Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tiểu luận cao học môn lịch sử công tác tư tưởng, vai trò công tác tuyên truyền, giáo dục trong việc phòng, chống dịch covid 19 ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.22 KB, 39 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM

Đề tài
VAI TRỊ CƠNG TÁC TUN TRUYỀN, GIÁO DỤC TRONG VIỆC
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
Chương 1..........................................................................................................5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................5
1.1. Khái niệm công tác tuyên truyền, giáo dục............................................5
1.3. Nội dung và nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyên truyền, giáo dục
ở Việt Nam.......................................................................................................6
Chương 2........................................................................................................12
THỰC TRẠNG VAI TRỊ CƠNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC
TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
.........................................................................................................................12
2.1. Tính cấp thiết trong cơng tác phịng, chống covid-19 trên tồn cầu.......12
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ CƠNG TÁC TUN TRUYỀN,
GIÁO DỤC TRONG VIỆC PHỊNG, CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM
THỜI GIAN TỚI...........................................................................................30
3.1. Dự đoán thời điểm chấm dứt phòng, chống Covid-19........................30
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò công tác tuyên truyền, giáo dục ở Việt
Nam hiện nay.................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................38



MỞ ĐẦU
Thời gian qua, công tác tuyên truyền đã thể hiện vai trị là mũi nhọn
xung kích, là vũ khí sắc bén trong việc cung cấp và định hướng thông tin
trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình trong nước và quốc
tế; đã góp phần quan trọng tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã
hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
trong tình hình mới. 
Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua đã khẳng định
hoạt động tun truyền của tồn Đảng đã góp phần quan trọng tạo nên các
phong trào cách mạng, góp phần lập nên những chiến thắng. Trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì cơng tác tun truyền lại càng có ý
nghĩa quan trọng hơn. Thực tiễn hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất
nước đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng mang tính lịch sử trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh - quốc phịng, đối ngoại…; đưa
nước ta bước lên vị thế mới đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững bước đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Tun truyền là đem một việc gì
nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích
đó là tun truyền thất bại. Muốn thành cơng phải biết cách tun truyền; phải
biết cách nói. Nói thì phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đi,
sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được. Chớ dùng những danh từ lạ, ít người
hiểu. Chớ nói ra ngồi đề, chớ lắp đi lắp lại. Chớ nói qua một tiếng đồng hồ,
vì nói dài thì người ta chán tai. Khơng thích nghe nữa. Phải có lễ độ.
Đặc biệt, trong nỗ lực chiến đấu với đại dịch COVID-19 trên tồn cầu,
Chính phủ Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao về những biện pháp
chống dịch hiệu quả, trong đó có cơng tác tun truyền. Song bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, cơng tác tun truyền vẫn cịn những hạn chế, yếu



kém: Việc tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng chưa thường xuyên,
chưa chú trọng đổi mới khâu quán triệt, học tập nên vẫn còn một số cấp ủy,
nhất là ở cơ sở, chưa coi trọng đúng mức việc học tập, quán triệt nghị quyết
của Đảng. Tuyên truyền các điển hình tiên tiến cịn ít; chưa phát huy được sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống cán bộ tư tưởng và các nhà khoa học vào cuộc
đấu tranh này.
Vì những lý do đó, Tơi xin lựa chọn đề tài: “Vai trị cơng tác tun
truyền, giáo dục trong việc phịng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện
nay” làm tiểu luận kết thúc môn học.


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm công tác tuyên truyền, giáo dục
Tuyên truyền, giáo dục là hoạt động xã hội đặc biệt có mục đích của
một chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối
tượng, biến thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ cho đối tượng hành
động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
Tuyên truyền, giáo dục là bộ phận quan trọng của công tác tư
tưởng [1].
Trong điều kiện bùng nổ thông tin, công tác tuyên truyền, giáo dục
càng trở nên quan trọng trong việc định hướng thông tin, làm cho công nhân,
viên chức, lao động tiếp nhận các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước một cách đầy đủ, đúng đắn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Tun truyền là đem một việc gì nói cho
dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt được mục đích đó, là
tuyên truyền thất bại”. Công tác tuyên truyền, giáo dục của Cơng đồn thực
chất là cơng tác chính, trị, tư tưởng trong cơng nhân, viên chức, lao động.
1.2. Vị trí, vai trị cơng tác tun truyền, giáo dục ở Việt Nam

Tuyên truyền, giáo dục góp là 1 trong 3 bộ phận quan trọng của công
tác tư tưởng (lý luận, tuyên truyền, cổ động) có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá
hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đến quần chúng nhân dân.
Tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và
củng cố niềm tin cho cán bộ đảng viên và nhân dân; cổ vũ, động viên phong
trào thi đua yêu nước.
Tuyên truyền, giáo dục giúp uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu
tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.


