Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh khách sạn 5 sao ở việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.51 KB, 31 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, bằng
chứng là lượng khách du lịch đến Việt Nam đang ngày một gia tăng. Đặc biệt
trong thời gian gần đây, lượng khách hạng sang đến Việt Nam tăng đáng kể,
chính vì thế nhu cầu về nơi ăn, chốn nghỉ ngày càng cao hơn. Kéo theo một xu
thế tất yếu xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn 5 sao tại các thành phố lớn,
các trung tâm thương mại và ở những điểm du lịch, nghỉ dưỡng. Từ lâu Việt
Nam đã được biết tới như một điểm đến an toàn, thiên nhiên, khí hậu ôn hòa,
cảnh quan tự nhiên còn giữ được nét hoang sơ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam
đang hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thu hút rất nhiều các đối tác nước
ngoài đến cũng đã và đang thu hút ngày càng nhiều các đoàn khách MICE, là
những đoàn khách doanh nhân, chuộng những khách sạn cao cấp, đầy đủ tiện
nghi về ăn nghỉ, tiện ích hội họp…Nhận ra xu hướng và tiềm năng lớn từ thị
trường Việt Nam, rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã quyết định
đầu tư kinh doanh loại hình khách sạn cao cấp ở đây. Rất nhiều các thương hiệu
nổi tiếng đã thành công, nhưng không thể phủ nhận sự thật là cũng có một số
hãng khách sạn nổi tiếng đã thất bại tại thì trường Việt Nam và phải nhượng
quyền lại cho các hãng khác. Điểm khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp
thành công và doanh nghiệp không thành công là chính ở việc am hiểu môi
trường kinh doanh. Phân tích môi trường kinh doanh là một bước cơ bản đầu
tiên trong một chiến lược đầu tư. Sau khi nắm rõ về các đặc điểm của thị trường
mình muốn tham gia, doanh nghiệp mới có thể tiến hành xây dựng chiến lược
phù hợp với thị trường đó.
Chính vì xu hướng gia tăng trong đầu tư ngành kinh doanh khách sạn, đặc
biệt là khách sạn 5 sao và tầm quan trọng của việc phân tích môi trường kinh
doanh như trên, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH, NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN 5 SAO Ở
VIỆT NAM”
1
Bài phân tích này bao gồm các phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về ngành


Phần II: Phân tích môi trường vĩ mô sử dụng mô hình PESTEL
Phần III: Phân tích môi trường ngành sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
của Michael Porter
Phần IV: Bảng phân tích các nhân tố bên ngoài và yếu tố thành công của ngành
Phần V: Một số đề xuất cho doanh nghiệp
Mặc dù đã rất cố gắng trong khi thực hiện , song do vốn kiến thức chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài phân tích này không tránh
khỏi còn một số sai sót. Rất mong cô giáo tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để
nhóm có thể hoàn thành một cách tốt nhất đề tài này.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGÀNH
I. Giới thiệu chung về ngành:
1. Định nghĩa và khái niệm
- Khách sạn:
Khách sạn là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp hôtel ,nghĩa là cơ sở cho thuê
chỗ trọ (lưu trú) trong một thời gian nhất định (thường là ngắn).
Theo thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du
lịch Việt Nam về hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính
phủ về cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây
dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung khách sạn là
một cơ sở lưu trú điển hình được xây dựng tại một địa điểm nhất định và cung
cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách nhằm thu lợi nhuận. Sản phẩm dịch vụ
khách sạn ngày nay không chỉ bao gồm các sản phẩm lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí mà còn bao gồm cơ sở phục vụ phòng, thương mại, thẩm mỹ,...
- Phân loại khách sạn :
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại khách sạn như theo quy mô, đặc điểm dịch
vụ, theo chế độ sở hữu và điều hành, theo xu hướng kinh doanh…Tuy nhiên,

