Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Phân tích thực trạng quản trị nguồn tài trợ dài hạn của công ty cổ phần fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1
Đề tài: Phân tích thực trạng quản trị nguồn tài trợ dài hạn
của công ty cổ phần FPT

Nhóm: 10
Lớp học phần: 2158FMGM0231
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Minh Nhật Linh

Hà Nội, tháng 11 năm 2021
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT

Họ & Tên

Nhiệm vụ

90

Nguyễn Thu Quỳnh

Thiết kế Slide thuyết trình.
Thuyết trình.

91



Phạm Phương Quỳnh

Đề xuất một số giải pháp cho công tác nguồn tài trợ
dài hạn của công ty FPT
Thực trạng nguồn tài trợ dài hạn của FPT: Trái

92

Hoàng Mai Sang

phiếu doanh nghiệp và vay dài hạn của các tổ chức
tín dụng.

93

Tạ Hồng Sang

94

Đường Thị Tâm

95

Phạm Tiến Tây

96

Nguyễn Văn Thái


97

Nguyễn Thị Sao Thắm

98

Dương Thị Thanh

Cơ sở lý luận.
Đánh giá hiệu quả của thực trạng nguồn tài trợ dài
hạn của FPT.
Tổng hợp Word.
Thực trạng nguồn tài trợ dài hạn của FPT: Th tài
chính.
Khái qt chung về cơng ty cổ phần FPT.
Thực trạng nguồn tài trợ dài hạn của FPT: Cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi.

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….…4
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………….…5
A. Cơ sở lý luận………………………………………………………………….………5
I. Cổ phiếu thường…………………………………………………….……………….5
II. Cổ phiếu ưu đãi…………………………………………………..………………….5
III. Trái phiếu doanh nghiệp…………………………………………...……………….6
IV. Vay dài hạn của các tổ chức tín dụng………………………………………………7
V. Th tài chính……………………………………………………………………….7

B. Liên hệ thực tiễn với cơng ty FPT……………………………………………………8
I. Khái quát chung về công ty cổ phần FPT………………………...…………………8
1.1. Giới thiệu chung về cơng ty………………………………….………….………8
1.2. Q trình hình thành và phát triển………………………………………………9
1.3. Tình hình kinh doanh những năm gần đây…………...………………………..11
II. Thực trạng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn của công ty cổ phần FPT……..………..12
2.1. Cổ phiếu thường…………………………………………………….…………12
2.2. Cổ phiếu ưu đãi. ………………………………………………………………15
2.3. Trái phiếu doanh nghiệp………………………………………….……………17
2.4. Vay dài hạn của các tổ chức tín dụng………………………………….………20
2.5. Thuê tài chính…………………………………………………………….……21
III. Đánh giá hiệu quả của thực trạng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn của cơng ty FPT...24
3.1 Tích cực…………………………………………………………….…………..24
3.2 Tiêu cực…………………………………………………………….…………..25
IV. Một số giải pháp cho công tác quản trị nguồn tài trợ dài hạn cho công ty FPT…..26
4.1. Giải pháp tìm kiếm và thu hút nguồn tài trợ cho công ty……………………...26
4.2. Giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ…………………...………26
4.3. Hạn chế rủi ro………………………………………………..………….……..27
KẾT LUẬN………………………………………………………………………….…..28

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới với nhiều cam go và thử thách, một
nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp độ phát triển chung
ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dựng mọi thứ về nhân lực và vật lực để có một
nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải
chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ.
Vốn có vai trị hết sức quan trọng, nó là yếu tố khơng thể thiếu đối với từng doanh

nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, tùy theo hình thức pháp lý, điều kiện của doanh
nghiệp và cơ chế quản lý tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm những nguồn tài trợ
nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm, chi phí khác nhau. Vì
vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, ổn định tình hình tài
chính đảm bảo năng lực thanh tốn, mỗi doanh nghiệp cần tính tốn và lựa chọn nguồn
tài trợ thích hợp.
Để giúp các bạn hiểu hơn về quản trị nguồn tài trợ tại doanh nghiệp, Nhóm 10 đã
tập trung nghiên cứu đề tài : “Phân tích thực trạng quản trị nguồn tài trợ dài hạn của
công ty cổ phần FPT’’

4


PHẦN NỘI DUNG
A. Cơ sở lý luận
I. Cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường chính là cơng ty dùng cổ phiếu để trả cho các cổ đơng, những
người đóng góp nhiều cho cơng ty thay vì trả bằng tiền mặt. Cổ phiếu thường có thể được
trích từ nguồn vốn thặng dư và lợi nhuận được tích lũy lại từ nhiều năm, giúp cơng ty cổ
phần hóa thành nguồn vốn điều lệ.
✔ Những lợi thế :
- Thứ nhất, doanh nghiệp tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng khơng bị bắt buộc có
tính pháp lý phải trả khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. Khi kinh doanh bị thua lỗ, công
ty không phải chia lợi tức có phần cho cổ đơng.
- Thứ hai, doanh nghiệp khơng có nghĩa vụ hồn trả vốn cho cổ đông theo kỳ hạn cố
định.
- Thứ ba, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường làm giảm hệ số nợ và tăng
mức độ vững chắc về thì chính của cơng ty.
✔ Những bất lợi:

- Một là, việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đơng mới
từ đó phải phân chia quyền bỏ phiếu và quyền kiểm sốt cơng ty cho số cổ đông mới, gây
bất lợi cho cổ đông hiện hữu.
- Hai là, chi phí phát hành cổ phiếu thường nói chung cao hơn chi phí phát hành cổ
phiếu ưu đãi và trái phiếu .
- Ba là, theo chế độ quản lý tài chính của nhiều nước, lợi tức cổ phần khơng được
tính vào chi phí kinh doanh hợp lộ để giảm trừ thu nhập chịu thuế, trong khi đó lợi tác
trái phiếu hay lãi vay được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm mức thuế thu nhập mà
doanh nghiệp phải nộp...
II. Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng
thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn
so với cổ đông thường.
5


Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi, những ưu đãi về cổ tức là phổ biến hơn cả. Ở Việt
Nam, cơng ty cổ phần có thể phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi sau:
- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết loại: Cổ phiếu này chỉ phát hành cho tổ chức được
Chính phủ ủy quyền và cổ đơng sáng lập. Thời gian hiệu lực của cổ phiếu là 3 năm kể từ
khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó chuyển thành cổ phiếu thưởng.
- Cổ phiếu ưu đãi về cổ tức.
- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.
- Cổ phiếu ưu đãi khác (do điều lệ công ty quy định).


