Tháng 8 năm 2002
Tel: (617) 495-1134
Fax: (617) 496-5245
e-mail:
TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH PHỦ
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138
TÌNH HÌNH BẤT ỔN Ở NHỮNG NỀN KINH TẾ GIÀU:
LIỆU CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU RA SAO
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN?
Giáo sư David O. Dapice
Đại học Tufts
Chương trình Việt Nam
Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy
Đại học Harvard
1
Lời mở đầu
Trong số ba khu vực kinh tế giàu có quan trọng, mỗi khu vực đều gặp vấn nạn. Rõ
nhất là Nhật, với tỉ lệ tăng trưởng bình quân đầu người trung bình từ năm 1998 đến
2002 bằng 0, và tỉ lệ tăng trưởng lao động đã ở mức âm kể từ năm 1994. Những ngân
hàng yếu kém, thâm hụt ngân sách cao, và dân số đang lão hóa của Nhật gây ra những
thách thức kinh tế mà nếu càng tồn tại dai dẳng thì sẽ càng khó mà đương đầu nổi.
Khu vực dùng đồng euro (bao gồm phần lớn Liên hiệp châu Âu trừ Vương quốc Anh,
Đan Mạch và Thụy Điển) liên tục có tỉ lệ thất nghiệp cao, các phúc lợi xã hội như trợ
cấp hưu trí ở mức không bền vững, và tỉ lệ sinh sản thấp hơn nhiều so với mức đủ
thay thế lực lượng lao động. Những mức thuế cao đánh vào người lao động có việc
làm vĩnh viễn đã hạn chế tạo ra việc làm trong khu vực tư nhân, và góp phần làm tăng
thâm hụt ngân sách. Mỹ đạt kết quả tốt hơn một chút so với khu vực dùng đồng euro
xét về mặt tăng trưởng GDP bình quân đầu người, và tốt hơn nhiều xét về khía cạnh
lao động, nhưng cán cân thanh toán của Mỹ dường như bị thâm hụt triền miên, và
những vấn nạn đã được bàn tán rất nhiều về bong bóng công nghệ và kế toán doanh
nghiệp đã tăng khả năng bị suy thoái nặng.
Khi các nền kinh tế quá độ đang tìm cách để phát triển, ít ra ta cũng cảm thấy bất an
khi mỗi nền kinh tế trong ba khối kinh tế lớn dường như đều vướng vào những vấn
nạn trầm trọng. Cũng có thể đầy rủi ro cho một quốc gia muốn theo chân những nước
khác trên con đường tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nếu những thị trường lớn trở nên
bất ổn. Nếu những nước nhập khẩu lớn lâm vào cảnh đình trệ kinh tế quá lâu, lượng
nhập khẩu sẽ tăng không bao nhiêu và các thế lực bảo hộ có thể thúc giục các chính
khách dựng lên những rào cản thương mại. Vì thế, khả năng của những nước giàu
trong việc giải quyết những vấn nạn của họ cũng có ý nghĩa đối với những nước
nghèo hy vọng dùng hội nhập toàn cầu để phát triển. Liệu những vấn nạn của họ có
cơ may khắc phục hay không?
