Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TÌNH HÌNH BẤT ỔN Ở NHỮNG NỀN KINH TẾ GIÀU:LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU RA SAO ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.03 KB, 12 trang )









TÌNH HÌNH BẤT ỔN Ở NHỮNG NỀN KINH TẾ
GIÀU:LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU RA SAO ĐỐI
VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN?




Tháng 8 năm 2002

Tel: (617) 495-1134
Fax: (617) 496-5245
e-mail:
TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH PHỦ
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138












TÌNH HÌNH BẤT ỔN Ở NHỮNG NỀN KINH TẾ GIÀU:
LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU RA SAO
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN?







Giáo sư David O. Dapice
Đại học Tufts

Chương trình Việt Nam
Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy
Đại học Harvard



1
Lời mở đầu

Trong số ba khu vực kinh tế giàu có quan trọng, mỗi khu vực đều gặp vấn nạn. Rõ
nhất là Nhật, với tỉ lệ tăng trưởng bình quân đầu người trung bình từ năm 1998 đến
2002 bằng 0, và tỉ lệ tăng trưởng lao động đã ở mức âm kể từ năm 1994. Những ngân
hàng yếu kém, thâm hụt ngân sách cao, và dân số đang lão hóa của Nhật gây ra những
thách thức kinh tế mà nếu càng tồn tại dai dẳng thì sẽ càng khó mà đương đầu nổi.
Khu vực dùng đồng euro (bao gồm phần lớn Liên hiệp châu Âu trừ Vương quốc Anh,

Đan Mạch và Thụy Điển) liên tục có tỉ lệ thất nghiệp cao, các phúc lợi xã hội như trợ
cấp hưu trí ở mức không bền vững, và tỉ lệ sinh sản thấp hơn nhiều so với mức đủ
thay thế lực lượng lao động. Những mức thuế cao đánh vào người lao động có việc
làm vĩnh viễn đã hạn chế tạo ra việc làm trong khu vực tư nhân, và góp phần làm tăng
thâm hụt ngân sách. Mỹ đạt kết quả tốt hơn một chút so với khu vực dùng đồng euro
xét về mặt tăng trưởng GDP bình quân đầu người, và tốt hơn nhiều xét về khía cạnh
lao động, nhưng cán cân thanh toán của Mỹ dường như bị thâm hụt triền miên, và
những vấn nạn đã được bàn tán rất nhiều về bong bóng công nghệ và kế toán doanh
nghiệp đã tăng khả năng bị suy thoái nặng.

Khi các nền kinh tế quá độ đang tìm cách để phát triển, ít ra ta cũng cảm thấy bất an
khi mỗi nền kinh tế trong ba khối kinh tế lớn dường như đều vướng vào những vấn
nạn trầm trọng. Cũng có thể đầy rủi ro cho một quốc gia muốn theo chân những nước
khác trên con đường tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nếu những thị trường lớn trở nên
bất ổn. Nếu những nước nhập khẩu lớn lâm vào cảnh đình trệ kinh tế quá lâu, lượng
nhập khẩu sẽ tăng không bao nhiêu và các thế lực bảo hộ có thể thúc giục các chính
khách dựng lên những rào cản thương mại. Vì thế, khả năng của những nước giàu
trong việc giải quyết những vấn nạn của họ cũng có ý nghĩa đối với những nước
nghèo hy vọng dùng hội nhập toàn cầu để phát triển. Liệu những vấn nạn của họ có
cơ may khắc phục hay không?

Những vấn nạn mang tính chu kỳ và mang tính cơ cấu


Điều quan trọng là phải phân biệt giữa những biểu hiện của chu kỳ kinh tế, hiện vẫn
còn hiện diện dù thường dễ chịu hơn nhiều so với thời kỳ ban đầu, và những vấn nạn
mang tính cơ cấu đã ăn sâu. Kinh tế thị trường đôi khi cũng có sai sót. Có thể họ xây
dựng quá dư thừa nhà cửa cơ ngơi hoặc đầu tư quá nhiều vào một số năng lực sản
xuất. Nếu lượng xây dựng dư thừa chiếm tỉ lệ cao so với tổng sản lượng, thì kết quả
thường là suy thoái. Đây là sự giảm sút tạm thời

1
về sản lượng giúp cho những lượng
dư thừa được tái định giá, khấu hao hoặc tìm hướng sử dụng khác. Khi những sai lầm
này được chỉnh sửa, kinh tế sẽ tăng trưởng bình thường trở lại. Phần lớn các đợt suy
thoái chấm dứt trong vòng một năm. Các khoản trợ cấp thất nghiệp giảm bớt khó
khăn trong khi người lao động tìm việc làm mới. Một đợt suy thoái là một cách để
vốn và lao động được tái phân bổ đến những nơi thực sự cần chúng. Suy thoái không
phải là điều dễ chịu, nhưng cũng chẳng phải là sai lầm chết người. Qua kinh nghiệm


1
Một định nghĩa phổ biến của suy thoái, dù không phải là định nghĩa chính thức, là sản lượng tính theo
giá không đổi giảm sút trong ít nhất hai quý liên tiếp. Gần đây nhất vào năm 2001, Mỹ có ba quý sụt
giảm sản lượng, và khoảng chừng một năm sụt giảm lao động. Nhật có năm năm giảm sút lao động
(1998-2002), và hai năm liên tiếp sụt giảm sản lượng bình quân đầu người vào năm 2001 và 2002.
Khu vực dùng đồng euro có mức tăng trưởng sản lượng và lao động trải đều hơn tuy thấp hơn, ít nhất là
so với Mỹ. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực này xê dịch từ 8% đến 11%, so với 4%-6% của Mỹ và Nhật
trong những năm gần đây.


2
đau thương, những nền kinh tế giàu sẽ tìm ra những cách sử dụng chính sách tiền tệ
và thu chi ngân sách, cùng với những chính sách bình ổn khác, để giảm bớt tác động
của suy thoái và rút ngắn thời gian suy thoái trong khi chúng vẫn hoàn thành những
chức năng kinh tế của mình.