Những lợi thế:

- Mặc dù phải trả lợi tức cố định nhưng khác với trái phiếu công ty không nhất thiết bị
bắt buộc phải trả đúng hạn hàng năm mà có thể hồn trả sang kỳ mau, điều đó giúp

cơng ty khơng bị phá sản khi gặp khó khăn trong thanh toán.
- Tránh được việc chia phần kiểm sốt cho cổ đơng mới thơng qua quyền biểu quyết.
- Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi khơng có thời hạn hoàn trả nên việc sử dụng cổ phiếu
ưu đãi có tính mềm dẻo và linh hoạt hơn trái phiếu.
✔ Những bất lợi:
- Lợi tác cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu.
- Lợi tức cổ phiếu ưu đãi khơng được tính vào chi phí làm giảm thu nhập và thuế thu
nhập phải nộp.
III. Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành, thể hiện
nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tác và tiền vay vào những thời
hạn đã được xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người phát hành và
với tư cách là người đi vay. Người mua trái phiếu là người cho vay, gọi là trái chủ.
✔ Những lợi thế:
- Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu doanh nghiệp kinh
doanh có triển vọng thu lợi nhuận cao sẽ làm tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu.
- Khi phát hành trái phiếu, những người chủ sở hữu doanh nghiệp không bị phân
chia quyền kiểm soát doanh nghiệp cho những trái chủ.
6


- Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm
thu nhập và thuế thu nhập phải nộp.
- Khi phát hành trái phiếu mua lại doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu
vốn một cách linh hoạt
✔ Những bất lợi:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lợi tức cho các trái chủ đúng kỳ hạn. Nếu đến
thời điểm trả nợ cơng ty gặp khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng
thanh tốn, tăng nguy cơ bị phá sản.
- Việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu có thể dẫn đến hệ số nợ cao.

IV. Vay dài hạn của các tổ chức tín dụng
* Vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng (TCTD) cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi có nhu cầu vay vốn, doanh nghiệp vay phải
hồn tất hồ sơ vay vốn theo yêu cầu của TCTD.
*Vay trả góp:
Với phương pháp này, khi cho vay, TCTD và khách hàng xác định và thỏa thuận
tổng số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn
trong thời hạn cho vay đi thoả thuận.
*Vay hợp vốn:
Cho vay hợp vốn là phương pháp cho vay trong đó một nhóm TCTD cũng cho vay
đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong cho vay hợp vốn, một
TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Hình thức này thường thực
hiện cả những dự án lớn, đòi hỏi lượng vốn đầu tư nhiều.
So với huy động vốn thơng qua phát hành chứng khốn, vay cơ dài hạn thường có ưu
điểm là thời gian huy động vốn nhanh hơn.
V. Thuê tài chính
Thuê tài chính là hình thức tín dụng trung dài hạn. Trong đó mục đích của người cho
thuê cũng giống như mục đích của người cho vay là thu lãi trên vốn đầu tư, cịn mục đích
của người đi th là sử dụng vốn. Hình thái hiện vật, chứ khơng phải bằng tiền, nhưng
7


thực chất là cung cấp tài chính (cho thuê quyền sử dụng vốn) nên gọi là cho thuê tài
chính.
Trong các giao dịch thuê tài chính thường bao gồm các chủ thể sau:
- Bên đi thuê là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tài sản nhưng khơng có vốn
đầu tư hoặc xét thấy việc đầu tư đem lại hiệu quả không cao.
- Bên cho thuê thường là các công ty cho th tài chính, các cơng ty này dùng vốn
của mình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê để cho thuê

nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận.
-Nhà cung cấp máy móc thiết bị là các hãng sản xuất hoặc các đại lý phân phối của
các nhà sản xuất.
* Đặc điểm của thuê tài chính:
- Thời gian thuê thường dài.
- Các loại chi phí bảo trì, vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản… thường do người
thuê chịu và tổng số tiền mà người thuê phải trả người cho thuê thường dù để bù đắp
những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
- Trong thời hạn thuê, các bên không được hủy ngang hợp đồng nếu khơng có sự
nhất trí chung.
- Khi hết thời hạn th, tài sản đó có thể thuộc quyền sở hữu của bên đi thuê, hoặc
bên đi thuê được tiếp tục thuế tài sản hoặc bên đi thuê được mua lại thị săn đồ với giá rẻ
hơn giá trị lại của chúng, hoặc bên đi thuê nhân làm đại lý bán tài sản đó.
B. Liên hệ thực tiễn với cơng ty FPT
I. Khái quát chung về công ty cổ phần FPT
1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần FPT ban đầu là công ty Nhà nước được thành lập tại Việt Nam và
Sau này được cổ phần hóa theo Quyết định số 178/QĐ-TT và chính thức trở thành cơng
ty cổ phần. Công ty Cổ phần FPT hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0103001041 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 13 tháng 5
năm 2002 và các Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh.
Tên pháp định: Công ty cổ phần FPT
8