1.3. Nội dung và nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyên truyền,
giáo dục ở Việt Nam
1.3.1. Nội dung
Tuyên truyền, giáo dục có 3 nội dung chính:
Một là, xây dựng Đảng
Hai là, phát triển kinh tế-xã hội
Ba là, kỷ niệm ngày truyền thống.
Cụ thể:
1- Tuyên truyền, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, sự kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
2- Tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, biện pháp của tỉnh, qua việc tổ
chức nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản của Đảng và
Nhà nước, đặc biệt là những vấn đề mới.
3- Tuyên truyền về tình hình thời sự quốc tế, về đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI là
thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ, giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định cho sự phát triển,

bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng
cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
4- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống của dân tộc và của địa phương
qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày kỷ niệm, các đợt sinh
hoạt chính trị lớn của đất nước và địa phương.
5- Tuyên truyền về thành tựu chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại của đất nước và của địa phương, những thuận lợi và khó
khăn, những kinh nghiệm và bài học trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ chính trị.


6- Tuyên truyền, nêu gương về người tốt, việc tốt, về các nhân tố mới,
điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thúc đẩy
phong trào thi đua yêu nước.
7- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới, quy trình cơng nghệ mới
trong sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
8- Tuyên truyền về lối sống, nếp sống và trách nhiệm công dân, nhằm
góp phần xây dựng và phát triển nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
9- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước.
10- Tổ chức cuộc đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hồ
bình” của các thế lực thù địch, chống “tự diễn biến” trong nội bộ; phê phán
quan điểm sai trái, chống quan liêu, tham nhũng và những thói hư, tật xấu, tệ
nạn xã hội.
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản
a) Tính đảng, tính giai cấp.
- Tun truyền vơ sản phải phục vụ lợi ích của giai cấp cơng nhân và
nhân dân lao động. Tính đảng, tính giai cấp địi hỏi khi trình bày, giải thích
mọi hiện tượng và sự việc xẩy ra trong thực tiễn đều phải đứng trên lập

trường của giai cấp cơng nhân; trên lợi ích của giai cấp và của dân tộc để xem
xét, đánh giá, phân tích.
- Luôn quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đặc
biệt là cho thế hệ trẻ; giáo dục nhận thức đúng đắn, tinh thần cách mạng, nhiệt
tình cách mạng cho quần chúng.
- Mỗi cán bộ tuyên truyền phải thực sự trung thành với đường lối,
chính sách của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong nói và viết, không được
lồng những quan điểm cá nhân, trái với đường lối quan điểm của Đảng khi
tuyên truyền.
- Kiên định đấu tranh với các luận điệu thù địch, thói hư, tật xấu, các tệ
nạn xã hội... bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.


b) Tính khoa học và thực tiễn.
- Dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn, để nhìn nhận, phân tích
sự việc, hiện tượng, từ đó thuyết phục, cảm hố đối tượng.
- Ln ln gắn với thực tiễn, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng
phương hướng, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong từng thời kỳ cách
mạng. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn để giải đáp những vấn đề của cuộc sống
đặt ra.
- Phương pháp, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với tình hình và
với từng đối tượng.
c) Tính chân thật.
- Phải trình bày một cách khách quan những kết quả thực tiễn, cả thành
tựu và thiếu sót, thắng lợi và sai lầm; phân tích, phản ánh sự vật và hiện tượng
đúng bản chất của nó. Bác Hồ thường căn dặn người cán bộ cách mạng là
khơng được nói dối dân, phải cho dân biết sự thật. Trong lúc tình hình gặp
khó khăn, càng cần nói rõ những khó khăn đó, chỉ rõ nguyên nhân và cách
khắc phục.
- Phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của quần chúng trong quá

trình thực hiện đường lối, chính sách, từ đó kiến nghị những biện pháp bổ
sung, sửa đổi, hồn chỉnh đường lối, chính sách.
- Tính chân thật không mâu thuẫn với việc lựa chọn, xử lý nội dung
tuyên truyền một cách phù hợp nhất với từng giai đoạn, đối tượng, khơng nhất
thiết nói hết những nội dung có thể gây hiểu nhầm, hoang mang trong quần
chúng.
d) Tính chiến đấu.
- Tuyên truyền, do bản chất của nó, trước hết là tun truyền chính trị.
Tính chiến đấu chính là bản chất của tuyên truyền chính trị. Trong tun
truyền phải có sự nhạy bén chính trị và bản lĩnh chính trị. Phân biệt đúng, sai,
phải, trái, xác định cái tốt cần biểu dương, cái xấu cần phải kịp thời phê phán.


