Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hội họa và kiến trúc Nga - Du nhập tạo nên đặc trưng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.53 KB, 7 trang )



Hội họa và kiến trúc Nga
- Du nhập tạo nên đặc
trưng




Du nhập tạo nên đặc trưng - là đặc điểm lớn nhất khi nói tới
nền nghệ thuật nói chung và kiến trúc, hội họa Nga nói riêng.
Bởi sự gặp gỡ giữa văn hóa truyền thống Nga và văn hóa
hiện đại từ bên ngoài đã tạo tính đặc sắc của văn hóa nước
này.

Hình tượng: Đặc trưng của nền hội họa Nga

Hội họa hình tượng Nga được sử dụng bởi cư dân bản xứ thời
Byzantium, thời kỳ mở đầu cho kỷ nguyên bích họa và tranh
tường. Trong suốt thời gian từ giữa thế kỷ 8 đến thế kỷ 9,
một cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra liên quan đến vấn đề liệu
có nên đưa hình tượng nghệ thuật vào các công trình kiến
trúc của nhà thờ. Một số họa sĩ cho rằng, làm như vậy nhằm
mục đích tỏ lòng tôn kính đối với các đấng tối thượng, trong
khi một số khác lại cho rằng điều đó không có gì khác ngoài
sự báng bổ thần linh. Về cơ bản, hội họa thời kỳ này được
chia làm hai trường phái cơ bản: trường phái tả thực và
trường phái thiên về mô tả các hình tượng tôn giáo. Mặc dù
có sự khác nhau về đề tài thể hiện như vậy, người ta vẫn gọi
đó là nền hội họa hình tượng (thiên về chú trọng đường nét
hơn là màu sắc). Đến thế kỷ 14, hội họa hình tượng chủ yếu


dùng để diễn tả ý kiến chủ quan của tác giả hơn là phương
tiện để bày tỏ niềm tin tôn giáo. Một trong những họa sĩ tiêu
biểu của trường phái này là Andrey Rublyov, đến nay, tác
phẩm của ông vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Nga ở St.
Petersburg và Nhà trưng bày Tretyakov (Mát-xcơ-va). Đây
cũng là hai địa điểm lưu giữ nhiều nhất các tác phẩm hội họa
hình tượng Nga. Thực tế, để tìm hiểu về hội họa hình tượng
Nga, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đến thăm các nhà
thờ Nga, đó là nơi nghệ thuật hội họa được thể hiện dưới
dạng nguyên sơ và tiêu biểu nhất.

Văn hóa châu Âu du nhập và bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến nền văn hóa truyền thống của nước Nga từ giữa thế kỷ 17
và 18. Sự lai tạp với văn hóa châu Âu này được xem là bước
khởi đầu cho trường phái nghệ thuật hiện đại Nga. Hội họa,
kiến trúc bắt đầu có những bứt phá để thoát ra khỏi những
mô phạm truyền thống, vươn tới cái gần gũi hơn với cuộc
sống thường nhật của người dân Nga. Hội họa trang trí và
hình tượng có cơ hội phát triển. Bố cục và màu sắc được tận
dụng tối đa để diễn tả nhịp điệu và sắc thái của cuộc sống.
Các bức vẽ được thể hiện dưới hình thức một chiều hơn là
không gian đa chiều.

Cuối thế kỷ 19 đến nǎm 1910, trường phái nghệ thuật hiện
đại vẫn được ưa chuộng tại Nga, các đề tài của hội họa thời
kỳ này có vẻ đầy đủ hơn, bao gồm cả tôn giáo, cuộc sống
thường nhật của dân Nga ở nông thôn và thành thị. Nền công
nghiệp Nga phát triển kéo theo sự xuất hiện của trường phái
tiến bộ trong hội họa. Đề tài nhà máy được đưa vào trong các
tranh vẽ. Màu sắc tươi sáng, góc cạnh sắc nét tạo thành nền

tảng cho loại hình bố cục mới, mang hơi hướng trừu tượng.
Vị lai, siêu thực và trừu tượng là những trường phái tiêu biểu
của hội họa Nga lúc bấy giờ. Các tên tuổi tiêu biểu của
trường phái này là Kasimir Malevich, Vladimir Tatlin,
Mikhail Larionov và Anna Goncharova.

Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã tạo ra bước ngoặt đáng
kể đối với mọi mặt của xã hội Nga. Hội họa chủ yếu được
dùng để vẽ tranh cổ động cách mạng, tuyên truyền chính trị.
Đó là trường phái hội họa tạo dựng, đặc biệt phát triển vào
cuối thế kỷ 20 với những gương mặt tiêu biểu như: Tatlin,
Alexander Rodchenko, Varvara Stepanova và Liubov
Popova.


Kiến trúc Nga: Sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố tôn giáo

Gần như toàn bộ lịch sử phát triển của mình, ngành kiến trúc
của nước Nga bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố tôn giáo. Các
nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá với các bức tường
cao trên nền một không gian khoáng đạt (theo lối kiến trúc
Hy Lạp). Kiến trúc mái vòm lần đầu tiên xuất hiện tại Nhà
thờ Sancta Sophia ở Novgorod vào thế kỷ 17.

Cùng với sự ra đời của nước Nga thống nhất dưới thời trị vì
của Ivan III, lối kiến trúc châu Âu bắt đầu xuất hiện tại Nga.
Tác phẩm đầu tiên của sự du nhập này là Nhà thờ
Assumption, được hoàn thành vào năm 1479 theo thiết kế
của kiến trúc sư Aritotle Fioravanti và được xem là nhà thờ
lớn nhất ở thủ đô Mát-xcơ-va. Đây cũng là công trình kiến

trúc đầu tiên ở Nga chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phục
hưng Ý. Người được cho là có công lớn trong việc đem kiến
trúc châu Âu đến với nước Nga là Ngài Peter- tác giả của bản
thiết kế quy hoạch thành phố St. Petersburg. Nhà thờ Smolny
và Cung điện Mùa đông cũng là tác phẩm của các học trò của
ông.

Trong suốt thế kỷ 19, hội họa tạo dựng hồi sinh ở Nga. Lăng
Lênin cũng được xây dựng vào thời kỳ này theo lối kiến trúc
của trường phái này. Những năm cuối cùng của thế kỷ 20,
kiến trúc hiện đại thực sự tìm được chỗ đứng ở Nga, các tòa
nhà cao chọc trời chiếm ưu thế trong tương quan chung của
các bức tranh thành phố.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, nước Nga đặc biệt đề cao
lối kiến trúc dân gian, các loại gỗ được dùng nhiều trong xây
dựng lăng tẩm, bảo tàng

×