Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tuyệt chiêu để bán sản phẩm mà bạn không thích doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.28 KB, 4 trang )





Tuyệt chiêu để bán sản phẩm
mà bạn không thích

Thomas F. La Vecchia là giám đốc điều hành của hãng X Factor Selling Systems và cũng là tác
giả của cuốn “The X Factor Selling System: The Sales Expert’s Guide to Selling” đã đóng góp
bài viết này trong chuyên mục bình luận Op-Ed& Insights của tạp chí BusinessNewsDaily's
Expert Voices.
ảnh minh họa

Tôi viết một cuốn sách mang tên "The X Factor Selling System: The Sales Expert's
Guide to Selling” và tại một chương trong cuốn sách đó sẽ chỉ cho bạn thấy chắc chắn
rằng mình có đang bán hàng cho đúng công ty hay không. Tuy nhiên, với số lượng
người thất nghiệp vẫn ở mức cao, thật khó để bán được một sản phẩm thực sự tốt và
khiến bạn hứng thú khi bán hàng.

Trong lúc tìm kiếm vị trí bán hàng như mong muốn, thì trước hết bạn cần bán những
sản phẩm không bán chạy cho lắm để tồn tại.

Vậy hãy làm theo các bước sau:

1) Tập trung vào Quy trình bán hàng.

Triết lý bán hàng của tôi khẳng định 4 chữ P khiến khách mua hàng bao gồm: Con
người (People), Sản phẩm (Product), Quy trình (Process) và Giá (Price). Tuy nhiên,
triết lý này cũng có thể được sử dụng cho bạn khi làm một nhân viên bán hàng.

2) Ghi chú từ hoạt động PR.



Quan hệ công chúng chỉ là việc xoay vòng một câu chuyện tương đối thú vị về sản
phẩm và rồi biến câu chuyện ấy trở nên tuyệt vời hơn mỗi ngày. Hãy trở thành người
PR cho chính sản phẩm của mình và liên kết chúng với những sự kiện đang diễn ra để
thu hút sự chú ý của người mua, hãy nghĩ ra cách liên kết sản phẩm của mình với
những vấn đề chính đang diễn ra. Sau đó, bạn hãy lưu ý về những gì mà cô/anh ta
đang nghĩ và gắn sản phẩm của bạn vào vấn đề đó bằng mọi cách có thể. Giả dụ như:
“Tôi biết rất nhiều người ở vị trí của anh đang lo lắng về vấn đề X, à vâng, sản phẩm
của chúng tôi có thể một cách gián tiếp hoặc trực tiếp giải quyết vấn đề X, thông qua
XYZ.”

3) Lập một danh sách những “điểm trừ” trong sản phẩm của bạn hoặc tại vì đâu
sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường: giá cả, giá trị sử dụng…

Phải có điểm nào đó mà sản phẩm của bạn bù lấp được những điểm trừ này. Chẳng
hạn, đây không phải là sản phẩm có giá trị sử dụng cao nhất nhưng được bán với giá
thấp hơn 20%. Vì vậy, nếu trong trường hợp này, bạn nên sử dụng lợi thế của việc bán
hàng giá trị thấp và tìm kiếm khách hàng tiềm năng quan tâm tới giá cả mà không phải
sản phẩm (nhãn hiệu hoặc giá trị sử dụng).

4) Cuối cùng hãy xem công việc hiện tại của bạn (bán những sản phẩm không
tốt) như một điểm mạnh trong hồ sơ xin việc.

Hãy dừng việc nghĩ rằng việc “thổi” cao doanh số của mình với một sản phẩm không
được hot cho lắm sẽ nói lên năng lực bán hàng của bạn. Khi phỏng vấn cho những vị
trí mới, bạn hãy giải thích cách bạn bán được những một sản phẩm tồi như thế nào và
hỏi họ “Tôi đã bán sản phẩm X và đây là doanh số của tôi. Bây giờ, hãy tưởng tượng
nếu tôi đang bán sản phẩm của anh, sản phẩm mà chính tôi cũng yêu thích và tin
tưởng thì chuyện gì sẽ xảy ra?.


Một lần nữa, tôi không khuyến khích bạn tiếp tục và bán những sản phẩm tồi. Tuy vậy,
thật tồi tệ nếu bạn bị mắc ở một vị trí và đang loay hoay tìm cách “Làm thế nào để tôi
bán được một sản phẩm kém chất lượng”, hãy trở lại đây nếu “Bạn không thể”. Tôi
chắc chắn rằng việc tìm kiếm vị trí mong ước có thể sẽ vẫn phải chờ đợi trong một thời
gian nữa, vậy trong lúc này, hãy thực hành những mẹo nhỏ trên đây.

×