Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo hải hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.95 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH............4
1.1.Tổng quan về môi trường kinh doanh.............................................................4
1.1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh................................................................4
1.1.2.Các nhân tố của môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp.................................................................4
1.2. Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp............................................................................................................5
1.2.1. Môi trường kinh doanh quốc tế..................................................................5
1.2.2. Môi trường vĩ mơ.........................................................................................5
1.2.3 Mơi trường vi mơ.........................................................................................11
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ........................................................................15
2.1. Giới thiệu về công ty.....................................................................................15
2.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................15
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính...................................................................15
2.1.3. Sản phẩm và các thành tích đạt được.......................................................15
2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh của Cơng ty CP bánh kẹo Hải Hà.....16
2.2.1 Môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh ngành sản xuất
bánh kẹo Việt Nam................................................................................................16
2.2.2............................................................................................Môi trường ngành
19
2.3
Cơ hội và thách thức.................................................................................26
2.3.1
Cơ hội....................................................................................................26
2.3.2
Thách thức.............................................................................................27
KẾT LUẬN....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................29



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Tên đề tài: Phân tích mơi trường kinh doanh của Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải


Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Giáo viên hướng dẫn

: Hoàng Văn Kiên
:13150272
: Đề án quản trị kinh doanh tổng hợp
:16A
: PGS.TS: Nguyễn Ngọc Huyền


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập hố, tồn cầu hoá nền kinh tế các nước và nền kinh tế
khu vực và thế giới hiện nay, hoạt động kinh tế quốc tế trở nên vơ cùng quan trọng,
chúng đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia cũng như nền kinh tế thế
giới phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để cùng hoà nhập vào xu
thế đó, các doanh nghiệp phải hồn tồn tự chú trọng sản xuất – kinh doanh, tự quyết
định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Mặt khác, mỗi doanh nghiệp là một phần hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc
dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều đó địi hỏi các
doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường
kinh doanh trong nước mà cịn phải tính đến cả các tác động tích cực cũng như tiêu
cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Môi trường kinh doanh ngày
càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của mơi trường ngày càng mạnh mẽ,
việc vạch hướng đi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát
triển của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Vì vậy việc phát triển doanh nghiệp
cũng như phát triển ngành là công cụ định hướng và điều khiển các hoạt động của
doanh nghiệp theo các mục tiêu phù hợp với tình hình hiện nay và do đó, nó đóng vai
trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với nhận thức như vậy, em chọn Công
ty cổ phẩn bánh kẹo Hải Hà để phân tích mơi trường vĩ mơ và môi trường ngành của
công ty để thấy được môi trường kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh của
công ty trong giai đoạn hiện nay.


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.1.

Tổng quan về môi trường kinh doanh

1.1.1.

Khái niệm môi trường kinh
doanh
Môi trường kinh doanh luôn là vấn đề các nhà được các nhà quản trị doanh

nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan nhà nước và chính phủ quan tâm bởi nó ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và tồn bộ nền kinh tế dưới góc
độ nhìn nhận của các nhà quản trị, môi trường kinh doanh được hiểu là:

Môi trường kinh doanh là khung cảnh bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố khách quan và chủ
quan vận động tương tác lẫn nhau có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Các nhân tố của môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp


Khi xét đến các nhóm yếu tố của mơi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến
hoạt động của doanh nghiệp, cũng như đến quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp
nhằm đưa ra giải pháp đối phó với các yếu tố đó, mơi trường kinh doanh được chia
ra làm 3 nhóm: mơi trường kinh doanh quốc tế, mơi trường vĩ mô và môi trường vi

1.2. Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
1.2.1. Môi trường kinh doanh quốc tế
Trong thực tế doanh nghiệp có thể tham gia hoặc khơng tham gia kinh doanh
trên thị trường quốc tế. Song do xu thế hội nhập, tồn cầu hóa nên mơi trường kinh
doanh quốc tế cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự tác động mạnh mẽ này ngày càng mạnh khi Việt Nam tham gia vào AFTA, WTO.


