Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu kiến thức - thái độ - thực hành của nhân dân phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội đối với động kinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.75 KB, 6 trang )

TCNCYH 28 (2) - 2004

87
Nghiên cứu kiến thức - thái độ - thực hành của nhân
dân phờng Nhân Chính - Quận Thanh Xuân -
Thành phố Hà Nội đối với động kinh

Đinh Đức Thiện, Lê Quang Cờng
Đại học Y Hà Nội

Để xác định kiến thức (Knowledge), thái độ (Attitude) và thực hành (Practice) của một quần thể
nhân dân thuộc thành phố Hà Nội về động kinh trên cơ sở so sánh với các nghiên cứu trên thế giới,
1000 ngời dân thuộc phờng Nhân Chính - quận Thanh Xuân - Hà Nội đợc chọn ngẫu nhiên để trả
lời phỏng vấn 10 câu hỏi đã đợc áp dụng ở các nớc trong khu vực. Kết quả cho thấy 54,6% đã nghe
nói đến động kinh, 44,5% có quen biết ngời bị động kinh, 49,2% đã chứng kiến cơn co giật. Có
45,4% cha từng nghe nói đến động kinh, 56% không đồng ý để con mình lấy ngời bị động kinh,
42,1% không đồng ý ngời bị động kinh có công việc làm bình thờng. Về nguyên nhân, 77,8% nghĩ
động kinh là bệnh của não nhng còn 23,8% nhầm với mất trí. Về điều trị, 91% muốn khám bác sĩ,
nhng vẫn còn cha biết về động kinh, do vậy thái độ và thực hành đối với loại bệnh lý này còn nhiều
điểm cha đúng đắn.

i. Đặt vấn đề
Động kinh là một bệnh mạn tính, theo ớc
tính của Liên hội Quốc tế chống động kinh
(ILAE) năm 1996: hiện nay trên thế giới có
khoảng 70 triệu bệnh nhân động kinh.
Khi nói về động kinh, nhiều ngời thờng
nghĩ đến một căn bệnh gây co giật không thể
dự đoán đợc thời điểm xuất hiện cũng nh
căn nguyên gây bệnh. Chính do sự thiếu hiểu
biết này đã dẫn đến suy nghĩ đây là một bệnh


không thể chữa khỏi, từ đó dẫn đến tâm lý sợ
hãi, tránh né và thậm chí các phản ứng tiêu
cực nh dấu bệnh, từ chối khám bệnh, không
tuân thủ các nguyên tắc điều trị của thầy
thuốc.
Các nghiên cứu trên thế giới về kiến thức
(Knowledge), thái độ (Attitude) và thực hành
(Practice) của ngời dân đối với động kinh
đều cho thấy yếu tố văn hoá và xã hội đóng
vai trò quan trọng đối với chất lợng điều trị
cũng nh việc hoà nhập của bệnh nhân với
cộng đồng
ở Việt Nam, cho đến nay, chúng tôi cha
thấy tác giả nào đề cập đến việc tìm hiểu
nhận thức của ngời dân ở cộng đồng đối với
loại bệnh lý này. Do vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài này với mục tiêu:
Nghiên cứu kiến thức - thái độ - thực hành
của nhân dân phờng Nhân Chính quận
Thanh Xuân - thành phố Hà Nội đối với động
kinh.
ii. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
+ Nghiên cứu đợc thiết kế theo phơng
pháp cắt ngang mô tả [1]. Cỡ mẫu đợc tính
theo công thức:
pq
n = Z
2
(1-


/2)
d
2
Trong đó: n: Cỡ mẫu; Z : Hệ số tin
cậy mức xác suất 95% (= 1,96); p: Tỷ lệ dân
có hiểu biết về động kinh (p = 90%); q:Tỷ lệ
ngời dân không hiểu biết về động kinh
(q=10%); d: Độ chính xác mong muốn của
nghiên cứu (d=2%); cỡ mẫu nghiên cứu sẽ
đợc ớc lợng 900+10% dự bị = 1000 ngời.
+ Phơng pháp xây dựng bộ câu hỏi: 10
câu hỏi đợc thiết kế dựa trên các bộ câu hỏi
về K.A.P đối với động kinh đã đợc thực hiện
thành công một số nớc châu á [5,6], châu
Âu [4] và châu Đại dơng [3].
TCNCYH 28 (2) - 2004