- Có tinh thần cách mạng tiến cơng, chống mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch, chống mọi quan điểm, khuynh hướng sai,
trái với quan điểm, đường lối của Đảng.
e) Tính phổ thơng, đại chúng.
- Nội dung tuyên truyền phải gắn chặt với cuộc sống thực tiễn phong
phú của quần chúng, gần gũi với cách nghĩ, cách nói và khn mẫu tư duy
của quần chúng. Đặc biệt, tuyên truyền phải giúp quần chúng giải đáp những
vấn đề “nóng” mà cuộc sống đang đặt ra, liên quan đến nhận thức và lợi ích
của đa số quần chúng.
- Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với trình độ, tâm lý của từng loại
đối tượng, biết sử dụng những loại hình tuyên truyền mà quần chúng quan
tâm, ưa thích, thực hiện tốt thơng tin hai chiều. Tun truyền phải dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ làm như lời Bác Hồ đã dạy.
Gần đây cũng có cơng trình nghiêm túc về cơng tác tư tưởng bổ sung
thêm: Tính nhạy bén, tính thời sự, tính hệ thống. Điều này cũng có lý vì trong
điều kiện bùng nổ thông tin và nhất là các thế lực thù địch đang lợi dụng các
phương tiện hiện đại để chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá. Do vậy,

người cán bộ tuyên truyền phải đáp ứng tính thời sự, thơng tin, định hướng về
mặt chính trị, tư tưởng trước mọi sự kiện tác động mạnh đến tư tưởng, tình
cảm của nhân dân.
1.4. Các loại hình tuyên truyền, giáo dục ở Việt Nam
1.4.1. Tuyên truyền, giáo dục truyền miệng
Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp
nói với người nghe về những lĩnh vực, vấn đề cần tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức, kiến thức cho người nghe, hướng người nghe hành động theo
các chuẩn mực.
Tuyên truyền miệng là một công đoạn khơng thể thiếu trong phần lớn
các hình thức tun truyền, chủ yếu được thực hiện thông qua hội nghị, hội
thảo, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ; là hình thức tuyên truyền linh hoạt, có


nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn
cảnh nào với số lượng người nghe không bị hạn chế. Khi thực hiện việc tuyên
truyền miệng, người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm
sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền
1.4.2. Tuyên truyền, giáo dục qua các phương tiện thông tin đại
chúng
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: là loại hình
tuyên truyền sử dụng các phương tiện truyền thơng: báo chí, phát thanh
truyền hình, Internet...
1.4.3. Tun truyền, giáo dục trực quan.
- Là loại hình tuyên truyền sử dụng các phương pháp, hình thức tác
động trực tiếp vào thị giác của đối tượng, làm cho họ nhận thức đúng đắn nội
dung tuyên truyền, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ và hành động theo mục đích của
cơng tác tuyên truyền.
- Các hình thức tuyên truyền trực quan phổ biến hiện nay là khẩu hiệu,
biểu ngữ, tranh cổ động, ảnh thời sự, bảng thi đua, áp phích ảnh, tờ rơi, bướm

tin, phim ảnh, triển lãm...
- Ngày nay, trình độ khoa học, kỹ thuật phát triển ngày càng cao, thì
các hình thức tuyên truyền trực quan càng phong phú, đa dạng, sinh động và
lôi cuốn được đông đảo công chúng.
1.4.4. Tuyên truyền, giáo dục qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ.
- Là tuyên truyền qua các hoạt động, các hình thức, như: bảo tàng, thư
viện, nhà truyền thống, văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, múa, sân
khấu, điện ảnh, các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng, lễ hội, các trị
chơi giải trí...
- Tun truyền bằng phương thức văn hoá, văn nghệ làm cho nội dung
tuyên truyền sinh động, có sức hấp dẫn, cuốn hút. Văn hố, văn nghệ tác động
đến công chúng bằng cái đẹp, thông qua cái đẹp, từ tình cảm đến lý trí làm
thay đổi nhận thức và hành vi của con người một cách tự nguyện.


