Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Vai trò kinh tế của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.86 KB, 37 trang )


341
Chương 10
VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

Trong chương 2, chúng ta đã phân tích một cách tổng quát về thị
trường như là một công cụ mà dựa vào đó xã hội có thể giải quyết những
vấn đề kinh tế cơ bản như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất
cho ai. Sự vận hành của một thị trường hàng hóa hay dịch vụ nhất định có
thể
được giải thích bằng mô hình cung – cầu đơn giản song rất hữu ích,
nhờ đó người ta có thể dễ dàng nắm bắt được chiều hướng vận động của
các biến số chính liên quan đến một thị trường: giá cả hay sản lượng hàng
hóa giao dịch. Ở các chương sau, chúng ta đã lần lượt xem xét các quyết
định lựa chọn của những người tiêu dùng cũng như những người sản xuất
trên từng thị trường được thực hiện như thế nào. Điều này giúp chúng ta
có cái nhìn sâu sắc hơn về những yếu tố ẩn chứa đằng sau đường cầu hay
đường cung thị trường. Tất cả những tri thức đó là nền tảng để hiểu về
nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên cơ chế thị trường không phải là cơ chế phân bổ nguồn
lực duy nh
ất. Không phải trong mọi trường hợp xã hội đều có thể dựa vào
những tín hiệu thị trường (như giá cả hàng hóa, tiền lương, tiền thuê
đất…) và những hành vi giao dịch tự nguyện để tiến hành các quyết định
sản xuất hay tiêu dùng của mình. Trong nhiều hoàn cảnh, nhà nước vẫn
thường can dự vào các hoạt động của nền kinh tế thông qua quyền lực
hay sức mạnh đặc biệt của nó.
V
ậy khi nào thì thị trường có thể vận hành một cách có hiệu quả,
khi nào không? Xét tổng thể, nền kinh tế thị trường có thể có những
khuyết tật, trục trặc gì? Nhà nước có thể có thể làm được gì để khắc phục


những khuyết tật hay trục trặc đó? Chương này sẽ cho chúng ta một cái
nhìn tổng quan về những vấn đề đó.


342
10.1. Thị trường và hiệu quả
10.1.1. Khái niệm hiệu quả Pareto
- Khái niệm: Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế,
kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà
kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về
kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909.
Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được
gọi là hiệu quả Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển
tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên
khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại
gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta
không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở
nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.
Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 10.1,
mô tả các giới hạn phân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội. Giả sử trong
xã hội có hai nhóm người X và Y. Đường giới hạn AB cho biết số lượng
hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra được cho một nhóm khi một
số lượng hàng hóa nhất định đã đượ
c sản xuất và phân bổ cho nhóm kia.
Những điểm nằm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả
Pareto. Chẳng hạn, xét một điểm E bất kỳ nằm trên đường giới hạn AB.
Từ E, chúng ta không thể dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không
giảm số hàng hóa dành cho Y và ngược lại. Trong khi đó, những điểm
nằm phía trong đường giới hạ
n lại không phải là điểm hiệu quả. Từ một

điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng cách dịch chuyển lên
trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi ra ngoài
đường giới hạn, ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y)
mà không buộc Y (hoặc X) phải nghèo đi.



343






Hình 10.1: Đường giới hạn hiệu quả trong việc phân bổ các hàng hóa giữa
hai nhóm xã hội X và Y.
Những điểm trên đường giới hạn
AB
đều là những điểm
hiệu quả, song điểm nằm phía trong như
F
lại là điểm không hiệu quả.

