Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Xây dựng và quản lý rừng giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.02 MB, 28 trang )

Cục lâm nghiệp - Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam - DANIDA

Xây dựng và quản lý rừng giống
Biên soạn: Nguyễn Xuân Liệu

Hà Nội, tháng 3 năm 2007



Phần 1

điều tra, tuyển chọn lâm phần
Xây dựng và quản lý rõng gièng chun ho¸
i. kh¸i niƯm vỊ rõng gièng chuyển hóa
1. Định nghĩa
Rừng giống chuyển hoá là một lâm phần tuyển chọn trong các khu rừng tự nhiên, rừng
trồng, sau khi được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý (phát dọn thực bì, tỉa
thưa, điều chỉnh mật độ, làm đất, bón phân, . . .) có khả năng sản xuất hạt giống sớm, năng suất
cao, ổn định và có chất lượng (di truyền, sinh lý) được cải thiện một bước.
2. Mục đích
Mục đích của việc xây dựng rừng giống chuyển hóa là để sản xuất hạt giống phục vụ cho
các chương trình trồng rừng trong giai đoạn quá độ khi mà các khu rừng giống và vườn giống
(có chất lượng di truyền cao hơn) chưa sản xuất đủ giống cho trồng rừng.
Lợi ích và vai trò của rừng giống chuyển hóa là:
- Sản xuất hạt giống có chất lượng (di truyền và sinh lý) được cải thiện một bước thông
qua việc tuyển chọn những cây tốt, loại bỏ cây xấu. Tiêu chí chọn lọc cây mẹ để lại phụ thuộc
vào mục đích kinh doanh của các chương trình trồng rừng và từng loài cây cụ thể:
+ Cây lấy gỗ
+ Cây lấy nhựa, tinh dầu, ta nanh
+ Cây lấy quả
+ Cây lấy củi, . . .


- Tạo ra được diện tích sản xuất hạt giống tập trung, thuận lợi và chủ động trong việc tổ
chức thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống; đảm bảo nguồn hạt giống cần thiết phục vụ cho
công tác trồng rừng.
- Quá trình tác động vào rừng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây giống ra hoa, kết quả
sớm, năng suất, chất lượng cao, sản lượng ổn định, rút ngắn chu kỳ sai quả.
3. Các tiêu chuẩn tuyển chọn lâm phần để chuyển hóa
thành rừng giống
Lâm phần được tuyển chọn (từ rừng tự nhiên và rừng trồng) là lâm phần có chất lượng
trên mức trung bình so với các lâm phần cùng loài khác, sinh trường trên cùng một điều kiện
lập địa và cùng cỡ tuổi.
3.1. Điều kiện tự nhiên :
Các yếu tố của điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng rừng giống chuyển hóa phải phù
hợp với yêu cầu về điều kiện sinh thái của loài cây, thuận lợi cho quá trình sản xuất hạt giống.
VTSP 2005 - 2008

337


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

Tốt nhất là xây dựng rừng giống chuyển hóa tại nơi phân bố tự nhiện của loài cây (nếu là cây
bản địa), hoặc nơi có điều kiện tự nhiên tương đồng với nơi nguyên sản của loài cây (nếu là cây
nhập nội).
3.2. Đặc điểm lâm phần:
3.2.1.Đẩi với rừng trồng:
- Biết rõ nguồn gốc của hạt giống sử dụng để trồng rừng.
- Khu rừng tốt nhất theo mục đích kinh doanh (gỗ, nhựa, quả, củi, . . .) của từng địa phương.
- Chưa bị khai thác nhựa, chưa bị sâu bệnh hại.
- Các cá thể trong lâm phần sinh trưởng, phát triển tốt:
+ Số cây cho sản phẩm đạt yêu cầu theo mục đích kinh doanh phân bố tương đối đều

và chiếm >60% tổng số cây trên toàn diện tích cần chuyển hóa.
+ ĐÃ bắt đầu ra hoa kết quả và cho hạt hữu thụ (hạt có khả năng nẩy mầm).
- Tuổi rừng: Phụ thuộc loài cây cụ thể, nhưng nói chung lâm phần đang ở giai đoạn
thành thục tái sinh để sau khi tác động chuyển hóa sẽ có khả năng ra hoa kết quả sớm, phong
phú và sử dụng được trong nhiều năm kế tiếp. Nếu rừng quá già thì thời gian sử dụng ngắn, sản
lượng thấp, chất lượng giống không tốt và ít phát huy được hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật
tác động. Nhìn chung, đó là khu rừng trồng (ở giai đoạn 5-7 tuổi cho cây mọc nhanh, 10-15
tuổi cho cây mọc chậm), sinh trưởng tốt và ®ång ®Ịu, trong ®ã Ýt nhÊt cã 20% sè c©y đà có hạt
hữu thụ.
- Diện tích: Từ 3ha trở lên.
3.2.2.Đối víi rõng tù nhiªn:
- Rõng gièng chun hãa tõ rõng tự nhiên là những lâm phần tốt nhất được chọn từ rừng
tự nhiên (lâm phần tuyển chọn), sau khi tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đạt các tiªu
chn sau:
- DiƯn tÝch tèi thiĨu 1- 2ha cã Ýt nhất 50 cây đạt tiêu chuẩn lấy giống (cho một nguồn giống).
- Diện tích từ 3ha trở lên phải có ít nhất 17 cây đạt tiêu chuẩn lấy giống / ha.
3.3. Vị trí lâm phần:
- Dễ đi lại, thuận lợi cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, sản xuất và vận chuyển hạt giống.
- Nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của loài cây hoặc có điều kiện tự nhiên tương tự
với khu vực phân bố. Điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc tính sinh thái loài cây, ở nơi có độ dốc
nhỏ, trên các loại đất tốt, đảm bảo rừng giống chắc chắn cho hạt hữu thụ (hạt chắc, nẩy mầm tốt).
- Có điều kiện cách ly với các lâm phần cùng loài trong khu vực.
- Phòng chống được những điều kiện bất lợi (lửa rừng, gió bÃo, sâu, bệnh hại, ô nhiếm
môi trường, người và gia súc phá hại).

338

VTSP 2005 - 2008



Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

VTSP 2005 - 2008

339


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

iI. các bước tiến hành xây dựng và quản lý
Rừng giống chuyển hoá
1.

Điều tra, tuyển chọn lâm phần

1.1. Công tác chuẩn bị:
1.1.1. Thu thập các loại tài liệu, bản đồ:


Kế hoạch, qui hoạch phát triển lâm nghiệp trong vùng, trong tỉnh và quốc gia.