phổ biến và được nhiều người biết tới nhất vẫn là phân loại khách sạn chất lượng
và phạm vi kinh doanh của nó, hay nói cách khác chính là hệ thống xếp hạng
khách sạn theo số sao. Khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao thông qua các tiêu
chí về vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, dịch vụ và mức độ phục
vụ, nhân viên phục vụ và vệ sinh. Trong khuôn khổ của bài phân tích này, nhóm
sẽ không nghiên cứu về tất cả những khách sạn thuộc 5 hạng nói trên mà chỉ tập
trung vào hệ thống các khách sạn 5 sao, hay còn gọi là hạng xa xỉ (Luxury).
Dựa theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ban hành kèm theo Quyết định số
02 /2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục Du lịch, các khách
sạn được coi là đạt chuẩn 5 sao nếu thỏa mãn được các yêu cầu sau đây:
3
Vị trí, kiến trúc Trang thiết bị, tiện nghi Dịch vụ và phục vụ Nhân viên Vệ sinh
- Giao thông thuận
tiện
- Môi trường cảnh
quan sạch đẹp
- Đồng bộ, hiện đại, chất
lượng cao, trang trí nghệ thuật,
hấp dẫn
- Buồng ngủ trang trí nội thất
đẹp hài hòa đủ ánh sáng.
Phục vụ buồng:
- Thay ga, gối giường ngủ
1 lần/ 2 ngày.
- Thay khăn mặt, khăn
tắm 2 lần/ ngày
- Vệ sinh phòng 2 lần/
ngày
- Nhân viên trực buồng
24/24

- Có phong bì, giấy viết
thư, bản đồ thành phố
- Nội thất trang trí hài
hòa, đồng bộ
- Đặt hoa quả tươi, báo,
tạp chí hàng ngày
Chất lượng phục
vụ hoàn hảo, thái
độ phục vụ tận
tình, chu đáo,
luôn sẵn sàng
đáp ứng mọi yêu
cầu chính đáng
của khách
- Vệ sinh môi trường,
cảnh quan xung
quanh khách sạn.
- Vệ sinh các khu vực
trong khách sạn
- Vệ sinh trang thiết
bị, dụng cụ phục vụ
khách.
- Vệ sinh thực phẩm
- Vệ sinh cá nhân (đối
với nhân viên phục
vụ)
Kiến trúc cá biệt,
kiểu dáng đẹp, vật
liệu xây dựng cao
cấp. Nội ngoại thất

thiết kế đẹp, trang
nhã, toàn cảnh được
thiết kế thống nhất
Thảm: Có thảm trải chất lượng
cao toàn bộ phòng ngủ, hành
lang, cầu thang
Nhân viên phục
vụ:
- Tỷ lệ được đào
tạo chuyên môn,
nghiệp vụ :
100%
- Ngoại ngữ:
+ Nhân viên trực
tiếp phục vụ: 1
ngoại ngữ ở mức
độ thông thạo
+ Tiếp tân viên,
điện thoại viên: 2
ngoại ngữ ở mức
thông thạo.
- Ngoại hình cân
đối, không có dị
tật, có khả năng
giao tiếp (đặc
biệt đối với nhân
viên trực tiếp
phục vụ)
Có ít nhất 100 buồng Điều hòa: Có điều hòa nhiệt
độ trung tâm ở các khu vực

công cộng
Phục vụ ăn uống:
- Ăn, uống, giải khát
24/24
- Phục vụ ăn tại buồng
nếu khách có yêu cầu
- Phòng ăn đặc sản phục
vụ từ 6-24giờ
- Phục vụ món ăn Âu, Á,
tiệc cao cấp, có đặc sản
Việt Nam, quốc tế, nước
giải khát các loại, chất
lượng cao, thực đơn
thường xuyên thay đổi.
- Phục vụ ăn sáng tự chọn
Có sấn vườn rộng
(không bắt buộc với
khách sạn ở trung
tâm thành phố)
Có hệ thống lọc nước, có thể
uống trực tiếp
Nơi gửi xe trong
khách sạn, đủ cho
50% tổng số buồng.
Thang máy:
- Từ 3 tầng trở lên có thang
máy cho khách, nhân viên và
phục vụ
- Có thang máy phục vụ cho
người tàn tật