Có thể mở rộng cách hiểu “khá giả hơn”, hoặc “nghèo đi”. Chẳng
hạn, trong phân bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi
sản lượng X tăng lên ta coi điều đó tương đương với X trở nên “khá giả
hơn”, còn nếu sản lượng X giảm được coi tương đương với X trở nên
“nghèo đi”. Với cách hiểu quy ước như vậy, ta dễ dàng thấy các điể
m
nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất mà chúng ta đã biết từ

chương 1 cũng là những điểm hiệu quả Pareto.
Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể
không phải là một điểm duy nhất. Trên các đường giới hạn chúng ta vừa
nêu, tồn tại cùng một lúc một loạt điểm hiệu quả - nhữ
ng điểm nằm trên
đường giới hạn. Mặt khác, hiệu quả và công bằng là những khái niệm
khác nhau. Xã hội có đang ở một trạng thái hiệu quả song đó có thể
không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận. Một điểm nằm trên
đường giới hạn AB ở hình 10.1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là
điểm D có hoành độ gần sát 0, thì
đó là một trạng thái mà X được phân
phối quá ít hàng hóa, trong khi Y lại có quá nhiều hàng hóa. Một điểm
khác như điểm M chẳng hạn lại được xem là công bằng hơn.
• D
• E
• M
B
F
A
0
Hàng hóa cho Y
Hàng hóa cho X

344
10.1.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto
* Một vài khái niệm liên quan
Để có thể giải thích quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo và
tính hiệu quả một cách đơn giản nhất, chúng ta sử dụng một vài khái
niệm như: thặng dư tiêu dùng (thặng dư của những người tiêu dùng),
thặng dư sản xuất (thặng dư của những người sản xuất), lợi ích ròng c

ủa
xã hội.
- Thặng dư của người tiêu dùng: được hiểu là lợi ích ròng (hiệu số
giữa lợi ích trừ đi chi phí) mà những người tiêu dùng thu nhận được khi
tiêu dùng hay sử dụng một khối lượng hàng hóa (hay dịch vụ) nào đó.
Giả sử người tiêu dùng đang sử dụng một khối lượng hàng hóa Q
nào đó. Lợi ích mà anh ta (hay chị ta) có được chính là tổng độ thỏa dụng
mà anh ta (hay chị ta) nh
ận được từ việc tiêu dùng Q đơn vị hàng hóa.
Biểu hiện bằng tiền, đó chính là tổng số tiền (tối đa) mà người này sẵn
sàng trả để có Q đơn vị hàng hóa trên. Để có thể mua sắm được khối
lượng hàng hóa này, anh ta (hay chị ta) phải chi tiêu số tiền là P.Q, trong
đó P là đơn giá của hàng hóa. Trên hình 10.2, đường cầu chính là đường
thỏa dụng biên (biểu thị bằng tiền) củ
a người tiêu dùng. Với mức tiêu
dùng là Q = OF, đơn giá mà người tiêu dùng phải trả cho mỗi đơn vị
hàng hóa là P = OB, tổng lợi ích hay tổng độ thỏa dụng (đo bằng tiền) mà
người tiêu dùng có thể nhận được được biểu thị bằng diện tích của hình
thang nằm dưới đường cầu, tương ứng với sản lượng Q và được giới hạn
bởi hai trục tọ
a độ, AOFE. Tổng chi tiêu để mua Q hàng hóa nói trên
được đo bằng diện tích hình chữ nhật BOFE. Chênh lệch giữa hai diện
tích này là diện tích tam giác ABE. Nó biểu thị thặng dư của người tiêu
dùng. Khi ta thay đường cầu của một cá nhân tiêu dùng bằng đường cầu
thị trường, ta được thặng dư của những người tiêu dùng bằng một cách
tương tự.