Diện tích, địa điểm trồng rừng hàng năm theo từng loài cây trồng chính, từ đó dự
kiến xác định địa điểm, diện tích cần thiết để xây dựng RGCH theo loài cây (chú ý
diện tích dự phòng căn cứ vào chu kỳ sai quả của các loài cây rừng).



Tài liệu và bản đồ địa hình, hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ đất (tỷ lệ 1/10.0001/25.000) khu vực điều tra.




Một số thông tin khác về điều kiện tự nhiên, khÝ hËu, ®Êt ®ai, kinh tÕ x· héi khu vùc
®iỊu tra, v.v. . . Các yếu tố của điều kiện tự nhiên bao gồm :

- Vị trí địa lý:
+ Độ vĩ.
+ Độ kinh.
+ Ranh giới hành chính.
- Các yếu tố khí hậu: ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của cây rừng.
+ Nhiệt độ (trung bình năm, trung b×nh tèi cao, trung b×nh tèi thÊp, tèi cao tut ®èi,
tèi thÊp tut ®èi, . . .)
+ C¸c mïa trong năm.
+ Lượng mưa.
+ Lượng bốc hơi.
+ Chế độ gió, bÃo, sương hại, . . .
- Các yếu tố địa hình:
+ Độ cao so với mặt biển.
+ Độ dốc.
+ Hướng phơi.
- Các yếu tố về đất, đá mẹ:
+ Loại đất.
+ Đá mẹ.
+ Độ sâu tấng đất.
+ Thành phần cơ giới.

340

VTSP 2005 - 2008



Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

+ Tỷ lệ mùn.
+ Độ pH,
+ Tỷ lệ đá lẫn, độ chặt, v.v. . . .
- Các yếu tố về thủy văn, nguồn nước (sông suối, ao, hồ).
1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ ngoại nghiệp: Chuẩn bị các loại máy đo đạc (như máy GPS,
máy kinh vĩ, địa bàn 3 chân, địa bàn cầm tay), ống nhòm, thước đo cao, thước dây, thước kẹp
kính, văn phòng phẩm (giấy bóng mờ, giấy croky, giấy kẻ ly, các loại bút, ...).
1.1.3. Các bảng, biểu cần thiÕt: BiĨu ®iỊu tra sinh tr­ëng, ®iỊu tra ®Êt, phiÕu mô tả lâm
phần chuyển hóa thành rừng giống, . . . (xem các biểu 1, 2, 3).
1.2. Điều tra ngoại nghiệp:
Quá trình điều tra ngoại nghiệp được chia làm hai bước: Điều tra sơ thám và điều tra kỹ
lâm phần được tuyển chọn.
1.2.1. Điều tra sơ thám:
Trong bước điều tra sơ thám cần tiến hành khảo sát toàn bộ các khu vực có rừng tự nhiên
hoặc rừng trồng của loài cây mục đích ở trong vùng, thu thập tài liệu về:
- Diện tích
- Tuổi rừng
- Mật độ
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây rừng, v.v. . . trong từng lâm phần.
Yêu cầu của bước điều tra sơ thám nhằm nắm được tình hình tổng quát khu vực điều tra,
so sánh các lâm phần trong vùng, sơ bộ nhận định và chọn lâm phần dự tuyển để chuyển hóa
thành rừng giống.
Tiến hành đo đếm các lâm phần dự tuyển theo nội dung của mục 1.2.2.2 và tính toán
theo mục 1.3
Dựa trên những tài liệu thu thập kết quả tính toán, tiến hành phân tích, so sánh các lâm
phần với nhau, đối chiếu với tiêu chuẩn của lâm phần chuyển hóa, từ đó chọn lâm phần tốt

nhất, đạt tiêu chuẩn để đưa vào chuyển hoá thành rừng giống.
Sau khi xác định được lâm phần tuyển chọn, tiến hành điều tra kỹ để hình thành cơ sở dữ
liệu phục vụ cho viƯc thiÕt kÕ kü tht x©y dùng rõng gièng chun hoá.
1.2.2. Điều tra chi tiết, thu thập tài liệu cơ bản:
1.2.2.1. Bổ sung, hoàn chỉnh bản đồ:
Nếu bản đồ có sẵn (bao gồm đầy đủ các yếu tố địa hình, ranh giới, hiện trạng, phân loại
đất, . . .) thì sử dụng bản đồ sẵn có này để tiến hành thiÕt kÕ khu rõng gièng chun ho¸. NÕu
c¸c u tè trên còn thiếu thì tiến hành bổ sung cho đủ. Quá trình điều tra đất: Xác định đá mẹ,
loại đất và các yếu tố khác bằng việc quan sát, mô tả phẫu diện (biểu 2). Yêu cầu nắm được loại
và tính chất đất để đề xuất các biện pháp tác động, nâng cao độ phì cung cấp cho cây mẹ trong
VTSP 2005 - 2008

341


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

quá trình sản xuất giống. Căn cứ vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng để lập bản đồ cho khu
rừng giống và tiến hành xác định diện tích lâm phần.
1.2.2.2. Điều tra tình trạng lâm phần:
- Tỷ lệ diện tích cần điều tra:
+ Dưới 5ha: 5%.
+ 5-<10ha : 4%.
+ 10-20ha : 3%.
+ > 20ha : 2%.
- Phương pháp điều tra: Theo phương pháp hệ thống hay ngẫu nhiên hệ thống:
+ Lập ô tiêu chuẩn theo tuyến.
+ Phương pháp cơ giới cách đều theo các hàng cây.
- Diện tích ô tiêu chuẩn:
2


+ Đối với rừng trồng: 500-1.000m ....phụ thuộc loài cây, tuổi, địa hình, diện tích điều
tra. Hình dạng ô tiêu chuẩn: vuông, chữ nhật, tròn. Số cây trong một ô tiêu chuẩn: nên có 30 trở
lên.
2