Khác với một chu kỳ kinh tế bình thường, một vấn nạn mang tính cơ cấu là vấn nạn vẫn
diễn ra triền miên trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng như tăng trưởng chậm.
Tỉ lệ thất nghiệp cao ở khu vực dùng đồng euro là một ví dụ. Một ví dụ khác là Nhật
thất bại không tạo ra được việc làm mới hoặc không giải quyết được các khoản nợ vay

ngân hàng khó đòi (hiện đã lên đến hơn 1000 tỉ đô-la) trong suốt nhiều năm. Thâm hụt
cán cân thanh toán triền miên của Mỹ là ví dụ thứ ba. Cần phải nói là thâm hụt cán cân
thanh toán không nhất thiết luôn là một vấn nạn. Nếu các dòng nhập vốn để trang trải
cho khoản thâm hụt được dùng để đầu tư vào hàng xuất khẩu hoặc hàng thay thế nhập
khẩu hiệu quả tạo ra thu nhập để trả nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, thì chẳng có vấn đề
gì cả. Tuy nhiên, thâm hụt của Mỹ trong những năm gần đây không thuộc loại “vô hại”
này, bởi bong bóng công nghệ của Mỹ đã thu hút những nhà đầu tư cổ phiếu và công ty
nước ngoài. Những nguồn vốn này đã đẩy giá trị của đồng đô-la lên đến mức không
bền vững, mà từ đó giá trị đồng đô-la đang giảm xuống.

Khi một vấn nạn kéo dài dai dẳng, thường là do người ta chẳng làm gì để giải quyết
nó và những cơ chế chỉnh sửa “tự nhiên” khác thì yếu kém hoặc không được phép
hoạt động. Đây chính là điều được gọi là một vấn nạn mang tính cơ cấu. Nó thường
là do thất bại thể chế - một tình huống trong đó chính phủ, các ngân hàng, các công
ty, và những nhóm khác không làm đúng vai trò của họ. Tất cả các hệ thống thỉnh
thoảng cũng gặp thất bại thể chế. Câu hỏi lý thú là một hệ thống nên giải quyết nó
như thế nào. Đôi khi vấn nạn được xác định khá nhanh, các biện pháp khắc phục
được áp dụng, và tổn thất được hạn chế. Trong những trường hợp khác, việc giải
quyết vấn nạn gây ra tổn thương quá lớn – ít ra là đối với một số nhóm quyền lợi nào
đó – đến nỗi người ta liên tục trì hoãn hành động. Khi đó, vấn nạn trở nên trầm trọng
hơn, và việc điều chỉnh cuối cùng có thể rất đau đớn.

Các thất bại thể chế làm phức tạp hơn việc bình ổn hóa các chu kỳ kinh tế


Cũng nên hiểu rằng một thất bại thể chế có thể gây cản trở cho khả năng của chính
phủ trong việc bình ổn hóa nền kinh tế vĩ mô. Ta có thể thấy điều này rõ nhất ở Nhật,
dù nó chí ít cũng là một nỗi lo ở Mỹ và khu vực dùng đồng euro. Hãy xét đến một
nước đang bị suy thoái. Phản ứng “bình thường” là hạ lãi suất và giảm thuế, và/hoặc
tăng chi tiêu chính phủ để tổng chi tiêu tăng lên. (Lãi suất thấp khuyến khích đầu tư;

còn giảm thuế giúp cho các hộ gia đình có thu nhập sau thuế cao hơn nên cũng có thể
chi tiêu nhiều hơn). Nhưng nếu các ngân hàng yếu kém, và có nhiều nợ khó đòi, thì
dù lãi suất có giảm các ngân hàng cũng không tăng lượng cho vay. Thay vì thế, họ
dùng nguồn vốn để nuôi sống những doanh nghiệp “đã chết”, và không chịu cấp vốn
vay cho những công ty có thể làm ăn tốt hơn. Để tránh công nhận những khoản nợ
khó đòi, họ làm cho kênh tiền tệ trở nên chậm chạp hoặc vô dụng. Tương tự, nếu một
chính phủ tích lũy gánh nặng nợ vay khổng lồ, người dân bắt đầu thắc mắc liệu họ sẽ
có khả năng trả nợ hay không, hoặc trang trải những khoản trợ cấp hưu trí công cộng
mà họ đã được hứa hay không. Như vậy, giảm thuế hay tăng chi tiêu chỉ khiến cho họ
càng thêm lo lắng. Họ tiết kiệm nhiều hơn phòng khi thuế sẽ tăng lên hoặc các khoản
trợ cấp sẽ bị cắt giảm trong tương lai. Kết quả là nợ vay của nhà nước chèn ép bất lợi
đối với cầu tư nhân, nhưng lại không làm tăng tổng cầu. Những cơ chế này giải thích


3
tại sao Nhật có tỉ lệ tăng trưởng thấp như thế dù đã có lãi suất rất thấp và thâm hụt
chính phủ rất cao trong nhiều năm.
2


Làm sao để xác định được thất bại thể chế? Về cơ bản, nếu một vấn nạn trầm trọng
được phép tồn tại mà không ai quan tâm đến, ta có thể đoán rằng có thất bại thể chế.
Phần lớn những vấn nạn đều có thể khắc phục được. Nếu không, có nghĩa là có
những ưu tiên khác quan trọng hơn. Trong một số trường hợp, những người ra quyết
định có thể không tập trung vào một vấn đề cụ thể, và do vậy không nhận ra ngay
chuyện gì đang xảy ra. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy trong nhiều năm, thì rất có thể
không phải là như thế. Nếu họ thực sự nhận ra vấn nạn, nhưng vẫn không chịu giải
quyết nó, thì thường là do giải pháp sẽ gây ra những vấn nạn khác - thường mang tính
chất chính trị. Trong trường hợp Nhật, nhiều công ty yếu kém cung cấp tiền cho chính
đảng cầm quyền, trong khi cử tri nông thôn có ảnh hưởng lớn hơn cử tri thành thị và

