Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bí ẩn dấu ấn Chăm Pa tại Hoàng thành Yên Bái doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.86 KB, 15 trang )



Bí ẩn dấu ấn Chăm Pa
tại Hoàng thành Yên Bái

- Qua gần 10 năm khai quật, các nhà khảo cổ sửng sốt khi
phát hiện ra cả một khu Hoàng thành với hệ thống công trình
Phật giáo vô cùng hoành tráng có niên đại nghìn năm tuổi,
tại vùng đất Lục Yên, Yên Bái.

Sự phát lộ của hệ thống “Hoàng thành Yên Bái” trải dài khắp
xã Tân Lĩnh (Lục Yên - Yên Bái) và lan ra một số vùng lân
cận với những di chỉ còn lại khá nguyên vẹn khiến nhiều nhà
khảo cổ sửng sốt. Thế nhưng, điều mà khiến giới khảo cổ
ngạc nhiên nhất là tại sao giữa vùng đất xa xôi ấy, cách đây
cả nghìn năm, lại xuất hiện những dấu ấn rõ nét của văn hóa
Chăm Pa, nền văn hóa mãi phía cực Nam Việt Nam?

Những hiện vật tại "Hoàng thành Yên Bái" có niên đại và
hình dạng giống hiện vật được khai quật tại Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội.

Kỳ bí miền đất thời gian nghìn năm tuổi

“Hoàng thành Yên Bái” nằm trải dài trên khắp một vùng rộng
lớn đến trên dưới 10 cây số vuông, được bao bộc bởi một
thung lũng bằng phẳng bên dòng sông Chảy và thượng nguồn
hồ Thác Bà.

Phải mất nhiều giờ đồng hồ vượt qua những nhiều vùng địa
hình khúc khuỷu, chúng tôi mới khám phá được phần nào


khu thung lũng huyền bí nghìn năm tuổi này. Giữa những
ruộng ngô đương sắp kỳ trổ bắp là thấp thoáng những “ngôi
nhà” do đoàn khảo cổ học dựng lên tại các hố khai quật để
bảo vệ di vật.

“Hoàng thành Yên Bái” được bao bộc bởi một thung lũng
bằng phẳng bên dòng sông Chảy và thượng nguồn hồ Thác
Bà.

Theo niên đại của những di chỉ được khai quật tại thung lũng
này thì nghìn năm trước nơi đây là cả một hệ thống sầm uất
những đền đài thành quách, những cung điện chùa tháp với
cuộc sống đô hội phồn hoa. Thời gian đã vùi lấp tất cả dưới
lớp đất đá. Nhưng cũng chính thời gian đã làm phát lộ trở lại
những dấu ấn xưa để hình bóng cha ông còn thấp thoáng trên
mảnh đất miền biên viễn này, như một lời khẳng định chủ
quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông Liễu Văn Chanh, một người dân ở xã Tân Lĩnh thật thà
cho biết ông và những người nông dân thuần phác ở đây từ
bao đời cứ làm ngô, làm lúa trên cánh đồng này. Mỗi vụ lật
đất, họ lượm được những mảnh gạch, mảnh ngói vàng hình
rồng đầu phượng mà chẳng mảy may nghĩ rằng đó đã từng là
một phần của những lâu đài thành quách. Những người nông
dân chỉ nghĩ những mảnh vỡ vô tri mà thế hệ trước vứt bỏ
nên gom lại ném cả lên bờ cho đỡ vướng khi cày, bừa để rồi
nhiều nhà khảo cổ sau này phải sửng sốt tiếc nuối.




Những mảnh gạch, mảnh ngói vàng hình rồng đầu phượng
đã từng là một phần của những lâu đài thành quách xưa
.



Ông Chanh cho biết thậm chí có những lần ông còn cày được
cả một số đồ vật bằng đồng giống như chiếc đèn, cái tách trà
của vua chúa ngày xưa. Tuy nhiên những đồ vật đó ông đã
bán lại cho một người khác với giá chỉ đủ mua vài cút rượu.
Càng về sau này, có nhiều người đem máy dò về đây tìm
kiếm đồ cổ, khi hỏi ra ông mới biết những vật dụng mà mình
cày lên được có giá rất đắt và quí giá.

Ông Trần Xuân Ca - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho
biết khu “Hoàng thành Yên Bái” đồng thời là “Kinh đô phật
giáo” lớn nhất Tây Bắc thời nhà Trần. Tại những hố khai
quật ở khu vực xã Tân Lĩnh đã phát hiện những hiện vật như
lá đề cân, lá đề lệch, đầu rồng ngậm ngọc, chim ưng, thú đầu
đạo Những hiện vật này thấm đẫm phong cách kiến trúc,
mỹ thuật thời nhà Trần.

Đặc biệt, tại các hố khai quật dưới chân núi Vua Đen còn
phát hiện được hai cột tháp cao 9 tầng, được làm bằng đất
nung. Xung quanh hai cột tháp này các nhà khảo cổ còn phát
hiện được những bệ cột đá có chạm trổ hình hoa sen. Điều
này cho thấy đã có một ngôi chùa lớn tồn tại dưới chân núi
Vua Đen cách đây hàng trăm năm.