+ Đối với rừng tự nhiên: Diện tích 1.000 - 2.000m / ô tiêu chuẩn. Số cây trong một ô
tiêu chuẩn: nên có 30 trở lên.
- Đo đếm trong ô tiêu chuẩn (ghi chép vào biểu 1):
+ Phương pháp: Đo toàn bộ số cây trong ô (nếu số cây ít) hoặc đo theo phương pháp
rút mÉu hƯ thèng (nÕu sè c©y nhiỊu), vÝ dơ cø cách 1 hoặc 2 hàng đo 1 hàng, trong hàng cách 1,
2 hoặc 3,... cây đo 1 cây.
+ Dụng cụ: Địa bàn, thước dây, thước kẹp kính, thước đo cao.
+ Các chỉ tiêu đo đếm thống kê: Htt, Hdc, Ht, D1,3, Dt, cấp sinh trưởng, độ tàn che, tình
hình hoa quả, tình hình sâu bệnh hại, thực bì dưới tán rừng, . . .
Đối với rừng tự nhiên hỗn loài, ngoài việc đo đếm cây gỗ nói chung trong ô tiêu chuẩn,
cần tiến hành đo đếm, thống kê toàn bộ số cây giống (loài mục đích làm giống) trong lâm
phần.
Nếu thảm thực bì dưới tán rừng quá rậm rạp, phải tiến hành phát dọn, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc lập, đo đếm các chỉ tiêu cần thiết trong ô tiêu chuẩn.
- Vẽ trắc đồ ngang, dọc của lâm phần. Kích thước ô vẽ: 15mx25m hoặc 10mx20m tùy
theo tuổi rừng. Dựa trên trắc đồ, tính toán độ tàn che của rừng, là cơ sở để xác định cường độ tỉa
thưa cho rừng giống chuyển hóa.
1.2.2.3. Điều tra đất:
Điều tra đất để xác định đá mẹ, loại đất và các yếu tố khác bằng việc quan sát, mô tả phẫu
diện (biểu 2). Yêu cầu nắm được loại và tính chất đất để đề xuất các biện pháp tác động, nâng
cao độ phì cung cấp cho cây mẹ trong quá trình sản xuÊt gièng.

342


VTSP 2005 - 2008


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

1.3. Tính toán nội nghiệp:
- Hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng khu vực điều tra.
- Tính toán trị số bình quân cho các nhân tố điều tra:
- Lập phiếu mô tả lâm phần chuyển hóa thành rừng giống (biểu 3).
- Sơ bộ đề xuất các biện pháp tác động.
- Làm văn bản với địa phương sở tại, xác nhận diện tích và vị trí lâm phần được tuyển
chọn.
1.4. Thành quả của công tác điều tra, tuyển chọn lâm phần để xây dựng rừng giống
chuyển hóa:
Thành quả của công tác điều tra, tuyển chọn lâm phần để xây dựng rừng giống chuyển
hóa là một bản báo cáo, gồm các nội dung sau:
- Loài cây, vị trí, diện tích lâm phần được tuyển chọn để xay dựng rừng giống chuyển
hoá.
- Đánh giá chất lượng lâm phần.
- Khả năng sản xuất giống trong tương lai.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động, đầu tư, sử dụng và bảo vệ.
- Các tài liệu và bản đồ kèm theo:
+ Phiếu mô tả lâm phần chuyển hóa thành rừng giống (biểu 3), kèm theo các hình vẽ
và ảnh chụp có liên quan đến lâm phẩn tuyển chọn.
+ Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng lâm phần tuyển chọn, tỉ lệ 1/5.000 - 1/10.000.
2.

Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

2.1. Xây dựng bản đồ và hồ sơ thiết kế:

2.1.1. Xây dựng các loại bản đồ:
Trên nền của bản đồ địa hình, tiến hành xây dựng các loại bản đồ:
1. Bản đồ hiện trạng lâm phần, tỉ lệ 1/5.000 - 1/10.000.
2. Bản đồ thiết kế, tỉ lệ 1/5.000 - 1/10.000.
Bản đồ thiết kế bao gồm c¸c u tè sau:
+ Ranh giíi khu rõng gièng.
+ ThiÕt kế phân chia lô, khoảnh, hệ thống đường đi, ranh cản lửa, đai cách ly, chòi
canh, biển bảo vệ, mốc lô, khoảnh, . . . .
+ Tính toán diện tích lô, khoảnh, khu rừng giống.
2.1.2.Xây dựng hồ sơ thiết kế và thiết kế dự toán:
Hồ sơ thiết kế gồm: Bản thuyết minh và các loại bản đồ.

VTSP 2005 - 2008

343


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

2.1.2.1.Bản thuyết minh thiết kế dự toán xây dựng RGCH:
a. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
+ Độ vĩ.
+ Độ kinh.
+ Ranh giới hành chính.
- Các yếu tố khí hậu: ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của cây rừng.
+ Nhiệt độ (trung bình năm, trung bình tối cao, trung bình tối thấp, tối cao tuyệt đối,
tối thấp tuyệt đối, . . .)
+ Các mùa trong năm.
+ Lượng mưa.

+ Lượng bốc hơi.
+ Chế độ gió, bÃo, sương hại, . . .
- Các yếu tố địa hình:
+ Độ cao so với mặt biển.
+ Độ dốc.
+ Hướng phơi.
- Các yếu tố về đất, đá mẹ:
+ Loại đất.
+ Đá mẹ.
+ Độ sâu tấng đất.
+ Thành phần cơ giới.
+ Tỷ lệ mùn.
+ Độ pH, tỷ lệ đá lẫn, độ chặt, v.v. . . .
- Các yếu tố về thủy văn, nguồn nước (sông suối, ao, hồ).
b. Một số thông tin về tình hình dân sinh, kinh tế, điều kiện giao thông
c. Hiện trạng lâm phần:
Mô tả chung về hiện trạng toàn lâm phần, trong đó mô tả chi tiết về tình trạng loài cây
mục đích (loài cây lấy giống) nếu là rừng tự nhiên hỗn loài. Các yếu tố của lâm phần bao gồm:
- Nguồn gốc (rừng tự nhiên, rừng trồng), lịch sử lâm phần.
- Tổ thành (rừng tự nhiên hỗn giao).
- Tuổi rừng (năm trồng).
- Mật độ hiện tại.
- Quá trình tác ®éng.

