Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh đáp án chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 19 trang )


Câu 1: Anh/chị hãy phân tích thời kỳ 1911-1920 trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tại sao nói đây là thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách
mạng vô sản?
Bài làm:
Thời kỳ từ năm 1911 đến năm 1920 trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:
Trong thời kì 1911 – 1920, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách
mạng vơ sản được hình thành từng bước trong q trình Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước; đó là quá trình
sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế
giới.
Trước hết, Người xác định đúng bản chất, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình cảnh nhân dân
các nước thuộc địa. Mùa hè năm 1911, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là
việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với hướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối. Năm
1911 – 1917, từ Pháp, Hồ Chí Minh đến nhiều nước trên thế giới. Qua cuộc hành trình này, ở Người hình thành
một nhận thức mới: Nhân dân lao động ở các nước, trong đó có giai cấp cơng nhân, đều bị bóc lột có thể là bạn
của nhau; cịn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.
Năm 1917, Người trở lại Pháp và tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Năm 1919, Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Xã hội của giai cấp công nhân pháp bởi theo Người đây là tổ chức theo
đuổi lý tưởng cao quý: “Tự do, bình đẳng, bác ái”
Bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh diễn ra qua hoạt
động Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, gửi Yêu sách của nhân
dân An Nam tới hội nghị Vécxây (18/6/1919) để đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây là tiếng
nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, ảnh hướng
lớn đến các phong trào yêu nước.
Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con
đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của Lênin và nhiều tài liệu liên quan đến Quốc tế Cộng sản vào tháng 7 năm 1920. Với những nhận
thức cách mạng mới, Hồ Chí Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội ở thành phố
Tua (25 - 30/12/1920) bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, bước ngoặt
chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.


Đây là thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng
vơ sản vì:
Ngày 5-6-1911, người thanh niên u nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi”
nhằm thực hiện hồi bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Thế nhưng, ở thời điểm này, việc đi tới đâu là điều
mà Người cũng chưa biết trước.
Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nước thuộc
các đại lục, đặc biệt ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Người tranh thủ mọi điều kiện để học
hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp cơng nhân và nhân dân
lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Sau quá trình nghiên cứu, Người đã rút ra kết luận: Cách mạng tư sản ở
các quốc gia nói trên “làm chưa đến nơi” vì nhân dân vẫn đói khổ, thành ra cách mạng thành cơng cả trăm năm
mà người dân vẫn mưu toan làm cách mạng một lần nữa, phương pháp cách mạng của các nước này tuy hay
nhưng không áp dụng cho nước ta được.
Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bơn ba ở nước ngồi, Hồ Chí Minh đã đến
với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vơ sản. Người khẳng
định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”. Hồ
Chí Minh lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917),
bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là
dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
Tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa”
của Lê-nin. Luận cương đã giải đáp cho Hồ Chí Minh những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho
dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các
nước thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc… Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới

1


quan cộng sản của Hồ Chí Minh. Người đọc đi đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa u nước chân chính,
Người nhận thấy trong đó con đường giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.
Từ thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc theo sát những sự kiện chính trị thế giới đang diễn ra dồn dập, tác động

mạnh đến chính trường nước Pháp, đặc biệt là Đại hội II của Quốc tế Cộng sản. Tiếp sau đó, tháng 9 - 1920,
Người theo sát tiến trình Đại hội I các dân tộc phương Đơng, nhằm đưa đường lối, chính sách của Đại hội II Quốc
tế Cộng sản vào cuộc sống, mà trước hết là tư tưởng “đoàn kết phương Tây vô sản và phương Đông bị áp bức”.
Tư tưởng đó được thể hiện rõ trong khẩu hiệu chiến đấu đưa ra trong Đại hội: “Vô sản tất cả các nước và các dân
tộc bị áp bức, đoàn kết lại!”.
Như vậy, từ khi rời bến cảng Sài Gòn, lênh đênh trên các đại dương, cập bến bốn châu lục, vừa lao động kiếm
sống, vừa trải nghiệm, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc có sự chuyển biến lớn lao, từ sự đồng cảm với các dân tộc
cùng cảnh ngộ, đến với chủ nghĩa quốc tế. Người đã nhìn thấy khả năng thực hiện ba mục tiêu lớn: Giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Bước ngoặt lớn trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là khi Người giác ngộ chủ nghĩa Mác
- Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc mình. Chúng ta biết rằng, mặc dù rất kính trọng các
chí sĩ yêu nước của dân tộc, nhưng ngay từ đầu, Hồ Chí Minh khơng lựa chọn con đường của Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… Bởi lẽ, Người thấy rất rõ rằng, chỉ có cách mạng vơ sản mới thực sự giải
phóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, mới thực hiện được độc lập, tự do cho Tổ quốc, hồ
bình và hạnh phúc cho nhân dân.
Luận cương của Lê-nin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính
Luận cương của Lê-nin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường
chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác
ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Hồ Chí Minh rút ra kết luận quan trọng: “muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”.
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích nội dung khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài làm:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêu khái niệm “Tư tưởng
Hồ Chí Minh” như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là
tài sản tinh thần vơ cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta giành thắng lợi”.
Khái niệm đó đã nêu rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc lý luận cũng như giá trị của

tư tưởng đó:
Một là, khái niệm này đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ
đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung
bàn đến các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm: xác định con đường của cách mạng Việt Nam;
mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng; lực lượng tiến hành; phương pháp tiến hành và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Để đạt
được mục tiêu đó, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu
và con đường này đúng theo lý luận Mác-Lênin; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự
quản lý của Nhà nước cách mạng; xác định lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước, xây
dựng con người Việt Nam có năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
của thời đại trên cơ sở quan hệ quốc tế hịa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển; với phương pháp cách mạng
phù hợp, …
Hai là, nêu lên nguồn gốc lý luận hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin – giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh – vào điều kiện cụ
thể của nước ta; đồng thời Hồ Chí Minh cịn bắt nguồn từ việc Người tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh nhận định, đánh giá, phân tích, tổng kết rất nhiều những học
thuyết, quan điểm khác nhau và đặc biệt là những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn một cách khoa học, để từ đó
nâng trí tuệ của Người lên một tầm cao mới, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn – con đường cách mạng vô