88
+ Kỹ thuật thu thập số liệu: Phỏng vấn trực
tiếp do các tác giả thực hiện dới sự hỗ trợ
của các cộng tác viên dân số. Ngời phỏng
vấn không áp đặt các câu trả lời mà chỉ giải
thích rõ ý nghĩa các câu hỏi trong trờng hợp
cần thiết.
+ Số ngời đợc phỏng vấn đợc chọn
ngẫu nhiên theo phơng pháp bắt thăm trong
toàn bộ số dân phờng Nhân Chính.
+ Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu đợc
xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 10.0.

theo phơng pháp thống kê mô tả ở mức tin
cậy 95%.
+ Hạn chế sai số: đIều tra viên đợc tập
huấn trớc về kiến thức lâm sàng cơ bản của
động kinh, các kỹ năng phỏng vấn bộ câu hỏi
va hớng dẫn các quy định về ghi chép số
liệu đIều tra thực sự, tất cả các cộng tác viên
đều đợc đIều tra thử và rút kinh nghiệm cũng
nh bổ sung những khó khăn trong quá trình
phỏng vấn và ghi chép số liệu. Phiếu đIều tra
đợc thu hàng ngày, kiểm tra kỹ và trả lại
những phiếu cha đạt yêu cầu để cộng tác
viên hoàn thiện vào ngày hôm sau.
iii. Kết quả
1. Một số đặc đIểm quần thể nghiên
cứu.
Bảng 1. Một số đặc đIểm quần thể
nghiên cứu
Nam 380
Giới
Nữ 620
13 29 230
30 49 452
Tuổi
50
318
Cán bộ 388
Nông dân 32
HS SV 105
Nghề

Nghiệp
Nghề khác 475
Mù chữ, cấp I 111
Cấp II 332
Trình độ
Văn hóa
Cấp III trở lên 557
Nhận xét: Trình độ văn hoá quần thể
nghiên cứu chủ yếu từ cấp II trở lên chiếm
88,9%.
Nông dân chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong
cộng đồng (3,2%).
2. Kết quả đIều tra K.A.P của ngời dân
về động kinh
2.1. Kiến thức (K) của ngời dân về
động kinh.
- 45,4% cha từng nghe nói hoặc đọc
về động kinh.
- 55,5% cha từng quen biết ai bị động
kinh.
- 50,8% cha từng nhìn thấy ai bị co
giật hay động kinh
- 76,2% cha nghĩ động kinh là bệnh
mất trí.
Bảng 2. Tỉ lệ trả lời câu 5: theo bạn,
nguyên nhân gây động kinh là gì?
Kết quả
Nguyên nhân
của động kinh
Số lợng Tỷ lệ (%)

Di truyền 190 19,0
Bệnh lý não 778 77,8
Rối loạn cảm xúc 142 14,2
Bất thờng khi sinh 72 7,2
Rối loạn máu 37 3,7
Không biết 66 6,6

Bảng 3. Trả lời câu 6: Động kinh biểu
hiện dới hình thức nào?
Kết quả
Số lợng Tỷ lệ (%)
Co giật 875 87,5
Mất ý thức 335 33,5
Rối loạn hành vi 273 27,3
Quên 179 17,9
Không biết 25 2,5


TCNCYH 28 (2) - 2004
2.2. TháI độ (A) của ngời dân đối với
động kinh.
Bảng 4. Trả lời câu 7: Bạn có đồng ý để con
bạn tiếp xúc với ngời bị động kinh không
Kết quả
TháI độ biểu hiện
Số lợng Tỷ lệ (%)
Đồng ý 813 81,3
Không đồng ý 187 18,7
Tổng 1000 100