cũng nhận được những khoản trợ cấp lớn.
3
Kết quả là hệ thống chính trị rất khó thay
đổi tình hình, và thay vì thực hiện những cải cách căn bản, chính phủ chỉ biết vay
mượn và chi tiêu nhiều hơn nữa. Kết quả là một mức nợ chính phủ nặng nề bằng
150% GDP. Những nghĩa vụ nợ khác liên quan đến những đợt bảo lãnh cứu nguy
ngân hàng trong tương lai, các chi phí trợ cấp hưu trí, và những vấn nạn của hệ thống
tiết kiệm bưu điện sẽ đòi hỏi phải có mức lạm phát rất cao hoặc những khoản thanh
toán tính theo giá không đổi thấp hơn nhiều so với những khoản hiện nay đã hứa.
Chính mối nguy hiểm này đã khiến cho mức xếp hạng tín dụng dành cho nợ vay của
chính phủ Nhật bị giáng cấp nhiều lần, hiện nay còn thấp hơn cả Botswana, một nước
ở miền trung nam châu Phi. Trong tất cả những phương án hiện nay, chẳng có
phương án nào dễ dàng cả. Nếu cứ tiếp tục tốc độ cải cách chậm như hiện nay, có thể
sản lượng của Nhật sẽ bị giảm mạnh trong mấy năm tới. (Điều này sẽ có tác động lớn
đối với Việt Nam vì Nhật là một thị trường xuất khẩu lớn và cũng là nước cung cấp
vốn.)

Tất cả các nước giàu đều gặp phải những vấn nạn thể chế, và chúng lan tràn qua biên
giới các quốc gia

Trường hợp, hay ví dụ, này minh họa làm thế nào ngay cả một nền kinh tế giàu và
thành công cũng có thể gặp thất bại thể chế trầm trọng. Những tác động (của thất bại
thể chế) có thể nghiêm trọng, thậm chí vượt ra ngoài biên giới của quốc gia gặp thất
bại. Ví dụ, nền kinh tế toàn cầu xưa nay quá phụ thuộc vào cầu (tiêu dùng) từ Mỹ vốn
được xem là “đầu tàu (tăng trưởng)”. Nếu Nhật tăng trưởng như trước đây, hay thậm
chí nhanh bằng châu Âu, Nhật sẽ ca tụng Mỹ là nguồn cầu tiêu dùng, và nền kinh tế
toàn cầu sẽ an toàn hơn. Nhật không tạo ra được một môi trường đầu tư nội địa có khả
năng sinh lợi, nên đã dẫn tới những dòng xuất vốn lớn đã góp phần tạo ra vụ bùng nổ
đầu tư gây ra cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997. Như vậy, trong một thế giới hội
nhập kinh tế, thất bại ở nơi này thường có tác động đến những nơi khác.




2
Tiếp tục nuôi sống những công ty “ốm yếu” có nghĩa là những công ty vững mạnh hơn phải cạnh
tranh với những đối thủ được trợ cấp một cách không công bằng. Vì thế, ngay cả những doanh nghiệp
mạnh cũng suy yếu do các khoản trợ cấp cho những doanh nghiệp suy sụp. Điều này dẫn tới tình trạng
giảm bớt những công ty vững mạnh chịu cải tiến sáng tạo và nâng cao nă ng suất. Nguồn lực bị sử dụng
kém hiệu quả.
3
Nghị sĩ được bầu cử theo một khu vực bầu cử, chứ không phải bởi số cử tri bằng nhau. Các khu vực
nông thôn có thể có số cử tri chỉ bằng 1/5 so với khu vực thành thị, thế nhưng mỗi khu vực bầu một
nghị sĩ. Các cử tri nông thôn được hưởng chi tiêu cao hơn dành cho các công trình công cộng, được trợ
cấp nông nghiệp nhiều hơn, và nhiều ưu đãi khác. Họ cũng già và bảo thủ.


4
Những vấn nạn ở khu vực dùng đồng euro ít trầm trọng hơn, và khó thấy hơn. Trên
nhiều phương diện, khu vực dùng đồng euro xưa nay đã có thành quả kinh tế rất thành
công – một số khía cạnh còn ưu việt hơn cả Mỹ. Khu vực này đã có tỉ lệ tăng trưởng
sản lượng bình quân đầu người khoảng 2% trong suốt hai mươi năm, và khá ổn định,
ít khi tăng vọt quá cao hay giảm xuống quá thấp. Khu vực này có tài khoản nước
ngoài cân bằng, chi tiêu xã hội cao hơn, và các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội toàn
diện hơn so với ở Mỹ. Năng suất mỗi giờ làm việc nói chung tương đương với Mỹ.

Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với Mỹ vì có tỉ lệ dân số trong
độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động thấp hơn, và những ai tham gia vào
lực lượng lao động thì lại làm việc ít giờ hơn hoặc dễ bị thất nghiệp hơn. Kết quả là có
số giờ làm việc ít hơn với một mức dân số nhất định trong độ tuổi lao động. Điều này
có ý nghĩa quan trọng vì sẽ không thể trả những khoản trợ cấp xã hội hào phóng như

lương hưu nếu lực lượng lao động không tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, khu vực này lại
không ủng hộ cho dân nhập cư, và tỉ lệ sinh sản lại thấp hơn nhiều so với mức đủ thay
thế lao động. Như vậy, dần dà, lực lượng lao động sẽ – và hiện ở Đức đã xảy ra tình
trạng này – thực sự giảm xuống. Điều này có nghĩa là sẽ ngày càng có ít người lao
động hỗ trợ cho số lượng ngày càng nhiều những người hưu trí hy vọng sẽ nhận được
những khoản lương hưu cao từ chính phủ. Thuế hiện đã rất cao, và tỉ lệ thất nghiệp của
những người trẻ tuổi cũng rất cao. (Mức lương tối thiểu cao, cùng với thuế cao đánh
vào lao động, và khó khăn trong việc tuyển dụng khiến cho chuyện tạo thêm việc làm
mới trong khu vực tư nhân trở nên rất rủi ro.) Như vậy, hệ thống này về lâu về dài
không bền vững. Giải pháp là cắt giảm mức hứa hẹn trợ cấp hưu trí, buộc thêm nhiều
người làm việc cho đến một độ tuổi già hơn, và yêu cầu bắt buộc người lao động phải
tiết kiệm cho lúc về hưu. Ngoài ra, nếu luật lệ về lao động linh hoạt hơn, thì sẽ tạo
thêm được nhiều công việc hơn, và tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn. Tuy nhiên, những biện
pháp này không được công chúng ủng hộ và gặp sự phản đối kịch liệt của những ai hiện
đã hưởng trợ cấp hưu trí và các trợ cấp khác. (Ở Ý, một giáo sư kinh tế ủng hộ cải cách
thị trường lao động đã bị ám sát vì những quan điểm của ông.)