2


sản. Bác đã tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tích cực, biết kế thừa có phê phán, chọn lọc mọi tinh hoa văn hóa nhân
loại để làm giàu cho tư tưởng của mình.
Ba là, khái niệm đó đã nêu lên giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh
là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta. Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm nên nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm khoa học, vì thế hết sức cơ đọng, chặt chẽ, có nội hàm lý luận cao,

có sức sống mãnh liệt và giá trị lý luận, thực tiễn rất to lớn khơng những với cách mạng Việt Nam mà cịn đối với
sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng lồi người trên phạm vi tồn thế giới.
Câu 3: Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt nam trong thời đại mới, Hồ
Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?
Bài làm:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống u nước. Tư tưởng đạo đức của
quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức của bản thân Người. Ngay từ những năm,
tháng ấu thơ, Người đã được nuôi dưỡng theo truyền thống gia thế tốt đẹp. Sống bên cạnh người cha làm nghề
dạy học, Người được cha giảng dạy những sách kinh điển của Nho giáo, được nghe cha và bạn bè của cha bàn
luận về những tư tưởng triết học và đạo đức trong các sách vở thời xưa. Trong thời gian và môi trường ấy,
Người nắm được những quan điểm cơ bản của Nho giáo, và có thể nói, Nho giáo là một trong những cơ sở quan
trọng, là giá trị có ý nghĩa căn cốt hình thành tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh.
Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khao học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý
hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Điểm nổi bật của Học thuyết Nho giáo là đề cao những giá trị đạo
đức thông qua hệ thống các chuẩn mực tiêu biểu nhằm điều tiết hành vi của con người, xác lập một trật tự xã hội
hài hòa, trật tự. Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức Nho giáo, dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn cách mạng trong thời đại mới, Hồ Chi Minh đã kế
thừa và phát triển các phạm trù cơ bản của Nho giáo như sau:
- Kế thừa, phát triển phạm trù Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
- Kế thừa, phát triển phạm trù Trung, Hiếu
- Kế thừa, phát triển phạm trù Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng đã phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến,
phân chia đẳng cấp - quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách.
Câu 4: Tại sao HCM quan tâm đến việc xây dựng đạo đức cách mạng như thế? có phải xuất phát từ nhu cầu
cách mạng hay không?
Bài làm:
1.Về nguồn gốc xuất phát tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh:
Một là nguồn gốc từ xuất thân, Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống
u nước. Tư tưởng đạo đức của q hương và gia đình đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức của bản
thân Người. Ngay từ những năm, tháng ấu thơ, Người đã được nuôi dưỡng theo truyền thống gia thế tốt đẹp.

Sống bên cạnh người cha làm nghề dạy học, Người được cha giảng dạy những cuốn sách kinh điển, được nghe
cha và bạn bè của cha bàn luận về những tư tưởng triết học và đạo đức trong các sách vở thời xưa. Trong thời
gian và môi trường ấy, Người nắm được những quan điểm cơ bản của Nho giáo, và có thể nói, Nho giáo là một
trong những cơ sở quan trọng, là giá trị có ý nghĩa căn cốt hình thành tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí
Minh. Hơn nữa, Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khao học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng
triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Điểm nổi bật của Học thuyết Nho giáo là đề cao những giá trị
đạo đức thông qua hệ thống các chuẩn mực tiêu biểu nhằm điều tiết hành vi của con người, xác lập một trật tự
xã hội hài hòa, trật tự.
Hai là nguồn gốc từ nhu cầu cách mạng, sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã sớm thấy nguy cơ đối với Đảng cầm quyền, không những là “bệnh quan liệu hách dịch, vênh váo
lên mặt quan cách mệnh”, “đè đầu cưỡi cổ dân” mà cả nhiều thói xấu khác, rất dễ nảy sinh trong cán bộ, dảng
viên, nhất là trong những người có chức, có quyền, như bệnh địa vị, công thần, cục bộ địa phương, bè phái; cái
thói chỉ lo ăn ngon, mặc đẹp..., lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị và cơng tác của mình mà bn bán
phát tài, lo việc riêng hơn việc công...
Rõ ràng khi cách mạng đã giành được chính quyền và khi từ chiến tranh chuyển sang hịa bình xây dựng,
những u cầu về đạo đức đối với cán bộ, đảng viên càng đòi hỏi phải tăng cường rèn luyện và tu dưỡng để đáp

3


ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến cơng tác xây dựng Đảng
về đạo đức cách mạng. Trước lúc đi xa, Người viết trong Di chúc: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Lời căn dặn cuối cùng của Người đã nói vắn tắt cái điều cốt tử nhất trong xây dựng Đảng cầm quyền, nó quyết
định vận mệnh của Đảng, của Nhà nước, vận mệnh của cả chế độ - đó là đạo đức cách mạng. Người nói thật dễ
hiễu, nhưng là cả một chân lý tuyệt đối: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng
cạn. cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”.
2. Về vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh (Trả lời cho việc Tại sao Hồ Chí Minh quan tâm

