Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Các loại trang phục của người Chăm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.96 KB, 30 trang )



Các loại trang phục của
người Chăm

Người Chăm là một dân tộc sớm hình thànhnước và chịu ảnh
hưởng nhiều loại hình tôn giáo, văn hoá khác nhau. Ngoài
tôn giáo Bàlamôn. Hồi giáo người Chăm còn theo tín ngưỡng
dân gian xã hội Chăm còn có nhiều giai cấp: vua chúa, quý
tộc, bình dân. Do đó, mỗi giai cấp, tầng lớp; mỗi chức sắc tu
sĩ tôn giáo người đều có mỗi trang phục riêng

Trang phục của vua chúa Chăm

Trang phục vua chúa Chăm ngày xưa rất phong phú và đa
dạng. Thế nhưng cho đến nay do biến động của lịch sử vua
chúa Chăm đã mất đi, kéo theo sự biến mất về trang phục của
họ. Cho đến nay, do chất liệu vải bị huỷ hoại theo thời gian,
trang phục vua chúa Chăm không còn tìm ra được hiện vật
nào còn nguyên vẹn. Hiện nay chúng ta chỉ tìm thấy trang
phục Chăm thông qua tư liệu cổ, bia kí và những tượng thờ,
phù điêu trên các đền tháp Chăm.

Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trang phục vua chúa Chăm
được mô tả như sau: “Y phục vua Chúa Chăm gồm có áo bào
bằng lụa, có hoa bằng vàng, trên nền đen hay xanh lá cây.Áo
lót bằng vải trắng, nhỏ sợi mịn màng, đôi khi có thêu dệt hay
viền tua bằng vàng; vua chỉ có mặc một áo này không có áo
ngoài gì khác trong những buổi chầu, không phải đại lễ (Tân
Đường Thư). Ở ngang lưng đeo bên ngoài lễ phục một cái đai
vàng nạm ngọc và trang trí những vòng hoa (Nam Tề Thư,


LVIII, 66a). Vua đi dép da đỏ (Tống Thư, CCCXXXIX), còn
giầy và ủng thì thêu và nạm ngọc (Chư Phiên Chí), cổ, ngón
tay, ngực vua thì mang rất nhiều đồ trang sức ”
Ngay từ thời nhà Đường, Thông điển cho chép đàn ông đàn
bà Chiêm Thành đều quấn ngang một mảnh vải cổ bối.
Đường thư cũng có nói đến “vua choàng một tấm vải trắng
mịn”. Ngoài ra, các loại trang phục của vua (và kể cả quí tộc
cung đình Chăm) như cái sampot hiện còn trong kho được
dệt chen vào đó các hoa chi tiết bằng lụa trắng và đen có
điểm chỉ vàng trên nền chỉ đỏ thành những hình Gảuda trong
các dáng điệu nhảy múa hay cầu nguyện, và những con vật
kỳ dị khác đã làm tăng vẻ đẹp mượt mà, đa sắc của vải lụa
Chăm.

Theo nhiều nguồn tư liệu cổ khác còn nhận xét: “Trang phục
Chăm xưa và ngày nay, không khác trang phục của người
Mãlai ”, nó là mảnh vải gọi là “Kama”(trích Lương thư, LIV,
54a) quấn quanh người từ phải sang trái và che từ ngang lưng
đến chân. Ngoài miếng vải đó ra, cả đàn ông đàn bà không
mặc gì thêm nữa, trừ mùa đông họ mặc áo dài (Tuỳ
thư,LXXXII, 37a). Người thường dân thì đi chân đất (Cưu
đường thư, CXCVII, 32a); và mặc theo một tác giả nói chỉ có
vua chúa mới đi giầy (Durand, truyện Galathee, Befeo, v
,336), hình như những người quyền quí cũng đi giầy da thuộc
(Lương thư, LIV,54, a). Họ bối tóc (Cựu đường
thư,LIV,54a), đàn bà thì bối thành hình cái búa (Văn hiến
thông khảo) và xâu lỗ tai để đeo những vòng nhỏ bằng kim
loại (Lương thư, LIV,54a). Cũng như người Mãlai, họ rất
sạch sẽ; mỗi ngày họ tắm nhiều lần, xoa mình bằng thứ dầu
cao làm bằng lông não và xạ hương. Họ cũng dùng gỗ thơm

để ướp quần áo (Tân đường thư, CXVII,32a).