Điều này thì nhiều người đã hiểu, và ta sẽ cho rằng người ta sẽ có biện pháp hữu hiệu.
Điều chỉnh càng sớm thì càng ít đau đớn. Một vài quốc gia, chẳng hạn như Hà Lan,
đã chuyển sang tình trạng có mức tiết kiệm hưu trí cao hơn, và tỉ lệ thất nghiệp thấp
hơn. Những nước lớn trong khu vực dùng đồng euro như Pháp, Đức, và Ý thì chưa.
Vẫn còn phải đợi xem liệu những liên minh ủng hộ các chính phủ khác nhau có thể
tìm ra được một cách để chuẩn y những cải cách cần thiết hay không, hay liệu họ tiếp
tục phản đối những thay đổi tất yếu. Nhưng phát biểu của các chính phủ châu Âu
hiện tại cho thấy rằng họ sắp sửa công nhận một cách muộn màng rằng cần phải ra tay
giải quyết, và có thể họ sắp bắt đầu hành động. Tuy nhiên, nếu để lỡ mất cơ hội, có
thể họ khó mà nắm bắt lại được vì những biện pháp cần thiết sẽ trở nên khắc nghiệt
hơn do tình hình ngân sách và dân số trở nên tồi tệ hơn.

Có vẻ như là các nước nghèo chẳng cần quan tâm liệu các nước giàu có phải cắt giảm

trợ cấp hưu trí cho người già hay không. Tuy nhiên, một giải pháp cho vấn nạn của
họ là cho phép nhiều người nhập cư hơn. Nếu người ta làm như vậy, đó có thể là một
trong những biện pháp chính sách độc nhất, lớn nhất nhằm tạo bình đẳng thu nhập
giữa các quốc gia. Những nhân công thuộc diện khiếm dụng lao động sẽ kiếm được


5
và gởi về quê hương hàng tỉ đô-la
4
, học hỏi được nhiều kỹ năng và tạo được nhiều
mối liên hệ, và cuối cùng quay về nước có thể mở các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên,
một phản ứng khác có thể là chống nhập cư do tình trạng thất nghiệp tạo ra bởi những
điều kiện lao động đầy hạn chế. Hoặc có thể họ ra tay bảo hộ cho những ngành đang
sa sút như nông nghiệp, thép và dệt. Đó là những mặt hàng mà các nước nghèo
thường có hiệu quả sản xuất rất cao – nhưng một lực lượng lao động đang lão hóa thì
thường không muốn thay đổi công việc. Như vậy, một lần nữa thất bại (ở nước giàu)
cũng có thể tác động đến các nước nghèo.

Tỉ giá hối đoái biến động và gây khó khăn ở nhiều nơi.


Một khía cạnh khác của những thất bại chính sách kinh tế này có thể biểu hiện qua
các tỉ giá hối đoái biến động. Trong những năm vừa qua, tỉ giá hối đoái giữa tiền tệ
của các khối kinh tế lớn đã dao động rất mạnh. Đồng yên đã biến động từ điểm mạnh
nhất với chỉ 80 yên ăn một đô-la xuống đến điểm yếu nhất với 145 yên ăn một đô-la -
tất cả chỉ diễn ra trong năm 1995. Kể từ năm 1998, giá của đồng euro biến động từ
1,2 đô xuống còn 0,8 đô. Thật đáng ngạc nhiên là những thay đổi này có tác động rất
nhỏ đối với Mỹ, nước có 80% sản lượng là dịch vụ, ngoại trừ ở hai thái cực của giá trị
đồng đô-la các ngành sản xuất hàng hóa có thể trao đổi ngoại thương (nông sản và
hàng chế tạo công nghiệp) sẽ được hổ trợ rất nhiều hoặc bị cản trở nhiều.

5
Tuy nhiên,
những biến động về tỉ giá hối đoái có thể có tác động lớn đối với Nhật và khu vực
dùng đồng euro. Khi giá trị đồng đô-la giảm nhẹ trong năm nay, triển vọng tăng
trưởng của cả hai khu vực đó đã giảm sút vì mỗi khu vực dường như đều dựa vào xuất
khẩu, nhất là xuất sang Mỹ, để đạt được mức tăng trưởng GDP thỏa đáng. Đồng đô-
la không thể đủ mạnh để hỗ trợ cho tăng trưởng của khu vực dùng đồng euro và Nhật
trong khi còn yếu chưa đủ để giảm thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn của Mỹ, hiện ở
mức khoảng 400 tỉ đô-la hay 4% GDP. Những biến động tỉ giá hối đoái này cũng có
thể gây khó khăn cho các nước nghèo, trong đó có nhiều nước đã khánh kiệt vì vay
mượn bằng loại tiền tệ này nhưng có thu nhập bằng loại tiền tệ khác. Kết quả có thể
là những điều chỉnh đau đớn vì các gánh nặng nợ vay biến đổi không lường trước
được.

Một số nước nghèo thậm chí ràng buộc đồng nội tệ của mình với đồng đô-la, để rồi
thấy đồng nội tệ có giá trị quá cao khi đô-la mạnh, và có giá trị quá thấp khi đô-la yếu.
Một phần – nhưng chỉ là một phần thôi – trong những vấn nạn của Argentina xuất
phát từ việc gắn chặt đồng nội tệ với đô-la. Một phiên bản hơi khác của việc “gắn
chặt” với đô-la – như Thái Lan và Malaysia đã làm – đã dẫn đến những kiểu vay và
cho vay không an toàn góp phần gây ra khủng hoảng châu Á. Sẽ dễ dàng hơn nhiều
cho các nhà quản lý kinh tế ở các nước nghèo nếu tỉ giá hối đoái giữa các khối kinh tế
lớn ổn định hơn.



4
Một ước tính cho thấy hiện nay lượng tiền gởi về các nước đang phát triển là gần 100 tỉ đô-la - gần
gấp đôi lượng viện trợ chính thức ròng đã cấp! Việc người lao động từ các nước nghèo có thể hưởng
lương tại nước giàu với mức cao ít nhất gấp năm lần (so với ở quê nhà) cho thấy ở các nước nghèo
cũng có thất bại thể chế.