đến việc xây dựng đạo đức cách mạng như thế?):
Theo Người, đạo đức là cái “gốc” của người cách mạng. Người nói thật dễ hiễu, nhưng là cả một chân lý
tuyệt đối: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. cây phải có gốc, khơng có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo
được nhân dân”.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích
chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà khơng ngần ngại hy sinh tất cả
lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng khơng tiếc. Đó là biểu
hiện rất rõ rệt, cao quý của đạo đức cách mạng.
Bác nói: Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,
chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không kèn cựa
về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liệu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó là biểu hiện của đạo
đức cách mạng. Người cịn nói: Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Cả
cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn rèn luyện mình để trở thành người có đạo đức cách mạng. Theo đó,
Người đã làm giàu truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bằng sự kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông,
những tinh hoa đạo đức nhân loại; tấm gương đạo đức của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nêu cho Người
một mẫu mực về sự giản dị và sự khiêm tốn cao độ, Người đã học tập và hành động bởi các tấm gương ấy, với
nếp sống giản dị, coi khinh sự xa hoa, yêu lao động, đồng cảm sâu sắc với người cùng khổ, hướng cuộc đấu
tranh của mình vào cơng cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Đảng vừa là đạo đức vừa là văn minh", là người khởi xướng và lãnh đạo
mọi sự đổi thay của đất nước qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng. Muốn tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng
tiến đến đích cuối cùng, trước hết Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn.
Tự đổi mới, tự chỉnh đốn là khẳng định sự vận động nội tại của Đảng cầm quyền trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, là sự nhận diện đúng quy luật vận động, phát triển của Đảng. quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, trước hết mỗi cán bộ, đảng
viên phải tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó, nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Câu 5: Nêu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Bài làm:

1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng
nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam. Trong những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là
nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta
có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (3) .
Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu
nước, cứu dân. Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động
cách mạng. Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh

4


viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin
theo Quốc tế thứ ba” (4) .
2. Tinh hoa văn hố nhân loại: phương Đơng và phương Tây
Cùng với chủ nghĩa u nước, Hồ Chí Minh cịn chịu ảnh hưởng của văn hố phương Đơng. Người
cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng,
của cách mạng tư sản phương Tây và cách mạng Trung Quốc.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với các thầy vốn là những nhà Nho yêu
nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng tình cảm của Người khơng phải là những giáo điều “tam cương”,
“ngũ thường” nhằm bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến, mà tinh thần “nhân nghĩa”, đạo “tu thân”, sự ham học hỏi,
đức “khiêm tốn”, tính “hồ nhã”, cách đối nhân xử thế “có lý, có tình”. Những mệnh đề “trung hiếu”, “nhân
nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, phương châm “khắc kỷ phục lễ”,...
của các nhà hiền triết phương Đơng được Hồ Chí Minh hết sức trân trọng. Trong khi tiếp thu, vận dụng những
yếu tố tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân

chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
(Trung Quốc)... Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù
hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc
tinh hoa văn hố phương Đơng phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít lêninnít.
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Từ khi rời Tổ quốc (1911) cho đến năm 1917, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước thuộc địa và nhiều nước
tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh được bổ sung thêm những nhận thức mới về những gì
ẩn dấu đằng sau các từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái mà vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên Người đã nghe. Khoảng cuối
năm 1917, khi trở lại Pari, Hồ Chí Minh đã làm quen với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội của nước Pháp
và nhiều nước trên thế giới. Năm 1919, Hồ Chí Minh tham gia Đảng Xã hội Pháp (SFIO), một đảng tiến bộ lúc
bấy giờ thuộc Quốc tế II.
Việc Hồ Chí Minh tiếp thu bản Luận cương của Lênin tháng 7-1920 và trở thành người cộng sản vào
cuối năm đó đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong tư tưởng của Người. Thế giới quan và phương pháp luận Mác
- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá phân tích tổng kết các học thuyết, tư tưởng, đường lối các
cuộc cách mạng một cách khoa học; cùng với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để đề ra con dường
cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh.
4. Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận
thức các nhân tố khách quan.
Ngay từ khi cịn trẻ, Hồ Chí Minh đã có hồi bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu lịng nhân ái và sớm
có chí cứu nước, tự tin vào mình.
Tư chất thơng minh, tư duy độc lập, sáng tạo tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những đức
tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết, quan
điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, phân tích tổng hợp, khái qt
hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như mơn học
Tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh mới chỉ được bắt đầu nghiên cứu, tuy vậy, đến nay đã

có tới mấy chục khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học căn
cứ vào các văn kiện của Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước lao kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 6: Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm rõ câu nói sau đây của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”?
Bài làm:

5


Theo em, câu nói của Bác Hồ nhằm muốn nói: Một dân tộc dốt là chỉ trình độ thấp kém, kém hiểu biết thi
khó có thể tiếp thu và phát huy được những tinh hóa văn hóa của nhân loại, khoa học cơng nghệ mới của nhân
loại.
Từ đó khiến cho đất nước ln trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp
với thời đại, khó mà cạnh tranh được vưới các nước khác.
Ta còn nhớ thời chiến tranh, nhân dân ta nhiều người cịn khơng biết chữ, nên mọi thứ đều phụ thuộc và bị
bọn xâm lược thao túng làm cho nền kinh tế luôn dậm chân tại chỗ. Nhưng từ khi đất nước giành độc lập, nhân
dân ta tham gia các lớp học mù chữ, các con em đều được đến trường học kiến thức nên nhận thức và tầm hiểu
biết ngày càng được nâng cao lên. Nhân dân không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ngày càng cố gắng để đưa
đất nước vươn lên cạnh tranh với nhiều nước khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của Đảng và nhà nước
trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Đặc biệt Đảng và Nhà nước vẫn ln quan
tâm đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bởi đây được xem là hai quốc sách
hàng đầu của đất nước.
Do đó, bên cạnh giảng dạy học tập nâng cao trình độ trong nước. Nhà nước cịn tạo điều kiện cho nhiều
bạn trẻ đi học ở nước ngoài, tiếp thu trình độ KH –KT tiên tiến bên ngồi để về áp dụng cho đất nước. Xây dựng
các mối quan hệ hợp tác với các nước khác để giao lưu, trao đổi và học tập trên nhiều lĩnh vực….
Liên hệ với bản thân:
• Thường xun nêu cao trình độ học vấn..
• Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại...

• Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
• Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…
Câu 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc?
Bài làm:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể tóm tắt thành một hệ thống
các luận điểm như sau:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phả đi theo con đường của cách mạng vô sản.
- Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễnViệt Nam qua các chặng
đường gian nan thử thách, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định một chân lý là: Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc khơng có con đường nào khác là cách mạng vô sản.
- Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vịi,
một vịi bám vào chính quốc, một vịi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả
hai cái vịi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp
nhàng với cách mạng vô sản.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo.
- Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: muốn sự nghiệp giải phóng dân tộc thành cơng “Trước hết phải có
đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng”(10)
- “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(2).
- Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyên tắc xây dựng Đảng: Đảng của giai cấp công nhân phải được xây
dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn kết của tồn dân, trên cơ sở liên minh cơng – nơng.
Hồ Chí Minh viết: cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc việc của một hai người”,
vì vậy phải đồn kết tồn dân, “sĩ, nơng, cơng, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Trong sự tập hợp
rộng rãi đó, Người khẳng định cái cốt của nó là cơng – nơng, “cơng nơng là người chủ cách mệnh... công nông
là gốc cách mệnh”(11).
- Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng
lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị làm nô lệ trong một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm
huy động sức mạnh của toàn dân tộc, đấu tranh giành độc lập, tự do.

- Đảng cần có các chủ trương, chính sách tranh thủ vận động các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu
chung. Trong sách lược vắn tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng,

6


Thanh niên, Tân Việt... để kéo họ đi vào phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với phú nơng, trung, tiểuđịa chủ và tư bản
An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng tập trung...(12)
- Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn
nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: “công nông là gốc cách mệnh; cịn học trị, nhà bn nhỏ, điền chủ
nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công
nông thôi”(13). Và trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì
của cơng nơng mà đi vào đường thỏa hiệp”(14).
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.
- Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách
mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này vơ hình
trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. Phát biểu tại Đại hội V
Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vơ sản thế giới và đặc biệt
là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức
ở các thuộc địa”(15); “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa”(16),
nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn đằn đuôi”(6).
- Vận dụng công thức của Mác: “Sự giải phóng của giai cấp cơng nhân phải là sự nghiệp của bản thân
giai cấp công nhân”, Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm: “Cơng cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa)
chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”(6).
- Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc và do đánh giá đúng
đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, năm 1924, Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng thuộc
địa khơng những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước.
- Khẳng định vị trí và vai trị của cách mạng giải phóng thuộc địa trong mối quan hệ với cách mạng chính
quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ

nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn
tồn”(17).
Những luận điểm trên đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa của Hồ Chí Minh. Nó có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn và đã được thắng lợi của cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng
chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
Ngay từ đầu năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Hồ Chí Minh đã đề cập khả năng một
cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo Người, cuộc khởi nghĩa vũ trang đó: phải có tính chất một cuộc
khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn... Luận điểm trên đây của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ
sự phân tích vai trị của quần chúng nhân dân, bản chất phản động của chính quyền thực dân Pháp và bài học kinh
nghiệm của dân tộc Việt Nam, của cách mạng Nga, từ sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
- Tháng 5 – 1941, Hội nghị Trung ương 8 do Người chủ trì đã đưa ra nhận định: Cuộc cách mạng Đông
Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là bằng một cuộc khởi nghĩa từng phần trong
từng địa phương.. mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.
- Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng chỉ đạo xây dựng căn
cứ địa, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị của quần chúng, lập ra các đội du kích vũ trang,
chủ động đón thời cơ, chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và chỉ trong vịng 10 ngày đã giành
được chính quyền trong cả nước.
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa
thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, ság tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến
hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những
thành tựu to lớn và rất quan trọng của sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã chứng minh tính khoa học đúng đắn, tính
cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.
Câu 8: Phân tích quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Bài làm:
3.1. Quan điểm trước đó của Quốc tế Cộng sản:


7


Từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản vẫn ln cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hồn tồn cơng
cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”. Ý kiến này
đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa, làm cho phong trào cách mạng ở các nước rơi vào
tình trạng thối trào.
3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh:
Trong khi Quốc tế Cộng sản đánh giá thấp vị trí, vai trị của cách mạng thuộc địa trong mối quan hệ với
cách mạng vơ sản ở chính quốc, Nguyễn Ái Quốc lại đưa ra những quan điểm khác với quan điểm của Quốc tế
Cộng sản. Người khẳng định: “…Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô
sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa… nọc độc
và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa…”, và nếu khinh thường cách
mạng ở thuộc địa tức là “…muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.
Người đã chỉ rõ cái sai của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ và tìm ra được liều thuốc vực dậy cuộc cách
mạng thuộc địa; Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn phê bình những người cộng sản ở các nước tư bản đã coi nhẹ vấn
đề thuộc địa và không thực hiện đúng di huấn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; ngay cả những người
lãnh đạo Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ cũng đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính
quốc, đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc phụ thuộc vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vơ sản, coi phong trào giải
phóng dân tộc là “hậu bị qn” của cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Vận dụng công thức của C.Mác, với nhận thức cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ
động, sáng tạo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… Cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực
của bản thân anh em”. Theo Người, tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản, đế quốc đều lấy ở các xứ thuộc địa.
Người đã lấy hình ảnh con đỉa hai vòi để minh họa cho chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ với hai đầu hút máu ở
chính quốc và thuộc địa. Khi đánh vào đầu ở chính quốc, nó sẽ tích cực hút máu ở thuộc địa làm cho sức sống
của thuộc địa cạn kiệt, sức đấu tranh khơng cịn, con đỉa bị đánh nhanh chóng hồi phục và quay lại chống cách
mạng chính quốc, điều đó khơng những gây tổn thất cho phong trào chống cách mạng chính quốc mà cịn khiến
nó quen mùi, hút mạnh hơn ở thuộc địa.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là tất yếu. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng nhân dân thuộc địa đang
tiềm ẩn một sức mạnh to lớn mà cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp thiết thân của họ, họ phải đứng lên

tự giải phóng mà khơng thể dựa vào sự cầu viện ở bất cứ ai. Nếu được thức tỉnh thì nhân dân thuộc địa sẽ là một
lực lượng khổng lồ có thể làm nên sự nghiệp cách mạng.
Người cũng chỉ ra rằng, cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa cùng với các dân tộc cần đoàn kết
để tiến hành một cuộc cách mạng triệt để. Một mặt tấn cơng ở chính quốc, đồng thời cũng tấn cơng ở thuộc địa,
khi bị đau ở cả hai đầu, “con đỉa” ấy sẽ có xu hướng quay về giữ sân nhà của mình, tạo đà cho cuộc cách mạng
thuộc địa giành thắng lợi.
Sau khi mất nguồn sinh lực của mình, sức mạng của chủ nghĩa tư bản dần dần bị suy giảm, lúc ấy cách
mạng ở chính quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho chúng. Người khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, rồi sau đó giúp đỡ cho những người
anh em của mình ở chính quốc trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn.
Suy luận sáng tạo của Hồ Chí Minh đã được Đại hội VII Quốc tế Cộng sản nhận ra và lập tức chuyển
hướng chiến lược, kêu gọi: “Vô sản ở tất cả các nước và các dân tộc áp bức đoàn kết lại”, chủ động thực hiện
cách mạng đấu tranh giành độc lập tự do của chính mình.
3.3. Lý giải cho sự hình thành tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh:
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có sức bật thuận lợi vì:
Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa hết sức tàn bạo và dã man của chủ nghĩa đế quốc ở nhiều nơi đã
đẩy nhan dân thuộc địa vào khó khưn, túng quẫn; Điều đó đã làm cho lòng căm thù, tức giận chủ nghĩa đế quốc
tư bản trong nhân dân thuộc địa vô cùng sâu sắc.
Tinh thần yêu nước chân chính của các dân tộc là một sức mạnh to lớn, một vũ khí tiềm ẩn của cách mạng
giải phóng dân tộc. Sức mạnh đó nếu được giác ngộ và soi đường sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn thật sự, có
thể đánh đổ được chủ nghĩa tư bản.
Hồ Chí Minh nhận thấy, thuộc địa là một khâu yếu nhất trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, còn chủ
nghĩa yêu nước ở thời hiện đại đã thực sự trở thành động lực giải phóng dân tộc.
3.4. Lý giải cho sự sáng tạo của Hồ Chí Minh:

8


Có thể thấy rằng trong cơng cuộc giải phóng các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa thì quan điểm : Chỉ có
thể giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiến tiến đã trở thành

một tôn chỉ duy nhât, bất di bất dịch, bởi đó là quan điểm xuất phát từ tư tưởng Mác-Lênin. Nhưng đến Hồ Chí
Minh, Người lại khẳng định có thể xảy ra điều ngược lại. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn của
mỗi người. Khơng thể đi so sánh giữa Hồ Chí Minh và Mác-Lênin, nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng yếu tố
thời đại có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của mỗi người.
Thời C.Mác và Ph. Ăngghen, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng, nhưng cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển mạnh, bởi vậy, theo các ơng, vận mệnh lồi người, tương lai của
cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển.
Đến thời Lênin, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, nên ông
cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc
bị áp bức ở các thuộc địa. Bởi vậy, thay thế cho khẩu hiệu thời C.Mác “Vô sản tất cả các nước liên hợp lại”, ông
đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đồn kết lại”. Nhưng ơng vẫn khơng nhận ra
được cách mạng ở các nước thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh trên góc độ của người thuộc địa, góc độ của các dân tộc bị áp bức đã phê phán
một cách có căn cứ và hết sức sâu sắc chủ nghĩa đế quốc và đã chỉ ra rằng sức sống của chủ nghĩa đế quốc một
phần quan trọng nằm ở thuộc địa. Mặt khác, so với những bậc tiền bối đi trước, Người có điều kiện để đi nhiều
nơi, từ Châu Á sang Châu Âu, tới Châu Phi nên người có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận cuộc sống ở những mảnh
đất đó chứ khơng phải chỉ gói gọn trong mỗi Châu Âu và một phần Châu Á (nước Nga) như Lênin,
Người nói: “Hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước
thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Đây là điều quan trọng mà Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển chủ nghĩa MácLênin. Từ đó, Người viết: “CNTB là một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một
cái vịi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng
thời cắt cả hai vịi.
Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn
tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”. Bởi vậy, vừa phải tiến hành đồng thời cach mạng ở chính quốc
và ở thuộc địa. Trên góc độ phê phán ấy, người đã nhìn ra được khả năng cách mạng của các nước thuộc địa và
đi đến khẳng định rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước
cách mạng vơ sản ở chính quốc.
3.5. Ý nghĩa của quan điểm sáng tạo về giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh:
Giá trị lý luận: Đây là một cống hiến vô cùng quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin
Giá trị thực tiễn: Đây là quan điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn, giúp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt

Nam không thụ động, ỷ nại chờ sự giúp đỡ từ bên ngồi mà ln phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
Nhờ đó mà cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại. Đồng thời nó cũng góp phần định hướng cho
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước khác trên thế giới trong thời kì bấy giờ. Thực tiễn cách mạng ở một số
nước thuộc địa và cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng đây là một tư tưởng hoàn tồn đúng đắn.
Câu 9: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên hiện nay
Bài làm:
1. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây
dựng đạo đức mới sau đây:
a. Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
– Nói đi đơi với làm – chống thói đạo đức giả.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đơi với làm. Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn
được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp cơng nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này
phân biệt rạch rịi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những bản chất nói nhiều, làm ít, nói mà
khơng làm…
Nói đi đơi với làm cịn nhằm chống thói đạo đức giả. Nói không đi đôi với làm sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất
lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới.
– Phải nêu gương (những tấm gương) về đạo đức.
Nêu gương đạo đức, nói đi đơi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đơng.

9


Theo Hồ Chí Minh, hơn bất kì 1 lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng “đạo làm
gương”. Phát hiện, xd những điển hình người tốt việc tốt.
Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của
toàn xã hội và những hạt nhân “người tốt, việc tốt” tiêu biểu.
b. Xây đi đôi với chống
Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.

Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại
mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cửa quyền, hách dịch.
Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều
này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là cơng trình tập thể của quần
chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là
xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu
và lâu dài.
c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đơng. Hồ Chí Minh nói:
“Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm, tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”. Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn
cải tạo thì nhất định thành cơng.
Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công
việc rửa mặt hàng ngày. Nếu không sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hơm qua có cơng với cách
mạng, nhưng ngày hơm nay lại có tội với nhân dân
Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của
những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh
thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên hiện nay.
a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
– Xác định đúng vị trí và vai trị của đạo đức đối với cá nhân
Hồ Chí Minh cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trị vơ cùng quan
trọng đặc biệt là thế hệ trẻ, vì họ là người chủ tương lai của nc nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ.
– Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong bài nói tại đại hội sinh viên VN lần thứ hai ; 7/5/1958; những phẩm chất đó đc người tóm tắt trong 6
cái yêu
Yêu tổ quốc, yêu nhân dân: là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh, biết chia sẻ những lo lắng vui buồn
với nhân dân.
Cần cù sang tạo trong học tập.

Sống nhân nghĩa có đạo lý.
– Tu dưỡng theo các ngun tắc đạo đức Hồ Chí Minh.
Kiên trì tu dưỡng đạo đức CM.
Nói đi đơi với làm.
+ Kết hợp giữa xây đạo đức mới và chống biểu hiện suy thoái đạo đức.
b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản di và đức tính khiêm
tốn phi thường
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trrọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ
nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy
để đạt được mục đích cuộc sống.
Câu 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân? Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Bài làm:

10


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thể hiện trình độ kết hợp nhuần
nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh
nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Thứ nhất, nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân
“Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam” (1) - đó là tư tưởng nhất quán của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị
tiến hành cuộc Tổng tuyển cử. Người khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa
chọn những người có tài, có đức để gánh vác cơng việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người

muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng dân thì có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà
toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của tồn dân” (2).
Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân có quyền kiểm sốt đại biểu mà mình đã bầu ra. Người viết:
“Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra
khơng xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm sốt của nhân dân đối với
đại biểu của mình” (3).
Thứ hai, nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với giáo dục đạo đức
Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày trước Hội đồng Chính
phủ Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, trong đó nhiệm vụ thứ ba được đề
cập là xây dựng một Hiến pháp dân chủ. Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chủ tịch chỉ đạo soạn thảo đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc thiết lập một Nhà nước của nhân dân, thiết lập trật tự xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội... Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 về việc tạm giữ lại các luật lệ
cũ, giữ lại mọi luật lệ cũ, chỉ trừ những điều luật trái với nền độc lập, tự do và ban hành một loạt sắc lệnh cần
thiết cho việc xây dựng, củng cố chính quyền, ổn định đời sống nhân dân. Người cũng rất quan tâm sửa sang
pháp luật và luôn nhắc nhở cơ quan nhà nước phải chú ý lo việc sửa đổi, bổ sung các đạo luật cho ngày càng
hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với điều kiện, hoàn cảnh mới phát sinh.
Một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn pháp luật và đạo đức trong
quản lý nhà nước và xã hội. Là người theo lập trường mácxít về nhà nước và pháp luật, hiển nhiên Chủ tịch Hồ
Chí Minh phải đề cao pháp luật. Tư tưởng và hành động của Người đã chứng minh điều ấy. Nhưng là một người
Á Đông vốn thấu hiểu bản chất và những giới hạn vốn có của pháp trị cũng như thấu hiểu sự trường tồn và vai
trò của đức trị nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơng tuyệt đối hố một trong hai công cụ quản lý nhà nước ấy.
Theo Người, đạo đức là gốc của pháp luật, cịn pháp luật chính là đạo đức chuẩn mực trong xã hội. Chính vì
vậy, cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là tấm gương sáng ngời về tinh thần đề cao, tôn trọng pháp luật song
song với việc kiên trì và bền bỉ trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Thứ ba, nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi” (4). Đây là một trong những bản tun ngơn nhân quyền có tinh thần cách mạng, khoa học và nhân
văn cao cả; phản ánh một tầm nhìn thời đại, một tư duy sắc sảo về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người khơng chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư
trú, quyền làm công dân, quyền hôn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín
ngưỡng và tơn giáo… Có thể nói, quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm phát triển cả
bề rộng lẫn chiều sâu trên các phương diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội...
Thứ tư, nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân
Trong tác phẩm Thường thức chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cách mạng tháng Tám thành
cơng ta lập ra Chính phủ mới với pháp luật mới của nhân dân để chống kẻ địch trong và ngồi, và để giữ gìn
quyền lợi của nhân dân” (5).
Tính dân chủ của pháp luật khơng chỉ thể hiện ở chỗ nội dung các đạo luật ghi nhận quyền và lợi ích của
nhân dân mà cịn thể hiện ở chỗ nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng các đạo luật. Việc xây dựng pháp luật
phải xuất phát từ sáng kiến của nhân dân, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan đồn thể và mọi tầng
lớp nhân dân. Trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1959, việc bảo đảm sự tham gia của đông đảo các tầng
lớp nhân dân vào xây dựng pháp luật đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo pháp luật

