Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dề cương tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.43 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề ra : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
Bài làm :
Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, lịch sử đã
chứng kiến những phong trào yêu nước của người dân Việt Nam chống thực
dân Pháp nổ ra rầm rộ: các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, các
phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái…, nhưng tất cả đều thất
bại, bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Nguyên nhân cơ bản của sự thất bại
này là sự bế tắc về đường lối. Tuy tràn đầy nhiệt huyết và khí phách nhưng
các vị lãnh tụ các phong trào ấy đã không nhận thức được bối cảnh thời đại,
không xác định được giai cấp trung tâm của thời đại này là giai cấp công nhân
– giai cấp tiến bộ của xã hội với phương thức sản xuất mới. Những nhà nho,
sĩ tu yêu nước tuy mang trong mình tấm lòng yêu nước, thương dân, mang
tinh thần dân tộc lớn lao, nhưng lại thiếu một yếu tố quan trọng đó là lập
trường, tư tưởng đúng đắn. Họ không xác định được nền tảng tư tưởng cho
cuộc đấu tranh mà họ lãnh đạo trong thời đại mới. Chỉ cho đến khi Nguyễn Ái
Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, sự bế tắc ấy mới có
lời giải. Người ra đi mang theo chủ nghĩa yêu nước bên mình, Người tiếp xúc
với ánh hào quang chân lí của chủ nghĩa Mác – Lênin, để rồi từ đó mở ra con
đường sáng chói cho dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc – là nhân vật lịch sử vô
cùng vĩ đại. Người không chỉ là sản phẩm của dân tộc Việt Nam, của giai cấp
công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
Người đã để lại cho chúng ta một tài sản tinh thần vô giá và trường tồn, đó là
Tư tưởng Hồ Chí Minh với hạt nhân là chủ nghĩa Mac - Lênin. Tư tuởng Hồ
Chí Minh có ảnh hưởng lớn và sâu sắc tới Cách mạng Việt Nam cũng như
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cách mạng thế giới. Qua thực tiễn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày
càng toả sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu triệu con người.


Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung
quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc.
Nhưng dù xem xét ở bất kì vấn đề nào trong tưởng Hồ Chí Minh ta đều thấy
Bác thể hiện quan điểm của mình trong mối quan hệ biện chứng giữa hai vấn
đề dân tộc và giai cấp. Mối quan hệ biện chứng này là một trong những nhân
tố đảm bảo thành công của cách mạng Việt Nam, là một trong những đóng
góp quan trọng của Người vào kho tàng lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mác
– Lênin.
Nói đến vấn đề dân tộc, giai cấp và sự thống nhất biện chứng giữa
chúng là cả một chủ đề lớn, thể hiện ở nhiều mặt lí luận và thực tiễn.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, giai cấp là những tập đoàn
người to lớn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định
trong lịch sử, khác nhau về quan hệ sở hữu của họ đối với những tư liệu sản
xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, … Đấu tranh giai cấp là
cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và bóc lột sức lao
động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám. Đó là cuộc
đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản
chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Thực chất của đấu tranh
giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt địa vị và lợi ích giữa
giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là những
cuộc cách mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn tới đấu tranh giai cấp là do sự đối
lập về lợi ích cơ bản ( lợi ích về kinh tế ) giữa các giai cấp trong một hệ thống
sản xuất xã hội nhất định. Thông qua đấu tranh giai cấp, mâu thuấn cơ bản –
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất – được giải quyết, từ đó thúc đẩy
sự phát triển của toàn xã hội.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đi cùng với vấn đề giai cấp là vấn đề dân tộc. Dân tộc là một cộng đồng
người có mối liên hệ chặt chẽ dựa trên một cơ sở chung về kinh tế, văn hoá,
ngôn ngữ. Hiểu theo nghĩa rộng thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là

quốc gia - dân tộc. V.I.Lênin đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra rằng: dân tộc
có hai xu hướng phát triển khách quan: một là, các dân tộc có xu hướng tách
ra để lập nên một quốc gia dân tộc độc lập; hai là, các dân tộc ở từng quốc
gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Khi dân
tộc xuất hiện trong xã hội có giai cấp thì vấn đề dân tộc cũng mang nội dung
giai cấp, trong đó vấn đề giai cấp giữ vai trò quyết định đối với vấn đề dân
tộc.
_ Tuy nhiên, vấn đề dân tộc cũng có tính độc lập tương đối của nó. Chủ
nghĩa Mac – Lênin khẳng định: chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi
tình trạng áp bức giai cấp bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc mới bị xoá
bỏ. Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trở thành giai
cấp cầm quyền, mở ra quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội
chủ nghĩa. Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn là một nội dung
quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những
vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó giải quyết
vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân.Trên cơ sở tư tưởng của C.Mac
và Ph.Ănghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu
hướng của vấn đề dân tộc, Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nội
dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự
quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Trong đó, nội dung thứ ba là nội
dung, tư tưỏng cơ bản. Tư tưởng liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và
đặc biệt phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến đây ta có thể thấy mối quan hệ biện