345









Hình 10.2: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
- Thặng dư của người sản xuất: biểu thị lợi ích ròng mà người sản
xuất nhận được khi cung ứng một khối lượng hàng hóa (hay dịch vụ) nào
đó.
Giả sử MC là đường chi phí biên của người sản xuất. Là người
chấp nhận giá, người này sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q, nơi mà chi phí
biên của đơn vị sản lượng cuối cùng bằng m
ức giá thị trường P (= OB).
Trên hình 10.2, khi cung ứng khối lượng hàng hóa là Q, người sản xuất
phải bỏ ra một khoản chi phí khả biến đo bằng tổng các mức chi phí biên
của các đơn vị sản phẩm cộng lại. (Khi xem xét chi phí ở mỗi mức sản
lượng ở đây, người ta không quan tâm đến khoản chi phí cố định – khoản
chi phí mà người sản xuất phải gánh chịu ngay cả khi sản lượng bằng 0).
Tổng chi phí này được biểu thị bằng diện tích hình thang DOFE. Đồng
thời khi bán Q đơn vị hàng hóa, người sản xuất thu được một lượng tiền
bằng P.Q hay có thể biểu thị bằng diện tích hình chữ nhật BOFE. Tổng
doanh thu này chính là lợi ích doanh nghiệp nhận được khi cung ứng ra
thị trường khối lượng hàng hóa Q. Theo định nghĩa, diện tích tam giác
BDE biểu thị thặng dư của người sản xuất. Nếu đườ
ng MC trên là đường
E
0
D

B
A
P
Q
F
Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư sản xuất

346
tổng hợp theo chiều ngang của các đường MC cá nhân, thì diện tích BDE
sẽ biểu thị thặng dư của những người sản xuất nói chung.

- Lợi ích ròng của xã hội trong việc sản xuất và tiêu dùng một khối
lượng hàng hóa (dịch vụ) nào đó biểu thị chênh lệch giữa lợi ích mà xã
hội thu nhận được thông qua việc tiêu dùng số lượng hàng hóa đó và các
chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để có thể sản xuất được lượng
hàng hóa đó. Trong trường hợp không có chính phủ, trên thị trường chỉ có
những người sản xuất và tiêu dùng giao dị
ch với nhau, lợi ích ròng xã hội
trong việc sản xuất và tiêu dùng một lượng hàng hóa nào đó chính là tổng
thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tương ứng với mức sản lượng
hàng hóa trên.
Nếu tại mức sản lượng hàng hóa Q*, lợi ích ròng xã hội là tối đa
(lớn nhất so với các mức sản lượng khác) thì Q* được coi là sản lượng
hiệu quả Pareto. Thật vậy, trong trường h
ợp này, chúng ta không thể cải
thiện lợi ích của một ai đó (chẳng hạn, tăng thặng dư của người tiêu
dùng) mà không làm thiệt hại đến lợi ích của những người khác (chẳng
hạn không làm giảm thặng dư của người sản xuất). Nếu làm được như thế
thì tại Q*, lợi ích ròng xã hội không thể là tối đa. Vì tại Q*, lợi ích ròng

xã hội là lớn nhất nên t
ừ trạng thái này, khi chúng ta muốn làm lợi cho ai
đó thì buộc phải làm thiệt hại hay hy sinh lợi ích của những người còn lại.
Theo đúng định nghĩa, Q* là sản lượng hiệu quả Pareto.
* Sự cân bằng trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo và việc tối đa hóa lợi
ích ròng xã hội:
Quan hệ giữa thị trường cạnh tranh hoàn hảo với tính hiệu quả
được thể hiện trước hết ở
mệnh đề sau: Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn
hảo thì sản lượng cân bằng của nó sẽ là mức sản lượng cho phép xã hội
tối đa hóa được lợi ích ròng của mình, do đó, đó là mức sản lượng hiệu
quả. Vì thị trường có thể tự điều chỉnh để đạt đến trạng thái cân bằng nên
trong trường hợp này, có thể coi như thị trường tự đảm b
ảo được tính
hiệu quả.

347
Hãy nhìn vào hình 10.3. Trên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
đường cung thị trường chính là đường MC của ngành (đường tổng hợp

theo chiều ngang các đường MC của doanh nghiệp). Giao điểm giữa
đường này với đường cầu thị trường là điểm E, điểm cân bằng thị trường.
Tương ứng sản lượng cân bằng là Q*, mức giá cân bằng là P*. Ta cần
chứng minh, tại Q
* lợi ích ròng xã hội là lớn nhất.
Thật vậy, tại sản lượng Q*, lợi ích ròng xã hội hay tổng thặng dư
tiêu dùng và thặng dư sản xuất được đo bằng diện tích hình tam giác
ABE. Bây giờ giả sử sản lượng mà xã hội sản xuất và tiêu dùng là Q
1
nhỏ