5
Khi đồng đô-la “mạnh”, hàng nhập khẩu rẻ, và hàng xuấ t khẩu của Mỹ không có lãi. Điều này
thường làm tăng thâm hụt thương mại. Khi đồng đô-la yếu – và nó đã yếu đi trong những tháng gần
đây – giá hàng nhập khẩu tính bằng đô-la sẽ tăng lên, làm hạn chế lượng nhập khẩu, và khả năng sinh
lợi của hàng xuất khẩu của Mỹ tăng lên.


6
Các thất bại của Mỹ rất đáng kể nhưng nhanh chóng được chỉnh sửa

Các thất bại thể chế quan trọng ở Mỹ đã được nêu ra nhưng chưa được phân tích. Về
cơ bản, các thị trường chứng khoán ở Mỹ đã sôi động quá mức cần thiết (overheated)
và được định giá quá cao so với thực tế (overvalued) trong giai đoạn 1998-2000 do
một nhiều kiểu thất bại. Một kiểu thất bại (và là một thất bại rất đáng kinh ngạc) là
nhiều nhà quản trị, hội đồng quản trị, và các hãng kế toán không kê khai đúng sổ sách
tài khoản. Tổng giám đốc và các giám đốc phụ trách tài chính trong một công ty chịu
trách nhiệm chính trong việc báo cáo trung thực kết quả tài chính cho cổ đông. Hội
đồng quản trị có một ủy ban kiểm toán với nhiệm vụ giám sát họ, đó là một phần
trong bổn phận của họ đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Các hãng kế toán độc lập
có nhiệm vụ kiểm tra những tài khoản này, và chứng nhận rằng chúng đã được người
có năng lực kê khai đúng luật lệ. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) của chính
phủ trung ương có nhiệm vụ xem xét những trường hợp gian lận. TẤT CẢ các cơ
quan và cá nhân này đã thất bại vì lý do này hay lý do khác. Những nhà quản trị được
hưởng các quyền chọn cổ phiếu để mua cổ phần với giá thấp. Nếu có thể báo cáo kết
quả tốt, họ có thể bán cổ phần với giá thổi phồng. Hội đồng quản trị thường quá tự
mãn và quá thân thiện với các nhà quản trị. Các hãng kế toán thường cung cấp dịch
vụ tư vấn với lệ phí rất đáng giá đến nỗi họ miễn cưỡng phê phán những tập quán kế
toán đáng nghi ngờ. SEC không có đủ kinh phí hoạt động, và bị các chính khách chỉ
trích nếu có vẻ làm mạnh tay quá. Các hãng môi giới và ngân hàng đầu tư dường như
đã hợp tác trong những hoạt động này bằng cách làm ngơ trước những dấu hiệu cho

thấy hoạt động kém cỏi, và đưa ra những đề xuất “Mua” cổ phiếu của những công ty
mà họ biết là dưới mức trung bình. Tất cả những cơ chế chế ngự và kiểm tra lẫn nhau
đã thất bại. Nhiều nhà đầu tư đã mất lượng tiền rất lớn khi thực trạng cuối cùng được
phơi bày.

Đây là những thất bại cực kỳ trầm trọng và căn bản. Nếu các công ty không báo cáo
chính xác sổ sách tài khoản, thì vốn không thể được phân bổ một cách hợp lý. Toàn
bộ lý do cơ bản cho sự tồn tại của các thị trường tài chính là chúng tạo nên “bộ não”
của một nền kinh tế thị trường, đưa các nguồn vốn đến những nơi sử dụng có hiệu quả
nhất. Quá trình này đòi hỏi phải có thông tin tốt. Không những điều này đã không
xảy ra, mà còn có những dòng vốn quốc tế - cũng một phần dựa vào dữ liệu xấu – gây
ra những tình trạng mất cân đối kinh tế vĩ mô (một đồng đô-la quá mạnh) và đầu tư dư
thừa mà hiện nay cần phải được giải quyết để có thể tăng trưởng bình thường trở lại.
Quá nhiều dòng vốn nước ngoài đổ vào Mỹ đã tạo nên thâm hụt thương mại lớn.

Tính đến nay đã có nhiều phản ứng đáng kể trước các thất bại này. Một vài công ty
rất lớn và một hãng kế toán lớn đã buộc phải phá sản. Những nhà quản trị của một số
công ty đã bị bắt và tống giam. Một số khác đã bị sa thải. Quốc hội Mỹ đã thông qua
một luật mạnh tay chống gian lận nhắm vào những tập quán như thế, và tổng thống
Bush đã ký ban hành luật đó. Luật mới này lập ra một ban giám sát kiểm toán độc
lập, tách biệt dịch vụ tư vấn và kiểm toán, và quy định phạt đến 20 năm tù cho hành vi
gian lận trong doanh nghiệp. Luật này cũng giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hơn trong
việc thu hồi những khoản mất mát do các nhà quản trị gian lận, và yêu cầu các nhà
quản trị phải báo cáo kịp thời những đợt bán cổ phiếu của mình.

Giá cổ phiếu của những công ty chỉ mới bị nghi ngờ kế toán không minh bạch đã
giảm mạnh, khiến cho ngay cả những công ty trung thực cũng phải làm sổ sách kế
toán minh bạch hơn. SEC đã yêu cầu tất cả các nhà quản trị trong 1000 công ty hàng



7
đầu phải đích thân chứng minh các tài khoản công ty của họ trước ngày 14 tháng 8.
Các hãng môi giới lớn đã bị phạt những khoản tiền lớn vì đã tư vấn thiên vị, còn
những ngân hàng đầu tư lớn đang bị Quốc hội điều tra. Nhiều ngân hàng và hãng môi
giới bị những nhà đầu tư phẫn nộ kiện ra tòa. Các phóng viên chuyên về tài chính bây
giờ phải xác định các khía cạnh có thể có xung đột quyền lợi khi phỏng vấn một nhà
môi giới hay nguồn tin khác về một công ty.
6
Những tổ chức đầu tư trung gian lớn,
chẳng hạn như các quỹ hưu bổng hay quỹ đầu tư chung, đã bắt đầu thúc giục các công
ty tính quyền chọn cổ phiếu vào chi phí kinh doanh - thể hiện chi phí của chúng khi
được cấp cho nhân viên công ty. Điều này sẽ có xu hướng làm giảm số lượng quyền
chọn cổ phiếu được cấp, vì lợi nhuận báo cáo sẽ giảm khi chi phí này được ghi nhận
đúng. Kinh phí hoạt động cho SEC đã được tăng lên đáng kể. Tất cả những điều này
diễn ra trong vòng hai, ba quý vừa qua. Chắc chắn những nhà quản trị doanh nghiệp
sẽ khó khăn hơn và sẽ nguy hiểm hơn nếu muốn lường gạt cổ đông.

