
(7) Trái phiếu do Chính quyền tỉnh, thành phố phát hành được VPBank chấp
nhận;
(8) Tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do các Ngân hàng TMCP phát hành được
VPBank chấp
nhận;
(9) Trái phiếu do Công ty phát hành được VPBank chấp nhận;
(10) Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được VPBank chấp nhận;
(11) Cổ phiếu của các Công ty được VPBank chấp nhận;

(12) Các tài sản hình thành từ vốn vay được VPBank chấp nhận;
(13) Các khoản phải thu (quyền đòi nợ) được VPBank chấp nhận;
(14) Các tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật.sản khác phù hợp với
quy


2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các
khoản tín dụng
(1) Tài sản đang có tranh chấp quyền sở hữu;
(2) Nhà ở và đất ở cách ranh giới nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị
trấn, thị tứ từ
5km trở lên (tính theo đường bộ gần nhất). Nếu là nhà đất xa hơn phạm vi trên
thì phải ở
mặt đường giao thông ô tô đi lại được;
(3) Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, nuôi trồng thủy sản, hoặc
các loại đất
chuyên dùng khác mà khả năng chuyển nhượng thấp;
(4) Nhà xưởng sản xuất được xây dựng trên đất thuê ngồi khu vực đơ thị,
nhưng khơng
nằm trong khu vực cơng nghiệp, khả năng chuyển nhượng thấp;
(5) Máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu (tại thời điểm thế chấp ở Việt Nam đã
xuất hiện
các thế hệ máy móc cùng tính năng nhưng hiện đại hơn thay thế), hoặc đã sản
xuất trước
ngày thế chấp hơn 5 năm, hoặc máy móc do các cơ sở sản xuất thủ công trong
nước sản
xuất, lắp ráp, khả năng chuyển nhượng thấp;
(6) Hàng quốc cấm, hàng đặc chủng; Hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm,
bán thành
phẩm thuộc loại ứ đọng, chậm tiêu thụ, có nguy cơ giảm giá, hoặc hàng hóa dễ

hư hỏng,
khó bảo quản, có thể suy giảm chất lượng trong thời gian vay.



×