Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu “Tuyệt chiêu” để lộ điểm yếu trong khi phỏng vấn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.59 KB, 3 trang )

“Tuyệt chiêu” để lộ điểm yếu trong khi phỏng vấn


“Điểm yếu nhất của bạn là gì?, nói vài điều mà bạn không thích ở bản thân
hay một vài khó khăn của bạn trong những việc đã từng làm?...” là một
trong những câu hỏi được rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm
Dưới đây sẽ là những “tuyệt chiêu” để trả lời những câu hỏi “tế nhị” này
một các trung thực nhưng vẫn thể hiện được sự tự tin và không bị ảnh
hưởng tới khả năng được tuyển dụng của bạn.

Bước 1: Bạn hãy tìm kiếm những câu hỏi phỏng vấn tương tự sẵn có trên
internet, đặc biệt chú ý những câu như là mời bạn nói về điểm yếu của
mình. Tất nhiên, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ cho câu hỏi “Tại sao lại bỏ công
việc trước?” đặc biệt nếu có những thông tin bất lợi trong câu trả lời.

Bước 2: Chuẩn bị một loạt những
ý tưởng luôn thường trực trong đầu. Bạn
có thể có ngay ý tưởng khi được hỏi đến, chắc chắn những gì bạn sẽ thảo
luận và như thế nào.
Bước 3: Chọn những chủ đề, kỹ năng hay những sự kiện để bàn luận mà
không liên quan nhiều đến công việc. Ví như, nếu công việc yêu cầu kỹ
năng tin học cao, không nên chọn
kỹ năng tin học của bạn như điểm yếu
để nói về. Chọn những chủ đề có liên quan nhưng không quá quan trong
với vị trí tuyển dụng.
Bước 4: Sử dụng “ kỹ năng bánh Sanwich” để giới thiệu những điểm yếu
của bản thân. Bắt đầu với một vài thế mạnh có liên quan, diễn đạt những
thông tin không có lợi thật ngắn gọn, súc tích không dừng lại ở 1 điểm quá
lâu và kết thúc bằng một thế mạnh khác.
Bước 5: Khẳng định một thế mạnh, có thể là một kỹ năng mà bạn thành
thạo hay một thứ gì đó bạn thích về công ty, nhân viên hay công việc ở đó.


Bước 6: Đơn gi ản hóa những
điểm yếu nhưng vẫn đúng với thực tế.
Không nên đổ lỗi cho bất cứ ai hay phóng đại vấn đề.
Bước 7: Bạn hãy lại nói về một lợi thế khách quan của mình. Điểm mạnh
nhất của bạn để giải quyết những khúc mắc trong
công việc, những kinh
nghiệm bạn có hay bạn đã làm việc như thế nào để cải thiện vấn đề.
Bước 8: Tiếp tục lại “tấn công” bằng một thế mạnh nữa nếu như bạn có
thể. Có thể diễn tả những nỗ lực của bạn có nhiều kết quả trong việc tiết
kiệm tiền bạc, sự giao tiếp tốt hơn, hay vài giải pháp khách quan cho
những khó khăn và dừng lại ở đó.

Điều này có thể nói ngắn gọn trong kỹ năng “SAR” (Tình huống, hành động
và kết quả) hay “PSR” (Vấn đề, giải pháp và kết quả) nên sử dụng khi
phỏng vấn.
Lời khuyên
1. Luôn nhớ, ý tưởng cho những câu hỏi này là thước đo việc bạn giải
quyết những khó khăn trong công việc hay khắc phục điểm yếu của mình
như thế nào. Tận dụng câu hỏi để thể hiện bản lĩnh của mình đối mặt và
vượt qua những khó khăn đó.
2. Nếu như bạn chuẩn bị bắt đầu một công việc mới, và được yêu cầu nói
ngắn gọn về những kỹ năng, nhấn mạnh những kỹ năng của bạn có liên
quan và tỏ ra luôn sẵn lòng, nhiệt tình học hỏi, đưa ra những tình huống cụ
thể cho công ty.
Cảnh báo
1. Đừng nên lảng tránh câu hỏi, cố gắng dần thay đổi chủ đề, hay đưa ra
câu trả lời hợp lý như “Tôi là người hoàn hảo” hay “Tôi không có điểm
yếu”.
2. Không nên đưa ra những cái tên cụ thể nếu như bạn đang nói về một
người,

công ty hay công việc gặp khó khăn. Đơn giản nói “một người mà
tôi đã từng làm việc cùng” hay “ Tôi đã từng làm một việc. Đặc biệt nếu bạn
đang được phỏng vấn trong những công ty cùng khu vực.
3. Không nên lợi dụng những câu hỏi này để phàn nàn về đồng nghiệp,
công việc, sếp cũ. Nếu bạn có nhắc tới công việc cũ, chỉ nên nói những
khó khăn hay vấn đề chung chung, căn cứ theo sự thực.



×