Lúc đó doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế nặng kí,
khơng cịn sự bảo vệ của hàng rào thuế quan. Nhưng có thể nói đây là cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam tung sản phẩm ra thị trường thế giới
1.2.2. Môi trường vĩ mô
 Khái niệm:
Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động
đến tồn bộ mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khơng thể kiểm
sốt, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ

mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức với các doanh nghiệp, do vậy
doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

 Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô:
 Môi trường nhân khẩu học
Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cư và sự phân bố dân cư.
Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mơ, mật độ, phân bố dân cư, nghề nghiệp,
tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết các nhà quản lý rất quan tâm đến các
yếu tố của môi trường nhân khẩu, vì con người hợp thành thị trường cho các doanh
nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem các yếu tố nhân khẩu ảnh hưởng như thế
nào đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Quy mô, cơ cấu tuổi tác
Quy mô, cơ cấu tuổi tác của dân cư là yếu tố quy định cơ cấu khách hàng tiềm
năng của một doanh nghiệp. Khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi thì thị
trường tiềm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu
dùng và nhu cầu về các hàng hoá, dịch vụ. Do vậy các doanh nghiệp cũng phải thay
đổi các chiến lược để thích ứng.


Để mô tả cơ cấu dân cư theo tuổi tác, người ta dùng khái niệm tháp tuổi.
Tháp tuổi Việt Nam trên to dưới bé, tức là tỷ lệ dân số trẻ cao. Đây là thị trường quan
trọng cho nhiều nhà kinh doanh.

Quy mô và tốc độ tăng dân số
Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số học quan trọng. Dân số
lớn và tăng cao tạo ra một thị trường tiềm năng rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp.
Việt Nam với quy mô dân số hơn 70 triệu người với tốc độ tăng cao là thị trường hấp
dẫn của các công ty trong nước và nước ngồi.
 Q trình đơ thị hố, phân bổ lại dân cư
Tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng, q trình đơ

thị hố và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và
đơng đúc. Dịng người từ các vùng quê đổ xô ra thành phố làm ăn. Đây là yếu tố làm
tăng nhu cầu xây nhà cửa, sắm đồ đạc gia đình, nhu cầu thuê nhà bình dân, nhu cầu


cơm bình dân, nhu cầu gửi tiền về quê, nhu cầu gọi điện thoại công cộng, nhu cầu
vận chuyển hành khách... Đất đai ở các khu ven đô cũng dần dần đắt lên và trở thành
các tụ điểm dân cư mới, mang lại nhiều tiền cho các gia đình nơng dân ngoại thành
trước đây vốn thiếu thốn. Điều này tạo tiền đề cho các nhu cầu xây nhà cửa, mua sắm
đồ đạc. Q trình đơ thị hố và chuyển dịch lao động cũng giúp cho đời sống nông
thôn thay đổi. Nông thôn trở thành các thị trường quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.

 Trình độ văn hố giáo dục của dân cư
Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn
hố, giáo dục của họ. Đó là văn hố tiêu dùng như văn hố ẩm thực, văn hoá thời
trang, văn hoá trà... Những người có văn hố cao sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền
hơn, họ có nhu cầu tiêu dùng những hàng hố có chất lượng cao hơn.
 Mơi trường kinh tế
Mơi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng đến sức mua
của người dân.Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất nghiệp,
lãi suất ngân hàng. Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của
người dân, của Chính phủ và của các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế, đầu tư mua sắm của xã hội khơng những tăng,
mà cịn phân hoá rõ rệt. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cao cấp tăng.
Người ta hướng tới nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, du lịch.
Đây là cơ hội vàng cho các nhà sản xuất, kinh doanh cung cấp các dịch vụ du lịch,
nghỉ ngơi, các hàng hoá tiêu dùng đắt tiền. Các công ty mở rộng các hoạt động, phát
triển thêm các sản phẩm mới, xâm nhập thị trường mới. Ngược lại, khi tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm sút, nền kinh tế suy thoái, đầu tư, mua sắm của Nhà nước, dân

chúng và doanh nghiệp đều giảm sút. Điều này ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của
các doanh nghiệp.