Tên quốc tế: FPT Corporation
Tên viết tắt: FPT Corp
Website: www.fpt.com.vn
Mã cổ phiếu: FPT
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều chỉnh gần nhất ngày 04 tháng 6

năm 2020, tổng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần FPT là 7.839.874.860.000 VND.
Từ ngày 13 tháng 12 năm 2006, cổ phiếu của Công ty Cổ phần FPT được niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở đăng ký: Tòa nhà FPT, Phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Lĩnh vực kinh doanh: FPT hoạt động trong 03 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi gồm:
Công nghệ, Viễn thơng và Giáo dục.
❖ Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn: Trong quá trình phát triển lâu dài, FPT phải trở thành một Tập đồn hàng
đầu về cơng nghệ và dịch vụ thơng minh tại Việt Nam. Từ đó dần định hướng phát triển
ra toàn cầu.
Sứ mệnh: Trong tiềm thức FPT luôn luôn muốn trở mong thành một tổ chức kiểu
mới, giàu mạnh bằng chính sự nỗ lực lao động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân
viên. Sáng tạo trong từng sản phẩm dịch vụ mà bản thân công ty cung cấp, làm khách
hàng tin tưởng và hài lòng. Từ đó góp phần làm hưng thịnh quốc gia Việt Nam, và chúng
tôi sẽ đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất để có
một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú và tinh thần.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển


Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần chế

biến Thực phẩm.


Ngày 27/10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ

(tên viết tắt là FPT) với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin. Hợp đồng
phần mềm thương mại đầu tiên của FPT được ký vào cuối năm 1990.



Năm 1999: Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu

phần mềm. Sau 21 năm, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Việt Nam
9


cả về quy mô nhân lực, doanh số và thuộc Top 100 Global Outsourcing do IAOP đánh
giá cùng với sự hiện diện tại 22 quốc gia trên toàn cầu.


Năm 2001: Ra mắt VnExpress – Một trong những báo điện tử đầu tiên và uy tin

nhất của Việt Nam.


Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao

dịch Chứng khoán TP HCM với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT niêm yết và ngay lập tức trở thành
cổ phiếu lớn trên thị trường chứng khoán.


Ngày 3/2012, mơ hình B2B2C (business-to-business-to-consumer), Sendo.vn của

FPT là sàn thương mại điện tử đầu tiên kết hợp với các nhà cung cấp logistic và ngân
hàng để mang lại cho khách hàng trải nghiệm giao dịch đảm bảo trọn gói.


Năm 2014, FPT hồn tất thương vụ M&A đầu tiên thơng qua việc mua công ty


RWE IT Slovakia, đơn vị thành viên của RWE, tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu.
Đây là thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đầu tiên tại thị trường nước ngồi của
FPT nói riêng và trong ngành cơng nghệ thơng tin Việt Nam nói chung.


Năm 2015, FPT chính thức được nhận Giấy phép Cung cấp dịch vụ Viễn thông tại

Myanmar.


Năm 2016: Tiên phong đồng hành cùng các tập đoàn hàng đầu thế giới nghiên cứu

và ứng dụng công nghệ mới thay đổi phương thức hoạt động, mơ hình kinh doanh trong
nền kinh tế số. FPT là đối tác đầu tiên trong khu vực ASEAN của Tập đoàn General
Electric về nền tảng GE Predix.


Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex

Technology International Corporation.


Năm 2018: FPT mua 90% cổ phần của Intellinet – Công ty tư vấn công nghệ hàng

đầu của Mỹ.


Năm 2019: Đạt tổng doanh thu 27.717 tỷ đồng, tăng 19,8%. Cũng trong năm

2019, lần đầu tiên, FPT đã bán bản quyền sử dụng nền tảng tự động hóa quy trình doanh

nghiệp bằng robot-akaBot, với tổng giá trị lên tới 6,5 triệu USD cho một công ty Nhật
Bản trong vòng 5 năm.
10


Năm 2020: FPT nâng tầm vị thế trên toàn cầu. Với nhiều sản phẩm, giải pháp



Made by FPT như: akaBot, akaChain, Cloud MSP được đưa vào danh sách sản phẩm
công nghệ uy tín nhất trên thế giới Gartner Peer Insights. Đồng thời, akaBot còn được
vinh danh Top 6 nền tảng tự động hóa quy trình doanh nghiệp (RPA) phổ biến trên thế
giới. Ngoài ra, là Tập đoàn đầu tiên tại Đông Nam Á trở thành đối tác chiến lược của
Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới – Mila. Vượt hàng trăm Cơng ty
CNTT tồn cầu để tư vấn, triển khai chuyển đổi số toàn diện trị giá hàng trăm triệu USD
cho các tập đoàn hàng đầu thế giới tại Mỹ, Nhật Bản, Malaysia. Trong nước, FPT là đối
tác tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện của hàng loạt các tổ chức, tập đoàn hàng
đầu các ngành năng lượng, sản xuất, thủy sản, tài chính – ngân hàng, bất động sản,...
1.3. Tình hình kinh doanh những năm gần đây
Sau hơn 30 năm thành lập, công ty cổ phần FPT hiện đang có tình hình kinh doanh
duy trì ở mức tăng trưởng bền vững, đạt được nhiều kết quả đáng chú ý trước những tác
động ảnh hưởng của dịch bệnh.
Năm 2020 vừa qua, cơng ty có tổng doanh thu lên đến 29.830 tỷ đồng, tăng 7.6% so
với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế 5.261 tỷ đồng, tăng 12.8%; lợi nhuận sau thuế 4.422 tỷ
đồng, tăng 13.1%; Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 3.538 tỷ đồng, tăng
12.8%; ESP đạt 4.119 tỷ đồng, tăng 12.3%.
Trong năm 2020, Doanh thu của FPT theo khối có 56% từ khối cơng nghệ, 39% từ
khối viễn thơng và 5% còn lại là giáo dục, đầu tư khác. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế
theo khối lại đang cho thấy rằng khối giáo dục, đầu tư khác mang lại một tỷ lệ lợi nhuận
trước thuế khá cao. Trong khi doanh thu chỉ chiếm 5% nhưng nó chiếm đến 18% lợi

nhuận trước thuế của công ty. 43% đến từ công nghệ và 39% cịn lại là của khối viễn
thơng.
Dịch vụ cơng nghệ thơng tin nước ngồi đang được chuyển đổi số tăng trưởng tốt,
đây được ví như sân chơi triệu đô. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng mạnh, đặc biệt
đến từ các cơng nghệ như điện tốn đám mây, IoT, Low code…. Năm 2020 FPT đã thắng
thầu nhiều dự án lớn trên 100 triệu USD, thu về giá trị đơn hàng cực lớn ở thời điểm cuối
năm.
11