344

VTSP 2005 - 2008


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa


- Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát dục: Chỉ số bình quân về Htt, Hdc, D1,3, Dt, góc phân
cành, tỷ lệ các cấp sinh trưởng, tỷ lệ cây ra hoa kết quả, tình hình sản xuất giống, . .
d. Đề xuất các biện pháp tác động:
- Phương án tỉa thưa, điều chỉnh mật độ: Cường độ, chu kỳ, số lần tỉa thưa, mật độ cuối
cùng, mùa chặt, phương thức và phương pháp chặt.
- Chăm sóc, bồi dưỡng cây giống: phát luỗng rừng, cuốc xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa
cành nhân tạo, trồng xen cây che phủ, cải tạo đất, áp dụng các hình thức nông lâm kết hợp.
- Các biện pháp bảo vệ khu rừng giống: Thiết lập hệ thống đường ranh cản lửa, chòi
canh, biển bảo vê, phòng chống sâu bệnh hại, người và gia súc xâm lấn.
- Biện pháp xây dựng đai cách ly hoặc vùng đệm cho khu rừng giống để tránh hiện
tượng thụ phấn không kiểm soát từ các nguồn phấn xấu ở bên ngoài.
- Nếu là rừng tự nhiên, cần đề xuất phương án xử lý cụ thể về việc phát luỗng, tỉa cây
chèn ép cây giống, biện pháp nuôi dưỡng cây giống, v.v. . .
e. Dự toán kinh phí đầu tư: Tổng kinh phí ®Çu t­: . . . . . . . . . . ., trong đó:
- Kinh phí đầu tư cho khâu lâm sinh.
- Kinh phí đầu tư cho các công trình phụ trợ.
f. Ước tính hiệu quả kinh tế:
- Sản lượng hạt giống tăng.
- Chất lượng hạt giống tăng.
- Dự tính thời gian và khả năng sản xuất giống.
2.1.2.2. Các loại bản đồ kèm theo:
Các loại bản đồ kèm theo b¶n TKDT (theo mơc 2.1.1.)
2.2. Qu¶n lý rõng gièng chun hoá
Trong quá trình kinh doanh rừng giống, dựa trên đặc tính sinh vật học của từng loài cây
rừng, qua từng thời kỳ phát dục của thực vật mà tác động vào rừng nhiều biện pháp kỹ thuật
liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng ra hoa kết quả tốt, đạt sản lượng và chất lượng
cao, rút ngắn chu kỳ sai quả.
Sản lượng và chất lượng sinh lý hạt giống của cây rừng cao hay thấp, thời kỳ bắt đầu ra
hoa kết quả sớm, muộn và vấn đề chu kỳ sai quả dài, ngắn được quyết định do tính di truyền

của bản thân loài cây và điều kiện dinh dưỡng của môi trường. Điều kiện dinh dưỡng tốt, xấu
lại được quyết định bởi điều kiện hoàn cảnh. Cho nên, cải thiện điều kiện hoàn cảnh của rừng
sẽ có tác dụng nâng cao điều kiện dinh dưỡng. Trong điều kiện hoàn cảnh thì độ chiếu sáng,
nhiệt độ không khí, độ phì và độ ẩm của đất rừng thường là các yếu tố có tác dụng chủ đạo. Do
đó, cải thiện điều kiện chiếu sáng, ôn độ của không khí / đất rừng và nâng cao độ phì thổ
nhưỡng sẽ tạo ®iỊu kiƯn thn lỵi cho rõng gièng ra hoa kÕt quả, nâng cao sản lượng và chất
lượng sinh lý hạt giống.
Nguyên nhân gián cách tính chu kỳ ra quả của cây rừng (hiện tượng được mùa và mất
VTSP 2005 - 2008

345


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

mùa) tuy do nhiều nhân tố tạo thành (trong đó có ảnh h­ëng cđa ®iỊu kiƯn khÝ hËu / thêi tiÕt)
song ®iỊu kiện dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng. Bởi vì khi cây rừng bắt đầu ra quả cần tiêu
hao một lượng lớn chất dinh dưỡng. Nếu không có một lượng lớn chất dinh dưỡng cung ứng thì
cây rừng sẽ không thể ra hoa kết quả một cách bình thường. Cho nên, cải thiện điều kiện dinh
dưỡng của cây mẹ có thể rút ngắn hoặc làm mất tính chu kỳ sai quả.
Công việc chăm sóc rừng giống bao gồm các biện pháp kỹ thuật: Chặt tỉa thưa - điều
chỉnh mật độ, cuốc xới đất, vun gôc, bón phân, tưới nước cho cây giống, tỉa cành nhân tạo đối
với cây chặt trung gian v.v . . . Để tạo điều kiện cho rừng giống đạt năng suất và phẩm chất cao,
các biện pháp chăm sóc phải tiến hành nhiều lần xen kẽ nhau, trải qua một quá trình dài, ngay
từ khi cây rừng còn nhỏ tuổi. Từ rừng kinh tế lấy gỗ với mật độ cao chuyển hoá thành rừng
giống đòi hỏi điều kiện sống thuận lợi hơn, vấn đề đặt ra trước tiên là phải tiến hành tỉa thưa điều chỉnh mật độ, mở rộng khoảng không gian dinh dưỡng cho cây rừng. Và song song với
quá trình ấy, những biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng hỗ trợ nhằm cải thiện điều kiện hoàn
cảnh sống, và trên cơ sở đó cải thiện điều kiện dinh dưỡng của cây mẹ, loại trừ và hạn chế đến
mức thấp nhất các mặt bất lợi đối với quá trình phát dục của cây giống.
2.2.1. Chặt tỉa thưa:

Chặt tỉa thưa là một biện pháp kỹ thuật lâm sinh kinh tế nhất và có hiệu quả cao đối với sự
ra hoa kết quả của rừng giống. Qua chặt tỉa thưa sẽ làm tăng thêm khoảng không gian dinh
dưỡng cho cây giống cả hai bộ phận: dưới và trên mặt đất, làm cho mỗi cá thể cây giống lợi dụng
được các nhân tố hoàn cảnh một cách hiệu quả nhất. Tán cây sẽ nhận được nhiều ánh sáng, phát
huy đầy đủ tác dụng của dinh dưỡng khí quan, quá trình quang hợp được đẩy mạnh, tích luỹ
được nhiều chất hữu cơ, làm tiền đề cho ra hoa kết quả phong phú về mọi mặt. Cây rừng muốn
có năng suất sinh trưởng phát triển cao, phụ thuộc vào hai yếu tố:
a. Tỷ lệ quang hợp / hô hấp phải cao.
b. Khối lượng lá làm việc phải nhiều và thời gian làm việc phải cao.
Trong quá trình sinh trưởng, tán lá cây rừng luôn luôn phát triển dài, rộng thêm, đòi hỏi
khoảng sống ngày càng lớn. Do đó, từ khi cây rừng khép tán đến giai đoạn thành thục tái sinh,
thu hoạch hạt giống cần phải tiến hành nhiều đợt chặt tỉa trung gian. Tuỳ theo mức độ phát
triển của tán lá và nhu cầu đòi hỏi ¸nh s¸ng cđa c©y trong tõng thêi kú kh¸c nhau mà quyết định
thời gian và cường độ chặt. Thời kỳ tuổi nhỏ, chặt tỉa thưa giúp cho cây giống sinh trưởng tốt,
qua đó tạo dần hình thái thân cây, nhất là bộ phận tán lá thích hợp cho sản xuất hạt giống. Đối
với rừng ở cỡ tuổi cao hơn thì chặt tỉa thưa có tác dụng trực tiếp trong việc tăng cường mức độ
chiếu sáng cho cây, thúc đẩy cây rừng ra hoa kết quả tốt.
Qua từng đợt chặt trung gian sẽ lựa chọn những cây mẹ có phẩm chất tốt để giữ lại, đồng
thời tạo điều kiện nuôi dưỡng cho những cây chặt đợt sau để nâng cao hiệu quả kinh tế. Cuối
cùng, khi hình thái cây giống đà ổn định, sẽ giữ lại và bồi dưỡng những cây giống ưu tú nhất
làm cây mẹ với mật độ thích hợp cho việc ra hoa kết quả của rừng giống.
2.2.1.1.Cường độ và chu kỳ tỉa thưa:
Việc xác định một cách thích hợp cường độ và chu kỳ tỉa thưa cho rừng giống là một việc
làm có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình rừng sau khi chặt. Chặt với cường ®é qóa lín, rõng sÏ bÞ