Các loại phòng ăn
uống:
- Phòng ăn Âu, Á
- Phòng tiệc
- Phòng ăn đặc sản
- Các bar
- Bar đêm (có sàn
nhảy và dàn nhạc)
Ổ khóa điện từ dùng thẻ
Khu phục vụ hành
chính:
- Phòng làm việc của
giám đốc, PGD
- Phòng tiếp khách
- Các phòng nghiệp
vụ chuyên môn, kĩ
thuật
- Phòng trực tầng
- Phòng cho nhân
viên phục vụ:
+ Phòng thay đồ
riêng cho nam, nữ
+ Phòng tắm riêng
cho nam, nữ
+ Phòng ăn cho nhân
viên
- Khu giặt là
- Khu để đồ
- Khu bếp, kho bảo
quản thực phẩm :

+ Tường ốp gạch
men sứ, cao tối thiểu
Trang thiết bị vệ sinh :
- Chậu rửa mặt, bàn cầu bệt,
vòi hoa sen, vòi nóng lạnh, giá
kính trên lavabo, giá treo khăn
mặt khăn tắm, khăn mặt và
khăn tắm, mắc treo quần áo
khi tắm, xà phòng tắm, cốc
đánh răng, bàn chải và kem
đánh răng, hộp đựng giấy vệ
sinh và cuộn giấy vệ sinh, sọt
đựng rác nhựa có nắp.
- Bồn tắm nằm cho 100% số
buồng và phòng tắm kính cho
30% số buồng
- Áo choàng sau khi tắm
- Điện thoại
- Máy sấy tóc
- Nước gội đầu
- Dao cạo râu
- Bông ngoáy tai
- Màn che bồn tắm
- Dầu xoa da
- Cân kiểm tra sức khỏe
Các dịch vụ bổ sung
khác:
- Đón tiếp 24/24
- Nhận giữ tiền và đồ vật
quý

- Đổi tiền ngoại tế
- Bưu điện và quầy thông
tin
- Đánh thức khách
- Chuyển hành lý
- Giặt là
- Dịch vụ y tế cấp cứu,
dịch vụ thẩm mỹ
- Điện thoại công cộng,
điện thoại trong phòng
- Quầy lưu niệm, mỹ
phẩm
- Lấy vé máy bay tàu xe
- Phòng chiếu phim hoặc
hòa nhạc
- Phòng hội nghị với các
thiệt bị phục vụ hội nghị
và thiết bị dịch thuật
Cán bộ quản lý
khách sạn:
- Văn hóa: đại
học
- Chuyên môn:
+ Đã qua khóa
học quản trị kinh
doanh khách sạn
hoặc quản lý
kinh tế du lịch
tối thiểu 1 năm
(nếu không phải

ĐH chuyên
ngành)
+ Đã tham gia
công tác quản lý
trong khách sạn
tối thiểu 3 năm
- Ngoại ngữ: biết
một ngoại ngữ
thông dụng ở
mức độ thông
thạo
4
2m, sàn lát vật liệu
chống trơn.
+ Khu vực chế biến
thức ăn nguội, nóng
riêng biệt
+ Có kho lạnh đủ
thông thoáng, cửa
cách âm, cách nhiệt,
cách mùi
+ Có hệ thống thông
gió tốt.
- Thiết bị vệ sinh cho phụ nữ
- Băng vệ sinh phụ nữ
- Cho thuê ô tô tự lái
- May đo
- Dịch vụ thẩm mỹ
- Sân tennis
- Trông giữ trẻ

- Bể bơi
- Phòng tập thể thao
- Phòng cắt tóc nam nữ
- Dàn nhạc
- Đánh giầy, sửa giầy
- Chụp ảnh, quay video
- Hình thức:
không có dị tật,
phong cách giao
tiếp lịch sự, sang
trọng.
2. Hoạt động trong kinh doanh khách sạn: bao gồm 2 hoạt động chính
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú: cung cấp cho khách những phòng đã được chuẩn
bị sẵn đầy đủ tiện nghi.
- Kinh doanh về dịch vụ bổ trợ: Trong thời giang khách hàng lưu trú tại khách
sạn, tùy theo quy mô cũng như vị trí, cấp độ mà các khách sạn tổ chức các dịch
vụ bổ sung khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như ăn uống, giải trí,
bán hàng lưu niệm, tổ chức hội nghị…
II. Phân tích cấu trúc ngành
Hiện nay theo thống kê, cả nước có khoảng hơn hai nghìn khách sạn được
xếp hạng từ 1-5 sao. Trong đó tổng số khách sạn được xếp hạng 5 sao trên cả
nước là 40 khách sạn, tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nổi bật là Sofitel Legend Metropole, Hilton
Opera tại Hà Nội và Caravelle, Park Hyatt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Danh sách các khách sạn 5 sao tại Việt Nam tính đến 2011:
Hà Nội Sheraton, Daewoo, Hanoi Horizon, Melia, Hilton, Nikko, Inter
Continental Hanoi Westlake, Metropole, Sofitel
TPHCM Sofitel Plaza Saigon, Windsor Plaza, Equatorial Hotel,
Parkroyal Saigon Hotel, Majestic Hotel Hochiminh City,
Newworld Hotel Saigon, Renaissance Riverside Hotel,