11


thực sự của nhân dân, trong quá trình xây dựng Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bản Hiến pháp mà
chúng ta đã thảo ra… phải tiêu biểu được các nguyện vọng của nhân dân... Sau khi thảo xong chúng ta cần phải
trưng cầu ý kiến của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi. Có như thế bản Hiến pháp của chúng ta mới thật
sự là bản Hiến pháp của chế độ dân chủ” (6).
Thứ năm, nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân, cơng dân phải làm trịn nghĩa vụ
đối với nhà nước và xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm pháp lý của Đảng, Nhà nước và cán bộ đảng viên nếu
không làm tốt chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét
là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có
lỗi” (7).
Bác đã nhắc nhở: Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế - xã hội thiết thực, đáp ứng lợi ích của
quần chúng nhân dân, “đạo nghĩa, là chính sách của Chính phủ đối với quần chúng. Chính sách này phải phù

hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm
khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hố...
Có như thế, dân chúng mới đồn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh
sống chết giết giặc” (8).
Tư tưởng đó được Bác nhắc lại lần cuối trong Di chúc của Người: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để
phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (9).
Nhà nước công nhận và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình, cịn cơng
dân phải làm tròn các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, đặc biệt là nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Thứ sáu, có biện pháp kiểm sốt quyền lực nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong bộ máy nhà nước
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong nhà nước kiểu mới, thanh tra, kiểm tra, giám sát là các biện pháp hữu
ích giúp phát hiện, ngăn chặn, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, ngày 23/11/1945, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh thành
lập Ban thanh tra đặc biệt với nhiệm vụ thanh tra tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và
các cơ quan của Chính phủ. Người nhấn mạnh: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị
quyết có được thi hành khơng, thi hành có đúng khơng, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ một
cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết
điểm nhất định bớt đi” (10). Người còn chỉ rõ muốn kiểm sốt “phải có hệ thống, phải thường làm…”, “người
kiểm sốt phải là những người rất có uy tín” và “khơng phải cứ ngồi trong phịng giấy mà chờ người ta báo cáo,
mà phải đi tận nơi, xem tận chỗ”, “kết hợp kiểm soát “từ dưới lên” và “từ trên xuống” (11).
Thứ bảy, nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên
nghiệp, trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân
Hồ Chủ tịch đã đề ra những u cầu đối với cán bộ, cơng chức, đó là: “Những người tỏ ra rất trung thành
và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng.
Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng…; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những
hồn cảnh khó khăn…; những người ln ln giữ đúng kỷ luật” (12).
Trong hầu hết các bài nói, bài viết từ diễn văn ở Đại hội Đảng cho đến các buổi nói chuyện gặp gỡ ngắn
ngủi với cán bộ các cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đề cập vấn đề cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư của
đội ngũ cán bộ, công chức.

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chủ tịch không chỉ dừng lại ở văn
bản pháp luật, trong các bài nói, bài viết của Người mà cịn thấm đẫm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm
lo cho dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo đạo lý
truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Vì thế, pháp quyền Hồ Chí Minh là một nền pháp quyền đặc biệt,
pháp quyền nhân nghĩa­ - một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và sâu sắc vơ cùng. Có
thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã phát triển
tới một đỉnh cao, phản ánh sự hoàn thiện của tư duy vừa khoa học, tiến bộ vừa nhân văn cao cả, hướng tới xây
dựng một nhà nước chứa đựng đầy đủ những giá trị cao quý nhất của nền văn minh thế giới, của thời hiện đại,
đó là những chân giá trị của chế độ nhà nước dân chủ và pháp quyền.