Ngoài thư tịch cổ, trên bia kí còn miêu tả trang phục vua
Chăm như sau: Vua Chăm Vikrantarman HI điểm trong
những miếng vàng đeo lũng lẳng, có những chuỗi hạt ngọc
xanh và ngọc trai lóng lánh như ánh trăng hôm rằm, vua được
che bằng cái lộng trắng nó trùm lên vòng tròn cả bốn phương
trời, Vua đeo vương miệng, đai vòng cổ, hoa tai bằng chuỗi
hòn ngọc,bằngvàng, toả ra hào quang giống như những dây
leo (Tống Sử, CCCIXXIX,22a).

Trên bia kí lai trung ở Huế, nội dung có phần mô tả về cách
ăn mặc của Vua Champa Indravarman III (918) là áo Vua có
thêu dính nhiều vàng bạc. Bia kí Pô Nưgar cũng đề cập đến
Vua Chăm Wikratavarman III (854) mặc áo đen và xanh, có
đính hoa văn và chỉ làm bằng vàng. Áo khác cũng làm bằng
vải thô thêu chỉ bằng vàng rất đẹp.

Ngoài bia kí nói trên các nhà khoa học còn tìm thấy nhưng
trang phục của người Chăm trên các phù điêu, trên các tượng
thờ ở các đền tháp như các tượng thần Siva. Vũ nữ Chăm
Apxara với những dãi áo mỏng được trang trí bằng những nét
hoa văn thật đẹp mắt, tinh vi. Đi xa hơn nữa là các nhà khoa
học còn tìm thấy các loại quần áo được trang bị cho binh lính
Chămpa, chẳng hạn như bức phù điêu chạm khắc trên tường
tháp Angkor wat, mô tả cảnh chiến đấu đội quân Chămpa
tiến vào đánh Angkor vào thế kỷ XIII. Bức phù điêu này cho
thấy binh lính Chămpa mặc quần áo ngắn có đeo dải
Bàlamôn; mặc áo ngắn cụt tay có dệt hoa văn, đầu đội mũ.


Bên cạnh trang phục, người Chăm còn có nhiều loại đồ trang
sức quí giá. Vì là nghề luyện Kim sớm phát triển cho nên, họ
đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức đa dạng và độc đáo. Sử
Trung Quốc còn chép lại, khi vào Chămpa tướng nhà Lương
– Đàn Hoa Chi đã cướp được tượng vàng Chămpa “Nấu chảy
tượng vàng ra mấy ngàn cân”. Tư liệu trong cuốn Tuỳ thư
còn cho biết: Tướng Lưu Phương “cướp được 18 tượng thần
đúc bằng vàng của Champa”. Do nghề luyện kim phát triển
sớm cho nên người Chăm đã chế tạo ra nhiều hàng thủ công,
đặc biệt là đồ trang sức khá tinh xảo. Sản phẩm thủ công đó
là những đồ trang sức, vật dụng bằng vàng, bạc, đồng được
họ sử dụng để dâng cúng cho thần thánh, phục vụ vua chúa,
giai cấp quí tộc trong đời sống hằng ngày. Những cổ vật
Chămpa đáng chú ý được biết đến là các loại vương miện,
khuyên tai hai đầu thú, hình vành khăn, bông tai, hạt chuỗi
bằng đá, thuỷ tinh, vàng, bạc được tìm thấy ở các di chỉ Sa
Huỳnh và các nhóm di tích khác ở dọc dải đất miểnTrung
Việt Nam. Chẳng hạn như: Đồ trang sức hình cảnh hoa cở
lớn (Đồng Dương- Thăng Bình – Quảng Nam- Đà Nẳng) là
một loại vương miện đẹp ở đầu thế kỷ XII – XIII sau công
nguyên. Ngoài ra còn có các loại bình bát, vòng tay bằng
vàng, bạc có niên đại ở thế kỷ XVII trở về sau đều là những
cổ vật quí giá được trang trí, chạm khắc nhiều dáng vẻ tinh
xảo và đẹp mắt, góp phần làm phong phú nền trang phục của
người Chăm.