1.4.5. Tuyên truyền, giáo dục qua thông tin đối ngoại.
Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng
và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu
rõ đường lối, chính sách, những thành tựu trong cơng cuộc đổi mới đất nước,
con người, lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những
luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; tranh thủ sự đồng tình; ủng hộ, hợp
tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở
nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRỊ CƠNG TÁC TUN TRUYỀN, GIÁO DỤC
TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tính cấp thiết trong cơng tác phịng, chống
covid-19 trên tồn cầu

Bệnh virus corona 2019 hay COVID-19 (tiếng Anh: Coronavirus
disease 2019) là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi một
chủng virus corona mới, SARS-CoV-2 (trước đây được gọi tạm thời là 2019nCoV).
Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định bởi các cơ quan y tế tại thành
phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong số những bệnh
nhân bị viêm phổi khơng rõ ngun nhân. Nó đã gây ra sự báo động do khơng
có bất kỳ loại vắc -xin hiệu quả cũng như bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc
chống virus nào và sự lây lan tương đối nhanh chóng của nó trên tồn cầu, từ
lần phát hiện đầu tiên vào đầu tháng 1 năm 2020. Hiện đại dịch này đang ảnh
hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu với các tỷ lệ tử vong ca
bệnh được ước tính vào khoảng 1-3%.
- Ngày 31/12/ 2019: Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo với các
triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng
12 năm 2019. Hơn 700 người, bao gồm hơn 400 nhân viên y tế, những người
tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh sau đó đã được theo dõi.
- Ngày 9/1/2020: ca tử vong đầu tiên xảy ra với một người đàn ông 61
tuổi ở Vũ Hán.
- Ngày 16/1/ 2020: chính quyền Trung Quốc thơng báo rằng có một
người đàn ông 69 tuổi khác được xác nhận mắc bệnh, cũng ở Vũ Hán, đã chết
vào ngày trước đó.


- Ngày 17/1/ 2020: Dựa trên những diễn biến và giả định như thống kê
du lịch quốc tế, các nhà khoa học Anh ước tính rằng số ca nhiễm virus thực sự
có thể vào khoảng 1.700.
- Ngày 18/1/ 2020: số trường hợp được xác nhận trong phịng thí
nghiệm là 65, bao gồm 62 ở Trung Quốc, hai ở Thái Lan và một ở Nhật Bản. 
- Ngày 20/1/ 2020: Trung Quốc thơng báo tình hình dịch bệnh ngày
càng lây lan nhanh chóng, cụ thể: 140 bệnh nhân mới, bao gồm hai người ở
Bắc Kinh và một người ở Thâm Quyến.

- Ngày 22/1/ 2020: số trường hợp được xác nhận mắc bệnh trong xét
nghiệm là 550, gồm 541 người ở Trung Quốc đại lục, 4 người ở Thái Lan, 2
người ở Việt Nam, 1 người ở Nhật Bản, 1 người ở Hàn Quốc, 1 người ở Đài
Loan, 1 người ở Ma Cao, một người ở Hồng Kông và một người ở Hoa Kỳ.
Ngày 26/2/2020: WHO báo cáo rằng, khi các trường hợp mới được báo
cáo giảm ở Trung Quốc nhưng đột nhiên tăng ở Ý, Iran và Hàn Quốc. Và lần
đầu tiên, số trường hợp mới bên ngoài Trung Quốc đã vượt quá số trường hợp
mới ở Trung Quốc vào ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- Ngày 3/3/2020: Các trường hợp tử vong được xác nhận bên ngoài
Trung Quốc đại lục bao gồm 1 đàn ông người Vũ Hán tại Philippines, 2 người
tại Hồng Kơng, một bà cụ ngồi 80 tuổi, 1 cụ già 80 tuổi và 3 người khác tại
Nhật Bản, 1 trường hợp ở Đài Loan, 1 người tại Hoa Kỳ, 2 người Nhật ngoài
80 tuổi và 4 người khác trên tàu du lịch Diamond Princess, một người đàn
ông Trung Quốc và một người khác ở Pháp, 77 người tại Iran, 29 người ở Hàn
Quốc và 52 ở Ý.
Trong giai đoạn đầu, số ca mắc bệnh tăng gấp đôi sau mỗi 7 ngày rưỡi.
- Đêm ngày 11/3/2020: theo giờ Việt Nam, lần đầu tiên WHO tuyên bố
COVID-19 là đại dịch toàn cầu, trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã
vượt mốc 126.000 và dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.