89

Nhận xét: Đa số ngời đợc hỏi đồng ý
cho cong cáI họ tiếp xúc với ngời bị động
kinh, gồm 813 ngời (81,3 % ). Còn lại 187
ngời phản đối đIều này, chiếm (18,7%).
Biểu đồ 1. Trả lời câu 8: Bạn có đồng ý để
con bạn cới một ngời bị động kinh không
Nhận xét: 560 ngời (56%) đợc phỏng
vấn không đồng ý cho con mình cới một
ngời bị động kinh.
Bảng 5. Trả lời câu 9: Bạn có đồng ý để
ngời bị động kinh có việc làm nh ngời
bình thờng không ?
Kết quả
Ngời động kinh nên

việc làm nh ngời
khác
Số
lợng
Tỷ lệ
(%)
Đồng ý 579 57,9
Không đồng ý 421 42,1
Tổng 1000 100

Nhận xét: 579 ngời (57,9%) đợc hỏi
đồng ý ngời động kinh nên có việc làm nh
những ngời khác. Còn lại 421 ngời phản đối

(42,1%).
2.3. Thực hành (P) của ngời dân khi
ngời thân hoặc bạn bè bị động kinh
Bảng 6. Trả lời câu 10: Nêu bị động
kinh, bạn chọn phơng pháp đIều trị nào.
Kết quả
Phơng pháp đIều trị
Số
lợng
Tỷ lệ
(%)
Hỏi bác sỹ 917 91,7
Cúng lễ 51 5,1
Y học cổ truyền 85 8,5
Châm cứu 128 12,8
Không cần đIều trị 4 0,4
Không biết làm gì 20 2,0
Không đIều trị đợc 34 3,4
56%
44%
Đồng ý
Không đồng ý

Nhận xét: Đa số ngời đợc hỏi lựa chọn
bác sỹ và những ngời hành nghề y khi có
ngời thân hoặc bạn bè bị động kinh, gồm
917 ngời (91,7%). Có 85 ngời đợc hỏi cho
y học cổ truyền (8,5%), 12,8 % tin tởng vào
châm cứu 3,4%, ngời đợc hỏi nghĩ rằng
động kinh không chữa đợc và 2% không biết

phảI làm gì.
iv. Bàn luận
1. Kiến thức của ngời dân đối với động
kinh.
Tìm hiểu về kiến thức động kinh của cộng
đồng dân phờng Nhân Chính qua nghe, đọc,
quen biết và nhìn thấy ngời lên cơn co giật,
qua so sánh kết quả thu đợc với một số
nghiên cứu gần đây trong khu vực chúng tôI
thấy 54,6% ngời đợc hỏi trong nghiên cứu
này đã từng nghe trên thông tin đại chúng,
đọc sách, báo về động kinh, 44,5% ngời
đợc hỏi cho biết họ có quen biết ngời bị
động kinh, 49,2% đã từng chứng kiến ngời
lên cơn co giật. Tác giả TAN (Malaysia 2000)
thấy 91% ngời đợc hỏi đã từng nghe, đọc
TCNCYH 28 (2) - 2004

90
về động kinh, 56 % có quen biết ngời bị
động kinh và 33% đã từng chứng kiến ngời
lên cơn co giật [5].Tại New Zealand, Hill và
Mackenzie (2002) thấy 95% đã từng nghe đọc
về bệnh động kinh, 73% cho biết họ có quen
biết ngời bị động kinh, 67% đã từng chứng
kiến ngời lên cơn co giật [3]. Theo nghiên
cứu Win [6] ở Myanmar cũng cho thấy số
ngời đã nghe hoặc đọc về động kinh chiếm
tới 82 % và số ngời gặp cơn co giật 78%.
Trong nghiên cứu của chúng tôI, số ngời