Những vấn nạn mang tính chu kỳ và mang tính cơ cấu
Điều quan trọng là phải phân biệt giữa những biểu hiện của chu kỳ kinh tế, hiện vẫn
còn hiện diện dù thường dễ chịu hơn nhiều so với thời kỳ ban đầu, và những vấn nạn
mang tính cơ cấu đã ăn sâu. Kinh tế thị trường đôi khi cũng có sai sót. Có thể họ xây
dựng quá dư thừa nhà cửa cơ ngơi hoặc đầu tư quá nhiều vào một số năng lực sản
xuất. Nếu lượng xây dựng dư thừa chiếm tỉ lệ cao so với tổng sản lượng, thì kết quả
thường là suy thoái. Đây là sự giảm sút tạm thời
1
về sản lượng giúp cho những lượng
dư thừa được tái định giá, khấu hao hoặc tìm hướng sử dụng khác. Khi những sai lầm
này được chỉnh sửa, kinh tế sẽ tăng trưởng bình thường trở lại. Phần lớn các đợt suy
thoái chấm dứt trong vòng một năm. Các khoản trợ cấp thất nghiệp giảm bớt khó
khăn trong khi người lao động tìm việc làm mới. Một đợt suy thoái là một cách để
vốn và lao động được tái phân bổ đến những nơi thực sự cần chúng. Suy thoái không
phải là điều dễ chịu, nhưng cũng chẳng phải là sai lầm chết người. Qua kinh nghiệm
1
Một định nghĩa phổ biến của suy thoái, dù không phải là định nghĩa chính thức, là sản lượng tính theo
giá không đổi giảm sút trong ít nhất hai quý liên tiếp. Gần đây nhất vào năm 2001, Mỹ có ba quý sụt
giảm sản lượng, và khoảng chừng một năm sụt giảm lao động. Nhật có năm năm giảm sút lao động
(1998-2002), và hai năm liên tiếp sụt giảm sản lượng bình quân đầu người vào năm 2001 và 2002.
Khu vực dùng đồng euro có mức tăng trưởng sản lượng và lao động trải đều hơn tuy thấp hơn, ít nhất là
so với Mỹ. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực này xê dịch từ 8% đến 11%, so với 4%-6% của Mỹ và Nhật
trong những năm gần đây.
2
đau thương, những nền kinh tế giàu sẽ tìm ra những cách sử dụng chính sách tiền tệ
và thu chi ngân sách, cùng với những chính sách bình ổn khác, để giảm bớt tác động
của suy thoái và rút ngắn thời gian suy thoái trong khi chúng vẫn hoàn thành những
chức năng kinh tế của mình.
Khác với một chu kỳ kinh tế bình thường, một vấn nạn mang tính cơ cấu là vấn nạn vẫn
diễn ra triền miên trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng như tăng trưởng chậm.
Tỉ lệ thất nghiệp cao ở khu vực dùng đồng euro là một ví dụ. Một ví dụ khác là Nhật
thất bại không tạo ra được việc làm mới hoặc không giải quyết được các khoản nợ vay
ngân hàng khó đòi (hiện đã lên đến hơn 1000 tỉ đô-la) trong suốt nhiều năm. Thâm hụt
cán cân thanh toán triền miên của Mỹ là ví dụ thứ ba. Cần phải nói là thâm hụt cán cân
thanh toán không nhất thiết luôn là một vấn nạn. Nếu các dòng nhập vốn để trang trải
cho khoản thâm hụt được dùng để đầu tư vào hàng xuất khẩu hoặc hàng thay thế nhập
khẩu hiệu quả tạo ra thu nhập để trả nợ cho nhà đầu tư nước ngoài, thì chẳng có vấn đề
gì cả. Tuy nhiên, thâm hụt của Mỹ trong những năm gần đây không thuộc loại “vô hại”
này, bởi bong bóng công nghệ của Mỹ đã thu hút những nhà đầu tư cổ phiếu và công ty
nước ngoài. Những nguồn vốn này đã đẩy giá trị của đồng đô-la lên đến mức không
bền vững, mà từ đó giá trị đồng đô-la đang giảm xuống.
Khi một vấn nạn kéo dài dai dẳng, thường là do người ta chẳng làm gì để giải quyết
nó và những cơ chế chỉnh sửa “tự nhiên” khác thì yếu kém hoặc không được phép
hoạt động. Đây chính là điều được gọi là một vấn nạn mang tính cơ cấu. Nó thường
là do thất bại thể chế - một tình huống trong đó chính phủ, các ngân hàng, các công
ty, và những nhóm khác không làm đúng vai trò của họ. Tất cả các hệ thống thỉnh
thoảng cũng gặp thất bại thể chế. Câu hỏi lý thú là một hệ thống nên giải quyết nó
như thế nào. Đôi khi vấn nạn được xác định khá nhanh, các biện pháp khắc phục
được áp dụng, và tổn thất được hạn chế. Trong những trường hợp khác, việc giải
quyết vấn nạn gây ra tổn thương quá lớn – ít ra là đối với một số nhóm quyền lợi nào
đó – đến nỗi người ta liên tục trì hoãn hành động. Khi đó, vấn nạn trở nên trầm trọng
hơn, và việc điều chỉnh cuối cùng có thể rất đau đớn.