Internential Asiana Saigon, Caravelle Hotel, Park Hyatt Hotel.
5
Tỉnh thành
khác
Whale Island Resort, Saigon Phuquoc Resort, White sand beach
resort and spa, Celadon Hotel Hue, Imperial Hotel, Pilgrimage
village Hotel, Palm Garden Resort & Spa, Sunshine Beach
Resort, Novotel Halong, L’an mien, Golden sand resort,
Vinpearl Resort, Furuma Resort Danang, Ana Mandara village,
Silvershore International Resort, Lifestyle resort Danang,
Imperial, Dalat Palace, Evasion Ana Mandara, Nam Hải Resort,
Six Senses Hideaway.
Theo báo cáo khảo sát của công ty Grant Thornton về ngành khách sạn
Việt Nam cho tới năm 2011, công suất sử dụng phòng tại các khách sạn trên cả
nước hiện nay như sau:
3 sao 4 sao 5 sao
Số phòng trung bình 55 116 210
Công suất sử dụng phòng 61.5% 59.1% 58.3%
Trên đây là những con số bình quân. Trên thực tế, vào mùa thấp điểm du
lịch, từ tháng 5 đến tháng 8, công suất sử dụng phòng trung bình chỉ vào khoảng
50.3%. Vào mùa cao điểm, con số này có thể lên tới 70.3%.
Nhìn vào những con số về tổng số khách sạn, có thể nói ngành kinh
doanh khách sạn 5 sao nói riêng cũng như khách sạn nói chung là một ngành
phân tán. Vì chất lượng dịch vụ của các khách sạn đều được tiêu chuẩn hóa bằng
những quy định cụ thể nên chất lượng của các khách sạn trong cùng 1 hạng là
khá đồng đều. Hầu như không có một khách sạn nào chiếm được vị trí ưu thế
tuyệt đối trên thị trường so với các khách sạn khác. Mặc dù có một số khách sạn
có ưu thế hơn về lịch sử hay thương hiệu, nhưng không đủ để chi phối và gây
ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các khách sạn khác. Các khách sạn cạnh tranh
với nhau bằng giá phòng và chất lượng dịch vụ. Mức độ cạnh tranh chưa thật sự