Như vậy, từ các nguồn tư liệu trên, tuy còn ít ỏi nhưng cũng
giúp chúng ta hình dung được cách ăn mặc của các vua chúa,
các vũ nữ, các tầng lớp trong xã hội Chăm ngày xưa. Với
trình độ phát triển kinh tế xã hội thời đó, cách ăn mặc của

người Chăm đã định hình và phát triển cao mang đặc trưng
văn hoá và văn minh của riêng mình. Sau này với sự biến đổi
của lịch sử, tuỳ theo mỗi thời đại của trang phục Chăm về sau
có nhiều biến đổi và cho đến nay trên nền tảng đó, người
Chăm vẫn còn lưu giữ được trang phục truyền thống của
mình.
Trong bất cứ dân tộc nào, thời đại nào người phụ nữ là người
lưu giữ một cách bền vững bản sắc văn hoá riêng của dân tộc
mình. Áo truyền thống của phụ nữ Chăm ngày nay là biểu
hiện sắc thái riêng ấy của dân tộc Chăm mà người ta dễ dàng
nhận biết, không lẫn lộn được với bất cứ dân tộc nào khác.


Áo (aw):


Một số trang phục của phụ nữ dân tộc Chăm

Áo truyền thống của người phụ nữ Chăm là áo dài bít tà, mặc
chui đầu mà họ gọi là “Aw loah” (áo có 3 lỗ). Áo có một lỗ
chui đầu và hai ống tay. Áo này xưa kia được cấu tạo bằng 7
mảnh vải may ghép với nhau, người Chăm gọi là “aw kauk
kaung”. Nhóm áo này ở phần trên thân áo chạy dài từ vai
xuống ngang bụng thì dừng lại. Vì khổ vải của khung dệt
ngày xưa không cho phép vải rộng quá 1m; phần thứ hai từ
ngang bụng đến quá đầu gối hoặc đến gót chân phần này
cũng được may ghép hai phần, ở mặt trước và mặt sau: hai
cánh tay được nối lại với hai phần vai và nách áo; và cuối
cùng hai mảnh nhỏ đắp vào hai bên hông, người Chăm gọi bộ
phận này là “dwa boong”. Cổ áo thường khoét lỗ hình tròn

hoặc hình trái tim. Nhìn chung từng chiếc áo dài truyền thống
Chăm ngày xưa chỉ là những tấm vải ghép lại mà người may
quay tròn thành hình ống để bó thân người mặc. Áo có nhiều
màu khác nhau như màu đỏ, vàng, đen, trắng Nhưng mỗi
cái áo đều luôn có hai màu (đen-đỏ-xanh-trắng hoặc tím
,vàng). Áo chỉ là những tấm vải thô, trơn không có trang trí
hoa văn. Nhưng thay vào đó thì các phụ nữ trẻ khi mặc áo dài
truyền thống đi hội họ thường choàng loại dây thắt lưng có
thêu hoa văn trước ngực và buột xung quanh lưng gọi là
“Taley kabak”.

Ngày nay áo dài truyền thống Chăm đã cải tiến. Do kỷ thuật
dệt đã mở rộng được khổ vải cho nên áo dài Chăm không còn
là những mảnh vải nối ghép (kauk kuang) nữa mà áo dài
Chăm được may bằng 4 mảnh vải cùng màu nối nhau. Những
phụ nữ Chăm trẻ thường mặc áo dài đến quá đầu gối phủ lên
váy mặc, may hơi bó tay, thân hơi phình rộng, ở hai bên hông
áo “dwa boong” họ cải tiến bằng cách mở một đường ngay
eo hông, có may thêm hàng khuy bấm hoặc nút dính gọi là
“aw eo”.

