Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thành Cổ Loa – Kinh đô của nhà nước Âu Lạc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.68 KB, 6 trang )

Thành Cổ Loa – Kinh đô của nhà
nước Âu Lạc
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước
Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên
và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Cổ Loa
Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Vị trí địa lý
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi
giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng
đồng bằng lẫn vùng sơn địa.
Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông
Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với
sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị
trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của
sông Thái Bình.
Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của
Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì
qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm
làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời
đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn
người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng
đồng bằng.
Cấu trúc Thành Cổ Loa

Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào
bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của


người Việt cổ”.
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của
các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế
hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè
cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá
hơn các đoạn khác.
Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá
là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành
để chống sụt lở.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng
thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm
lên tới 2km2.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu,
lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong
đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng
20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.
+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-
12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự
triều di quy.
Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Theotruyền
thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan hội triều nên trong đình còn tấm
hoành phi “Ngự triều di quy”. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ
Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên
nền nội cung ngày trước. Đền này mới trùng tu, tôn tạo đầu thế kỷ XX, có đôi rồng đá ở
bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần.
Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương
truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc
sáng bội phần.

Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu. Trong đó hàm chứa
biết bao giá trị văn hóa Việt Nam qua bao thế hệ.
+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao
nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc,
tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.
+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m
(có chỗ tới hơn 8m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến
30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông,
hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một
khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và
Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con
hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song
nối với năm con lạch, vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng
hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi.
Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông
Hoàng.
Giá trị của thành Cổ Loa
Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm
tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài hoặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng
thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông,
Đống Bắn. Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền
vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu.
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công
cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các
ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh
đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là
một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã

tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, xã hội đã có giai cấp rõ ràng hơn
thời Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản
văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người
Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa mai
chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả làm nên nghệ thuật kiến trúc
và văn hóa thời An Dương Vương.
Di vật khảo cổ
Trên khu vực thành Cổ Loa, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn
mũi tên đồng ba cạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, tiền đồng, lưỡi cày, các vật dụng bằng
gốm, đất nung và trống đồng Cổ Loa từ thời An Dương Vương.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện được di tích nơi cư trú đã tồn tại trước khi xây dựng thành
Cổ Loa thuộc buổi đầu thời đại đồ sắt./.

×