Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.59 KB, 4 trang )
Đình Đáp Cầu – Công trình kiến
trúc, nghệ thuật đặc sắc ở Bắc Ninh
Đình Đáp Cầu, phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh là công trình văn hóa tâm
linh của cộng đồng nhân dân Đáp Cầu, vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17) được
xây dựng với quy mô kiến trúc to lớn, chạm khắc lộng lẫy tinh xảo nghệ thuật.
Đến thời Nguyễn, vào thời vua Thành Thái đình được trùng tu tôn tạo với quy mô lớn.
Hiện nay đình Đáp Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của hai thời Lê-
Nguyễn còn bảo lưu khá nguyên vẹn đến ngày nay. Đó là ngôi đình có kiến trúc kiểu
“tiền chữ nhất hậu chữ công” gồm: Phía trước là toà Phương đình hình chữ “nhất” với
các lớp mái ngói đao cong nhẹ nhàng. Qua Phương đình là đến tòa Đại đình hình chữ
“công” gồm: Tiền đình 3 gian 2 chái bốn mái đao cong uốn lượn duyên dáng, ống muống
3 gian và hậu cung 3 gian cũng bốn mái đao cong.
Đình Đáp Cầu
Toàn bộ ngôi đình được dựng bằng bộ khung gỗ lim to khỏe vững chắc và trên tất cả các
bộ phận như đầu dư, cốn, bẩy, con rường đều được chạm nổi đề tài rồng, tiên và hoa lá
các điệu lộng lẫy, tinh xảo, nghệ thuật: Các đầu dư đều chạm lộng rồng ngậm ngọc có
trán lồi, mũi nở và râu bờm tóc dài bay ngược về phía sau mang hình mác mang đậm
phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Đặc biệt, gian giữa của tòa Đại đình với
những mảng chạm nổi kênh bong “rồng ổ”, “rồng mây”, “rồng tiên” tầng tầng, lớp lớp,
như múa, như bay, đã khiến quý khách vào trong đình như bước vào thế giới thần tiên
linh thiêng và huyền bí.
Với những giá trị lớn về kiến trúc điêu khắc, đình Đáp Cầu đã được Bộ Văn hóa Thông
tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích kiến trúc-nghệ thuật,
Quyết định số 188QĐ/BT ngày 13 tháng 2 năm 1995.
Đình Đáp Cầu thờ “nhị vị Thánh Tam Giang” có công đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ 6.
Thần tích, sắc phong đã cho biết lai lịch công trạng Thánh Tam Giang như sau: Các ngài
có tên húy là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và em gái là Đạm
Nương, quê ở thôn Vân Mẫu xã Vân Dương (nay là phường Vân Dương, thành phố Bắc