Ngày xưa phụ nữ Chăm, ngoài mặc áo dài thì bên trong còn
có áo lót gọi là áo klăm, giống như yếm của người Kinh, gồm
có mảnh vải nhỏ che ngực, và dãi vải nhỏ buột qua vai và
lưng. Ngày nay áo này không được mặc phổ biến mà thay
vào đó là “áo nhỏ” giống như áo lót bên trong của người
Kinh.
Váy, Khăn (Aban, khan):
Váy người Chăm có hai loại: váy kín và váy mở (aban) là
loại váy quấn bằng tấm vải, hai mép vải không may dính vào

nhau, khi mặc cặp váy được xếp vào và lận vào bên trong giữ
chặt eo hông. Còn váy kín (khan) thì hai mép đầu vải được
may dính vào nhau hình ống. Phụ nữ lớn tuổi thường mặc
váy mở (aban) còn váy kín dành cho phụ nữ trẻ tuổi. Chỉ có
váy mở (aban) có nhiều hoa văn trang trí và có may cạp váy,
còn váy kín thì không có hoa văn trang trí.
Váy (aban) Chăm là loại sarong, đây là sản phẩm được mặc
phổ biến phụ nữ của Chăm. Váy có kích thước (160cm x
90cm). Váy của người Chăm được trang trí nhiều loại hoa
văn và màu sắc khác nhau. Váy Chăm có nhiều màu đen, đỏ,
xanh nhưng chủ yếu là nền đen, dệt nhiều hoa văn. Váy
Chăm có nhiều loại, căn cứ vào kỷ thuật dệt, hoa văn trang trí
mà họ có tên các loại váy khác nhau như sau:
- Váy dệt có đường viền (đường sọc đứng)
- Váy Chăm không có đường viền
- Váy có cạp (loại biyor)
Váy Chăm đa số được phủ kín hoa văn trên bề mặt. Hoa văn
được kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau trên màu nền như
đen, đỏ, xanh tạo nên nhiều kiểu dáng hoa văn phong phú
như: hoa văn quả trám (bingu tamun), hoa văn hình con thằn
lằn (kachak), hoa văn 4 cánh (tuk riteh), hình ô vuông (bingu
caor) Váy Chăm thường may cạp ở rèm chân theo chiều
ngang hoặc chiều dài của váy gọi là jih hoặc biyon. Đàn bà
bình dân thường mặc váy có hình quả trám (bingu tamum),
hoa văn hình dây leo (biyon hareh). Còn đàn bà quí tộc mặc
váy có nhiều hoa văn mà phổ biến là hoa văn 4 cánh (bingu
riteh) và vua chúa Chăm còn sử dụng việc dệt thêm những
sợi chỉ bằng vàng, bạc vào váy của họ. Còn đàn bà lớn tuổi
thì mặc váy có hoa văn hình hạt lúa nổ (bingu kamang). Loại
váy này không phổ biến, người Chăm kiên cử khi dệt thì phải

cúng cho vị tổ nghề Pô Nưgar một cặp gà.

Cùng với váy, phụ nữ Chăm còn mặc một loại “khan” (khăn
mặc) có kích thước khoảng (142cm x 77cm). Khăn mặc đàn
bà có nền màu trắng, đen, xanh, vàng Hoa văn thường dệt
phủ kín trên bề mặt như hoa văn quả trám, hoa cà dược, hoa
văn mắc lưới, hoa văn caro (hình vuông). Tuy nhiên loại hoa
văn này phụ nữ Chăm không mặc phổ biến bằng loại váy
(aban) Chăm. Cũng như vậy, khăn mặc phụ nữ Chăm còn
dùng để choàng, đắp ngủ trong mùa có thời tiết lạnh.

Khăn đội đầu (tanrak):


Khăn đội của phụ nữ Chăm thường dệt bằng vải thô màu
trắng , xanh, đỏ,vàng Khăn có kích thước (129cm x 32cm),
có dệt loại hoa văn quả trám, cùng màu phủ kín lên mặt vải,
khăn đội đầu của người Chăm hồi giáo Bà Ni thường màu
trắng, có may thêm cạp vải hoa văn theo dọc đường biên của
khăn gọi là “khăn mbram”. Còn phụ nữ Chăm Bàlamôn bình
dân thường thích đội khăn màu trơn, không may cạp vải hoa
văn. Ngoài ra phụ nữ Chăm còn có loại khăn choàng vai, và
khăn cầm tay màu đỏ và hộp túi vải để đựng trầu cau.
Cách đội khăn của người Chăm là quấn lên đầu, vòng từ sau
ra trước, một phần trùm xuống đỉnh đầu, rồi hai mép gặp lại,
buông chùng xuống hai tai. Ngày nay việc đội khăn truyền
thống chỉ còn lại ở phụ nữ lớn tuổi, còn giới trẻ thì đội nón,
chỉ còn đội khăn truyền thống trong những dịp lễ hội.
Trang phục nam giới:
Áo nam giới (aw likey):



