Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Tết của người Dao ở Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.94 KB, 2 trang )

TẾT NGƯỜI DAO
Hằng năm, ngoài việc vui xuân, đón Tết Nguyên đán như các dân tộc anh em khác,
ở các bản người Dao, kể cả Dao đỏ, Dao tiền hay Dao quần chẹt, còn một ngày Tết
độc đáo - Tết Nhảy. Song lễ này không tổ chức ở mọi nhà, không phải năm nào
cũng tổ chức.
Tết Nhảy chỉ làm ở “Nhà cái” (con trưởng, trưởng họ) tùy hoàn cảnh từng người
để chọn năm tổ chức, thường vài năm làm một lần, nhưng không lâu quá 10 năm,
như thế là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, trời đất, người có công tìm đất.
Sau khi làm cỗ cúng tri ân gia thần, gia tiên, thổ công, thần linh, chúa đất... gia chủ
mời mọi người ăn cơm thịt, uống rượu hoẵng, rồi bắt đầu nhảy múa theo bài bản
quy định, mạnh mẽ, hùng dũng, quyết liệt. Đây là một nội dung quan trọng, gọi là
Tết Nhảy đúng như đã hứa với trời đất cho thoát hiểm dịp đi tìm đất ngày xửa,
ngày xưa.
Con cháu trong họ, mặt mày hồ hởi, tư tưởng tập trung, liên tục, luân phiên nhau
nhảy múa văn, múa võ, múa chuông, múa rùa, chạy cờ trong mấy ngày tết. Múa
văn là biểu tượng con cháu mời ông bà, gia tiên về vui tết, phù hộ cháu con ăn nên
làm ra. Múa võ là tái hiện tích ông Hành, ông Hộ vất vả, gian lao chống chọi với
thiên nhiên, giặc dã, thú dữ, những tháng năm đi tìm đất, múa rùa là kính báo với 9
phương trời, 10 phương đất, chư Phật cùng Long Vương biết thực tế cuộc sống
người Dao, cầu mong được các đấng thần linh che chở về sau.
Múa chạy cờ biểu tượng cho việc tập hợp lực lượng tiến quân, thu quân, đề cao ý
thức cộng đồng đoàn kết thực hiện mọi lệ ước dân bản đặt ra, phép công Nhà nước
để tồn tại, phát triển như các dân tộc anh em.
Điệu múa nhảy nào cũng kéo dài, cần người khỏe mạnh thay nhau tham gia, có
nhiều nhạc cụ trống chiêng và không thể thiếu cái chuông nhỏ trên tay, vừa nhảy
vừa lắc nhịp nhàng theo bàn tay giơ cao, hạ thấp, tạo nên thứ âm thanh náo nhiệt,
ấn tượng rộn ràng, khỏe khoắn, thu hút nhân tâm.
Tết Nhảy của người Dao đỏ giáp biên giới Việt - Trung cũng được chuẩn bị khá
công phu. Trước Tết, nam giới đã ôn luyện các điệu múa cổ truyền. Phụ nữ chuẩn
bị quần áo mới cho cả nhà. Mọi người trong họ tham gia cùng tộc trưởng lo tết:
trang trí bàn thờ Tổ, dán tranh biểu tượng mào gà trống và tam thanh, nóc bàn thờ


rực rỡ bản vẽ “mặt trời” đỏ rực, đôi câu đối “Người yên vật thịnh”, “Uống nước
nhớ nguồn”.
Sáng sớm mồng 1 Tết, cả gia tộc tề tựu quanh bàn thờ, khi làm xong lễ kính báo
gia tiên, người người cầm dao, vác cuốc ra vườn, gia chủ giận dữ vung dao hỏi tội
một cây (đào, mơ, hoặc mận) trong vườn: “Mày được tao vun trồng, sao không ra
quả cho tao? Tao phải chặt đổ mày”. Một người trong họ đứng ra xin: "Xin ông xá
tội đừng chặt tôi, mai đây, tôi sẽ ra quả (hàm ý tri ân người dày công vun xới), bèn
được gia chủ tha cho".
Bắt đầu vào giờ Thìn (8h sáng), Tết Nhảy bắt đầu trước bàn thờ Tổ. Đám thanh
niên gọi là “sài cỏ” theo thầy cả “chái peng pi” tổ chức nhảy 14 điệu, diễn tả các
động tác mở đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về dự Tết. Điệu nhảy chào
bố mẹ, tổ tiên thì nhảy múa một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao. Điệu mời tiên
nương, tiểu nữ giáng trần bằng điệu múa cò, mô phỏng cò bay, dang hai tay vẫy
vẫy nhịp nhàng. Điệu mời tổ sư thầy cả diễn tả điệu đi của hổ..., điệu nào cũng náo
nhiệt, phong phú, ấn tượng.
Cả họ chuyển sang rước tượng tổ tiên. Tượng được chạm khắc đẹp, cao hơn gang
tay, con cháu dùng nước thơm chế từ vỏ cây “xum mu”, tắm tượng, thay khăn
quàng mới, rồi con cháu nhảy điệu “dâng gà”. Họ cầm con gà trống đỏ, vàng nhảy
nhiều động tác kính trọng tổ tiên, đặt gà trên đầu, vác gà qua vai, vừa múa vừa vặt
lông đầu gà.
Tết Nhảy của người Dao đỏ diễn ra 10 giờ liền, kết thúc là điệu múa cờ.

×