Khơng chỉ ở nước ngồi, dịch vụ cơng nghệ thơng tin trong nước cũng đang được
mở rộng về cả mạng lưới và năng lực. Hiện tại, FPT đang phối hợp với trung tâm nghiên
cứu trí tuệ nhân tạo Mila xây dựng trung tâm nghiên cứu AI trong lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, các sản phẩm mới của công ty đang được thương mại hóa và nhận được nhiều
giải thưởng lớn như Made in Viet Nam 2020, IT world Awards, ...
Dịch vụ viễn thơng được kiểm sốt chi phí tốt và hoạt động hiệu quả của các dịch
vụ mới như PayTV giúp biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông tăng mạnh, tăng trưởng bền
vững.
Giáo dục đang có nhu cầu tăng mạnh cùng hoạt động đào tạo IT. Bất chấp các hoạt
động tiêu cực của Covid-19, hoạt động giáo dục của FPT tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
nhờ vào nhu cầu cao cho giáo dục tư nhân, đặc biệt về ngành công nghệ thơng tin, đóng
góp mức doanh thu cao.
Năm 2021, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng bền vững với doanh thu tăng 16,4% và
lợi nhuận trước thuế tăng 18%, đồng thời tiếp tục đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền
mặt ở mức 20%, trong bối cảnh Covid-19 chưa hồn tồn được kiểm sốt. Tập đồn cũng
xác định khối Cơng nghệ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với hướng đi mũi nhọn là
dịch vụ chuyển đổi số và nhóm sản phẩm, giải pháp Made by FPT.
II. Thực trạng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn của công ty cổ phần FPT
2.1. Cổ phiếu thường
Một trong những phương thức nhằm đáp ứng nhu cầu tăng thêm vốn mở rộng hoạt

động kinh doanh của công ty cổ phần FPT không thể không kể đến phương thức phát
hành cổ phiếu thường.
Việc phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn của FPT được thực hiện qua các
hình thức sau:
✔ Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu
(quyền mua cổ phiếu mới hay chứng quyền).
✔ Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cổ phiếu cho những người có quan hệ
mật thiết với công ty (người quản lý, người lao động,…).
✔ Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng.
12


FPT phát hành cổ phiếu thường từ năm 2011 với mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng/cổ
phiếu. FPT đã phát hành 19.830.986 cổ phiếu để hốn đổi cổ phiếu của Cơng ty Cổ phần
hệ thống thông tin FPT; Công ty cổ phần Phần mềm FPT; công ty cổ phần Thương Mại
FPT. Phát hành theo phương thức hoán đổi cổ phiếu.
Năm 2018, FPT Retail phát hành 28 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng cho
cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu, tổng lượng cổ phiếu có
quyền biểu quyết đang lưu hành của FPT Retail hiện là 68 triệu cổ phiếu. FPT Retail phát
hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:7 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ nhận 7
cổ phiếu mới), nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết
ngày 31/12/2017.Theo đó, căn cứ báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu ngày 30/5, vốn điều
lệ của FPT Retail (mã FRT) được nâng lên 680 tỷ đồng, từ mức 400 tỷ đồng trước đó.
Trong giai đoạn 2018 – 2020, số lượng cổ phiếu đã phát hành của FPT có sự thay
đổi qua các năm. Cụ thể:
NĂM 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)
Theo báo cáo thường niên của công ty cổ phần FPT năm 2018, số lượng cổ phiếu
phổ thông đã phát hành là 613.636.772 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là

613.554.396 cổ phiếu. So sánh với số thực tế cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế và doanh thu
giảm lần lượt 9,3% và 47,1%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) hợp nhất của FPT đạt 3.903
đồng, tăng 32% nếu so sánh tương đương, giảm 12,4% nếu so với số thực tế năm 2017.

13


NĂM 2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2019)
Theo báo cáo thường niên của công ty cổ phần FPT năm 2019, số lượng cổ phiếu
phổ thông đã phát hành là 678.358.688 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là
678.276.312 cổ phiếu. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của FPT tiếp tục được cải thiện so
cùng kỳ, đạt 16,8% (năm 2018 đạt 16,6%). Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 4.220
đồng, tăng 19,0%
NĂM 2020

14


(Nguồn: Báo cáo thường niên 2020)
Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần FPT năm 2020, số lượng cổ phiếu phổ
thông đã phát hành (cuối năm 2020) là 783.987.486 cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đang lưu
hành (cuối năm 2019) là 783.905.110 cổ phiếu. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của FPT tiếp
tục được cải thiện so với cùng kỳ, đạt 17,6% (năm 2019 đạt 16,8%). Lãi cơ bản trên cổ
phiếu (EPS) đạt 4.120 đồng, tăng 12,4%.
2.2. Cổ phiếu ưu đãi
Theo công bố thông tin lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng
khoán TP Hồ Chí Minh, FPT sẽ phát hành 2.654,556 cổ phiếu ưu đãi nhân viên loại 3,
mệnh giá cổ phiếu 10.000đ/ cổ phiếu. Tỷ lệ phát hành (cổ phiếu phát hành/ cổ phiếu đang

lưu hành) tương đương 0,5%. Phát hành cổ phiếu ESOP (Employee Stock Ownership
Plan) là một trong những phương thức FPT thực hiện trong nhiều năm qua nhằm hỗ trợ
cho người lao động có cơ hội sở hữu cổ phiếu cơng ty. Chương trình thường dành cho các
cá nhân xuất sắc, quản lý giỏi, người lao động có lựa chọn theo tiêu chí riêng. Đây cũng
được xem là một trong các phương thức giữ chân nhân tài hiệu quả, để người lao động
gắn bó hơn nữa và đồng "sở hữu" công ty.
15


Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2014 của FPT đã thơng qua nghị quyết về chương
trình cổ phiếu ESOP cho CBNV. Theo đó, FPT sẽ phát hành 3 đợt cổ phiếu ESOP vào
các năm 2015, 2016 và 2017. Ở 2015, 89 cán bộ có thành tích của FPT đã được nhận 1,7
triệu cổ phiếu và năm 2016, FPT tiếp tục phát hành 1,99 triệu cổ phiếu ưu đãi cho 112
cán bộ nhân viên. Năm 2017, có 2,3 triệu cổ phiếu FPT được phát hành dành cán bộ từ
cấp 5 (Level 5) trở lên và một số cán bộ đặc biệt có thành tích đóng góp quan trọng cho
sự phát triển của tập đoàn trong năm 2016.
FPT cũng từng ban hành Nghị quyết HĐQT xác định, chương trình phát hành cổ phiếu
ESOP sẽ được tiếp tục trong các năm 2018-2020. Tổng cộng có 3 đợt vào các năm 2018,
2019 và 2020 vào khoảng thời gian sau khi có báo cáo tài chính kiểm tốn năm liền
trước. Với vốn điều lệ năm 2017 dự kiến tăng lên từ 459 triệu cổ phiếu lên gần 528 triệu
cổ phiếu, số cổ phiếu ESOP phát hành của năm nay được thực hiện đúng như dự kiến,
không quá 2,64 triệu cổ phiếu cho CBNV.
Trong năm 2018, FPT thực hiện phát hành thêm 2.654.556 cổ phiếu cho CBNV có
thành tích đóng góp trong năm 2017. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 03 năm
kể từ ngày phát hành, ngày giao dịch dự kiến là ngày 05/04/2021. Vốn điều lệ trong năm
2018 tăng hai đợt, lên 5.336.156.610.000 đồng do Công ty phát hành cổ phiếu cho CBNV
có thành tích đóng góp trong năm 2017 và lên 6.136.367.720.000 đồng do Công ty thực
hiện trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu cho cổ đông theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2018.
Trong năm 2019, FPT thực hiện phát hành thêm 3.067.200 cổ phiếu cho CBNV có
thành tích đóng góp trong năm 2018. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 03 năm

kể từ ngày phát hành, ngày giao dịch dự kiến là ngày 01/04/2022. Vốn điều lệ của Tập
đoàn trong năm 2019 tăng hai đợt, lên 6.167.039.720.000 đồng do phát hành cổ phiếu
cho CBNV có thành tích đóng góp trong năm 2018 và lên 6.783.586.880.000 đồng do
thực hiện trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu cho cổ đông theo Nghị quyết ĐHĐCĐ
thường niên 2019.
Trong năm 2020, FPT thực hiện phát hành thêm 3.391.790 cổ phiếu cho CBNV có
thành tích đóng góp trong năm 2019. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 03 năm
kể từ ngày phát hành, ngày giao dịch dự kiến là ngày 27/03/2023. Vốn điều lệ của Tập
16


đoàn trong năm 2020 tăng hai đợt, lên 7.839.874.860.000 đồng do phát hành cổ phiếu
cho CBNV có thành tích đóng góp trong năm 2019 và do thực hiện trả cổ tức năm 2019
bằng cổ phiếu cho cổ đông theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2020.
Mục đích của việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm tạo động lực cho người lao động,
khuyến khích, nâng cao vai trị, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, nhân viên công ty
và quan trọng hơn là giúp cho những nhân viên được quyền mua cổ phiếu ESOP có thể
giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi so sánh với thưởng bằng tiền.
2.3. Trái phiếu doanh nghiệp
Sau khi rơi vào suy giảm tăng trưởng kinh tế năm 2008 cùng với trào lưu chung của
thế giới, Việt Nam đã tung ra các gói kích thích kinh tế (gói kích cầu đầu tư) với quy mơ
lớn chưa từng có trong lịch sử vào đầu năm 2009. Sự phục hồi nhanh chóng của hoạt
động sản xuất đã mang lại tâm lý lạc quan cho thị trường và đặc biệt là cho giới doanh
nghiệp. Chớp thời cơ để chiếm lĩnh thị trường, cũng như tranh thủ huy động vốn để có
nguồn tài chính cần thiết cho việc mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở
thành trào lưu trong các doanh nghiệp Việt Nam và FPT cũng khơng phải là ngoại lệ.
Do đó, thực hiện Thông tư số 38/2007 TT – BTC ngày 18/04/2007 hướng dẫn về việc
công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, Cơng ty Cổ phần FPT đã cơng bố thông
tin về việc phát hành Trái phiếu của Công ty FPT năm 2009 với các nội dung sau:
Tên tổ chức phát hành:


Công ty Cổ phần FPT

Tên tổ chức Tư vấn và Quản Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam)

Tên Trái phiếu:

Trái phiếu FPT năm 2009

Loại Trái phiếu:

Trái phiếu có kèm chứng quyền

Hình thức Trái phiếu:

Ghi sổ

Kỳ hạn Trái phiếu:

3 năm

Mệnh giá Trái phiếu:

1.000.000.000 VND

Giá phát hành:

100% mệnh giá

Số lượng Trái phiếu dự kiến Không quá 1.800 trái phiếu


17


phát hành:
Tổng giá trị phát hành dự Không quá 1.800 tỷ VND
kiến:
Lãi suất Trái phiếu dự kiến:

5 – 7%/năm

Phương thức thanh toán:

+ Tiền lãi: Thanh toán định kỳ hàng năm 01 lần vào
ngày phát hành bắt đầu sau 01 năm kể từ Ngày phát
hành.
+ Tiền gốc: được thanh toán theo mệnh giá 01 lần vào
Ngày đáo hạn.