Khi lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh hơn thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu dùng
của dân chúng cũng thay đổi. Một số tạm gác lại các chi tiêu lớn. Số những người
nhiều tiền lại vội vã đầu cơ vàng, đô la hoặc nhà đất để giữ của.
Khi lãi suất tiền gửi cao sẽ làm giảm sức mua các hàng hoá lâu bền và thu hút
dân chúng gửi tiết kiệm hơn là đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi lãi suất giảm, các cơng ty
thường kích thích tiêu thụ bằng cách bán trả chậm với lãi suất thấp hơn thị trường
hoặc không lãi.
Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng
bước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã ký hiệp định
thương mại Việt - Mỹ, là thành viên ASEAN, APEC và đã trở thành thành viên thứ
150 của WTO vào cuối năm 2006. Trong điều kiện đó, cạnh tranh sẽ ngày càng gia
tăng cả về quy mô và mức độ. Nhà nước buộc các ngành phải xây dựng lộ trình hội
nhập để thích nghi với mơi trường cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Trong điều kiện
đó, các doanh nghiệp phải tái cấu trúc, đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch vụ, thay
đổi tư duy kinh doanh, hướng tới khách hàng thì mới có thể tồn tại và phát triển.
 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các
nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp. Đó là các yếu tố
như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, mơi trường...

Ơ nhiễm mơi trường
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người
gây ra ngày càng cao. Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường ra đời nhằm hạn chế những ô
nhiễm do chất thải của các ngành công nghiệp và chất thải tiêu dùng gây ra. Trước
tình thế đó, các ngành sản xuất hàng hoá cũng bắt đầu phải thay đổi công nghệ sản
xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường như sử dụng bao bì dễ tái chế, sử dụng xăng

khơng chì, sử dụng hệ thống lọc nước, khí thải. Các sản phẩm "thân thiện với môi


trường" như xe đạp điện, ô tô điện, ô tô khí ga, xăng khơng chì ngày càng xuất hiện
nhiều và đang chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và xã hội.
Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi
trường cũng trở nên ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.

 Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu
Các nguyên, nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ,
than đá... ngày càng cạn kiệt. Điều này buộc các cơng ty sử dụng các ngun, nhiên
liệu đó phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho
các đầu tư nghiên cứu tìm các ngun liệu mới thay thế. Năng lượng gió, mặt trời, địa
nhiệt ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho các
ngành sản xuất mới.
Trong những năm gần đây, giá dầu trên thế giới đã tăng nhanh chóng. Đây là
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều xăng dầu, nhưng cũng
là động lực để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm mới như xe chạy
bằng ga, điện...

 Luật pháp chính trị
Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi
trường và đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các bộ
luật mới ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, khơng khí, đất đai, biển, rừng, chim muông,
thú quý hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo nên những mơi trường bình
n cho các loài động thực vật phát triển.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của
các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã
hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng phải
tìm kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài nguyên, môi trường.



 Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người nhiều điều kỳ
diệu, nhưng cũng đặt ra các thách thức mới cho các doanh nghiệp:
 Cơng nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm
mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm
chạp. Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh
nghiệp cũ như là một chiến lược thọc sườn. Máy phô to copy ra đời đã làm thiệt hại
cho ngành sản xuất giấy than, máy chữ. Đồng hồ điện tử của Nhật đã một thời từng
làm điêu đứng ngành sản xuất đồng hồ cơ học của Thuỵ Sĩ. Trong lĩnh vực điện tử
viễn thông, các con chíp nhỏ với giá cả ngày càng hạ, các tuyến cáp quang dung
lượng ngày càng lớn với giá ngày càng rẻ đã tạo ra cuộc cách mạng trong tin học và
viễn thông. Điều này dẫn đến một loạt các dịch vụ mới ra đời làm thay đổi bộ mặt xã
hội.
 Ngày nay cơng nghệ thay đổi nhanh chóng. Cơng nghệ truyền thơng số hố, tin
học hố, quang hố phát triển nhanh chóng làm cho giá cả giá cả các thiết bị viễn
thông giảm nhanh, và chất lượng lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch
vụ đa dạng.
 Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ: Viễn thông - Tin học - Truyền thông đã
và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là Internet
mang lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền
thống. Tương tự như vậy, xu hướng hội tụ giữa Bưu chính truyền thống, Tin học và
Viễn thơng cũng mang lại cho xã hội các dịch vụ mới là bưu chính điện tử.
 Các cơng ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công
nghệ mới, sản phẩm mới. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh
nghiệp, cho quốc gia. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các nhà quản trị Marketing



phải luôn theo dõi sự biến đổi của công nghệ mới để giữ vị trí tiên phong trên thị
trường.
1.2.3 Mơi trường vi mô
 Khái niệm
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh
của một doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Mơi trường vi mơ bao gồm các yếu tố cơ
bản sau: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà
cung cấp và sản phẩm thay thế.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô
Sơ đồ môi trường vi mô trong ngành tác động lên tổ chức

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại:


Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghia quan
trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối
thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh
nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối
thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ?… Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ
tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ
suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu?

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong
tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây
nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp cần
nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp
ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngịai như : duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mơ lớn,

đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao,
khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối
thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã đứng vững.

 Khách hàng :
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài
sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải
thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt
được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau:
 Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
 Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân
tích các đặc tính của khách hàng thơng qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý
(vùng, miền…), yếu tố mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu
nhập, tín ngưỡng….); Hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như :


yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hố…),
yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung
thành trong tiêu thụ…).

 Nhà cung cấp:
Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị …) của một doanh
nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp.
Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi,
thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy
doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm
nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực.

 Sản phẩm thay thế :
Sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do

mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc
cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm
thay thế để có các biện pháp dự phòng. Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh
nghiệp cần phải có các giải pháp cụ thể như:
 Phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật- cơng nghệ,
 Có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản
phẩm thay thế
 Luôn chú ý đến các giải pháp khác biệt hoá sản phẩm
Trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút về phân đoạn thị trường
hay thị trường "ngách" phù hợp.

.


\

PHẦN 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
2.1.

Giới thiệu về công ty

2.1.1. Giới thiệu chung
Công ty được thành lập từ năm 1960, với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm,
chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kĩ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và
lực lượng cơng nhân giỏi tay nghề, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước
vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm
tin yêu của người tiêu dùng
Năm 2003 công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐBCN ngày 14/11/2003 của bộ Công nghiệp
Địa chỉ: số 25-đường Trương Định- quận Hai Bà Trưng- thành phố Hà Nội

Website: www.haihaco.com.vn
Điện thoại: (+844)38632956/ 38632041
Fax

(+844)38631683/38638730

Email




2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính
Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các lĩnh vực bánh kẹo và
chế biến thực phẩm
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản
phẩm chuyên ngành, hàng hóa tiêu dùng và các loại sản phẩm hàng hóa khác
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại
2.1.3. Sản phẩm và các thành tích đạt được
Hiện tại cơng ty có các nhóm sản phẩm chính sau:

2.2.

