Trang phục dân tộc
Mường
Theo truyền thống, một bộ trang phục nam người Mường gồm có áo ngắn, áo
chùng, quần, thắt lưng, khăn
Ảnh internet
Áo cánh ngắn bốn thân của người Mường được may từ vải bông hay vải tơ tằm,
vạt dài gần chấm mông, vai có miếng vải mềm hình lá sen, tiếng Mường gọi là lá
hôi, hai bên hông áo xẻ tà. Nẹp áo ngực đơm khuy cài cúc, ba túi, hai túi to phía
dưới hai vạt trước bà túi nhỏ trên vạt ngực trái tay nối liền với cầu vai. Áo cánh
nam may vừa, tạo dáng khoẻ khoắn của đàn ông.
Quần vải chàm may rộng trùng với mắt cá chân, cạp to, khi mặc dùng dây vải buộc
ngoài cho chặt, nay người ta may cạp quần dải rút. Ngày xưa, nam giới Mường còn
dùng thắt lưng nơi eo bụng, còn gọi là khăn quần. Loại thắt lưng này dài gần bằng
cái tên của người phụ nữ, thắt xong để xõa mối xuống chấm đầu gối, mà có người
cho đó là dấu vết của dải khố ngày xưa.
Xưa đàn ông búi tóc, trên đầu bịt khăn, mối khăn vòng sau gáy, gài dưới mái tóc.
Còn loại khăn khác nữa ngắn hơn, bịt từ phía sau ra trước trán rồi thắt mối, hai mối
khăn dựng nghiêng giống như hai cái sừng trông thật khoẻ khoắn và độc đáo.
Các thi
ếu nữ dân tộc M
ư
ờng
Trong ngày lễ hội, đàn ông Mường mặc những bộ quần áo mới. Bộ nam phục trang
trọng thường làm bằng vải lụa, màu tím, xanh, hoặc màu vàng tơ tằm đầu chít khăn
màu tím than, thắt lưng lụa màu xanh đậm ngả tím, bên ngoài khoác thêm chiếc áo
chùng lụa, màu đen, cổ cao, vạt dài phủ gối, cài khuy áo phía nách phải, hai bên tà
áo xẻ cao.
Về trang phục nữ, người Mường thường mặc là áo ngắn (pắn). Đây là loại áo cánh
ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn áo cánh của người Kinh, ống tay dài. Trước kia, áo
pắn chỉ có hai màu nâu và trắng nhưng nay, phong phú hơn với đủ mọi màu sắc.
Váy của phụ nữ Mường là váy đen dài, đầu váy được trang trí bằng những hoa văn
thổ vẩm nổi bật do người con gái Mường tự dệt nên. Chiếc váy còn rất ấn tượng
khi cạp váy ôm sát thân, cạp hoa phô trước ngực, thắt lưng xanh, tấm khăn trắng
đội đầu và vòng kiềng sáng lóng lánh, tất cả đều tạo nên sự duyên dáng và khéo léo
của người phụ nữ Mường từ xưa đến nay.
Phần lớn trang phục nữ đều do họ tự làm, từ khâu dệt vải, nhuộm màu đến trang trí
hoa văn. Người Mường có công đoạn nhuộm thân váy khá công phu, tạo nên màu
vải vừa bền nhưng có độ bóng rất cao. Phụ nữ Mường ra công nhuộm hồng hoặc
đỏ, xanh, điểm vào những bông hoa. Cách tạo những bông hoa này không phải do
thêu, dệt mà là do tài khéo nhuộm. Khi nhuộm người ta thắt nút vải lại, sao cho
những chỗ đó thuốc nhuộm không thấm vào được, nhuộm xong, nơi đó hiện lên
những bông hoa trắng giữa nền hồng, đỏ hay xanh, chỗ thưa chỗ mau. Khi ngồi
nẹp trong gấu váy lộ ra từng đoạn đủ khoe màu bông hoa.
Người Mường quan niệm chiếc váy là yếu tố đóng vai trò trung tâm của bộ nữ
phục. Nó không chỉ phủ từ thắt lưng trở xuống mà còn che cả phần ngực. Hơn thế
nữa, trên phần cạp váy che ngực là nơi duy nhất người phụ nữ Mường dụng công
trang trí, là một mảng quan trọng còn lại của nghệ thuật tạo hình cổ truyền dân tộc
Chi
ếc Khăn duy
ên
–
bi
ểu t
ư
ợng cho l
òng chung th
ủy của phụ nữ
Mường
Trang phục của người Mường càng đặc sắc và nổi bật bởi sự hỗ trợ của rất nhiều
đồ trang sức như khuyên tai, trâm cài đầu, vòng cổ, vòng tay, xà tích. Ngày
thường, những đồ trang sức này như là thứ vật quý, nhất là những đồ trang sức
bằng bạc, người ta cất giữ trong hòm, trong rương.
Vào những ngày lễ tết, hội hè, cưới xin phụ nữ mới mang ra dùng. Đôi vòng cổ
bằng bạc sáng lóng lánh đã thực sự là bộ phận trang phục không thể thiếu được của
phụ nữ Mường. Người Mường dùng hai loại vòng cổ (lằm), loại dẹt có nổi gờ ở
giữa gọi là lằm ba, loại tròn gọi là lằm lâm. Trên mặt vòng cổ lằm ba trạm trổ hoa
văn hình dây rất tinh tế còn trên vòng lằm lâm thì chỉ trạm văn hoa thị. Phụ nữ
Mường ít đeo vòng đơn, mà thường đeo vòng kép, một chiếc vòng to một chiếc
vòng nhỏ.
Tuy nhiên, những người quyền quý ở Mường vẫn hay đeo chuỗi hạt cườm hay còn
gọi là pươn khau và bộ xà tích bằng bạc.