hơn Q*. Tại Q
1
, tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội khi tiêu dùng khối
lượng hàng hóa là Q
1
được biểu thị bằng diện tích hình thang AOQ
1
F.
Còn tổng chi phí nguồn lực (chi phí khả biến) mà các doanh nghiệp phải
bỏ ra để sản xuất Q
1
đơn vị hàng hóa được biểu thị bằng diện tích hình
thang BOQ
1
H. Vì thế lợi ích ròng của xã hội tại mức sản lượng này thể
hiện bằng diện tích hình thang ABHF. Lợi ích ròng xã hội tại Q
1
rõ ràng
nhỏ hơn lợi ích ròng xã hội tại sản lượng Q*. Phần nhỏ hơn đó, diện tích
tam giác EHF sau này thường được thể hiện như mức tổn thất hiệu quả
khi xã hội sản xuất ở mức Q
1
nhỏ hơn sản lượng cân bằng.
Nếu sản lượng mà xã hội sản xuất ra và tiêu dùng lại là Q
2
lớn hơn
mức sản lượng cân bằng thì tổng lợi ích tiêu dùng của xã hội được đo
bằng diện tích AOQ
2
N, còn tổng chi phí khả biến mà xã hội cần để sản

xuất số lượng hàng hóa trên được đo bằng diện tích BOQ
2
M. Vậy lợi ích
ròng xã hội trong trường hợp này bằng diện tích AOQ
2
N trừ đi diện tích
BOQ
2
M, tức cũng bằng diện tích tam giác ABE trừ đi diện tích tam giác
EMN. Rõ ràng tại Q
2
lợi ích ròng xã hội nhỏ hơn tại Q*, và diện tích
EMN biểu thị mức tổn thất hiệu quả do sản xuất quá thừa gây ra.



348








Hình 10.3: Sản lượng hiệu quả Pareto.
Tại
Q
*, tổng lợi ích ròng xã hội là
lớn nhất và được đo bằng diện tích tam giác

ABE
. Mức sản lượng này chính là mức
sản lượng hiệu quả.

Vì các sản lượng Q
1
, Q
2
được lấy bất kỳ nên chúng có tính chất đại
diện cho các mức sản lượng còn lại. Điều đó cho phép chúng ta kết luận
sản lượng cân bằng Q* là sản lượng hiệu quả Pareto vì nó cho phép tối đa
hóa được lợi ích ròng xã hội.
Hệ quả là: nếu nền kinh tế có tất cả các thị trường đều là thị trường
cạnh tranh hoàn hảo thì điểm cân bằng chung của nó là
điểm hiệu quả
Pareto. Nói cách khác, khi các thị trường đều là thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, nền kinh tế sẽ hoạt động một cách có hiệu quả vì nó sẽ tự điều
chỉnh để nhanh chóng đi đến điểm cân bằng.
Nhìn vào một thị trường, trạng thái hiệu quả chỉ đạt được khi nó ở
trong trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả trong
trường hợp này phải bằng chi phí biên và độ thỏa dụng biên. Đó chính là
điều kiện bắt buộc để giá cả trở thành tín hiệu đảm bảo phân bổ hiệu quả
N
M
H
F
D
E
0
B

P*
A
P
Q
Q* Q
1
Q
2
S (MC)