Đây là loại áo ngắn (aw lah) truyền thống của người đàn ông
Chăm. Áo được may bởi 6 mảnh vải với nhau: mặt thân sau
có hai mảnh vải tách rời, rồi họ lại may dính vào nhau tạo
thành một đường viền chạy dọc theo sóng lưng
(khổ vải khung dệt không cho phép khổ vải quá một mét nên
họ phải dùng hai mảnh để may ghép lại): phía thân trước
cũng gồm hai mảnh vải ghép lại; và hai bộ phận còn lại là hai
vải ống tay may dính vào hai phần nách và phần vai. Áo ngắn
chỉ mặt chùng xuống đến mông, xẻ hai bên hông khoảng
20cm. Áo ở phía trước có đường xẻ, đính khuy và hai bên vạt
trước có hai cái túi. Cổ áo thường là cổ con, tròn đứng, ôm
sát cổ. Áo thường có nhiều màu trắng: trắng, đỏ, xanh,
vàng nhưng không có trang trí hoa văn.

Áo nam giới Chăm còn có một loại áo khác gọi là “aw tah”
(áo dài). Áo được dệt bằng vải thô màu trắng, được may ghép
bằng nhiều mảnh vải. Áo tah không xẻ thân phía trước,
không có hàng khuy mà chỉ xẻ một đường xiên trước ngực,
dùng dây để buột thay nút. Áo mặt chui đầu (aw loah) và phủ
dài đến đầu gối. Áo này hiện nay không được mặc phổ biến
chỉ được mặc trong các nghi lễ.

Váy, khăn (aban, khan):

Theo truyền thống từ xa xưa, tất cả người Chăm đàn bà đàn
ông đều mặc váy (sarông). Thông thường ngày nay thì người
đàn ông mặc khăn. Khăn mặc của người đàn ông Chăm có
nhiều loại. Khăn mặc của đàn ông bình dân được dệt bằng

vải thô màu trắng; khăn mặc không có hoa văn trang trí. Còn
đàn ông quí tộc là mặc khăn cũng màu trắng nhưng dệt bằng
tơ, có hoa văn quả trám phủ kín bề mặt khăn. Cách mặc váy,
khăn mặc của đàn ông cũng giống như cách mặc váy của phụ
nữ Chăm.

Dây thắt lưng (taley ka-in)

Ngoài việc mặc váy đàn ông Chăm còn buột dây lưng: là loại
dây thắt lưng có khổ vải rộng khoảng 10cm-25cm dài khoảng
180cm-250cm. Nó thường dùng cho người đàn ông và người
đàn bà mặc váy, có ba loại:

- Loại thường: đây là loại dây thắt lưng trơn dệt bằng vải thô
(cotton) màu trắng không có dệt hoa văn, loại dây thắt lưng
này có khổ hẹp, thường dùng cho người đàn ông bình dân.

- Loại dây lưng dệt bằng tơ, có thêu nhiều hoa văn màu sắc
sặc sỡ, có khổ rộng như loại hoa văn quả trám, hoa văn mắt
gà, hoa văn hình neo thuyền Những loại hoa văn này
thường dùng cho giai cấp quí tộc.

- Loại dây thắt lưng có khổ rộng khoảng 10cm, được dệt hai
mặt hoa văn nổi. Hoa văn thường bố trí thành một dải nhiều
hình xen kẻ nhau với màu sắc sặc sỡ như hoa văn quả trám,
hoa văn chân chó, hoa văn hình móc mỏ neo Ngoài ra loại
này còn có hoa văn hình rồng, hình người Loại dây lưng
này chỉ dùng cho vua chúa và chức sắc tôn giáo.