- Ngày 3/4/ 2020: số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu chính thức
chạm mốc 1 triệu. Tới ngày 15/4/2020, số người nhiễm vượt mốc 2 triệu. Tới
ngày 29/4/2020, số người nhiễm vượt mốc 3 triệu.
- Ngày 27/4/ 2020: tính đến ngày này, hơn 207.008 ca tử vong có liên
quan tới COVID-19. Theo đài Trung ương Trung Quốc NHC, phần lớn ca tử
vong có độ tuổi cao – khoảng 80% ca là người có độ tuổi lớn hơn 60, và 75%
trong số họ có bệnh lý nền như bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Đặc biệt, tính đến 05:47 UTC ngày 6 tháng 5 năm 2020, tổng
cộng 3.663.911 ca nhiễm được xác nhận trên toàn cầu với 2.207.221 người

chưa khỏi bệnh và 257.301 trường hợp tử vong ở 210 quốc gia và vùng lãnh
thổ, trong đó có năm tàu du lịch. Hiện Mỹ là quốc gia có số người nhiễm cao
nhất thế giới với hơn 850.000 người nhiễm và cũng là quốc gia có số người tử
vong cao nhất với hơn 47.000 người chết. Trong đó:
1) Châu Phi
Các ca bệnh đã được xác nhận ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ
châu Phi. Theo Michael Yao, người đứng đầu các hoạt động khẩn cấp của
WHO ở châu Phi, việc phát hiện sớm là rất quan trọng bởi vì các hệ thống y
tế của lục địa này "đã bị quá tải bởi nhiều vụ bùng phát dịch bệnh đang diễn
ra".  Kể từ ngày 25 tháng 3, các trường hợp đã được xác nhận ở tất cả các
quốc gia châu Phi ngoại
rừ Botswana, Burundi, Comoros, Lesoto, Malawi, São
Príncipe, Sierra

Leone, Nam

Sudan và

các

quốc

gia

Tomé



tranh


chấp

của Somaliland và Sahrawi Arab . Khơng có trường hợp báo cáo trong lãnh
thổ của Saint Helena, Thăng thiên và Tristan da Cunha, nhưng đã có trường
hợp nghi ngờ.
2) Châu Á
Một cụm các trường hợp viêm phổi bí ẩn đã được phát hiện vào tháng
12 năm 2019 tại Vũ Hán và cuối cùng lan sang phần cịn lại của Trung Quốc. 
Sau đó, nhiều quốc gia châu Á khác bắt đầu xác nhận các trường hợp, với một


số quốc gia bị ảnh hưởng nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản và Iran . Mơ hình tinh
vi của vụ dịch cho thấy rằng trong khi số ca mắc bệnh ở Trung Quốc sẽ tăng
gấp nhiều lần nếu khơng có sự can thiệp như phát hiện sớm và cách ly người
nhiễm bệnh, thì sẽ có ít hơn 66% người bị nhiễm nếu Trung Quốc thực hiện
các biện pháp ít nhất một tuần sớm hơn.  Kể từ ngày 21 tháng 3, các ca bệnh
đã được báo cáo ở tất cả các nước châu Á ngoại trừ Tajikistan và 
Turkmenistan - trong khi Bắc Triều Tiên và Yemen đã có các trường hợp nghi
ngờ. Khơng có trường hợp nào được báo cáo ở các quốc gia tranh
chấp Abkhazia, Cộng hịa Artsakh, Nam Ossetia và các lãnh thổ bên
ngồi Đảo Christmas và Quần đảo Cocos (Keeling) .
3) Châu Âu
Các trường hợp ban đầu ở châu Âu đã được báo cáo ở Pháp, Đức và
các nước khác với số lượng ca bệnh tương đối thấp. Vào ngày 21 tháng 2, một
vụ bùng phát dịch lớn đã được báo cáo ở Ý, chủ yếu ở phía bắc gần Milan .
Các trường hợp phát triển nhanh chóng khi dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu.
Các trường hợp đã được báo cáo ở tất cả các nước châu Âu sau
khi Montenegro báo cáo một trường hợp vào ngày 17 tháng 3 và tại tất cả các
vùng lãnh thổ châu Âu sau Đảo Man vào ngày 19 tháng 3, bang Transnistria
 đang tranh chấp vào ngày 21 tháng 3 và Quần đảo Åland vào ngày 22 tháng 3