Xin nhắc lại là thỉnh thoảng các thể chế có thể thất bại. Cơ sở để kiểm tra xem một hệ
thống có tốt hay không là những vấn nạn này được xác định, chẩn đoán, và xử lý kịp
thời và hiệu quả sao cho tác hại có thể được hạn chế và không tái diễn.

Tăng trưởng kinh tế hiện đại là một hiện tượng tương đối gần đây. Nó thật sự bắt đầu
cách đây hai trăm năm ở Vương quốc Anh, và từ từ lan tràn sang những vùng khác
của châu Âu, và những khu vực định cư của người châu Âu trong thế kỷ tiếp theo đó.
(Nhật cũng gia nhập, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19.) Chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
mới có một số đáng kể các nước “thế giới thứ ba” cũng bắt đầu tăng trưởng bền vững
với tỉ lệ bình quân đầu người khá cao. Chúng ta biết rằng nhiều nước có thể tăng
trưởng mạnh trong một thời gian, sau đó có thể sụt giảm thê thảm, chẳng hạn như
Argentina gần đây với thu nhập bình quân đầu người gần 10.000 đô-la trước khi sụp
đổ. Nhưng ta chưa thấy trường hợp một nước đứng vào hàng “đã phát triển” trong số

những nền kinh tế hàng đầu, rồi sau đó thực sự suy sụp trong nhiều năm, trừ những
trường hợp lâm vào các cuộc chiến tranh tàn hại. Đúng là bước tiến kinh tế của Anh
và Mỹ có bị chậm đi trong một số giai đoạn, nhưng họ chưa hề thoái lui lâu đến một
thập niên. Tại sao như thế? Có thể là ta chưa chứng kiến đủ để thấy những kết quả
tồi tệ như vậy xảy ra. Hoặc có thể những nước đã vươn lên đến hạng đầu phải xác
định và khắc phục các vấn nạn trong suốt quá trình phát triển của mình, và kỹ năng
này cũng giúp họ khắc phục những thất bại thể chế. Chí ít thì nó cũng có thể giúp cho
họ ít bị thất bại hơn.

Thông tin và Cạnh tranh thể chế


Cho đến đây bài viết chủ yếu nhấn mạnh đến các thất bại kinh tế và tài chính, nhưng ý
nghĩa không chỉ giới hạn trong những lĩnh vực đó. Ví dụ việc quản lý điều tiết các
nhà máy điện hạt nhân, thuốc men hay các hãng hàng không cũng chịu nhiều áp lực
tương tự. Thông thường ngành bị quản lý sẽ “khống chế” cơ quan quản lý và làm suy
giảm tính nghiêm khắc của việc giám sát. Kết quả là hoạt động không an toàn.
Tương tự, các thể chế y tế và giáo dục cũng thường bị thất bại. Vì các thể chế này
thường là độc quyền hoặc gặp đối thủ cạnh tranh yếu, họ cần phải cung cấp cho người

6
Ví dụ, nếu một chuyên viên phân tích cổ phiếu làm việc cho một hãng môi giới thuộc một công ty có
ngân hàng đầu tư làm ăn với công ty mà anh ta đang phân tích, có thể anh ta sẽ bị áp lực nói những
điều tốt đẹp về cổ phiếu của công ty đó, để giữ mối kinh doanh chứng khoán cho hãng của mình.
Chuyện này bây giờ đã được nêu rõ ràng, chứ không phải ngầm hiểu trong các cuộc phỏng vấn truyền
hình hay trên báo chí.


8
tiêu dùng thông tin tốt về hoạt động của họ. Nếu có lợi thế nhờ đạt được danh tiếng

(một cách xứng đáng), một thể chế sẽ cố gắng nhiều hơn là khi thể chế đó không chịu
áp lực phải cải tiến. Điều này dẫn đến việc công bố điểm thi của các trường học hoặc
tỉ lệ bệnh nhân được cứu sống đối với các loại hoạt động khác nhau của các bệnh
viện. Chừng nào các bậc phụ huynh hay học sinh chọn trường theo điểm thi, hoặc
chọn bệnh viện theo tỉ lệ thành công, thì vẫn còn áp lực buộc thể chế đó phấn đấu đạt
kết quả tốt hơn. Một cách khác là cố gắng cải tiến bằng biện pháp quản lý nghiêm
ngặt hơn, nhưng cách này thường có hiệu quả kém.

Một cách khác để các thể chế cải thiện thành quả của chúng là tạo ra cạnh tranh thể
chế. Thoạt tiên điều này nghe có vẻ kỳ quặc. Các thể chế có thể cạnh tranh như thế
nào? Chuyện đó tùy thuộc một phần vào cách ta nghĩ về một thể chế. Nếu thể chế đó
là một trường đại học, thì một sinh viên có thể chọn trong số nhiều khả năng khác
nhau – mặc dù có thể có nhiều hơn nữa nếu có nhiều tiền. Một lập luận tương tự có
thể áp dụng cho các bệnh viện hay bác sĩ. Thậm chí tất cả các bác sĩ có thể được xem
chung như một thể chế, và họ cạnh tranh với các thầy thuốc cổ truyền, các y tá, và các
dược sĩ. Chính quyền một thành phố hay tỉnh có thể cạnh tranh với các công ty để thu
hút vốn đầu tư, và có lẽ để thu hút người dân chọn đến sinh sống tại địa bàn pháp lý
đó. Từ xưa đến nay Mỹ đã thu hút nhiều dân nhập cư không thích điều kiện ở nước
họ. Như vậy, ngay cả các nhà nước quốc gia rốt cuộc cũng cạnh tranh với nhau dưới
hình thức này hay hình thức khác.