hiểu biết về động kinh qua nghe và đọc thấp
hơn các tác giả trên (chỉ chiếm khoảng một
nửa dân số ), đay là một đIểm rất đáng lu ý.
ĐIều này chứng tỏ kiến thức về động kinh
trong cộng đồng còn hạn chế và mạng lới
truyền thông phổ biến kién thức y học cần chú
trọng hơn để có thể làm cho ngời dân có
nhận thức đúng về loại bệnh lý này.
Tỷ lệ ngời quen biết và chứng kiến ngời
lên cơn co giật của một số tác giả trong khu
vực tơng đơng với kết quả của chúng tôI,
nhng thấp hơn nghiên cứu của Hill và
Mackenzie. Về sự khác biệt này có thể có
nhiều nguyên nhân khác nhau nhng theo
chúng tôI, một trong những nguyên nhân làm
tỉ lệ này thấp ở những nghiên cứu này có thể
do nghiên cứu của chúng tôI tiến hành tại một
phờng thuộc nội thành Hà Nội, mô hình sống
khép kín hơn nên thông tin về những ngời
xung quanh có phần bị hạn chế nên có thể có
nhiều ngời trong cộng đồng bị động kinh hơn
nhng không đợc cộng đồng nhận thấy.
Đánh giá hiểu biết về nguyên nhân gây
động kinh (bảng 2), trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ ngời nghĩ nguyên nhân động
kinh là bệnh lý của não khá cao, điều đó có
thể liên quan đến trình độ văn hóa của quần
thể nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng
tôi (là những ngời sống trong một phờng
của thủ đô) tỉ lệ ngời có trình độ văn hóa từ

cấp hai trở lên chiếm 88,9% nên khi đ
ợc
phỏng vấn,việc suy luận bản chất tổn thơng
não của động kinh không phải là vấn đề quá
khó khăn
Trong nghiên cứu ở Myanmar (2002) [6],
tuy trình độ văn hóa của đối tợng đợc
phỏng vấn không thấy có nét khác biệt so với
các đối tuợng của chúng tôi.nhng chỉ có 39%
ngời phỏng vấn nghĩ bệnh của não là
nguyên nhân gây động kinh. Theo chúng tôi,
sự khác nhau này còn phụ thuộc vào mô hình
bệnh tật của mỗi nớc, đây là yếu tố ảnh
hởng đến quan niệm về nguyên nhân động
kinh. Có thể do các thông tin về bệnh lý
nhiễm khuẩn thần kinh ở Việt Nam (viêm
màng não, viêm não ) và các bệnh lý mạch
máu não do dấu hiệu co giật mà các phơng
tiện thông tin đại chúng hay đề cập có ảnh
hởng đáng kể đến quan niệm về bản chất
tổn thơng não của động kinh.
Do một trong những biểu hiện của động
kinh là các cơn quên (động kinh thùy trớc
trán) và rối loạn tâm thần nên làm nhiều ngời
dân nghĩ động kinh là một dạng của dạng mất
trí. Mặt khác, do hoàn cảnh lịch sử, hiện nay
bệnh động kinh vẫn do chuyên ngành tâm
thần quản lý nên việc nhầm lẫn giữa động
kinh và mất trí-một loại bệnh tâm thần có thể
xảy ra. Tìm hiểu về quan niệm này, chúng tôi

thấy 76,2% số ngời đợc hỏi cho rằng động
kinh không phải là một dạng mất trí. TAN [5]
thấy 77% ngời đợc hỏi có quan điểm nh
trên. Tại New Zealand (2002) các tác giả thấy
96% đồng ý rằng động kinh không phải là một
dạng mất trí [4]. Với kết quả này chúng tôi
thấy việc xem xét động kinh không phải là
một dạng mất trí của cộng đồng chúng ta
tơng đơng với khu vực và một số nớc châu
Âu. Tuy nhiên, tỉ lệ 23,8% ngời đợc hỏi vẫn
nhầm giữa động kinh và mất trí cũng là một tỷ
lệ cần phải khắc phục.
Để tìm hiểu kiến thức của ngời Việt Nam
về các biểu hiện lâm sàng của một cơn động
kinh, chúng tôi cúng muốn so sánh với một số
tác giả trong khu vực.
Triệu trứng co giật hay đợc nói đến nhất
trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ này
tơng đơng với kết quả nghiên cứu của TAN
[5] và Win [6]. Tuy nhiên, có điểm cần chú ý
là triệu trứng rối loạn ý thức lại ít đợc ng
ời
TCNCYH 28 (2) - 2004