Các thất bại thể chế làm phức tạp hơn việc bình ổn hóa các chu kỳ kinh tế
Cũng nên hiểu rằng một thất bại thể chế có thể gây cản trở cho khả năng của chính
phủ trong việc bình ổn hóa nền kinh tế vĩ mô. Ta có thể thấy điều này rõ nhất ở Nhật,
dù nó chí ít cũng là một nỗi lo ở Mỹ và khu vực dùng đồng euro. Hãy xét đến một
nước đang bị suy thoái. Phản ứng “bình thường” là hạ lãi suất và giảm thuế, và/hoặc
tăng chi tiêu chính phủ để tổng chi tiêu tăng lên. (Lãi suất thấp khuyến khích đầu tư;
còn giảm thuế giúp cho các hộ gia đình có thu nhập sau thuế cao hơn nên cũng có thể
chi tiêu nhiều hơn). Nhưng nếu các ngân hàng yếu kém, và có nhiều nợ khó đòi, thì
dù lãi suất có giảm các ngân hàng cũng không tăng lượng cho vay. Thay vì thế, họ
dùng nguồn vốn để nuôi sống những doanh nghiệp “đã chết”, và không chịu cấp vốn
vay cho những công ty có thể làm ăn tốt hơn. Để tránh công nhận những khoản nợ
khó đòi, họ làm cho kênh tiền tệ trở nên chậm chạp hoặc vô dụng. Tương tự, nếu một
chính phủ tích lũy gánh nặng nợ vay khổng lồ, người dân bắt đầu thắc mắc liệu họ sẽ
có khả năng trả nợ hay không, hoặc trang trải những khoản trợ cấp hưu trí công cộng
mà họ đã được hứa hay không. Như vậy, giảm thuế hay tăng chi tiêu chỉ khiến cho họ
càng thêm lo lắng. Họ tiết kiệm nhiều hơn phòng khi thuế sẽ tăng lên hoặc các khoản
trợ cấp sẽ bị cắt giảm trong tương lai. Kết quả là nợ vay của nhà nước chèn ép bất lợi
đối với cầu tư nhân, nhưng lại không làm tăng tổng cầu. Những cơ chế này giải thích
3
tại sao Nhật có tỉ lệ tăng trưởng thấp như thế dù đã có lãi suất rất thấp và thâm hụt
chính phủ rất cao trong nhiều năm.
2
Làm sao để xác định được thất bại thể chế? Về cơ bản, nếu một vấn nạn trầm trọng
được phép tồn tại mà không ai quan tâm đến, ta có thể đoán rằng có thất bại thể chế.
Phần lớn những vấn nạn đều có thể khắc phục được. Nếu không, có nghĩa là có
những ưu tiên khác quan trọng hơn. Trong một số trường hợp, những người ra quyết
định có thể không tập trung vào một vấn đề cụ thể, và do vậy không nhận ra ngay
chuyện gì đang xảy ra. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy trong nhiều năm, thì rất có thể
không phải là như thế. Nếu họ thực sự nhận ra vấn nạn, nhưng vẫn không chịu giải
quyết nó, thì thường là do giải pháp sẽ gây ra những vấn nạn khác - thường mang tính
chất chính trị. Trong trường hợp Nhật, nhiều công ty yếu kém cung cấp tiền cho chính
đảng cầm quyền, trong khi cử tri nông thôn có ảnh hưởng lớn hơn cử tri thành thị và
cũng nhận được những khoản trợ cấp lớn.
3
Kết quả là hệ thống chính trị rất khó thay
đổi tình hình, và thay vì thực hiện những cải cách căn bản, chính phủ chỉ biết vay
mượn và chi tiêu nhiều hơn nữa. Kết quả là một mức nợ chính phủ nặng nề bằng
150% GDP. Những nghĩa vụ nợ khác liên quan đến những đợt bảo lãnh cứu nguy
ngân hàng trong tương lai, các chi phí trợ cấp hưu trí, và những vấn nạn của hệ thống
tiết kiệm bưu điện sẽ đòi hỏi phải có mức lạm phát rất cao hoặc những khoản thanh
toán tính theo giá không đổi thấp hơn nhiều so với những khoản hiện nay đã hứa.