gay gắt nhưng cũng đang có xu hướng tăng lên trước tình hình ngành du lịch và
kinh doanh dịch vụ lưu trú ở Việt Nam đang ngày càng phát triển.
III. Các giai đoạn phát triển của ngành:
1. Từ 1960- 1992:
Ngành kinh doanh khách sạn và dịch vụ lưu trú ở Việt Nam mới bắt đầu
xuất hiện từ những năm 1960, khi Công ty Du lịch Việt Nam (nay là Tổng cục
6
Du lịch Việt Nam) được thành lập vào ngày 09/07/1960. Nói chung, trong giai
đoạn triển khai, từ năm 1960 đến năm 1992, ngành du lịch cũng như kinh doanh
khách sạn của Việt Nam không mấy phát triển do thiếu tính thống nhất về mô
hình tổ chức ở các địa phương. Trong vòng 32 năm từ năm 1960 đến năm 1992
đã có 6 lần chuyển đổi tổ chức bộ máy ngành Du lịch. Vì vậy sự chỉ đạo trực
tiếp của bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương xuống địa phương mất tính
liên tục, hạn chế hiệu quả khiến cho ngành Du lịch trong nước bị tụt hậu so với
các nước có điều kiện tương đồng. Đến thời điểm năm 1988, nghĩa là 28 năm
sau ngày Công ty du lịch Việt Nam được thành lập, Việt Nam chỉ đón lượng
khách du lịch quốc tế bằng 1/10 Philippines, 1/5 Indonesia và xấp xỉ 1/40
Malaysia, Thái Lan hoặc Singapare. Tổ chức bộ máy cũng chưa thực sự ngang
tầm với vị trí, vai trò và tiềm năng vốn có của du lịch Việt Nam. Cán bộ phân
tán, không có tính thừa kế và cơ chế quản lý không bao quát.
Sự kém phát triển của ngành du lịch nói chung làm cho ngành kinh doanh
khách sạn và dịch vụ lưu trú không mấy phát triển. Đa số các cơ sở lưu trú trên
cả nước vào giai đoạn này đều có quy mô nhỏ, không đạt chuẩn, phục vụ chủ
yếu cho nhu cầu nghỉ của cán bộ các ngành, một số chuyên gia và lượng khách
du lịch ít ỏi. Các khách sạn 5 sao thời kỳ này còn rất thưa thớt, chỉ có một số
khách sạn đã được xây dựng và tồn tại từ thời Pháp thuộc như Sofitel Metropole
Hanoi (khách sạn 5 sao đầu tiên) tại Việt Nam hay khách sạn Caravelle ở Sài
gòn. Hầu hết những khách sạn này đều được đầu tư xây dựng bởi các tập đoàn
hoặc chủ đầu tư quốc tế, với bộ máy quản lý và nhân viên đa số là người nước
ngoài.

1. Từ 1992 đến nay
Ngành kinh doanh khách sạn Việt Nam mới thực sự bắt đầu bước vào
giai đoạn tăng trưởng từ đầu thập kỷ 90 khi Việt Nam mở cửa, mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế đa phương và bước vào nền kinh tế thị trường. Ngày 17/10/1992,
chính phủ đã có nghị định 05/CP thành lập lại Tổng cục du lịch, quy định lại về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức lại bộ máy của Tổng cục. Đồng thời
các cơ chế chính sách phát triển du lịch được bổ sung cũng tạo điều kiện cho du
lịch hoạt động thông thoáng. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn cũng được đưa ra,
đặt ra tiêu chuẩn về chất lượng cho các cơ sở lưu trú. Chính trị ổn định, lại thêm
7
sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cũng làm tăng sức hấp dẫn về đầu tư tại Việt
Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ chỗ chỉ đón tiếp khoảng 250 000 khách quốc tế vào năm 1990, đến
năm 2011, số lượng du khách đến Việt Nam đã vượt ngưỡng 5 triệu. Nếu như 20
năm trước, cả nước mới có khoảng vài trăm cơ sở lưu trú với khoảng hơn 10000
phòng thì hiện nay số cơ sở lưu trú trên cả nước đã lên tới hơn 10000 với hơn
200000 buồng. Trong đó, có khoảng 2000 khách sạn được xếp hạng, cung ứng
khoảng hơn 70000 buồng phục vụ nhu cầu lưu trú của khách.
Bảng 1. Số lượng cơ sở lưu trú 1990-tháng 6/2009
Năm 1990 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2007 2008
6 tháng
đầu năm
2009
Số
lượngCSLTD
L
350 1928 2540 2510 3267 4390 5847 6720 8550 10.400 10.800
Số
buồng(1000)
16 36 50 61 72,2 92,5 125,4 160,5 184,8 205 213,2