91
dân chú ý trong nghiên cứu của chúng tôi,
điều này cũng nói lên đợc những kiến thức
về triệu chứng động kinh mà ngời dân biết
đợc mang tính quan sát tự phát nhiều hơn là
do đợc giáo dục. Nh vậy một lần nữa việc

tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về
động kinh cần phải đợc quan tâm hơn nữa.
2. Thái độ (A) của quần thể nghiên cứu
đối với động kinh
Tìm hiểu thái độ của ngời đợc phỏng
vấn khi con cái họ tiếp xúc hoặc muốn cới
một ngời bị động kinh, trong nghiên cứu của
chúng tôi 81,3% đồng ý cho con cái tiếp xúc,
44% đồng ý cho con cái cới một ngời bị
động kinh. Kết quả này cao hơn kết quả
nghiên cứu của Win [6] (56% đồng ý cho tiếp
xúc, 29% đồng ý cho cới). Kết quả của
chúng tôi tơng tự với số liệu của TAN [5] khi
tác giả thấy 80% đồng ý cho con cái chơi,
52% đồng ý cho con cái cới một ngời bị
động kinh. So với nghiên cứu tại New Zeland
(97% đồng ý cho tiếp xúc, 91% đồng ý cho
cới) [3], tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn. Về việc
này, trên thực tế khó có thể nói nhận thức của
ngời dân Việt Nam về động kinh đã gần với
các nớc trong khu vực vì trên thực tế khi trả
lời câu hỏi 1, có đến một nửa số ngời đợc
phỏng vấn (45,4%) cha hề nghe nói đến loại
bệnh lý này. Nh vậy, tỷ lệ đồng ý cho con cái
quan hệ với ngời bị động kinh cao có thể là
do cha hiểu biết gì về động kinh chứ không
phải do đã có kiến thức đúng đắn về loại bệnh
lý này.
Về quan niệm đối với việc làm dành cho
ngời bị động kinh, trong nghiên cứu này có

57,9% ngời cho rằng ngời động kinh nên có
việc làm nh những ngời khác. Trong khi đó
ở Myanmar [6], theo Win chỉ có 14% và TAN
[5] có 42% đồng tình với quan điểm trên,
Nghiên cứu của Hill và Mackenzie là 69% [3].
Với kết quả trên chúng tôi thấy ở một số
n
ớc châu Âu tỷ lệ ngời đồng ý để ngời bị
động kinh làm việc nh ngời bình thờng cao
hơn ở châu á. So với các nớc trong khu vực,
mặc dù tỷ lệ này của chúng ta cao hơn
Malaysia và Myanmar nhng cũng không thể
đơn giản nói hiểu biết về động kinh của nhân
dân Việt Nam tốt hơn hai nớc nêu trên vì
ngay cả khi không biết gì về động kinh thì
cũng không thể có đợc ý kiến xác thực đợc,
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là trong số
những ngời đồng ý rằng ngời bị động kinh
nên có việc làm thì chúng tôi thấy cũng đã có
ý kiến cho rằng nên tạo những việc làm thích
hợp cho ngời bị động kinh, đặc biệt tránh
những nghề có tính nguy hiểm khi bệnh nhân
lên cơn co giật nh nghề thợ lặn, lái xe tải, lái
máy bay hay trèo cao Nh vậy, mặc dù tỷ
lệ biết về động kinh còn cha cao nhng ít
nhất trong nhóm ngời này đã có những kiến
thức cơ bản về loại bệnh này.
3. Thực hành (P) của ngời dân về việc
lựa chọn phơng pháp đIều trị.
Đa số ngời dân trong nghiên cứu của