Năm 2004 tỉnh Yên Bái cùng với các chuyên gia khảo cổ học

như GS.Trần Quốc Vượng, GS.Hà Văn Tấn cũng đã tiến
hành khai quật khảo cổ khu vực Tân Lĩnh và phát hiện thêm
rất nhiều hiện vật chứa đựng thông tin khẳng định đây là
trung tâm phật giáo rất lớn thời nhà Trần. Nhóm khảo cổ chỉ
cần đào xuống đất khoảng 50cm đến 2m đã có thể phát hiện
được những hiện vật cách đây mấy thế kỷ như bệ đất nung
hình hoa sen, các mảnh ngói mũi nhọn

Một tháp cổ nghìn tuổi được khai quật tại Tân Lĩnh.


Ông Trần Xuân Ca - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho
biết khu “Hoàng thành Yên Bái” đồng thời là “Kinh đô phật
giáo” lớn nhất Tây Bắc thời nhà Trần.

Từ vị trí những hiện vật phát hiện được nếu đem lập bản đồ
sẽ cho thấy rằng: Kinh đô phật giáo Tây bắc vẫn còn một di
tích duy nhất cùng thời với những ngôi chùa khai quật được
là khu đền Hắc Y, Đại Cại. Nếu đem so sánh chất liệu cùng
những hoa văn trang trí trên một số hiện vật được phát hiện
với di tích Hắc Y, Đại Cại thì thấy có một số điểm tương
đồng, như các hình vẽ trên mái ngói, hình rồng ngậm ngọc

Cũng theo ông Ca, nếu căn cứ theo những văn bản khắc trên
bia đá hiện còn ở Tân Lĩnh thì khu vực này có tới 40 tháp
nằm trên không gian rộng lớn. Tuy nhiên, đến nay mới có
trên dưới 10 tháp được phát lộ.

Dấu ấn Chăm Pa tại “Hoàng thành Yên Bái”


Sự tồn tại của “Hoàng thành Yên Bái” với vai trò “Kinh đô
Phật giáo” vùng Tây Bắc trải dài khắp xã Tân Lĩnh (Lục Yên
- Yên Bái) đã được các nhà khảo cổ và các sử gia khẳng định.
Hàng trăm những hiện vật của văn hóa Chăm Pa như
Naguda, hình người con gái múa hát, bệ hoa sen bằng đất
nung đã được tìm thấy ở mảnh đất này. Ngay cố Giáo sư
Trần Quốc Vượng cũng đã để lại bút tích nghiên cứu của
mình về di chỉ khảo cổ đặc biệt này là “ngôi chùa phảng phất
văn hóa Chăm”.



Dấu ấn văn hóa Chăm Pa đặc trưng qua hoa văn lá đề được
tìm thấy tại Hoàng thành Yên Bái.

Ông Nguyễn Xuân Đoán - nguyên giám đốc Trung tâm Văn
hóa huyện Lục Yên, cũng là người tham gia rất nhiều cuộc
khai quật khảo cổ ở Lục Yên - cho rằng, kinh đô Phật giáo có
thể được xây dựng vào thời gian Chiêu văn vương Trần Nhật
Duật làm Trấn thủ trông coi đạo Đà Giang, thuộc tỉnh Yên
Bái ngày nay (1280). Thời gian này đích thân ông đã dụ hàng
được thổ tù đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật, kinh đô Phật
giáo có thể được xây dựng vào thời gian này.

Tuy nhiên, có thể trước đó Trần Nhật Duật đã đưa những tù
binh nước Chiêm Thành từ phía nam ra đạo Đà Giang để
giam giữ. Ông đã sử dụng những tù binh này vào việc xây
dựng đền, chùa, miếu mạo, vì thế tù binh Chiêm Thành
chạm, trổ những tượng và hình nét hoa văn thấm đẫm phong
cách Chăm như những hiện vật mà chúng ta đã phát hiện.


Bí ẩn về sự xuất hiện của văn hóa Chăm Pa tại di tích
“Hoàng thành Yên Bái” vẫn là một dấu chấm hỏi.

Còn ông Trần Xuân Ca lại cho rằng: Nền văn hóa Chăm
phồn thịnh ở phía nam. Từ trung tâm đó, dấu ấn Chăm lan
tỏa ra các khu vực xung quanh, càng xa trung tâm thì dấu ấn
đó càng nhạt dần. Việc phát hiện dấu ấn Chăm ở khu di tích
khảo cổ Tân Lĩnh được cho là xa xôi nhất so với trung tâm
của nó. Nếu nhìn ở góc độ này thì việc chúng ta thấy phảng
phất dấu ấn Chăm trên những hiện vật ở một ngôi chùa miền
biên viễn phía bắc là điều không khó hiểu.

Trong rất nhiều những giả thiết được đặt ra, chỉ có hai ý kiến
này là hợp lý nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử cho
rằng, cần phải tìm ra được những bằng chứng sát thực lý giải
về việc tại sao lại có sự xuất hiện của văn hóa Chăm tại đây.
Vẫn biết vậy nhưng cho đến nay, bí ẩn về sự xuất hiện của
văn hóa Chăm Pa tại di tích “Hoàng thành Yên Bái” vẫn là
một dấu chấm hỏi.

×