Bánh quy

Kẹo Chew

Bánh kẹo hộp

Kẹo mềm


Bánh kem xốp

Kẹo jelly

Bánh cracker

Kẹo cứng

Bánh trung thu

Lollipop

Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà

2.2.1 Môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh ngành sản xuất bánh
kẹo Việt Nam
Phân tích môi trường vĩ mô là công việc rất quan trọng của một công ty trước
khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Khi tiến
hành phân tích mơi trường vĩ mơ đối với CTCP bánh kẹo Hải Hà đã sử dụng mơ hình
5 yếu tố:
 Thể chế chính trị, pháp luật
Các cơng ty được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thuê
mướn nhân công, thuế, quảng cáo, nơi đặt nhà máy, bảo vệ môi trường,...
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:


-

Luật doanh nghiệp 2005


-

Các hoạt động của công ty tuân theo luật doanh nghiệp, các luật

khác có liên quan và điều lệ cơng ty
Thương hiệu HAIHACO đã được đăng kí sở hữu bảo hộ công nghiệp tại Việt
Nam và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Nga,...
Trong thời gian vừa qua HHC đã chú trọng, giành thời gian và lượng vốn nhất
định quan tâm tới các vấn đề chính trị và tư vấn pháp luật, hiểu rõ tiến trình ra quyết
định của địa phương nơi cơng ty thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để
nhằm chiếm lĩnh thị trường và tối đa hóa lợi nhuận
Thuế nhập khẩu các mặt hàng bánh kẹo giảm, các doanh nghiệp trong nước
dưới sức ép từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới công nghệ. Do hàng rào
thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của Haihaco đi vào các nước ASEAN
 Các yếu tố kinh tế
Nền kinh tế phát triển cao và mạnh mẽ kéo theo thu nhập của người lao động
tăng lên, dẫn đến sức mưa hàng hóa tăng theo, đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó nâng cao thị phần của cơng ty, chiếm lĩnh thị
trường, tăng lợi nhuận công ty
- Tỉ lệ lãi suất và lạm phát:
Lãi suất tác động trực tiếp đến cầu sản phẩm công ty, là yếu tố rất quan trọng
nếu người tiêu dùng thường xuyên vay để thanh toán các khoản chi tiêu. Lãi suất là
căn cứ quyết định chi phí về vốn, từ đó đề ra các quyết định đầu tư đúng đắn
Lạm phát tăng cao làm giá cả các yếu tố đầu vào cũng tăng vọt, HHC gặp rất
nhiều khó khăn trong khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mở rộng
- Tỉ giá hối đối
Có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi đồng nội
tệ giảm giá, hàng hóa trong nước giảm giá từ đó làm giảm sức ép từ các cơng ty nước
ngồi, tạo nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm xuất khẩu.



- Quan hệ quốc tế
Quan hệ quốc tế tốt tạo cơ hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, tăng tính
cạnh tranh. Phát triển và nâng cao thương hiệu HAIHACO, liên kết, liên doanh với
các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu công ty trở thành một
thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Quan hệ liên kết với các nhà sản xuất nguyên
liệu trong và ngoài nước đảm bảo để ổn định nguồn nguyên liệu và giảm chi phí tiêu
hao nguyên liệu
Thị trường nhập khẩu chính của HHC hiện nay chủ yếu là Lào, Campuchia,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đơng Âu, HHC đang phấn đấu duy trì và thiết lập mối quan
hệ tốt với các đối tác trong kinh doanh cũng như trong quan hệ hữu nghị.
 Văn hóa xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày
càng có tác động mạnh mẽ đến sự hoạt động của cơng ty như tỷ lệ sinh, quy mơ gia
đình, trào lưu sức khỏe,...
Sản phẩm do Haihaco sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của
người dân. Do vậy nếu quy mơ dân số tăng thì mức độ tiêu dùng cũng tăng do vạy
công ty luôn thường xuyên cập nhật các kết quả điều tra dân số nắm vững tình hình,
từ đó đề ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu têu dùng
của người dân
Công ty tổ chức các cuộc điều tra về chất lượng sản phẩm, phân tích tập quán
tiêu dùng, nhu cầu thị hiếu, mong muốn về sản phẩm mới. Từ đó cơng ty có những
nghiên cứu cải tiến, đưa ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu
sở thích người tiêu dùng theo độ tuổi, thu nhập
 Công nghệ
Đây là yếu tố quan trọng của cạnh tranh, công nghệ mới sẽ tạo ra sản phẩm
mới, năng suất, chất lượng tốt hơn. Hiện nay công nghệ phát triển, nó ảnh hưởng lớn
đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại giúp cho quá trình