Cách buột dây thắt lưng của người Chăm là quấn một vòng

qua lưng rồi buột gút lại,thả chùn hai đầu dây có tua ra phía
trước.

Đồ đội đầu (tanrak):

Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn
ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và
đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám
cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu
người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và
túi đựng thuốc hút.

Cách đội khăn của Chăm là quấn vòng lên đầu từ phía sau ra
phía trước, rồi thả hai mép gập lại, buông chùn xuống ở gần
hai tai. Đối với người đàn ông trẻ tuổi thì không đội khăn mà
chỉ vắt khăn chéo qua vai. Cũng như phụ nữ Chăm, ngày nay
việc đội khăn truyền thống chỉ có ở người đàn ông lớn tuổi,
còn giới trẻ thì đội nón, chỉ còn đội khăn truyền thống trong
những dịp lễ hội.

Trang phục chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng Chăm:
Trang phục tu sĩ Bàlamôn Chăm:
Tu sĩ Chăm Bàlamôn gọi là paseh, họ chuyên phục vụ các lễ
nghi cúng tế cho tín đồ Chăm theo Bàlamôn như các lễ nghi
đền tháp, đám tang, lễ nhập kút Hàng ngũ tu sĩ paseh có
nhiều thứ bậc khác nhau như paseh đung akuak (tu sĩ mới tập
sự), paseh lyah (cấp thứ hai), paseh luah (cấp thứ ba), pô bac
(phó cả sư) và cuối cùng là pô Adhia (chức cả sư)- người giữ
chức vụ cao nhất trong hàng ngũ paseh.
Tầng lớp paseh này có sắc phục riêng và mỗi cấp bậc của tu

sĩ paseh đều thể hiện những chi tiết khác nhau trên bộ phận
của trang phục. Pô Adhia (cả sư) mặc áo trắng, mặt váy, buột
dây lưng và khăn đội đầu. Áo pô Adhia là loại vải màu trắng,
mặc dài qua đầu gối, dệt bằng vải thô không có hoa văn, vải
may thụng được ghép lại bởi 6 mảnh vải (hai mảnh vải thân
trước, hai mảnh vải thân sau, hai mảnh vải ống tay): áo
không xẻ tà, không mặc chui đầu mà khi mặc hai phần thân
được xếp chồng lên nhau, rồi buột dây vải ở hông và gần
phía ngực trái. Áo này người Chăm gọi là áo “Aw tikuak”.

Tu sĩ Adhia mặc áo váy hở màu trắng. Khăn mặc có may cạp
váy là loại hoa văn hình rồng. Pô Adhia (cả sư) còn buộc dây
thắt lưng dệt hoa văn hai mặt, như các loại hoa văn hình quả
trám, hoa văn chân chó, hoa văn neo thuyền. Loại cạp váy
dây lưng này để dành cho chức sắc pô Adhia, vua chúa tu sĩ
cấp dưới và dân thường.

Pô Adhia đội đầu bằng khăn hai loại khăn: khăn “puah” và
“khan mưham taibi”. Đây là loại khăn dài màu trắng có hai
tua vải đỏ, có cạp vải, may viền ở hai đầu và dệt hoa văn.
Đây là loại khăn chỉ dành riêng cho giới chức sắc và tu sĩ.

Cùng với áo, khăn đội đầu, váy, dây lưng, còn có đeo khăn
đỏ, và bốn túi nhỏ hình âm vật trước ngực (tượng trưng cho
âm) để đựng trầu cau, thuốc hút.
Cách mặc áo , váy buột lưng, quấn khăn của tu sĩ Bàlamôn
cũng tương tự như cách mặc áo váy của người đàn ông bình
dân đã trình bày trên.