346

VTSP 2005 - 2008



Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

trống một cách đột ngột, nhất là với lần chặt đầu tiên, sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho cây giống
(gió bÃo làm gẫy, đổ cây, thực bì phát triển mạnh cạnh tranh dinh dưỡng, nước mưa xói mòn
lớp đất mặt, ...). Song nếu chặt với cường độ thấp sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể. Giữa
cường độ và chu kỳ chặt có mối quan hệ mật thiết: Cường độ chặt càng cao thì chu kỳ chặt càng
dài và ngược lại, chặt với cường độ thấp thì chu kỳ sẽ ngắn. Bởi vậy, khi xác định cường độ và
chu kỳ chặt phải căn cứ vào nhiều điều kiện mà quyết định, trong đó đặc biệt chú trọng đến
nguyên tắc là luôn đảm bảo cho cây giống để lại có đủ khoảng sống cần thiết để phát triển
thuận lợi.


Cường độ chặt:

Cường độ chặt là tỷ số phần trăm (%) giữa số cây chặt với tổng số cây hiện có.
Khi xác định cường độ chặt, căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau đây:
a.

Đường kính hiện tại, mức độ giao tán và khả năng phát triển tương lai.

b.

Điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai và tình hình thực bì dưới tán rừng.

c.

Tình hình phân cấp cây rừng (tỷ lệ các cấp sinh trưởng trong lâm phần).

d.


Cường độ chặt lần trước và chu kỳ chặt.

Việc xác định cường độ chặt cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
a.

Không làm cho lâm phần bị trống một cách quá đột ngột.

b.

Giữ cho cây giống tốt để lại phát triển cành nhánh, tán lá rộng và cân đối.

c.

Tạo điều kiện sinh trưởng thuận lợi cho cây chặt trung gian trong các đợt chặt sau
sinh trưởng tốt để có sinh khối lớn.

Với các loài cây ưa sáng, điều kiện lập địa tốt, cây sinh trưởng nhanh, tán lá rộng, mật độ
trồng ban đầu dày, cần phải tỉa thưa với cường độ 40 - 50% và ngược lại thì cường độ tỉa thưa
thấp hơn, 20 30%.


Chu kỳ chặt:

Chu kỳ chặt là thời gian gián cánhgiữa hai lân chặt kÕ tiÕp nhau.
Sau khi tØa th­a ph¶i chê mét thêi gian nhất định để lâm phần khép tán trở lại thì mới bắt
đầu chặt tiếp lần sau. Xác định chu kỳ chặt, căn cứ vào:
a. Cường độ chặt.
b.Tốc độ phát triển của cây giống, đặc biệt là tốc độ phát triển của bộ phận tán lá.
Trong tất cả những yếu tố trên đây cần đặc biệt chú ý đến sự phát triển của tán lá để quyết
định cường độ và chu kỳ chặt. Tán cây có nhiều ý nghĩa và tác dụng trong đời sống và sự hình

thành hình thái cây giống. Sự phát triển của tán cây qua các cỡ tuổi nói lên mức độ đòi hỏi
không gian dinh dưỡng của từng thời kỳ. Cho nên, tình hình phát triển của tán lá là một căn cứ
quan trọng để quyết định cường độ, thời gian và số lân tỉa th­a cho rõng gièng.
Chu kú tØa th­a tõ 3 5 năm, tuỳ theo loài cây cụ thể. Số lần tỉa thưa từ 2 lần trở lên. Mật độ
cuối cùng của rừng giống chuyển hoá (rừng trồng), tuỳ theo đặc điểm sinh học của loài cây,
tuổi rừng khi bắt đầu tác động, biến động trong khoảng từ 150 500cây/ha.
VTSP 2005 - 2008

347


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

2.2.1.2. Phương pháp bài cây:
Trước khi tiến hành tỉa thưa cần phải có quá trình bài cây tỷ mỷ. Bài cây là một khâu quan
trọng trong công tác tỉa thưa. Bởi vì chỉ có bài cây chính xác thì mới có thể đạt được mục đích
mong muốn. Việc bài cây chính xác chẳng những phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của người
làm công tác này mà còn phụ thuộc vào thời gian tiến hành. Cần tránh bài cây vào thời kỳ rụng
lá. Nên tiến hành bài cây vào cuối mùa mưa, trước khi cây rụng lá, vì lúc đó các cây lớn nhỏ
trong rừng đều đầy đủ cành lá, hình thái thân cây, tán lá và quan hệ qua lại giữa các cây trong
lâm phần đều thể hiện rõ rệt.
Khi bài cây, lấy sơn đánh dấu một vòng tròn ở vị trí 1,3m đối với cây để lại, còn những
cây chặt thì đánh dấu ở hai vị trí: 1,3 m và cách gốc 10 cm theo cùng một hướng để dễ quan sát
và kiểm tra. Tiêu chuẩn chọn cây chừa, cây chặt căn cứ vào mục đích sử dụng mà qui định. Nói
chung, tiêu chuẩn cho mục đích lấy gỗ là:
- Những cây được giữ lại là: những cây cấp I và một phần cây cấp II.
- Những cây bài chặt là những cây cấp III và một số cây cấp II.
- Tiêu chí lựa chọn cây giống để lại phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của rừng giống
(lấy gỗ, lấy nhựa, tinh dầu, ta nanh, lấy lá, quả hay các sản phẩm khác).
- Tiêu chí lựa chọn cây giống phục vụ cho trồng rừng lấy gỗ là:

- Cây cấp I: H và D lớn nhất, thân thẳng, góc phân cành lớn, tán lá tròn đều, vươn ra
khỏi tán rừng, nhận được nhiều ánh sáng, không sâu bệnh, có năng lực sinh trưởng và phát
triển mạnh.
- Cây cấp II: H và D từ mức trung bình trở lên, thân thẳng, không chĩa nạng, không sâu
bệnh, tán lá tương đối tròn ®Ịu.
- C©y cÊp III: Sinh tr­ëng kÐm, cong queo, s©u bệnh, hai thân, cụt ngọn, lệch tán, bị
chèn ép dưới tán rừng.
- Tiêu chí lựa chọn cây giống phục vụ cho trồng rừng lấy sản phẩm ngoài gỗ là: sản
lượng chất cần lấy phải lớn hơn sản lượng bình quân của các cây trong lâm phần. Hàm lượng
các chất có giá trị trong sản phẩm lấy ra phải chiếm tỷ lệ cao.
- Đối với rừng tự nhiên: Cây giống phải là cây đạt tiêu chuẩn theo mục đích kinh doanh,
sinh trưởng tốt, cân đối và không bị sâu bệnh.
Trong những trường hợp cá biệt, để đảm bảo cự ly nhất định, chống xói mòn mặt đất và
cỏ dại phát sinh thì vẫn có thể giữ lại một số cây không đủ tiêu chuẩn cây chừa với điều kiện là
không mang mầm mống sâu bệnh hại (những cây này sẽ được chặt vào chu kỳ sau). Những cây
tuy vươn lên tầng cao nhưng thân vống, cành to, tán không cân đối hoặc già cỗi (đối với lâm
phần tự nhiên không đồng tuổi) cũng cần chặt bỏ. Trong một đám có nhiều cây tốt, đủ tiêu
chuẩn nhưng đứng quá gần nhau, tán lá đan chéo nhau, đặc biệt là rừng tự nhiên, cũng cần chặt
bớt để đảm bảo cự ly cần thiết. Sau khi bài cây xong phải tiến hành kiểm tra lại, đối chiếu giữa
thiết kế và thực địa rồi mới bắt đầu chặt.
2.2.1.3. Mùa chặt tỉa thưa:

348

VTSP 2005 - 2008


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

Mùa chặt nên tiến hành vào thời kỳ cây tạm ngừng sinh trưởng hoặc sinh trưởng yếu.

2.2.1.4. Phương thức tỉa thưa:
Do tình hình sinh trưởng của cây rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, không đồng đều, sự
phân bố các cây tốt, xấu không xen kẽ nhau theo một trình tự nhất định cho nên đối với rừng tự
nhiên áp dụng phương thức chặt chọn, còn đối với rừng trồng có thể áp dụng phương thức chặt
chọn kết hợp chặt cơ giới, trong đó chặt chọn giữ vai trò chủ đạo. Chỉ khi nào có những đám
cây rừng phân bố tương đối đồng đều, sự sinh trưởng ít chênh lệch, hoặc các cây tốt, xấu xen kẽ
nhau một cách đều đặn thì mới áp dụng phương thức chặt cơ giới. Còn nói chung thì dùng
phương thức chặt chọn để đảm bảo giữ lại những cây có phảm chất tốt mà quá trình bài cây đÃ
đánh dấu.
2.2.1.5. Phương pháp chặt:
Khi tiến hành chặt hạ cần chú ý những điểm sau:
a. Cần chặt sát gốc, cách mặt đất khoảng 15 - 20 cm.
b. Khống chế cho cây đổ theo đường đồng mức, không đổ theo hướng xuôi dốc để tránh
nguy hiểm, dễ xử lý cây ngả, tránh gây tổn thương cây chừa. Ngả cây xong, chặt
cành trước, cắt khúc sau rồi vận xuất ra khỏi rừng.
c. Sau khi chặt xong, thu nhặt những cành lớn làm củi, còn những cành nhỏ và nhánh,
lá thì có thể băm thành từng đoạn ngắn 30 - 40 cm, rải trên mặt đất rừng hoặc xếp
theo đường đồng mức, vừa có tác dụng tăng thảm mục cho đất rừng, vừa hạn chế
được cỏ dại phát triển và chống xói mòn (đối với cây lá rộng). Đối với cây lá kim, sau
khi vận xuất sản phẩm, cần phải dọn hết cành nhánh ra khỏi rừng để xử lý, đề phòng
cháy rừng.
Sau mỗi lần chặt xong, cần tiến hành điều tra lại tình hình rừng để có biện pháp bổ sung
hợp lý.
2.2.2.Chăm sóc, bồi dưỡng cây giống
Chăm sóc rừng giống chuyển hoá là dùng những biện pháp kỹ thuật để điều tiết mối quan
hệ qua lại giữa rừng và hoàn cảnh nhằm làm cho rừng và hoàn cảnh đạt đến sự thống nhất, cây
rừng sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với mục đích kinh doanh.
Nguyên tắc để đề xuất biện pháp chăm sóc là dựa vào đặc tính sinh vật học và yêu cầu
của loài cây đối với hoàn cảnh sống trong từng giai đoạn, đặc điểm và qui luật diễn biến của
hoàn cảnh tự nhiên (Khí hâu - Đất đai - Thực bì), trên cơ sở đó mà ph¸t huy t¸c dơng chđ quan

cđa con ng­êi nh»m thóc ®Èy sù sinh tr­ëng - ph¸t triĨn cđa rõng gièng cho phù hợp với yêu
cầu sản xuất.
Muốn cây giống sinh trưởng, phát triển tốt cần phải cung cấp cho rừng nhiều chất dinh
dưỡng, muối khoáng và nước. Việc tưới nước, bón phân cho rừng giống nói chung là những
biện pháp tích cực để nâng cao chất, sản lượng quả, hạt. Loại phân bón và liều lượng cũng như
thời gian bón phân cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, loài cây, giai đoạn phát triển của rừng
giống cụ thể mà quyết định.

VTSP 2005 - 2008

349


Xây dựng và quản lý rừng giống chuyển hóa

Ngoài ra, tuỳ tình hình cụ thể của rừng giống mà có thể áp dụng một số biện pháp
sau:
- Phát luỗng dây leo, bơi rËm tr­íc khi tiÕn hµnh tØa th­a (chđ yếu xung quanh gốc cây
giữ lại làm cay giống):
Việc làm này có hai tác dụng:
a. Giúp cho việc bài cây và chặt tỉa được thuận lợi.
b. Tập trung được nước, dinh dưỡng cho cây giống.
Trong khi phát luỗng thực bì cần lại một số cây bụi, thảm tươi sinh trưởng dưới tán rừng
để góp phần che phủ đất, hạn chế dòng chảy, chống xói mòn.
- Cuốc xới đất, vun gốc cho cây giống:
Công tác quản lý đất bao gồm các công việc: xử lý lớp thảm tươi, cuốc xới đất, vun gốc.
Các biện pháp kỹ thuật này có tác dụng tiêu diệt tạp thảo, giảm bớt sự tiêu hao nước và chất
dinh dưỡng của đất và tiêu diệt nguồn gốc sâu bệnh. Tác dụng chủ yếu của các biện pháp đó là
làm cho đất tơi xốp, cải thiện tính thẩm thấu của đất, giảm bớt sự bốc hơi nước của đất và lượng
nước chảy trên mặt đất rừng. Ngoài ra, do đất tơi xốp sẽ cải thiện được điều kiện thoáng khí và