Chứng quyền:

Cứ 1 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu sẽ được kèm theo
không quá 1.500 chứng quyền. Trong thời hạn hiệu
lực của quyền đặt mua cổ phần theo chứng quyền, mỗi
chứng quyền sở hữu sẽ được quyền mua 10 cổ phần
FPT với giá mua cổ phần theo chứng quyền.

Thời hạn hiệu lực của quyền Từ ngày tròn năm thứ 2 kể từ ngày phát hành đến ngày
đặt mua cổ phần theo chứng trong năm thứ 4 kể từ ngày phát hành
quyền

Giá mua cổ phần theo chứng Tối thiểu 105% của bình qn giá đóng cửa 07 ngày
quyền:

giao dịch liên tiếp trước ngày chào bán trái phiếu.

Tỷ lệ pha lỗng:

Khơng q 15% vốn điều lệ tại ngày phát hành

Ngày phát hành dự kiến:

01/10/2009

Phương thức phát hành:

Phát hành riêng lẻ theo quy định tại Nghị định
52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ

Địa điểm thanh tốn gốc và Trụ sở Công ty Cổ phần FPT và/hoặc Đại lý thanh
lãi trái phiếu:

toán được ủy quyền

Đối tượng phát hành:

Các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo quy định của
pháp luật

Mục đích phát hành:


Tiền thu được từ việc phát hành Trái phiếu sẽ được sử

18


dụng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và tài trợ cho việc đầu tư dự án phát triển hạ
tầng của một số công ty con.
Chuyển nhượng Trái phiếu:

Trái phiếu được tự do chuyển nhượng theo quy định
của Pháp luật.

FPT đã phát hành thành công 1.800 tỷ VND trái phiếu kỳ hạn 3 năm kèm chứng
quyền với mức lãi suất 7%, thấp nhất từ trước đến nay trên thị trường vốn Việt Nam (cho
doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Mỗi một trái phiếu mệnh giá 1 tỷ VND có 1.158 chứng
quyền được phát hành. Mỗi chứng quyền tương đương với quyền mua 10 cổ phần. Chứng
quyền có thể được thực hiện hàng năm từ năm 2011 tới năm 2013 với giá thực hiện
chứng quyền là 920.250 VND/một chứng quyền. Sau khi kết thúc quý I năm 2010, doanh
thu Tập đoàn đạt 4.272 tỷ đồng tăng 8,7% so với cùng kỳ và đạt 106% kế hoạch đề ra.
Đặt biệt, lợi nhuận tập đồn có sự tăng trưởng đáng kể. Lợi nhuận trước thuế tập đoàn đạt
đạt 455 tỷ đồng, đạt 157% kế hoạch và tăng 16,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, sau khi phát hành thành công trái phiếu thì kinh tế nước ta lại rơi vào
tình trạng suy giảm triền miên. Tái cấu trúc đang là mệnh lệnh và cũng là địi hỏi đối với
nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp nói riêng, trong đó có FPT. Thay vì giảm, lãi suất
ngân hàng lại khơng ngừng gia tăng. Sau những biến động mạnh trong năm 2008, chính
sách tiền tệ của Việt Nam đã ổn định hơn trong năm 2009 với mức lãi suất cơ bản được
điều chỉnh giảm từ 14%/năm (năm 2008) xuống còn 7%/năm gần như trong suốt năm
2009. Lãi suất tiền gửi dao động quanh mức 10%/năm. Tuy nhiên, một lần nữa, thị
trường lại không chiều lòng nhà đầu tư. Bước sang năm 2010 và cho đến năm 2011, thay

vì hạ, lãi suất ngân hàng lại liên tục tăng cao (mức lãi suất tiền gửi là 14%/năm cho kỳ
hạn từ 1 tháng trở lên). Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt lãi suất, thì với mức lãi suất cố định
là 7%/năm, những người nắm giữ Trái phiếu của FPT đang phải chịu lỗ do mức chiết
khấu của trái phiếu rất lớn.
Sau khi phục hồi mạnh trong năm 2009, TTCK rơi vào vịng xốy suy giảm. Giá
của cổ phiếu FPT cũng như vậy. Sau khi rơi xuống mức thấp nhất 26.140 đồng/CP (ngày
19


24/2/2009), giá cổ phiếu FPT tăng gần như liên tục lên mức 57.690 đồng/CP (ngày
7/9/2009). Đây cũng là thời điểm phát hành riêng lẻ 1.800 TP của FPT. Để tạo thuận lợi
cho người nắm giữ chứng quyền tận dụng được cơ hội của thị trường, ngày thực hiện
chứng quyền được thực hiện ở 3 thời điểm là 9/10/2011, 9/10/2012 và 9/10/2013. Nhưng
thị trường thật khó lường, giá cổ phiếu FPT tại thời điểm 7/11/2011 chỉ cịn 49.800
đồng/CP. Vì vậy cùng với lý do nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn hiện có, ngày
2/11/2011 Cơng ty FPT đã cơng bố Nghị quyết HĐQT về phương án mua lại Trái phiếu
kèm chứng quyền do Công ty phát hành với số lượng mua lại không quá 1.000 Trái
phiếu.
2.4. Vay dài hạn của các tổ chức tín dụng
⮚ Năm 2018:
Vay dài hạn trong năm tài chính của tập đồn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2018 được thể hiện trong bảng sau. (đơn vị: VNĐ)
Số cuối năm