chứng giữa vấn để dân tộc và vấn đề giai cấp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Quan hệ giai cấp xét đến cùng cũng qui định sự hình thành dân tộc,
quyết định bản chất, xu hướng phát triển của dân tộc, xác định tính chất các
mối quan hệ dân tộc. Áp bức giai cấp là cơ sở, là nguyên nhân của áp bức dân
tộc. Ngược lại, áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bức giai cấp, nuôi
dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Vấn đề dân tộc là
vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong
phong trào giải phóng dân tộc. Đấu tranh giải phóng dân tộc tạo cơ sở sức
mạnh cho giải phóng giai cấp. Như vậy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có
quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít. Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn
đề giai cấp. Nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc là do mâu thuẫn giai cấp qui
định. Mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc đều cần có một giai cấp tiến bộ đại
biểu cho dân tộc ở giai đoạn đó.
Những cơ sở lí luận trên đây của chủ nghĩa Mac – Lênin về dân tộc và
giai cấp đã được Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc. Người luôn trung thành
với quan điểm, tư duy của Quốc tế Cộng sản và Chủ nghĩa Mac – Lênin và
vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong hoàn cảnh cách mạng Việt Nam.
Trong tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề
cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan
điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Điều đó thể hiện sự
thấm nhuần sâu sắc, sự kế thừa trung thành của Hồ Chí Minh đối với hệ tư
tưởng của Mác – Lênin về vấn đề này cũng như mọi vấn đề khác về chủ nghĩa
xã hội. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chí Minh thể hiên ở các điểm sau: Một là, Người khẳng định vai trò lịch sử
của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong
quá trình cách mạng Việt Nam; Hai là, chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng
rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự
lãnh đạo của Đảng; Ba là, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để

chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; Bốn là, thiết lập chính quyền
nhà nước của dân, do dân, vì dân; Năm là, gắn mục tiêu độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội.
_ Đi lên từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh một mặt đi theo lí luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, một mặt vẫn luôn nhấn mạnh đến vấn đề dân tộc.
Người cho rằng: giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết, nhưng giải
phóng để giành lại độc lập dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh khác với con đường cứu
nước của ông cha ta – gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế
kỉ XIX ), với chủ nghĩa tư bản ( đầu thế kỉ XX ). Độc lập dân tộc theo ý thức
hệ phong kiến và ý thức hệ tư bản không tránh khỏi những hạn chế và mâu
thuẫn bắt nguồn từ bản chất kinh tế - chính trị của các chế độ ấy – những hình
thái kinh tế-xã hội dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ
đối kháng giai cấp.Vượt qua hạn chế đó chỉ có thể là con đường gắn liền độc
lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập
trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Giải phóng
dân tộc dẫn tới độc lập dân tộc là phạm trù thuộc về vấn đề dân tộc. Nhưng
chủ nghĩa xã hội là phạm trù thuộc về vấn đề giai cấp. Năm 1960, Người nói:
“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc
bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Hồ Chí Minh
khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…”. Trong xã hội chủ nghĩa không còn mâu
thuẫn giai cấp nữa, vấn đề giai cấp được giải quyết triệt để. Chỉ có xoá bỏ tận
gốc tình trạng áp bức, bóc lột, xoá bỏ đến tận gốc rễ của quan hệ bóc lột giai
cấp; thiết lập một nhà nước mới thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả đều
mang tính dân tộc trên cơ sở nền tảng tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, thì mới
đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát

triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh
phúc của con người. Như vậy, giải quyết vấn đề dân tộc luôn phải gắn với
mục đích để sao cho vấn đề giai cấp cũng đồng thời được giải quyết. Người
khẳng định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Kết luận trên đây của Nguyễn
Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược mới, mục
tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh tụ của các
phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải phóng dân tộc
vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách mạng ấy phải do
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Lênin làm nền tảng. Vì vậy, con đường phát triển tất yếu của cách mạng
giải phóng dân tộc phải là phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Người chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng
xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”. Tư tưởng này của
Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân
tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít
giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
_ Sự phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát triển của
thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc và
giai cấp. Ý thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề
6

×