. Khơng có trường hợp nào được báo cáo ở Svalbard và các vùng lãnh thổ tự
kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Cộng hòa Nhân dân
Donetsk . WHO đã tuyên bố châu Âu là trung tâm mới của virus sau khi tình
hình được cải thiện ở Trung Quốc.  Tính đến ngày 24 tháng 3, đã có 200.000
trường hợp được xác nhận và 10,400 trường hợp tử vong ở châu Âu; Trong số
này, 64.000 trường hợp và 6.100 người chết là ở Ý. [25]
4) Bắc Mỹ
Các trường hợp đầu tiên ở Bắc Mỹ đã được báo cáo tại Hoa Kỳ vào
tháng 1 năm 2020. Các trường hợp đã được báo cáo ở tất cả các quốc gia Bắc
Mỹ sau khi Saint Kitts và Nevis xác nhận một trường hợp vào ngày 25 tháng


3, và tại tất cả các vùng lãnh thổ Bắc Mỹ ngoại trừ Bonaire, Saba, Saint Pierre
và Miquelon và Sint Eustatius (kể từ ngày 26 tháng 3).
5) Châu Đại Dương
Các trường hợp đã được xác nhận tại Úc, Đảo Phục Sinh, Fiji, 
Polynesia thuộc Pháp, đảo Guam, New Caledonia, New Zealand và Papua
New Guinea . Trường hợp được xác nhận đầu tiên là tại Melbourne, Victoria
vào ngày 25 tháng 1. [26] Nhiều quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đã tránh
được sự bùng phát bằng cách đóng cửa biên giới. Các trường hợp đã được báo
cáo ở tất cả các quốc gia có chủ quyền đại dương ngoại trừ Kiribati, Quần đảo
Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru, Palau, Samoa, Quần đảo Solomon, 
Tonga, Tuvalu và Vanuatu, và chưa được báo cáo ở các quốc gia liên quan
của Quần đảo Cook và Niue . Khơng có trường hợp nào được báo cáo ở Khu
tự trị Bougainville, Đảo Norfolk, Wallis và Futuna, Tokelau, Quần đảo
Pitcairn, Samoa thuộc Mỹ và Quần đảo Bắc Mariana .
6) Nam Mỹ
Kể từ ngày 19 tháng 3, các ca bệnh đã được xác nhận ở tất cả các quốc
gia NamMỹ: Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Guyana, 
Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay, Venezuela và bộ phận Guiana thuộc

Pháp ở nước ngồi . Khơng có trường hợp nào được báo cáo ở Quần đảo
Falkland, nhưng đã có trường hợp nghi ngờ. Virus coronavirus được báo cáo
xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Mỹ vào ngày 26 tháng 2 khi Brazil xác nhận
một trường hợp ở São Paulo. Kể từ đó, các chính phủ trong khu vực đã thực
hiện một loạt các hành động để bảo vệ công dân của họ và ngăn chặn sự lây
lan của COVID-19.
7) Vận chuyển quốc tế
Sự bùng phát lan sang một số tàu du lịch bao gồm Diamond
Princess, Grand Princess, World Dream, MS Westerdam và MS Braemar. Các
nhà khai thác hành trình đã bắt đầu hủy bỏ hoặc thay đổi hành trình của họ
khi các quốc gia trên thế giới thực hiện các hạn chế du lịch để hạn chế dịch


bệnh. Các cảng đang từ chối chấp nhận các tàu du lịch đã đến cảng Trung
Quốc hoặc đang chở hành khách Trung Quốc trong khi dịch bệnh bùng phát.
Hiệp hội quốc tế Cruise Lines (CLIA), đại diện cho 90% các nhà khai
thác hành trình, đã cơng bố các biện pháp phòng ngừa khác nhau đang được
thực hiện bởi các thành viên của mình. Tất cả hành khách đã đi hoặc đến / q
cảnh qua Trung Quốc, Hồng Kơng và Ma Cao trong vịng 14 ngày trước khi
lên tàu sẽ bị từ chối nhập cảnh vào tàu du lịch. Bất kỳ người nào tiếp xúc gần
với các trường hợp nghi ngờ hoặc được chẩn đoán nhiễm coronavirus cũng sẽ
bị từ chối nhập cảnh. 
2.2. Diễn biến và chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong
phịng, chống Covid-19 ở Việt Nam
Ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện ngày 23.1. Tới
nay (8.4), trải qua 77 ngày, cả nước ghi nhận 249 ca bệnh, 122 bệnh nhân đã
khỏi bệnh. Dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát.
2.2.1. Giai đoạn 1: 16 ca bệnh Covid-19 đầu tiên
Tối 23.1 (29 Tết Canh Tý), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) xác nhận 2
bệnh nhân (BN) dương tính với vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đầu