349
các nguồn lực: P = MC = MU. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ khi ta
thấy P khác MC (chi phí biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng), ta hiểu,
khi đó thị trường hay nền kinh tế không ở trạng thái hiệu quả.
10.2. Các khuyết tật thị trường
* Sự tồn tại của độc quyền nói riêng (và thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo nói chung).
Như ở chương 6 chúng ta đã ch
ỉ ra, có nhiều nguyên nhân khiến
cho trên thực tế các thị trường cạnh tranh hoàn hảo khó xuất hiện. Các thị
trường nói chung là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Các doanh
nghiệp trong trường hợp này ít nhiều là các tổ chức có quyền lực thị
trường, do đó chúng có khả năng định giá vượt quá mức chi phí biên của
đơn vị sản lượng cuối cùng. Khi đó, điều kiện đảm bảo hiệu quả Pareto bị
vi ph
ạm. Sản lượng thị trường không phải là sản lượng hiệu quả.
Ta hãy lấy trường hợp mà tổn thất hiệu quả thường bộc lộ rõ ràng
nhất là trường hợp độc quyền làm ví dụ. Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc
quyền sẽ lựa chọn sản lượng sao cho tại đơn vị sản lượng cuối cùng, chi
phí biên MC bằng doanh thu biên MR. Tuy nhiên, đường cầ

u đối diện với
nhà độc quyền (trong trường hợp này đó cũng chính là đường cầu thị
trường) là một đường dốc xuống. Do đó, mức giá P luôn luôn lớn hơn
mức doanh thu biên ở mỗi điểm sản lượng. Vì vậy, tại mức sản lượng tối
ưu, mức giá P mà doanh nghiệp độc quyền đặt phù hợp với đường cầu thị
trường, s
ẽ lớn hơn chi phí biên MC tương ứng. Trong trường hợp này, sản
lượng thị trường thấp hơn sản lượng hiệu quả và xã hội phải gánh chịu
một tổn thất hiệu quả nhất định do độc quyền gây ra.
Trên đồ thị ở hình 10.4, sản lượng hiệu quả đối với xã hội là mức
sản lượng q
*
, tương ứng với điểm cắt của đường chi phí biên MC với
đường cầu thị trường D. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận đối với nhà độc
quyền là q
1
, tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên MC và
đường doanh thu biên MR. Vì MR nằm phía trong đường cầu, biểu thị MR
thấp hơn P ở mỗi mức sản lượng dương, nên sản lượng q
1
nhỏ hơn sản

350
lượng q
*
. Lượng tổn thất hiệu quả xã hội – tức lượng mất mát trong lợi
ích ròng xã hội, được biểu thị bằng diện tích tam giác EFH.








Hình 10.4: Độc quyền và tổn thất hiệu quả.
Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc
quyền lựa chọn sản lượng
q
1
thấp hơn sản lượng hiệu quả
q*
.

* Ngoại ứng
- Khái niệm: Ngoại ứng xuất hiện khi một quá trình sản xuất hay
tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ nào đó tác động (gây thiệt hại hay mang
lại ích lợi) đến cả những người không trực tiếp tham gia vào các giao dịch
thị trường.
Khi tham gia vào các giao dịch thị trường, người ta phải trả tiền để
nhận được những lợi ích mong muốn. Ví dụ, để có được những hàng hóa
hữ
u ích dành cho tiêu dùng, chúng ta phải bỏ tiền ra để mua sắm chúng.
Ngược lại, khi bị thiệt hại, người ta sẽ nhận được khoản tiền đền bù.
Chẳng hạn, khoản tiền lương mà những người công nhân làm trong một
nhà máy lắp ráp xe máy nhận được chính là khoản đền bù mà người chủ
nhà máy chi trả cho việc “buộc” những người công nhân này phải hy sinh
những giờ nghỉ ngơi để làm việc. Khi ngoại ứng tồn t
ại, người ta có thể
F
MR

H
P
1
D
E
0
P*
P (MC, MR)
q
q
1
MC
q*

351
nhận được những khoản lợi ích mà không phải trả tiền hoặc bị thiệt hại
mà không được đền bù. Ví dụ, hoạt động sản xuất xi măng của một doanh
nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường nặng nề cho vùng xung quanh nhà
máy. Những người sống ở vùng này có thể sẽ phải hít thở bầu không khí
ô nhiễm, phải sử dụng nguồn nước kém trong sạch mà không được đền
bù. Trong trường h
ợp này, ta nói, hoạt động sản xuất xi măng nói trên đã
gây ra một ngoại ứng.
- Ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực
Khi một quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hóa (hoặc dịch vụ)
gây thiệt hại cho ai đó mà người này không được đền bù thì ta nói quá
trình đó đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực. Nói cách khác, ngoại ứng tiêu
cực xảy ra trong trường hợp một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nào đó
tác
động tiêu cực (tạo ra một tổn hại hay chi phí) cho người khác song