Chính mối nguy hiểm này đã khiến cho mức xếp hạng tín dụng dành cho nợ vay của
chính phủ Nhật bị giáng cấp nhiều lần, hiện nay còn thấp hơn cả Botswana, một nước
ở miền trung nam châu Phi. Trong tất cả những phương án hiện nay, chẳng có
phương án nào dễ dàng cả. Nếu cứ tiếp tục tốc độ cải cách chậm như hiện nay, có thể
sản lượng của Nhật sẽ bị giảm mạnh trong mấy năm tới. (Điều này sẽ có tác động lớn
đối với Việt Nam vì Nhật là một thị trường xuất khẩu lớn và cũng là nước cung cấp
vốn.)
Tất cả các nước giàu đều gặp phải những vấn nạn thể chế, và chúng lan tràn qua biên
giới các quốc gia
Trường hợp, hay ví dụ, này minh họa làm thế nào ngay cả một nền kinh tế giàu và
thành công cũng có thể gặp thất bại thể chế trầm trọng. Những tác động (của thất bại
thể chế) có thể nghiêm trọng, thậm chí vượt ra ngoài biên giới của quốc gia gặp thất
bại. Ví dụ, nền kinh tế toàn cầu xưa nay quá phụ thuộc vào cầu (tiêu dùng) từ Mỹ vốn
được xem là “đầu tàu (tăng trưởng)”. Nếu Nhật tăng trưởng như trước đây, hay thậm
chí nhanh bằng châu Âu, Nhật sẽ ca tụng Mỹ là nguồn cầu tiêu dùng, và nền kinh tế
toàn cầu sẽ an toàn hơn. Nhật không tạo ra được một môi trường đầu tư nội địa có khả
năng sinh lợi, nên đã dẫn tới những dòng xuất vốn lớn đã góp phần tạo ra vụ bùng nổ
đầu tư gây ra cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997. Như vậy, trong một thế giới hội
nhập kinh tế, thất bại ở nơi này thường có tác động đến những nơi khác.
2
Tiếp tục nuôi sống những công ty “ốm yếu” có nghĩa là những công ty vững mạnh hơn phải cạnh
tranh với những đối thủ được trợ cấp một cách không công bằng. Vì thế, ngay cả những doanh nghiệp
mạnh cũng suy yếu do các khoản trợ cấp cho những doanh nghiệp suy sụp. Điều này dẫn tới tình trạng
giảm bớt những công ty vững mạnh chịu cải tiến sáng tạo và nâng cao năng suất. Nguồn lực bị sử dụng
kém hiệu quả.
3
Nghị sĩ được bầu cử theo một khu vực bầu cử, chứ không phải bởi số cử tri bằng nhau. Các khu vực
nông thôn có thể có số cử tri chỉ bằng 1/5 so với khu vực thành thị, thế nhưng mỗi khu vực bầu một
nghị sĩ. Các cử tri nông thôn được hưởng chi tiêu cao hơn dành cho các công trình công cộng, được trợ
cấp nông nghiệp nhiều hơn, và nhiều ưu đãi khác. Họ cũng già và bảo thủ.
4
Những vấn nạn ở khu vực dùng đồng euro ít trầm trọng hơn, và khó thấy hơn. Trên
nhiều phương diện, khu vực dùng đồng euro xưa nay đã có thành quả kinh tế rất thành
công – một số khía cạnh còn ưu việt hơn cả Mỹ. Khu vực này đã có tỉ lệ tăng trưởng
sản lượng bình quân đầu người khoảng 2% trong suốt hai mươi năm, và khá ổn định,
ít khi tăng vọt quá cao hay giảm xuống quá thấp. Khu vực này có tài khoản nước
ngoài cân bằng, chi tiêu xã hội cao hơn, và các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội toàn
diện hơn so với ở Mỹ. Năng suất mỗi giờ làm việc nói chung tương đương với Mỹ.
Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với Mỹ vì có tỉ lệ dân số trong
độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động thấp hơn, và những ai tham gia vào
lực lượng lao động thì lại làm việc ít giờ hơn hoặc dễ bị thất nghiệp hơn. Kết quả là có
số giờ làm việc ít hơn với một mức dân số nhất định trong độ tuổi lao động. Điều này
có ý nghĩa quan trọng vì sẽ không thể trả những khoản trợ cấp xã hội hào phóng như
lương hưu nếu lực lượng lao động không tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, khu vực này lại
không ủng hộ cho dân nhập cư, và tỉ lệ sinh sản lại thấp hơn nhiều so với mức đủ thay
thế lao động. Như vậy, dần dà, lực lượng lao động sẽ – và hiện ở Đức đã xảy ra tình
trạng này – thực sự giảm xuống. Điều này có nghĩa là sẽ ngày càng có ít người lao
động hỗ trợ cho số lượng ngày càng nhiều những người hưu trí hy vọng sẽ nhận được
những khoản lương hưu cao từ chính phủ. Thuế hiện đã rất cao, và tỉ lệ thất nghiệp của
những người trẻ tuổi cũng rất cao. (Mức lương tối thiểu cao, cùng với thuế cao đánh
vào lao động, và khó khăn trong việc tuyển dụng khiến cho chuyện tạo thêm việc làm
mới trong khu vực tư nhân trở nên rất rủi ro.) Như vậy, hệ thống này về lâu về dài
không bền vững. Giải pháp là cắt giảm mức hứa hẹn trợ cấp hưu trí, buộc thêm nhiều
người làm việc cho đến một độ tuổi già hơn, và yêu cầu bắt buộc người lao động phải
tiết kiệm cho lúc về hưu. Ngoài ra, nếu luật lệ về lao động linh hoạt hơn, thì sẽ tạo
thêm được nhiều công việc hơn, và tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn. Tuy nhiên, những biện
pháp này không được công chúng ủng hộ và gặp sự phản đối kịch liệt của những ai hiện
đã hưởng trợ cấp hưu trí và các trợ cấp khác. (Ở Ý, một giáo sư kinh tế ủng hộ cải cách
thị trường lao động đã bị ám sát vì những quan điểm của ông.)
Điều này thì nhiều người đã hiểu, và ta sẽ cho rằng người ta sẽ có biện pháp hữu hiệu.
Điều chỉnh càng sớm thì càng ít đau đớn. Một vài quốc gia, chẳng hạn như Hà Lan,
đã chuyển sang tình trạng có mức tiết kiệm hưu trí cao hơn, và tỉ lệ thất nghiệp thấp
hơn. Những nước lớn trong khu vực dùng đồng euro như Pháp, Đức, và Ý thì chưa.
Vẫn còn phải đợi xem liệu những liên minh ủng hộ các chính phủ khác nhau có thể
tìm ra được một cách để chuẩn y những cải cách cần thiết hay không, hay liệu họ tiếp
tục phản đối những thay đổi tất yếu. Nhưng phát biểu của các chính phủ châu Âu
hiện tại cho thấy rằng họ sắp sửa công nhận một cách muộn màng rằng cần phải ra tay
giải quyết, và có thể họ sắp bắt đầu hành động. Tuy nhiên, nếu để lỡ mất cơ hội, có
thể họ khó mà nắm bắt lại được vì những biện pháp cần thiết sẽ trở nên khắc nghiệt
hơn do tình hình ngân sách và dân số trở nên tồi tệ hơn.
Có vẻ như là các nước nghèo chẳng cần quan tâm liệu các nước giàu có phải cắt giảm
trợ cấp hưu trí cho người già hay không. Tuy nhiên, một giải pháp cho vấn nạn của
họ là cho phép nhiều người nhập cư hơn. Nếu người ta làm như vậy, đó có thể là một
trong những biện pháp chính sách độc nhất, lớn nhất nhằm tạo bình đẳng thu nhập
giữa các quốc gia. Những nhân công thuộc diện khiếm dụng lao động sẽ kiếm được