12


2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay
Tư tưởng của Người đã được vận dụng trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013. Điều 2 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Để tiếp tục vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay, cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
Một là, nhanh chóng cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử
quốc gia và triển khai thực hiện bầu cử theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2015
Để bảo đảm bộ máy nhà nước thực sự của dân, do dân, được thành lập theo đúng ý chí, sự lựa chọn của
nhân dân, cần triển khai thực hiện quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia - một thiết chế độc lập có vai trị chỉ
đạo, điều hành, bảo đảm các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân được tiến hành một cách dân
chủ, khách quan. Đồng thời, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chính trị, ý thức
cơng dân của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân để họ tham gia chủ động, tích cực, đơng
đảo và có tinh thần trách nhiệm trong việc lựa chọn những đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân có bản lĩnh,
năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tiếp tục
đổi mới quy trình lập pháp, nâng cao năng lực xây dựng pháp luật, bảo đảm có hệ thống pháp luật toàn diện,
đồng bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và phản ánh đầy đủ ý
chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật xuất phát từ yêu cầu thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa và khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành. Q trình đó địi hỏi
phải qn triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc bảo đảm tính dân chủ, cơng khai trong q trình xây dựng
pháp luật. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, nghiêm túc tập hợp, tiếp thu, chỉnh lý văn bản theo ý kiến đóng góp của
các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, của đối tượng tác động của văn bản, bảo đảm tính hiệu quả, khoa
học và sự phù hợp của pháp luật với thực tế khách quan. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật và tư vấn, trợ giúp pháp lý để pháp luật được triển khai thực hiện trong cuộc sống. Đồng thời, cần
thường xuyên tiến hành tổng kết thi hành pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật, kịp thời phát hiện
và khắc phục những điểm bất cập, thiếu sót, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.
Ba là, khẩn trương thể chế hóa các quy định về quyền con người, quyền và tự do hiến định của công
dân, bảo đảm trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm, thúc đẩy
và thực thi quyền con người, quyền và tự do của công dân. Triển khai thực hiện Hiến pháp đòi hỏi phải xác định
rõ trách nhiệm, nghĩa vụ ban hành luật của nhà nước, đặc biệt là các luật về quyền tự do lập hội, quyền biểu
tình… nhà nước khơng thể viện dẫn lý do vì chưa có luật mà hỗn hoặc không thực thi quyền con người, quyền
công dân; bảo đảm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mọi người”13. Đồng thời, cần tuyên truyền, giáo dục về quyền và nghĩa vụ của công dân, nâng
cao trách nhiệm công dân chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc; kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng quyền và tự do dân chủ để phá rối trật tự, trị an,
xâm phạm lợi ích của nhà nước, của xã hội và công dân.
Bốn là, hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước phải bảo đảm tất cả các loại quyền lực và thực thi quyền lực nhà
nước phải bị kiểm sốt; khơng có cơ quan, tổ chức, khơng có chức danh nào được đặt ngồi tầm kiểm sốt, nhất

là kiểm sốt của nhân dân; phải có cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, trả lời các phát hiện,
khiếu nại, tố cáo của nhân dân và các chủ thể khác đối với quá trình thực thi quyền lực và trong thời hạn xác
định phải có kết luận rõ ràng; bảo đảm mọi vi phạm hoặc lạm dụng quyền lực để trục lợi đều có khả năng phát
hiện và khi phát hiện phải có chế tài xử lý nghiêm minh mới bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước.

13


Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền
Đổi mới đồng bộ các nội dung, các khâu của công tác cán bộ: Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược và
quy hoạch cán bộ, chú trọng cán bộ cấp chiến lược, cán bộ quản lý, khoa học, cơng nghệ có trình độ cao, cán bộ
nữ, cán bộ vùng dân tộc thiểu số; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bảo đảm nâng cao trình độ lý luận,
chun mơn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị; rèn luyện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư; đổi mới cơ
chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ bảo đảm khách quan, dân chủ, công khai và khoa học để đánh giá đúng đắn, bố
trí đội ngũ cán bộ hợp lý, tuyển dụng đúng người đáp ứng yêu cầu công việc; trong tuyển dụng cán bộ, cơng
chức cần chủ động tạo nguồn, có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn nhân tài để đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra cán bộ, cơng chức để đánh giá
và bố trí cán bộ hợp lý và áp dụng chính sách thích hợp; chú trọng sự giám sát của nhân dân và các tổ chức xã
hội để kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức.

Câu 11: TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc. Phân tích luận điểm “lực lượng cách mạng
giải phóng dân tộc bao gồm tồn dân tộc”. Phân tích luận điểm sáng tạo nhất?
Bài làm:

14


Câu 12: Phân tích câu nói của Hồ Chí Minh “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết Thành cơng,

thành cơng, đại thành cơng”
Bài làm:

Câu 13: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân?
Bài làm:

15


Câu 14: Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo TTHCM. Phân tích ngtắc cơ bản nhất
Bài làm:

16


17


Câu 1: Anh/chị hãy phân tích thời kỳ 1911-1920 trong q trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tại sao nói đây là thời kỳ hình thành tư tưởng cứu nước và giải phóng
dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản?
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích nội dung khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 3: Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt nam trong
thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?
Câu 4: Tại sao HCM quan tâm đến việc xây dựng đạo đức cách mạng như thế? có phải xuất
phát từ nhu cầu cách mạng hay khơng?
Câu 5: Nêu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 6: Bằng những hiểu biết của mình em hãy làm rõ câu nói sau đây của Bác Hồ: “Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”?
Câu 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc?

Câu 8: Phân tích quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 9: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên hiện nay
Câu 10: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân? Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay
Câu 11: TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc. Phân tích luận điểm “lực lượng cách
mạng giải phóng dân tộc bao gồm tồn dân tộc”. Phân tích luận điểm sáng tạo nhất?
Câu 12: Phân tích câu nói của Hồ Chí Minh “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết Thành cơng,
thành cơng, đại thành cơng”
Câu 13: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân?
Câu 14: Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo TTHCM. Phân tích nguyên tắc cơ
bản nhất



×