Trở lại tình hình bất ổn và phát triển

Bây giờ ta có thể quay trở lại câu hỏi trong tựa đề: tình hình bất ổn ở các nước giàu sẽ
ảnh hưởng xấu ra sao đối với các nước nghèo đang cố gắng phát triển thông qua xuất
khẩu? Nếu chỉ dùng số đo đơn giản về tình hình bất ổn của sản lượng tính theo giá
không đổi hay thương mại, thì tất cả các bằng chứng cho thấy rằng các chu kỳ kinh tế
đang trở nên bớt trầm trọng đi, chứ không phải trầm trọng hơn. Đã hơn một phần tư
thế kỷ kể từ khi GDP tính theo giá không đổi của Mỹ hay châu Âu (tuy không phải
Nhật) sụt giảm hai năm liên tiếp. Thương mại trên thế giới đã tăng khá liên tục kể từ

năm 1950, ngoại trừ một vài cú sốc dầu hỏa. Chắc chắn là không có gì giống với giai
đoạn đại suy thoái 1929-1939 trong nửa thế kỷ vừa qua. Tuy mức tăng trưởng các thị
trường nhập khẩu ở các nước giàu có thể không đều đặn hay nhanh chóng, hiếm khi
tổng kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này giảm trong vòng hơn một năm,
và nếu có giảm thì không giảm bao nhiêu.
7
Tất nhiên, một số loại mặt hàng cụ thể –
đặc biệt là hàng điện tử – đã cho thấy là có nhiều biến động. Nhưng nhìn chung, khó
mà lập luận rằng tình hình bất ổn ở các nước giàu là một cản trở lớn cho việc xuất
khẩu.

Một lập luận khác là các dòng vốn có tính bất ổn. Đúng vậy. Các dòng vốn ngắn hạn
hết sức bất ổn. Các dòng vốn dài hạn nhìn chung ít dao động hơn, nhưng vẫn có thể
biến thiên rất nhiều đối với một quốc gia riêng rẽ. Vì các nước nghèo chỉ thu hút
được một phần nhỏ trong lượng tiết kiệm của các nước giàu, biến số quan trọng
thường nằm ở điều kiện thay đổi ở các nước nghèo, chứ không phải những thay đổi
lớn về các nguồn vốn có thể đầu tư của các nước giàu. (Các nước giàu mỗi năm tiết


7
Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu ở các nước giàu đạt 6-7% mỗi năm trong vòng 20 năm qua. Mức
sụt giảm lớn nhất là vào năm 2001 khi kim ngạch nhập khẩu của các nước giàu giảm 1,5%, và 2,7% ở
Mỹ. Theo IMF, tăng trưởng sẽ chậm nhưng sẽ là số dương trong năm 2002, và dự kiến lại vượt mức
6% vào năm 2003.


9
kiệm hơn 4000 tỉ đô-la, trong khi toàn bộ các dòng vốn ròng đổ vào các nước nghèo
hiếm khi đạt đến mức 5-6% của con số đó, ngay cả vào năm 1996 trước khủng hoảng
châu Á. Năm 2001, tỉ số này là 2%.) Một vấn đề ít được chú ý hơn là: thông thường

tiết kiệm chảy từ nước nghèo sang nước giàu! Điều này cho thấy là các cơ hội đầu tư
tốt không phải luôn có sẵn, dù có thể có đủ nguyên nhân từ bảo vệ tài sản kiếm được
một cách phi pháp, cho đến việc tránh thuế hay đơn giản chỉ là ẩn náu để khỏi bị tịch
thu. Lượng đô-la hay vàng được cất giữ ở một nước nghèo tương đương lượng vốn di
tản ra nước ngoài, ít nhất là xét về khía cạnh kinh tế. Tức là, lượng tiền tiết kiệm đó
không dùng để cấp vốn cho đầu tư trong nước. Số tiền ấy cũng có thể được gởi ở
nước ngoài.

Có nhiều cách để giải quyết tình trạng bất ổn tài khoản vốn. Cách thứ nhất là hoàn
toàn không dựa vào vốn nước ngoài. Tuy nhiên, vốn nước ngoài thường mang theo
công nghệ, kỹ năng quản trị, hay cơ hội tiếp cận các thị trường khiến cho vốn nước
ngoài trở nên hấp dẫn. Những đặc tính khác này ít khi có ở các khoản vay ngân hàng
ngắn hạn, và những dòng vốn ngắn hạn như thế là những nguồn vốn biến động nhiều
nhất. Tránh hay bớt sử dụng chúng sẽ làm giảm khả năng bị tác hại của tình trạng di
tản vốn. Phần lớn các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dài hạn, và nếu đầu
tư đó có khả năng cạnh tranh và chi phí thấp, thì rất có thể vừa ổn định vừa có lợi.
Một chiến lược khác là phụ thuộc rất nhiều vào các dòng vốn chính thức, nhưng rất
hiếm ví dụ về những nền kinh tế đạt kết quả tốt về lâu về dài với phương pháp này.
Viện trợ có ích để “làm nóng máy tăng trưởng”, nhưng không phải là một nguồn vốn
đầu tư chính về lâu về dài. Các loại hình tài chính tư nhân khác, ví như đầu tư chứng
khoán, thường có vị trí đứng giữa FDI và vốn vay ngân hàng. Tức là, chúng có độ
biến động vừa phải, và có khả năng mang đến những nhập lượng khác. Cần phải nói
rằng thông thường các dòng vốn tư nhân nước ngoài gấp nhiều lần so với các dòng
vốn chính thức. Nhưng tất cả các dòng vốn nước ngoài thường chỉ cấp vốn cho 10-
20% tổng đầu tư, nếu đó là mức ở hầu hết các nước đang phát triển.

