Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự kết hợp giữa hai bộ phận Marketing và bán hàng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.87 KB, 4 trang )




Sự kết hợp giữa hai bộ
phận Marketing và bán
hàng
- Một doanh nghiệp muốn đạt được doanh số bán hàng cao cần phải có sự
phối hợp tốt giữa bộ phận bán hàng và Marketing. Bởi danh sách khách hàng
tiềm năng - được coi là sản phẩm của bộ phận Marketing nếu có chất lượng
cao sẽ hỗ trợ rất tốt và tiết kiệm thời gian cho bộ phận bán hàng, ngược lại,
khi bộ phận bán hàng khai thác tốt danh sách này, sẽ tăng hiệu quả của một
chiến dịch Marketing. Và trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện
nay, hai bộ phận này càng cần phối hợp tốt với nhau nhằm tận dụng tốt các
cơ hội kinh doanh. Đây chính là những tính năng một giải pháp CRM có thể
mang lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm soát và nâng cao hiệu
quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.


Bằng việc ứng dụng hệ thống CRM nhằm hỗ trợ cho sự phối hợp chặt chẽ
giữa bộ phận bán hàng và Marketing, các doanh nghiệp có thể đảm bảo đội
ngũ Marketing sẽ nhận được những phản hồi có tính xây dựng từ bộ phận
bán hàng về chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng, đồng thời danh
sách này cũng được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Vậy, một giải pháp CRM hỗ trợ cho sự kết hợp
giữa bộ phận Marketing và bán hàng ra sao?

Trước hết, CRM cho phép theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng và thực
hiện các phép đo. Bằng cách liên tục kiểm tra danh sách, đồng thời rà soát
các mối liên hệ với khách hàng, nhân viên sẽ chủ động trong việc phát hiện
xu hướng mua sắm của khách hàng, chăm lo cho hoạt động Marketing, đảm
bảo không bỏ lỡ cơ hội bán hàng.



Bên cạnh đó, ngoài khả năng theo dõi danh sách khách hàng tiềm năng,
CRM cũng cho phép kiểm soát nguồn dữ liệu chiến lược về chiến dịch
Marketing và bán hàng. Tại bất cứ thời điểm nào, doanh nghiệp cũng có thể
cập nhật thông tin không chỉ về tình trạng mới nhất của danh sách khách
hàng tiềm năng, mà còn thông tin về tỷ lệ khách mua hàng cũng như doanh
thu có được. Từ những phép đo này, doanh nghiệp có cơ sở phân tích, tìm ra
phương pháp cải thiện hơn nữa hoạt động Marketing và bán hàng, đưa ra
những điều chỉnh phù hợp và kịp thời cho chiến dịch Marketing hay chiến
lược bán hàng, nâng cao kĩ năng bán hàng và kĩ năng phục vụ cho nhân viên.

Hỗ trợ tiếp theo mà CRM mang lại là khả năng xác định những khách hàng
tiềm năng “hot” nhất. Như đã đề cập, một danh sách khách hàng tiềm năng
chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho bộ phận bán hàng trong việc xác định
mục tiêu theo đuổi. Tuy nhiên, phải đến 70% danh sách khách hàng tiềm
năng không được bộ phận bán hàng khai thác, họ cho rằng chất lượng của
danh sách đó còn kém, và khách hàng tiềm năng đôi khi cũng chưa sẵn sàng
với quyết định mua hàng.

Để tránh sự lãng phí trong cơ hội kinh doanh, hệ thống CRM giúp doanh
nghiệp đánh giá chất lượng danh sách khách hàng tiềm năng một cách khách
quan. Tuỳ vào tính chất, đặc điểm của từng nhóm khách hàng, hệ thống
CRM giúp phân loại danh sách, xác định thứ tự ưu tiên, và phân chia cơ hội
bán hàng tới từng nhóm bán hàng cụ thể. Việc phân chia này giúp đội ngũ
bán hàng có phương pháp, hình thức bán hàng phù hợp, và do đó, đẩy nhanh
tốc độ giao dịch.

Không chỉ vậy, sự tích hợp giữa hai công đoạn Marketing và bán hàng còn
tạo tính chia sẻ thông tin cao. Một ví dụ đơn giản như khi nhân viên bán
hàng cảm thấy đặc điểm những khách hàng tiềm năng trong danh sách gửi

tới họ không phù hợp, họ có thể đưa ra lý do và chuyển lại danh sách này
cho bộ phận Marketing, yêu cầu tìm nhóm bán hàng phù hợp hơn. Ngoài ra,
có trường hợp khách hàng có thể rất tiềm năng nhưng lại chưa sẵn sàng mua
hàng tại thời điểm hiện tại, khi đó, thay vì bỏ lỡ cơ hội bán hàng, CRM cho
phép lưu lại danh sách và bộ phận Marketing có thêm thời gian nghiên cứu,
xây dựng lòng tin đối với đối tượng khách hàng này, thúc đẩy nhu cầu mua
hàng.

Như vậy, khi có công cụ tốt và với những tính năng thiết thực như trên, nhân
viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, rút ngắn chu kỳ bán hàng, cho phép theo dõi
ROI (lợi nhuận trên vốn đầu tư) của mỗi chiến dịch Marketing, và quan
trọng hơn, có thể tìm ra phương pháp bán hàng hiệu quả, chủ động thiết kế
các chiến dịch Marketing đảm bảo thu được kết quả tốt hơn trong tương lai.

×