người gây ra tác động lại không bị trừng phạt bởi những gì mà anh ta gây
ra. Tác động gây ô nhiễm môi trường của việc sản xuất xi măng nói trên
là ví dụ điển hình của một ngoại ứng tiêu cực.
Ngược lại, một hoạt động sản xuất hay tiêu dùng nhất định có thể
gây ra ngoại ứng tích cực nếu như nó đem lại l
ợi ích cho một người nào
đó mà người này không phải trả tiền. Chẳng hạn, việc chúng ta sửa chữa
hay xây dựng ngôi nhà của mình có thể làm đẹp thêm cả ngôi nhà của
người hàng xóm nếu như ngôi nhà của ta được thiết kế một cách cẩn
trọng và tỏ ra hài hòa với những ngôi nhà xung quanh. Trong trường hợp
này, người hàng xóm đã được thụ hưởng một ngoại ứng tích cực: anh ta
được lợi mà không phải tốn kém gì thêm.
- Ngoạ
i ứng và sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả của thị
trường: Ở trên, chúng ta nói rằng, khi thị trường là thị trường cạnh tranh
hoàn hảo thì sản lượng cân bằng thị trường chính là sản lượng hiệu quả
Pareto. Thật ra điều khẳng định đó chỉ đúng với giả định rằng mọi hành
vi sản xuất hay tiêu dùng có liên quan đến thị trường này đều không gây
ra ngoại ứ
ng.

352
Khi không có ngoại ứng, lợi ích hay chi phí xã hội trong việc sản
xuất hay tiêu dùng một khối lượng hàng hóa nào đó được thể hiện chính
bằng lợi ích hay chi phí mà chính những cá nhân trực tiếp tham gia vào
các giao dịch thị trường có liên quan được thụ hưởng hay bị gánh chịu.
Nói một cách quy ước: trong trường hợp này, lợi ích hay chi phí xã hội
cũng chính là lợi ích hay chi phí tư nhân. Ví dụ, khi việc sản xuất 1 tấn
bánh trung thu của doanh nghiệp A không gây ra một ngoại ứng nào (tức
sự kiện này không gây ra một tổn hại – chi phí nào cũng như không đem

lại thêm một lợi ích nào cho những người không tham gia vào việc mua
bán bánh) thì chi phí (về nguồn lực) của xã hội để tạo ra tấn bánh trên
được đo chính bằng chi phí kinh tế để sản xuất ra tấn bánh trên của doanh
nghiệp A. Nếu việc cá nhân B tiêu dùng bánh (ăn một cái bánh chẳng
hạn) không gây ra ngoại ứng gì (không đem lại lợi ích cũng như không
làm thiệt hại gì đế
n người khác) thì lợi ích xã hội của việc tiêu dùng chiếc
bánh trên sẽ được biểu hiện chính bằng độ thỏa dụng mà B có được do ăn
chiếc bánh trên.
Trái lại, khi ngoại ứng xuất hiện, lợi ích hay chi phí xã hội trong
việc sản xuất hay tiêu dùng một khối lượng hàng hóa nào đó sẽ không
trùng khớp với lợi ích hay chi phí của các cá nhân (ta gọi là lợi ích hay
chi phí tư nhân). Chẳng hạn, nếu việc sản xuất hàng hóa của một doanh
nghiệp gây ra ô nhiễm đối với môi trường và những người dân sinh sống
xung quanh không được doanh nghiệp đền bù gì thì chi phí xã hội của
việc sản xuất một khối lượng hàng hóa nhất định, ngoài những chi phí
kinh tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay hy sinh còn phải bao hàm cả
những tổn hại về môi trường mà người dân phải gánh chịu do có việc sản
xuất trên. Trong trường hợp ngoại ứng tiêu cực này, chi phí xã hội của
việc s
ản xuất một khối lượng hàng hóa nhất định rõ ràng lớn hơn chi phí
tư nhân của các nhà sản xuất.
Trên thị trường khi tham gia vào các giao dịch mua bán hàng hóa,
những người sản xuất hay tiêu dùng chỉ quan tâm đến những chi phí và
lợi ích trực tiếp mà chính họ phải bỏ ra hay được thụ hưởng. Vì thế, giá
cả thị trường, phản ánh quá trình mặc cả của những người này, trên thực