Số đầu năm

Vay dài hạn

748.733.180.351


923.986.391.690

Kỳ hạn 3 năm

414.596.052.700

457.674.918.560

Kỳ hạn 4 năm

121.953.975.460

190.193.709.103

Kỳ hạn 5 năm

212.183.152.191

276.117.764.027

Số phải trả trong vòng 12 tháng 385.027.375.040

362.560.256.178

Số phải trả sau 12 tháng

565.209.817.637

Trong đó


366.793.322.852

Trong kì tài chính năm 2018, vay dài hạn của công ty ở cuối kì đã giảm
175.253.211.339 VNĐ tương đương giảm 18,967% so với số đầu kỳ. Khoản vay dài hạn
này đã chiếm 2,516% tổng nguồn vốn của công ty.
⮚ Năm 2019:
Vay dài hạn trong năm tài chính của tập đồn từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2019 được thể hiện trong bảng sau. (Đơn vị: VNĐ)
Số cuối năm

20

Số đầu năm


Vay dài hạn

700.873.261.151

748.733.180.351

Kỳ hạn 3 năm

506.429.939.806

414.596.052.700

Kỳ hạn 4 năm

51.954.791.817


121.953.975.460

Kỳ hạn 5 năm

142.488.529.528

212.183.152.191

Số phải trả trong vòng 12 tháng 354.103.609.188

385.027.375.040

Số phải trả sau 12 tháng

366.793.322.852

Trong đó

349.769.099.942

Trong kì tài chính năm 2019, vay dài hạn của cơng ty ở cuối kì đã giảm
47.859.919.200 VNĐ tương đương 6,392% so với đầu kỳ. Khoản vay dài hạn này chiếm
2,099% tổng nguồn vốn của công ty.
⮚ Năm 2020:
Vay dài hạn trong năm tài chính của tập đoàn từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2020 được thể hiện trong bảng sau. (đơn vị: VNĐ)
Số cuối năm

Số đầu năm


Vay dài hạn

1.171.374.837.855

700.873.261.151

Kỳ hạn 3 năm

566.380.130.608

506.429.939.806

Kỳ hạn 4 năm

-

51.954.791.817

Kỳ hạn 5 năm

538.064.707.247

142.488.529.528

Kỳ hạn trên 5 năm

538.064.707.247

-


Trong đó
Số phải trả trong vịng 12 496.525.024.725

354.103.609.188

tháng
Số phải trả sau 12 tháng

677.796.913.413

349.769.099.942

Trong kì tài chính năm 2020, sau 2 năm vay dài hạn giảm thì đến năm 2020 thì vay
dài hạn của cơng ty ở cuối kì đã tăng lên 470.501.576.704 VNĐ tương đương với
67,131% so với đầu kì. Khoản vay dài hạn này chiếm 2,807% tổng nguồn vốn của công
ty.

21


2.5. Thuê tài chính
Theo thuyết trinh báo cáo tài chính của FPT thì Tập đồn ghi nhận tài sản th tài
chính là tài sản của Tập đồn theo giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu
thuê tài sản hoặc theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu nếu giá trị
này thấp hơn. Nợ phải trả bên cho thuê tương ứng được ghi nhận trên bảng cân đối kế
toán hợp nhất như một khổ in nợ phải trở về thuê tài chính . Các khoản thanh tốn tiền
th được chia thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc nhằm đảm bảo tỷ lệ lãi
suất định kỳ cố định trên số dư nợ cịn lại . Chi phí th tài chính được ghi nhận vào kết
quả hoạt động kinh doanh, trừ khi các chi phí này trực tiếp hình thành nên tài sản đi thuê,

trong trường hợp đó sẽ được vốn hóa theo chính sách kế tốn của Tập đồn về chi phí đi
vay.
Tình hình nợ th tài chính của FPT trong giai đoạn 2018 – 2020 được thể hiện
dưới đây:
NĂM 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)
Theo báo cáo tài chính năm 2018, tại thời điểm đầu năm, giá trị nợ thuê tài chính dài
hạn đến hạn trả số có khả năng trả nợ là 896.557.144 VNĐ. Cuối năm, giá trị nợ thuê tài
chính dài hạn đến hạn trả và số có khả năng trả nợ tăng lên 1.000.270.357 VNĐ. Trong năm,
giá trị nợ thuê tài chính dài hạn đến hạn trả tăng 1.032.259.846 VNĐ và giảm 928.546.633
VNĐ. Như vậy, nhìn chung giá trị nợ th tài chính dài hạn đến hạn trả số có khả năng trả nợ
năm 2018 có xu hướng tăng.
Cịn trong dài hạn, nợ th tài chính dài hạn đầu năm là 3.783.682.125 VNĐ giảm
xuống còn 3.087.517.541 VNĐ vào cuối năm.
22


NĂM 2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2019)
Theo báo cáo tài chính năm 2019, tại thời điểm đầu năm, giá trị nợ thuê tài chính dài
hạn đến hạn trả và số có khả năng trả nợ là 1.000.270.357 VNĐ. Cuối năm, giá trị nợ thuê tài
chính dài hạn đến hạn trả và số có khả năng trả nợ tăng lên 1.096.054.745 VNĐ. Trong năm,
giá trị nợ thuê tài chính dài hạn đến hạn trả tăng 1.618.556.854 VNĐ và giảm 1.522.772.466
VNĐ. Như vậy, nhìn chung giá trị nợ th tài chính dài hạn đến hạn trả số có khả năng trả nợ
năm 2019 có xu hướng tăng nhẹ.
Cịn trong dài hạn, giá trị nợ th tài chính dài hạn và số có khả năng trả nợ đầu năm là
3.087.517.541 VNĐ giảm xuống còn 2.999.447.979 VNĐ vào cuối năm. Trong năm, nợ thuê
tài chính dài hạn tăng 1.434.702.466 VNĐ và giảm 1.522.772.466 VNĐ.