Nói chung trang phục của pô Adhia (cả sư) là tiêu biểu cho tu

sĩ đạo Bàlamôn. Các trang phục của tu sĩ cấp dưới Paseh cơ
bản đều giống trang phục của Pô Adhia nhưng chỉ khác và
phân biệt được với nhau ở chỗ là áo của Pô Adhia, ống tay
được may hai lớp vải, còn tu sĩ bình thường chỉ được may
một lớp vải. Pô Adhia thì mặc váy có cạp váy hình rồng, thắt
dây lưng có hoa văn hai mặt nhiều hoa văn. Còn tu sĩ cấp
bình thường, mặc váy trơn, không có cạp váy và thắt dây
lưng có hoa văn thường như hoa văn quả trám, hoa văn con
thằn lằn
Đồ đội đầu (tanrak):

Đồ đội đầu của đàn ông Chăm chủ yếu là khăn. Người đàn
ông bình dân thì sử dụng khăn dệt trơn bằng vải thô trắng và
đàn ông quí tộc thì đội khăn có dệt hoa văn hình quả trám
cùng màu trắng phủ kín lên mặt vải. Ngoài khăn đội đầu
người đàn ông Chăm còn có khăn vắt vai, túi nhỏ đeo vai và
túi đựng thuốc hút.

Cách đội khăn của Chăm là quấn vòng lên đầu từ phía sau ra
phía trước, rồi thả hai mép gập lại, buông chùn xuống ở gần
hai tai. Đối với người đàn ông trẻ tuổi thì không đội khăn mà
chỉ vắt khăn chéo qua vai. Cũng như phụ nữ Chăm, ngày nay
việc đội khăn truyền thống chỉ có ở người đàn ông lớn tuổi,
còn giới trẻ thì đội nón, chỉ còn đội khăn truyền thống trong
những dịp lễ hội.
Các bộ phận khác của trang phục:
Trang sức:

Cùng với y phục, người Chăm kể cả đàn ông, đàn bà; giai cấp
quí tộc, tầng lớp bình dân: Chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng đều

sử dụng đồ trang sức. Ngày xưa, đàn bà, đàn ông Chăm đều
để tóc dài búi tóc. Ngày nay, đàn ông Chăm chỉ có tu sĩ
Bàlamôn và vị chức sắc tín ngưỡng dân gian thì để tóc dài
còn đàn ông bình thường thì cắt tóc ngắn. Tu sĩ Hồi giáo Bà
Ni thì không để tóc. Khi để tóc dài thì các cụ già thường hay
búi tóc và dùng dây vải để cột tóc và đội khăn. Còn phụ nữ
trẻ thường búi tóc và dùng trâm cài.

Người phụ nữ Chăm thường đeo hoa tai có đính tua vải màu
đỏ hình nấm, hình tròn, hình vành khăn làm bằng vàng, đồng
thau và có đính tua vải đỏ; cổ có đeo xâu chuỗi hột tròn hình
bầu dục làm bằng vàng hoặc đồng thau, mặt nhẫn có đính hột
đen được bao quanh bằng hoa 4 cánh. Người đàn ông Chăm
thì dùng trang sức đơn giản hơn, họ chỉ đeo đơn giản chiếc
nhẫn tròn, mặt nhẫn có đính hột đen và được bao quanh bằng
hình hoa 8 cánh mà họ thường gọi là chiếc nhẫn Mưta. Chiếc
nhẫn Mưta chính là biểu trưng là dấu hiệu để nhận biết đồng
tộc Chăm. Vì vậy khi người Chăm chết đi, ngoài trừ y phục,
họ còn mang theo chiếc nhẫn Mưta. Họ còn dùng chiếc nhẫn
Mưta để thực hiện nghi lễ quan trọng trong đám tang để tiễn
đưa linh hồn cho người chết về giới khác.

Đồ mang (guốc, dép):

Ngoài trang sức, người Chăm còn sử dụng guốc dép để
mang. Theo tư liệu cổ ghi lại, ngay từ thời xa xưa vua chúa
Chăm đã biết đi giầy, mang dép, bằng gỗ da. Cách đây không
lâu, các cụ già Chăm vẫn thường mang guốc gỗ, da làm bằng
vải hoặc da trâu để mang. Nhưng đó chỉ là một số, còn hầu
hết người dân Chăm kể cả đàn ông, đàn bà đều đi chân đất.

Ngày nay cũng giống như các dân tộc khác, người Chăm
thường mang giầy dép công nghiệp.

Trang phục Chăm trong sinh hoạt lễ hội:

×