chúng tôi lựa chọn phơng pháp điều trị đúng
là hỏi bác sỹ và những ngời hành nghề y. Sự
lựa chọn này cao hơn cả các nghiên cứu trong
khu vực và một vàI nghiên cứu ở châu Âu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ chọn Y
học cổ truyền là phơng pháp đIều trị thấp
hơn của các tác giả trong khu vực. Theo
chúng tôI phảI chăng địa bàn nghiên cứu của
chúng tôI thuộc địa bàn thủ đô nên quan niệm
dùng thuốc tây y đã trở thành thói quen.
Tuy tỉ lệ nói phảI hỏi bác sỹ khá cao,
nhng trên thực tế vẫn còn một bộ phận nhỏ
tin vào mê tín dị đoan (5,%), không biết làm gì
(2%) hoặc nghĩ không chữa đợc (3,4%). Nh
vậy, chúng ta thấy, ngay cả những ngời chọn
phơng pháp đIều trị đúng thì cũng cha hoàn
toàn tin vào phơng pháp này. ĐIều này một
lần nữa cho thấy do cha có hiểu biết tốt về
động kinh nên thực hành của ngời dân trong
quần thể nghiên cứu của chúng tôI cha hoàn
toàn đúng đắn.
V. Kết luận
Kiến thức của quần thể nhân dân xã Nhân
Chính một cộng đồng dân c của Hà Nội về
động kinh còn cha đầy đủ, có thể từ đó đã
dẫn đến tháI độ và cách xử trí mỗi khi đứng
TCNCYH 28 (2) - 2004

92
trớc một trờng hợp động kinh còn cha

đúng. Cần có một đIều tra trên diện rộng, ở
các vùng đặc trng văn hoá khác nhau để có
thể đa ra đợc phơng hớng giáo dục
truyền thông, giúp cho ngời dân hiểu biết tốt
hơn về động kinh, qua đó nâng cao đợc chất
lợng quản lý và chăm sóc ngời bệnh.
Tài liệu tham khảo
1. Trờng Đại học Y Hà Nội (1999), Dịch
tễ học và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu
khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr 99-
114.
2. CAVENESS W, GALLUP G (1980), A
survey of public attitude toward epilepsy in
1979, with an indication of trends over past 30
years, epilepsy, 21, pp.509-18.
3. HILL M.D and MACKENZIE H.C (2002)
New Zealand community Attitude toward
people with Epilepsy, 43(12),pp.1583-1589.
4. JENSEN R, DAM M (1992), Public
attitude towards epilepsy in Denmark,
Epilepsia,33,pp.495-63.
5. TAN C.T (2000), Public attitude and
understanding towards epilepsy in Kelantan
Malaysia, Neuro J Southeast Asia,5,pp.55-60.
6. WIN N.N ; SOE C (2002). Public
awareness, attitude understanding toward
epilepsy among Myanmar people. Neuro J
Southeast Asia 2002; 7:81-88.

Summary

K.A.P OF COMMUNITY TO WARDS EPILEPSY: A SURVEY DONE AT
NHAN CHINH PRECINCT, THANH XUAN DISTRICT, HA NOI.

A Survey concerning the knowledge, attitude and skill of people towards epilepsy was carried out
at Nhan Chinh precint of Hanoi.One thousand people were randomly chossen for answering 10
questinons related to epilepsy. The survey results are as follows: 54,6% had heard about epileosy;
44,5% had epileptique acquaintance; 49,2% had eye- witnessed the epileptic seizure; 45,4% had no
acquaintance at all to epilepsy; 66% did not agree the wedding of their son ou daughter with an
epileptic subject; 42,1% did not agree that epileptic subjects can do normal job; 77,8% belived that
epilepsy is an organic disorder of the brain; 23,8% thought that epilepsy is dementia ; 91% thought
that epileptic patents must consult medical doctor but 5% answers frefered occult pratice to modern
medicine.

×