tình hình nhiệt độ đất, giúp cho quá trình phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật đất được đẩy
mạnh, bộ rễ cây giống phát triển tốt, tích luỹ được nhiều chất hữu cơ trong cây.
-Biện pháp trồng xen cây che phủ, cải tạo đất:
Sau khi tỉa thưa, mật độ rừng thấp, ánh sáng lọt xuống mặt đất rừng nhiều nên có thể lợi
dụng đặc điểm đó mà tiến hành trồng xen một số loài cây nông nghiệp ưa / chịu bóng để cải
tạo, che phủ đất hoặc áp dụng các phương thức nông lâm kết hợp ở địa phương để tăng thêm
sản phẩm thu hoạch.
- Biện pháp tỉa cành nhân tạo:
Khi hình thái cây giống đà được hình thành, mức độ sinh trưởng nhanh, chậm đà được
biểu hiện rõ, có thể chọn được những cây ưu tú cho tương lai. Còn những cây khác sẽ được chặt
dần để mở rộng khoảng sống. Nếu vì chặt ngay những cây này mà làm cho rừng quá trống,
cường độ chặt quá cao thì có thể áp dụng biện pháp tỉa cành nhân tạo. Những cây được tỉa cành
sẽ có thân hình tròn, nhẵn hơn, lợi dụng được một lượng gỗ lớn hơn trong đợt chặt tiếp theo.
3. Đăng ký và cấp chứng chỉ cho rừng giống chuyển hoá
Th tc cơng nhận rừng giống chuyển hóa thực hiện theo Qui chế quản lý giống cây
trồng lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

350

VTSP 2005 - 2008


Phần 2

xây dựng và quản lý rừng giống
I. định nghĩa và đặc điểm của rừng giống
1. Định nghĩa:
Rừng giống là một lâm phần được thiết lập để sản xuất giống. Rừng được trồng bằng cây
con gieo ươm từ hạt giống được thu hái từ các cây trội. Hạt giống của các cây trội có khối lượng
bằng nhau và được trộn đều trước khi gieo ươm. Vị trí trồng cây con của từng cây trội riêng lẻ

không được xác định theo sơ đồ định sÃn mà trồng ngẫu nhiên trên hiện trường. Việc thỉa thưa
lâm phần căn cứ trên kết quả lựa chọn kiểu hình (loại bỏ những cây chất lượng kém và trung
bình). Lâm phần được quản lý chặt chẽ để sản xuất giống thông qua việc tỉa thưa, làm cỏ, làm
đất, bón phân và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác.
2. Đặc điểm:
- Là rừng trồng, được thiết lập cho mục đích sản xuất giống.
- Có diện tích tối thiểu là 3ha.
- Dễ tiếp cận.
- Không bị chặt đốn bất hợp pháp, chăn thả tự do, hoả hoạn hoặc do con người và tự
nhiên phá hoại.
- Không bị sâu bệnh hại
- Ranh giới của lâm phần được xác định rõ ràng
- Lâm phần được thiết lập bằng cây con có nguồn gốc từ những cây trội được tuyển
chọn.
- Cây trội được lựa chọn dựa trên tiêu chí chất lượng về loài cây trồng, ví dụ mức độ
tăng trưởng, hình dáng thân cây, sức khoẻ, sản lượng và chất lượng sản phẩm mục đích. Có ít
nhất 20 cây trội trong rừng giống (số lượng cây trội nên có khoảng 50 cây để tăng khả năng di
truyền cho rừng giống). Cây trội có thể tuyển chọn từ một hoặc nhiều lâm phần.
- Cây con có nguồn gốc từ hạt giống thu hái từ các cây trội riêng lẻ được để lẫn vào
nhau.
- Cần có băng cách ly với các lâm phần cùng loài hoặc cây lai, tránh hiện tượng tạp
giao. Băng cách lý nên có chiều rộng trên 150m. Băng cách ly có thể là đất nông nghiệp, đất
trống không sử dụng hoặc trồng các loài cây khác.
- Rừng giống được tỉa thưa dựa trên kết quả lựa chọn kiểu hình. Điều đó có nghĩa là
những cây có chất lượng kém và trung bình sẽ bị loại bỏ. Tiến hành tỉa thưa để tăng chất lượng
di truyền và cải thiện sản lượng hạt giống.
- Cần áp dụng các biện pháp quản lý thâm canh nhằm tăng chất lượng và sản lượng hạt
giống thông qua các biện pháp lâm sinh như làm cỏ, cuốc xới đất, bón phân.
VTSP 2005 - 2008


351


Xây dựng và quản lý rừng giống

II. các bước tiến hành xây dựng và quản lý rừng giống
1. Chọn địa điểm xây dựng rừng giống
Các yếu tố của điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng rừng giống phải phù hợp với yêu
cầu về điều kiện sinh thái của loài cây, thuận lợi cho quá trình sản xuất hạt giống. Tốt nhất là
xây dựng rừng giống tại nơi phân bố tự nhiện của loài cây (nếu là cây bản địa), hoặc nơi có điều
kiện tự nhiên tương đồng vi nơi nguyên sản của loài cây (nếu là cây nhập nội).
Vị trí xây dựng rừng giống cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Dễ đi lại, thuận lợi cho việc thiết lập, quản lý, bảo vệ rừng giống, quá trình sản xuất và
vận chuyển hạt giống.
- Nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của loài cây hoặc có điều kiện tự nhiên tương tự
với khu vực phân bố. Điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc tính sinh thái loài cây, nơi có độ dốc
nhỏ (dốc không quá 15) , trên các loại đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, đảm bảo rừng giống chắc
chắn cho hạt hữu thụ (hạt chắc, nẩy mầm tốt).
- Có điều kiện cách ly với các lâm phần cùng loài trong khu vực.
- Phòng chống được những điều kiện bất lợi (lửa rừng, gió bÃo, sâu, bệnh hại, ô nhiếm
môi trường, người và gia súc phá hại).
- Có giấy phép sử dụng rõ ràng cho mục đích sản xuất giống.
2. Tuyển chọn, quản lý cây trội:
Chi tiết về việc tuyển chọn và quản lý cây trôi: tham khảo ở phần Tuyển chọn cây trội
và khảo nghiệm hậu thế.
3. Gieo ươm, chăm sóc cây con:
- Sản xuất hạt giống:
+ Hạt giống được thu hái từ các cây trội đà tuyển chọn.
+ Quá trình thu hái, chế biến hạt giống để riêng rẽ theo từng cây trội.
+ Sau khi chế biến tinh sạch, hạt giống được trộn đều với khối lượng hạt của các cây