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Bảng 2. Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009)
Stt Hạng Số lượng Số buồng
1 5 sao 33 8.564
2 4 sao 90 10.950
3 3 sao 176 12.674
4 2 sao 850 31.450
5 1 sao 990 20.790
6 Đạt tiêu chuẩn tối thiểu 3.100 46.724
Tổng cộng 5.239 131.152
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam
Trong 2 năm gần đây, sau khi bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu năm
2009, ngành kinh doanh khách sạn Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi và
tiến lên đà phát triển. Công suất thuê phòng, giá phòng cũng như doanh thu lợi
nhuận đều tăng trung bình 3,4%/năm. Dự báo trong thời gian tới, ngành nghề
kinh doanh khách sạn sẽ còn tiếp tục phát triển, do tiềm năng du lịch của ta
còn dồi dào, mức sống được cải thiện tạo ra nhiều nhu cầu hơn cùng với sự ra
đời của hàng loạt những khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới với cơ sở vật chất
tiện nghi hiện đại nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng đó.
8
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
I. Môi trường chính trị
1. Mức độ ổn định về chính trị
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mức độ ổn định về
chính trị cao. Theo đánh giá của Viện kinh tế vào hòa bình (IEP), năm 2011,
Việt Nam đứng thứ 30/153 về mức độ ổn định về chính trị, trong đó, bao gồm cả
sự đánh giá về rủi ro chiến tranh, độ an toàn chính trị.
Chỉ số GPI (chỉ số hòa bình thế giới) tại Việt Nam
Nguồn : IEP

Sự ổn định chính trị-xã hội là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế.
Có thể thấy từ năm 1990 trở lại đây, các nước lân cận với Việt Nam hầu hết đều
có nền chính trị thay đổi bất thường, khó để giữ ổn định về đầu tư. Trong khi đó
sự ổn định chính trị đã góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát
triển kinh tế, đảm bảo thực thi các chính sách kinh tế nhất quán.
Ổn định chính trị ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các CEO
đồng thời, bên cạnh đó, sự ổn định chính trị cũng như mức độ an toàn và thân
thiện của điểm đến là yếu tố quyết định lượng khách du lịch. Không một khách
du lịch nào lại muốn đến thăm những nơi bất ổn về chính trị.
2. Thái độ của các quan chức Nhà nước, các chính sách Thương mại của
nhà nước đối với các doanh nghiệp:
9
Thái độ của chính phủ đối với doanh nghiệp là một yếu tố khá quan
trọng, nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, quyết định về tổ chức cơ cấu làm
việc, sản xuất của doanh nghiệp.
Việc đánh giá thái độ của các quan chức nhà nước sẽ được đánh giá
thông qua: sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp. Nhìn chung, chính
phủ Việt Nam luôn nỗ lực đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng nỗ lực tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp
nôi địa và các doanh nghiệp nước ngoài. Tháng 5/ 2010, Chính phủ đã đưa ra 6
biện pháp lớn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên quan đến vấn đề
hỗ trợ vay vốn, thủ tục hành chính doanh nghiệp,…
Đặc biệt đối với ngành khách sạn & du lịch, Chính phủ Việt Nam tìm
thấy một tiềm năng lớn trong các ngành này, nên cũng có những thái độ quan
tâm đặc biệt để phát triển các ngành này. Đây là một cơ hội lớn đối với các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
II. Môi trường pháp luật
1. Tình trạng tham nhũng, quan liêu
Dưới đây là những đánh giá về mức độ gian lận, tham nhũng các quốc gia
trên Thế giới năm 2010:

Nguồn: Tổ chức minh bạch Thế giới ( Transparency International Organization)
Nhìn trên hình vẽ trên ta thấy, Việt Nam thuộc vào khu vực bị đánh giá là
có mức độ gian lận rất cao. Điểm số đánh giá của Việt Nam là 2.7 nằm vào top 3
điểm nóng về gian lận hành chính và đứng thứ 116/ 178 quốc gia về sự minh
10
bạch. Những con số trên đã cho thấy một điểm nóng trong pháp luật Việt Nam
đã tồn tại từ nhiều năm năm, đó là tình trạng quan liêu, tham nhũng, thiếu minh
bạch.
Minh bạch là yếu tố quan trọng cho một doanh nghiệp, đặc biệt là cách
doanh nghiệp tư nhân. Nếu như một môi trường mà doanh nghiệp tham gia vào
lại không minh bạch, khi đó doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh một cách công
bằng. Ngoài ra, môi trường kinh doanh không minh bạch mang lại rủi ro lớn cho
nền kinh tế - xã hội. Chính vì thế, chúng tôi đánh giá, sự kém minh bạch và tình
trạng tham nhũng ở Việt Nam là một thách thức lớn cho ngành.
2. Về quản trị và bảo vệ thương hiệu
Việc bảo vệ thương hiệu ở Việt Nam được đẩy mạnh trong giai đoạn gần
đây, Bên canh đó, Việt Nam còn tham gia vào thỏa ước Madrid, cho phép các
doanh nghiệp đăng ký bản quyền thương hiệu quốc tế. Đây là một cơ hội cho
doanh nghiệp khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp mới, chưa phát triển.
3. Hỗ trợ của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh
- Thủ tục đăng ký kinh doanh:
Sự ra đời của Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 cùng với việc áp dụng
chính sách thủ tục hành chính một cửa đã giúp cho việc thành lập doanh nghiệp
trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo số liệu điều tra của Doing Business 2011, thủ tục đăng ký khởi sự
doanh nghiệp ở Việt Nam được xếp hạng thứ 100 toàn thế giới:
Nhân tố Việt Nam
Đông Nam Á
& TBD