NĂM 2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2020)
23


Theo báo cáo tài chính năm 2020, tại thời điểm đầu năm, giá trị nợ thuê tài chính dài
hạn đến hạn trả và số có khả năng trả nợ là 1.096.054.745 VNĐ. Cuối năm, giá trị nợ thuê tài
chính dài hạn đến hạn trả và số có khả năng trả nợ giảm xuống còn 935.488.070 VNĐ. Trong
năm, giá trị nợ thuê tài chính dài hạn đến hạn trả tăng 1.593.186.745 VNĐ và giảm
1.753.793.420 VNĐ. Như vậy, nhìn chung giá trị nợ thuê tài chính dài hạn đến hạn trả số có
khả năng trả nợ năm 2020 có xu hướng giảm.
Cịn trong dài hạn, giá trị nợ thuê tài chính dài hạn và số có khả năng trả nợ đầu năm là
2.999.447.979 VNĐ giảm xuống còn 2.947.100.283 VNĐ vào cuối năm. Trong năm, nợ thuê
tài chính dài hạn tăng 1.701.445.724 VNĐ và giảm 1.753.793.420 VNĐ.
III. Đánh giá hiệu quả của thực trạng sử dụng nguồn tài trợ dài hạn của công ty
FPT
3.1 Tích cực
- Cơ cấu tài sản của FPT đang có những chuyển biến tích cực làm tăng vốn lưu
động cho công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm làm tăng vốn lưu động của công ty.
FPT đã đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực khác nhất là đầu tư về trái phiếu. Điều này đã
cho thấy FPT linh hoạt hơn trong đầu tư tài chính.
- Hệ số nợ: hệ số nợ của năm 2018 là 0.5; năm 2019 là 0,496; năm 2020 là 0,56. Hệ
số nợ đang có xu hướng tăng. Điều này cho thấy trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp
đang sử dụng thì số đồng được tài trợ bằng nợ phải trả đang ngày càng gia tăng. Nhưng
hệ số nợ của FPT những năm gần đây vẫn chấp nhận được, và khá an toàn.
- Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản: kết quả tỷ lệ này được coi là thông số "khỏe
mạnh" của một công ty .Tỷ lệ này giảm dần ở năm 2018, 2019 và tăng lên ở năm 2020.
Điều này cho thấy năm 2020 công ty đang phụ thuộc hơn vào nợ để phát triển kinh
doanh. Tuy tỷ lệ này có tăng ở năm 2020, nhưng vẫn giữ được mức tốt, dưới 0.5.

- Cổ phiếu thường: những năm gần đây FPT tích cực phát hành phiếu phổ thường.
Số cổ phiếu thường mà công ty phát hành tăng theo từng năm. Năm 2019, công ty phát
hành hơn 678 triệu cổ phiếu, nhiều hơn năm 2018 đến tầm 60 triệu cổ phiếu . Trong khi
năm 2020, công ty phát hành số cổ phiếu lên tới 783 triệu cổ phiếu, hơn 100 triệu cổ
phiếu so với năm trước đó. Điều này đã làm tăng mức độ vững chắc về tài chính cho
24


công ty, đồng thời làm tăng thêm khả năng huy động vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh
nghiệp..
- Cổ phiếu ưu đãi: việc phát hành cổ phiếu ưu đãi đã giúp công ty tăng đáng kể về
vốn điều lệ của cơng ty. Bên cạnh đó, khi phát hành cổ phiếu ưu đãi FPT có thể hỗn trả
lợi tức cố định sang kỳ sau.
- Th tài chính: FPT là cơng ty nằm trong top 10 của Việt Nam. FPT hiện đang
hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Do vậy theo số liệu báo cáo thì các chi tiêu như th tài
chính đang có xu hướng giảm.
3.2 Tiêu cực
- Hoạt động của tập đoàn chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn dẫn tới chi
phí tài chính cao và làm tăng rủi ro tài chính. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, đặc biệt
trong khi tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay.
- Trong khi cổ phiếu thường được công ty phát ra vẫn tăng hằng năm nhưng hệ số nợ
khơng có xu hướng giảm đi, mà ngược lại cịn tăng lên. Điều này chứng tỏ cơng ty vẫn
chưa sử dụng vốn hiệu quả
- Trong năm 2020, vay dài hạn của các tổ chức tín dụng tăng đột biến, lên gấp gần 2
lần. Trong các năm 2018,2019, công ty chỉ vay dài hạn trong các khoản thời gian 3 năm,
4 năm, 5 năm. Nhưng đến năm 2020, cơng ty đã có khoản vay với kỳ hạn trên 5 năm.
Như vậy đã làm tăng số nợ dài hạn của doanh nghiệp. Việc FPT vay nhiều hơn khoảng
500 tỷ đồng so với lượng hụt có thể là để tăng cường thêm thanh khoản, đáp ứng các nhu
cầu tiền chi cho kinh doanh, đầu tư cũng như chi trả cổ tức trong bối cảnh dịch Covid-19
đang tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh.

- Nợ dài hạn của FPT có xu hướng giảm trong năm 2018 và 2019, nhưng lại tăng cao
trong năm 2020. Trong khi đó, lãi suất cho vay ngày càng cao. Điều này gây khó khăn
cho FPT
- Năm 2011, FPT đã mua lại toàn bộ số trái phiếu đã phát hành. Hiện nay công ty
hiện tại không phát hành trái phiếu làm giảm một lượng vốn có thể huy động được. Điều
này ảnh hưởng tới doanh nghiệp khó điều chỉnh cơ cấu vốn.
IV. Một số giải pháp cho công tác quản trị nguồn tài trợ dài hạn cho công ty FPT
25


×