trội phải bằng nhau.
+ Hạt được bảo quản trong điều kiện tốt nhất tùy theo đặc tính sinh vật học của từng
loại (hạt ưa khô được bảo quản khô lạnh với hàm lượng nước của hạt trong phạm vi 7-8%; hạt
ưa ẩm được bảo quản trong điều kiện ẩm mát với hàm lượng nước của hạt cao, tùy theo từng
loại hạt cụ thể).
+ Hạt được kiểm nghiệm chất lượng sinh lý trước khi đưa vào bảo quản và trước khi
gieo ươm và được ghi chép kết quả kiểm nghiệm vào hồ sơ lô hạt giống.
- Chọn đất vườn ươm, xử lý hạt giống, gieo ươm tạo cây con để xây dựng rừng giống
được thực hiện như qui định cho gieo ươm cây con để trồng rừng sản xuất.
- Trước khi trồng phải chọn những cây tốt nhất, đồng đều, có hình thái phù hợp với mục
đích và yêu cầu của cây làm gièng.

352

VTSP 2005 - 2008


Xây dựng và quản lý rừng giống

- Tất cả các quá trình sản xuất hạt giống, gieo ươm tạo cây con đều được ghi chép vào
các mẫu biểu theo qui định của hệ thống tài liệu hóa giống cây trồng lâm nghiệp.
4. Trồng rừng giống
Xử lý thực bì: toàn diện hoặc theo băng (băng chừa, băng chặt được áp dụng cho các
loài cây bản địa cần có chế độ che bóng giai đoạn đầu).
Chuẩn bị đất: Đất được cày bừa toàn diện hoặc làm đất theo bậc thang. §µo hè víi
kÝch th­íc: 40 x 40 x 40 cm. Bón lót phân NPK, phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai.
Liều lượng và loại phân lót phụ thuộc vào loài cây và độ phì của đất.
Mật độ của rừng giống: Tuỳ loài cây mà sử dụng các loại mật độ khác nhau: 1.000
cây/ha (4m x 2,5m), 1.100 c/ha (3m x 3m), 1.660 c/ha (2m x 3m), . . . Đối với các loài
cây cần che bóng cần tiến hành trồng cây phụ trợ che bóng, cây che phủ, cải tạo đất

trước khi trồng cây giống.
Cần bố trí, xây dựng các băng cách ly, cản lửa cho rừng giống để tránh hiện tượng thụ
phấn không kiểm soát và ngăn chặn lửa rừng.
5. Chăm sóc, bảo vệ và quản lý rừng giống
- Rừng giống sau khi trồng cần chăm sóc liên tục cho đến lúc vẫn còn thu hái giống.
Tuỳ điều kiện đất đai, loài cây, tình hình thực bì và thời vụ trồng mà năm đầu chăm sóc 1 - 2 lần,
năm thứ 2 chăm sóc 3 lần, năm thứ 3 chăm sóc 2 - 3 lần, từ năm thứ 4, tuỳ tình hình cụ thể để
quyết định số lần chăm sóc.
- Nội dung chăm sóc:
- Nơi không làm nông lâm kết hợp thì nội dung chăm sóc bao gồm: Phát dọn thực bì,
làm cỏ, xới đất, bón phân và vun gốc.
- Nơi có kết hợp trồng cây nông nghiệp thì nội dung chăm sóc chủ yếu là làm cỏ quanh
gốc, bón phân và vun gốc.
- Trong quá trình chăm sóc, chú ý cả cây giống lẫn cây phụ trợ. Việc bón phân chỉ tập
trung cho những cây làm giống.
- Tỉa thưa và thu hái giống
- Tỉa thưa và khai thác cây phụ trợ: Khi cây giống đạt đến giai đoạn cần ánh sáng,
không cần cây che bóng thì tiến hành chặt hết cây phụ trợ. Trước đó, nếu cây phụ trợ lấn át,
tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng ở từng vị trí cục bộ thì tiến hành tỉa thưa dần cây phù trợ.
- Tỉa thưa cho rừng giống cần được thực hiện khi rừng bắt đầu khép tán. Cường độ và số
lần tỉa thưa, cần căn cứ vào đặc tính sinh vật học của loài cây và điều kiện môi trường mà quyết
định. Quá trình tỉa thưa, phương thức và phương pháp tỉa thưa cho rừng giống cũng giống như
rừng giống chuyển hoá. Mật độ cuối cùng của rừng giống, tuỳ theo loài cây, biến động trong
khoảng 150 - 400cây/ha.
- Phương pháp và kỹ thuật thu hái giống từ rừng giống: áp dụng theo các qui trình thu
VTSP 2005 - 2008

353



Xây dựng và quản lý rừng giống

hái, chế biến, bảo quản và kiểm nghiệm giống chung.
- Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp có hiệu quả
phòng trừ sâu bệnh, lửa rừng, người và động vật phá hại.
- Rừng giống phải có đầy đủ hồ sơ ghi chép rõ ràng quá trình thiết lập: nguồn giống,
thời gian và phương thức trồng, các biện pháp kỹ thuật tác động cùng các diễn biến khác. Hồ sơ
rừng giống bao gồm:
- Lý lịch các cây trội thu hạt để trồng rừng giống.
- Phiếu kiểm nghiệm chất lượng sinh lý hạt giống.
- Nhật ký gieo ươm tạo cây con.
- Các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình quản lý rừng giống.
- Tình hình ra hoa, kết quả, sản lượng và chất lượng hạt giống.
6. Đăng ký và cấp chứng chỉ cho rừng giống
Việc đăng ký, công nhận và cấp chứng chỉ cho rừng giống thực hiện tương tự như đối với
rừng giống chuyển hóa.

354

VTSP 2005 - 2008


Xây dựng và quản lý rừng giống

Gia đình 1

Gia đình 2

Gia đình 3


Gia đình 4

Chọn lọc cây trội

Thu hái hạt giống

Trộn lẫn
Vườn ươm

Trồng rừng giống
Rừng giống chưa tỉa thưa

đáNh giá

Tỉa thưa
loại bỏ cây xấu
Rừng giống sau tỉa thưa

Rừng giống

Hạt giống
cho Rõng gièng

VTSP 2005 - 2008

355


Xây dựng và quản lý rừng giống


356

VTSP 2005 - 2008


Xây dựng và quản lý rừng giống

VTSP 2005 - 2008

357


Xây dựng và quản lý rừng giống


Xây dựng và quản lý rừng giống

VTSP 2005 - 2008

359


×