tiên tại Việt Nam. Hai BN là cha con người Trung Quốc. Người đàn ông (66
tuổi) cùng vợ từ Vũ Hán (Trung Quốc) sang thăm con đang làm việc tại Long
An. Trong thời gian ở Nha Trang (Khánh Hòa), 2 BN này đã lây bệnh cho
một nữ nhân viên khách sạn tại đây. Ngoài ra, tại TP.HCM cũng ghi nhận 1
BN là Việt kiều về Việt Nam nhiễm bệnh do có thời gian quá cảnh tại sân bay
Vũ Hán.
Ổ dịch trong giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh bắt nguồn từ 6 BN là
nhân viên Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản được cử sang Vũ
Hán (Trung Quốc) tập huấn từ tháng 11 và cùng trở về Việt Nam ngày 17.1.
Trong số đó, BN số 5 (N.T.D, nữ, 23 tuổi) quê tại xã Sơn Lơi, H.Bình Xun,
Vĩnh Phúc, sau đó đã trở thành người lây nhiễm SARS-CoV-2 cho 5 người
tiếp xúc với mình, gồm: bố, mẹ, em gái, 1 người họ hàng và 1 người hàng


xóm. Người hàng xóm nhiễm bệnh tiếp tục lây bệnh cho người cháu ngoại 3
tháng tuổi của mình. Tổng số BN của giai đoạn đầu tiên là 16 người.
Ngay từ những ca bệnh Covid-19 đầu tiên, Việt Nam đã tích cực và
quyết liệt trong việc thực thi các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 24.1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng
chống dịch Covid-19, ra lệnh kích hoạt Trung tâm phịng chống dịch bệnh
khẩn cấp ứng phó dịch Covid-19. Ngày 6.2, tất cả địa phương trên cả nước
quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch. Tới ngày 12.2, Việt
Nam quyết định cách ly toàn bộ xã Sơn Lơi (H.Bình Xun, Vĩnh Phúc) để
ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đây là biện pháp mạnh mẽ nhất được thực hiện
trong giai đoạn 1 của dịch bệnh theo chiến lược phát hiện sớm nguồn lây,
cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để. Tới ngày 25.2, 1 tháng
sau khi có ca bệnh đầu tiên, tồn bộ 16 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt
Nam đều khỏi bệnh.
2.2.2. Giai đoạn 2: Các ca bệnh xâm nhập từ nước ngồi
Sau hơn 20 ngày khơng có ca bệnh mới, tối 6.3, TP.Hà Nội triệu tập

cuộc họp khẩn và xác nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của TP, cũng là
ca thứ 17 của Việt Nam. BN là N.H.N (26 tuổi, ngụ Q.Ba Đình, Hà Nội) từ
Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 tới Hà Nội sáng 2.3.
Cùng với BN 17, 20 BN khác là hành khách trên chuyến bay VN0054
được công bố. BN 17 cũng lây nhiễm cho 3 người khác, gồm lái xe riêng,
bác gái và người giúp việc cho mình. Tới ngày 10.3, Việt Nam ghi nhận
thêm BN 34 sống tại Bình Thuận, trở về từ Mỹ. BN này sau đó đã trở thành
nguồn lây cho 11 BN khác, trong đó có 5 người là người thân, 3 người tiếp
xúc trực tiếp và 3 người khác nhiễm bệnh do tiếp xúc với những người tiếp
xúc với BN 34.
Với BN 17 và BN 34, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của
dịch bệnh với các ca bệnh hầu hết trở về từ châu Âu, Mỹ và các quốc gia
khác. Tới hết ngày 19.3, Việt Nam có thêm 68 BN mới, thì trong số này có tới