Tổ chức
OECD
Xếp hạng khởi sự doanh nghiệp 100
Số lượng quy trình 9 7 5
Số ngày đăng ký 44 38 13
Chi phí (tính theo % lãi trên đồng vốn) 10.60% 22.70% 14.70%
Thủ tục khởi sự doanh nghiệp là một trong các yếu tố để tiến hành kinh
doanh. Quy trình thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian sẽ giúp các doanh nghiệp
tiết kiệm được thời gian và chi phí trong bước đầu kinh doanh. Đặc biệt với
ngành kinh doanh khách sạn 5 sao, nơi có rất nhiều các hãng kinh doanh khách
sạn nước ngoài tham gia vào kinh doanh ở Việt Nam, vì thế thủ tục hành chính
gọn nhẹ sẽ là một cơ hội cho ngành. Tuy nhiên, thủ tục hành chính ở Việt Nam
11
vẫn còn rườm rà so với khu vực và thế giới, vì thế, chúng tôi đánh giá không quá
cao cơ hội này cho ngành.
4. Chính sách tín dụng:
Về chính sách tín dụng, Việt Nam được xếp hạng thứ 24/183 ( năm
2012). So với các quốc gia trong khu vực, chính sách tín dụng của Việt Nam ở
mức trung bình. Trong đó, chỉ số về sức mạnh của luật pháp áp đặt lên tài chính
là 8/10, chỉ số về thông tin tín dụng ở mức 5/6 là khá cao. Theo đánh giá của
Doing Business, chính sách tín dụng của Việt Nam là khá tốt, tao thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển.
Tín dụng là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp. Nếu không có vốn,
doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì
thế, chúng tôi cho là việc được đánh giá khá tốt trong chính sách tín dụng là một
cơ hội cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam.
5. Chính sách về hợp đồng:
Về thủ tục yêu cầu trong việc hình thành hợp đồng giao dịch, Việt Nam
được xếp hạng ở mức 30/183. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
việc tiến hành ký kết hợp đồng giao dịch với khách hàng, đối tác.

III. Môi trường kinh tế:
Theo định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế thi trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa hay nói một cách khác
thị trường kinh tế Việt Nam là thị trường kết hợp giữa thị trường và chỉ huy.
Trên thực tế, thị trường kinh tế ở Việt Nam trong các giai đoạn gần đây đã có
những bước phát triển lớn. Nền kinh tế hội nhập hơn với thế giới. Bên cạnh đó,
thị trường dần bớt đi sự điều tiết của chính phủ. Tuy nhiên, sự tồn tại của bàn tay
chính phủ trong thị trường khiến cho thị trường méo mó, giảm bớt sự cạnh tranh.
Yếu tố
Xếp
hạng
Strength of
legal rights
index (0 -10)
Depth of credit
information index (0-
6)
Public registry
coverage (% of
adults)
Private bureau
coverage (% of
adults)
Việt Nam (2012) 24 8 5 29.8 0
Việt Nam (2011) 21 8 5 26.4 0
Indonesia 126 3 4 31.8 0
Lao PDR 166 4 0 0 0
Malaysia 1 10 6 49.4 83.4
Philippines 126 4 3 0 8.2
Thailand 67 5 5 0 41.7

Timor-Leste 159 2 3 1.8 0
12

×