353
tế chỉ phản ánh các chi phí và lợi ích tư nhân (của những ai trực tiếp tham
gia giao dịch). Khi ngoại ứng xuất hiện, giá cả thị trường không thể hiện

và phản ánh đầy đủ chi phí hay lợi ích đứng trên quan điểm xã hội. Do
vậy, trong trường hợp này, sản lượng cân bằng thị trường không còn là
sản lượng hiệu quả xã hội, cho dù thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn
hảo. Ví dụ, khi quá trình sả
n xuất hàng hóa gây ra ngoại ứng tiêu cực,
đường chi phí biên xã hội nằm cao hơn đường chi phí biên tư nhân của
những người sản xuất. Kết quả là sản lượng thị trường có xu hướng cân
bằng (tương ứng với giao điểm của đường chi phí biên tư nhân và đường
thỏa dụng biên tư nhân) ở mức cao hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội
(tương ứng với giao đi
ểm của đường chi phí biên xã hội và đường thỏa
dụng biên xã hội). Ngược lại, nếu ngoại ứng tích cực xuất hiện, sản lượng
cân bằng thị trường lại thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội. Ta có thể thấy
những điều đó qua các hình minh họa 10.5 và 10.6 dưới đây.







Hình 10.5: Ngoại ứng tiêu cực
. Sản lượng cân bằng thị trường là
Q
1
, tương
ứng với trạng thái cân bằng
F
. Nếu đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên
phải là đường

MC
XH
, cao hơn đường chi phí biên tư nhân
MC
TN
. Sản lượng hiệu quả
vì vậy phải là
Q
*, thấp hơn sản lượng thị trường
Q
1
.


MC
TN
Tổn thất hiệu quả

F
H
MU (D)
E
0
P
Q
Q*
Q
1
MC
XH


354







Hình 10.6: Ngoại ứng tích cực.
Khi ngoại ứng tích cực xuất hiện, lợi ích hay
độ thỏa dụng biên xã hội cao hơn lợi ích hay độ thỏa dụng biên tư nhân của các cá
nhân trực tiếp tham gia vào các giao dịch thị trường. Sản lượng hiệu quả (
Q
*) cao hơn
sản lượng thị trường (
Q
1
).

* Vấn đề hàng hóa công cộng
Xét theo tính chất tiêu dùng, người ta chia thế giới hàng hóa (hay
dịch vụ) ra làm hai loại: hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng.
Hàng hóa tư nhân là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu
dùng, người ta có thể và cần phải sử dụng riêng.
Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà xét theo tính chất tiêu
dùng, người ta có thể và cần phải tiêu dùng chung.
Một hàng hóa công cộng thuần túy có hai đặc tính: Thứ nhất, tính
không cạnh tranh về phương diện tiêu dùng. Khi hàng hóa có tính chất
này, lợi ích giữa những người tiêu dùng không cạ

nh tranh hay xung đột
với nhau. Nếu một người đã sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa thì sự kiện
này không ảnh hưởng đến khả năng hay thực tế tiêu dùng hàng hóa của
người khác. Ví dụ, ngọn hải đăng là một hàng hóa như vậy. Ở ngoài khơi,
khi một con tàu biển nhìn vào ngọn hải đăng (tức sử dụng hay tiêu dùng
MU
TN
Tổn thất hiệu quả

F
H
MU
XH

E
0
P
Q
Q
1
Q*

MC
XH
≡ MC
TN

×