59 BN trở về từ nước ngồi. Ngun tắc phịng, chống dịch trong giai đoạn
này của Việt Nam vẫn là phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh
vùng nhanh, dập dịch triệt để. Cả 2 ổ dịch tại Trúc Bạch và Bình Thuận đều
được phong tỏa ngay sau khi các BN 17 và 34 được công bố.
Ngày 17.3, trước tình trạng các ca bệnh xâm nhập từ nước ngồi tăng lên
nhanh chóng, Thủ tướng đã quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước
ngoài nhập cảnh Việt Nam trong 30 ngày, từ 0 giờ ngày 18.3. Chiều 19.3,
Vietnam Airlines thông báo tạm dừng tất cả đường bay quốc tế đến hết 30.4.
Ngày 21.3, Thủ tướng quyết định tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả
người nước ngoài từ 0 giờ ngày 22.3, đồng thời thực hiện cách ly tập trung 14
ngày đối với mọi trường hợp nhập cảnh.
2.2.3. Giai đoạn 3: Nguy cơ lây lan trong cộng đồng, mất dấu F0
Chiều 20.3, Bộ Y tế công bố 2 BN Covid-19 thứ 86 và 87 là 2 nữ điều
dưỡng Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội). Đáng nói là tiền sử dịch tễ của 2
BN này không cho thấy nguồn lây vi rút khi cả 2 đều khơng có lịch sử tiếp

xúc với các BN Covid-19. Cùng ngày, Bộ Y tế công bố BN 91, là phi công
của Vietnam Airlines về từ Anh.
Ba BN này đã mở đầu cho giai đoạn 3 của dịch Covid-19 tại Việt Nam:
giai đoạn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng và không thể truy vết BN đầu
tiên (F0).
Hai ổ dịch với nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao giai đoạn này là
ổ dịch tại BV Bạch Mai (Hà Nội) và quán bar Buddha (TP.HCM). Tới nay, đã
có 45 BN liên quan tới ổ dịch BV Bạch Mai, trong đó 27 BN là nhân viên
Cơng ty TNHH Trường Sinh, cung cấp suất ăn, nước uống cho BV này. 18
BN khác liên quan tới ổ dịch tại quán bar Buddha, trong đó, 13 người từng
tham dự bữa tiệc tại quán bar vào ngày 14.3. Đáng nói, tại cả 2 ổ dịch này, tới
nay, cơ quan chuyên môn đều chưa xác định được BN đầu tiên (F0).
Trước nguy cơ lây lan trong cộng đồng từ 2 ổ dịch BV Bạch Mai và
quán bar Buddha, cả Hà Nội và TP.HCM đều thực hiện các biện pháp mạnh


như đóng cửa các hàng quán cung cấp dịch vụ không thiết yếu. BV Bạch Mai
cũng được phong tỏa vào ngày 28.3 để tiến hành rà soát, tiến hành xét nghiệm
sàng lọc đối với các nhân viên, BN và người nhà BN từng đến BV kể từ 10.3
tới 28.3, dự kiến lên tới hơn 40.000 người.
Ngày 27.3, để kiểm soát dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Thủ tướng
đã ký ban hành Chỉ thị số 15 yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phịng,
chống dịch Covid-19, trong đó, yêu cầu hạn chế tụ tập đông người từ 0 giờ
ngày 28.3 đến hết 15.4.
Ngày 31.3, Thủ tướng tiếp tục ban hành Chỉ thị 16, yêu cầu thực hiện
“cách ly xã hội” trong 15 ngày, từ 0 giờ ngày 1.4 trên phạm vi tồn quốc.
Theo đó, Thủ tướng u cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong
trường hợp thật sự cần thiết, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp.
Không tập trung quá 2 người ngồi phạm vi cơng sở, trường học, BV và tại
nơi công cộng.

Tại cuộc họp gần nhất (6.4), Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch
Covid-19 đánh giá, Việt Nam “vẫn đang kiểm sốt tốt tình hình”, “ổ dịch tại
BV Bạch Mai, quán bar Buddha, TP.HCM và Bình Thuận đã được kiểm
sốt”. Đến hết ngày 7.4, cả nước đã có 122 trong tổng số 249 BN được công
bố khỏi bệnh (chiếm 49,7%). Tuy nhiên, Ban chỉ đạo cũng khẳng định
“không được chủ quan, lơ là” do dịch bệnh Covid-19 còn tiềm ẩn những yếu
tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu, do đó, trong thời gian tới vẫn
phải thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thủ tướng về cách ly xã hội; đi từng
ngõ, gõ từng nhà để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các
trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, dập dịch.
2.3. Thực trạng vai trị cơng tác tun truyền, giáo dục trong việc
phịng, chống Covid – 19 ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Kết quả hành động
a) Cung cấp thông tin để bảo vệ sức khỏe nhân dân.



×