Phần thảo luận tổng quát này không bàn kỹ lắm về kết quả có thể có tình trạng sụp đổ
của các ngân hàng lớn ở Nhật (không phải là có lẽ, mà là có thể) hay tình trạng bất
ngờ thẩm định lại rủi ro của nợ vay của các nước đang phát triển như vẫn thường xảy
ra – gần đây nhất là với cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997. Một bài học rút ra từ

giai đoạn đó là sức mạnh của các hệ thống ngân hàng trong nước có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc tránh tình trạng người dân trong nước di tản vốn ra nước ngoài. Tuy
các nhà đầu cơ nước ngoài chắc chắn là đã gây ra sự mất giá ban đầu của đồng baht
Thái, chính việc người tiết kiệm và người vay tiền trong nước đổ xô chuyển đồng nội
tệ sang đô-la đã khiến cho cuộc khủng hoảng châu Á lan rộng và ăn sâu. Một tỉ giá
hối đoái linh hoạt, một chính sách cẩn thận về vay nợ bằng đô-la, và việc báo cáo
trung thực các dữ liệu kinh tế vĩ mô và tài chính – tất cả các biện pháp này đã được
thực hiện sau đó – có xu hướng làm giảm các dòng vốn của người dân trong nước đổ
ra nước ngoài.

Hình thành khả năng mau chóng hồi phục thể chế


Làm sao có thể thiết kế một hệ thống sao cho thất bại thể chế ít có cơ may xảy ra, hay ít
nhất là được công nhận sớm hơn và giải quyết hiệu quả hơn? Một nguyên tắc đầu tiên
là cần phải có thông tin. Nếu người ta không biết chuyện gì đang xảy ra, khó mà đánh
giá được tình thế hay biết liệu có cần thay đổi hay không. Những hệ thống nào cung
cấp được thông tin có chất lượng tốt một cách rộng rãi thì thường sẽ đạt kết quả tốt hơn


10
những hệ thống không làm được chuyện đó. Như kinh nghiệm của các doanh nghiệp
Mỹ cho thấy, tham nhũng cũng hoành hành khi thông tin bị bưng bít hay bóp méo. Như
tục ngữ đã nói, “ánh nắng mặt trời diệt vi trùng” và hệ thống càng minh bạch thì càng
dễ phát hiện và xử lý vấn đề.

Một khía cạnh thứ hai của thất bại thể chế là thông thường những nhóm tương đối nhỏ
nhưng có thế lực có khả năng cản trở các biện pháp chỉnh sửa. Hệ thống nào có thể
hình thành các liên minh tập hợp từ đại đa số và chế ngự được những đặc quyền hạn
hẹp thì thường có khả năng tự cải cách dễ dàng hơn. Tại Nhật, điều này đã bị cản trở

bởi ảnh hưởng quá lớn của các cử tri nông thôn. Tại châu Âu, tỉ lệ người già ngày càng
tăng và tình trạng lớp trẻ tương đối thụ động về chính trị cộng lại khiến cho khó thực
hiện được cải cách cần thiết. Nói chung, hệ thống nào cho phép các thiểu số có thế lực
cản trở hành động thì đạt kết quả kém hơn hệ thống nào biến sự đồng thuận chung thành
hành động. Tuy đa số đôi khi sai lầm, nhưng ít ra thì đa số cũng bảo đảm rằng quyền
lợi của chính mình thống nhất với quyền lợi chung hay dài hạn của quốc gia một cách
thường xuyên hơn các nhóm thiểu số.

Một khía cạnh thứ ba của các hệ thống vận hành tốt là chúng phải chịu, và biết phản
ứng trước, cạnh tranh. Tuy cạnh tranh có thể có tính hủy diệt nếu được thực hiện theo
cách không có luật lệ hay bạo lực
8
, thông thường đó là một cách có trật tự để tạo ra thay
đổi tích cực. Nếu một thể chế thường xuyên nhìn vào các thể chế khác để tìm ra những
cách thức hoạt động tốt nhất và tự cải thiện mình, điều này sẽ tạo ra thay đổi giúp ngăn
ngừa tình trạng bất ổn. Hệ thống nào càng tách biệt và cách ly thì càng ít có cơ may
hưởng lợi từ thành công của các hệ thống khác. Nếu cạnh tranh dẫn đến các quy định
quản lý và chính sách tốt hơn và năng suất cao hơn, thì tất cả các nhóm đều có lợi từ
quá trình này. Có thể thấy rất rõ điều này qua một cuộc chạy đua – các đối thủ sẽ cải
thiện nếu họ cạnh tranh với nhau. Điều này không được thấy rõ lắm xét về khía cạnh
các chính phủ hay các nền kinh tế, nhưng nó có thể vẫn đúng như thế.

Tóm lại, không có quốc gia nào tránh khỏi mắc những thói quen xấu. Trong những
trường hợp thái cực, những sai lầm này có thể gây ra tổn thất rất lớn cho người dân của
quốc gia đó và cũng thỉnh thoảng tác hại cho người dân khắp thế giới. Dần dà theo thời
gian, người ta có thể thậm chí từ bỏ một nền kinh tế, vùng hay quốc gia được quản lý
kém. Toàn cầu hóa là một quá trình có cả hợp tác lẫn cạnh tranh với nhiều rủi ro,
nhưng cũng có nhiều lợi ích tiềm tàng lớn lao. Những quốc gia nào có các thể chế tự
cải tiến thì sẽ tăng trưởng nhanh hơn, ổn định hơn, và năng động hơn. Những quốc gia
đó thường sẽ hưởng lợi từ hội nhập toàn cầu và quản lý tốt các rủi ro đó. Nền kinh tế

toàn cầu hiện tại gặp nhiều thách thức, nhưng không phải là quá bất ổn nếu so với tình
hình hồi đầu thế kỷ 20 hay thậm chí trong thập niên 1970. Tình hình bất ổn và những
rủi ro hiện đang tồn tại cần phải được quản lý. Phương án tránh hoàn toàn các rủi ro
không phải là phương án tốt, nếu như Bắc Triều Tiên hay Myanmar có thể cho ta thấy
điều gì. Nếu xe gắn máy là nguy hiểm, giải pháp là đội mũ bảo hộ và lái xe cẩn thận,
chứ không phải chọn cách đi bộ. Đi bộ thì chẳng tiến được bao xa trong khi người khác
cưỡi xe phía trước!


8
Từ cạnh tranh có thể hiểu theo bất cứ nghĩa gì từ cuộc tranh giành đầy bạo lực của các doanh nghiệp
mafia ở Nga cho đến việc những nhà hàng gần nhau nỗ lực cải thiện thức ă n và cung cách phục vụ
khách hàng. Hiểu được khi nào cạnh tranh cải thiện nền kinh tế , và khi nào nó không công bằng hay có
tính phá hoại là một phần của chính sách đúng đắn.

×