sản xuất nhanh hơn, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo chất
lượng. Cơng nghệ hiện đại giúp cho nhân viên bán hàng thực hiện nghiệp vụ của
mình được nhanh chóng, hàng hóa được tạo ra phong phú về chủng loại, mẫu mã phù
hợp với nhu cầu khách hàng, giúp cho hoạt động bán hàng đạt kết quả cao. Các hình
thức bán hàng được Haihaco áp dụng rộng rãi như bán hàng qua điện thoại, bán hàng
qua internet,... đó chính là kết quả của cơng nghệ đối với sự phát triển của cơng ty
Để có nhều sản phảm chất lượng, giá cả hợp lí, Haihaco ln tìm cách giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm có giá trị
phù hợp túi tiền người tiêu dùng. Để làm được điều đó, cơng ty triệt để tiết kiệm
trong q trình vận hành máy móc ở tất cả các khâu, xây dựng hệ thống che chắn lò
nướng bánh để tiết kiệm năng lượng, giúp cơng nhân vận hành lị khơng bị nóng. Đầu
tư hệ thống xử lý lại nguồn nước làm lạnh sản phẩm kẹo sau khi sản xuất, công nhân
vận hành lị hơi ln giám sát tính tốn khi sử dụng lò
Đặc biệt nếu xét về dòng kẹo Chew, haihaco giữ vị trí số 1 về cơng nghệ, uy
tín trên thị trường về kẹo mềm, với dây chuyền thiết bị hiện đại, các sản phẩm kẹo
xốp mềm hải hà Haihaco đang sở hữu những dây chuyền sản xuất bánh kẹo tương đối
hiện đại tại Việt Nam, trong số đó có một số dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu
vực Châu Á- Thái Bình Dương. Mỗi dây chuyền sản xuất từng dịng sản phẩm có sự
phối hợp tối ưu các loại máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau
2.2.2 Môi trường ngành

 Nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến
áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên
thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh
hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành


Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: trong vấn đề này ta nghiên cứu

khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển
đổi nhà cung cấp
Thơng tin về nhà cung cấp: trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố
thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thơng tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn
tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
Với công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:
- Về nguyên liệu:
Kẹo chiếm khoảng 74-75% sản lượng hàng năm của HAIHACO. Trong đó kẹo
Chew, kẹo Jelly có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đồng thời đây cũng là sản phẩm
chính tạo ra doanh thu của công ty.Các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng 30% tổng
doanh thu của công ty,
Mà nguyên liệu chính để sản xuất bánh kẹo là: đường, bột mì, sữa bột, gluco,
hương trái cây tự nhiên,...
Chính sách bảo hộ đối với đường kính sản xuất trong nước, nên mỗi năm nhà
nước chỉ cho nhập khẩu khoảng 70.000 tấn. Chính nguyên nhân này khiến bánh kẹo
trong nước phải sử dụng đường kính sản xuất trong nước với giá cao hơn giá thế giới
từ 1.000-4.000 đồng/kg, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả
năng cạnh tranh. Có những nhà cung cấp có thể dựa vào điều này để gây áp lực về
giá nguyên liệu
- Nguồn lao động
+ Nhìn chung khơng có áp lực mạnh do Việt Nam là nước có cơ cấu dân số
trẻ, nguồn lao động dồi dào, phong phú giá nhân công ở mức thấp
+ Cơng ty cũng có chính sách thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

 Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động kinh doanh của ngành




×