Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CHỦ ĐỀ: “PHONG TỤC TẬP QUÁN 3 MIỀN VIỆT NAM” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 22 trang )

CHỦ ĐỀ:
“PHONG TỤC TẬP QUÁN 3 MIỀN VIỆT NAM”
I,GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM:
-Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:
• Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt,
trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
• Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư
trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân
tộc/quốc gia.
• Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây
là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người.
Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công
dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này
hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý
trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình
bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc.
-Đặc trưng:
+ Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh,người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu
đời, có nhữnglễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín
ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn
dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ từ truyền thống đến hiện đại của văn hóa,nghệ
thuật.
+Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra
những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa
Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn
minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc.
Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn
với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ
với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và
tộc người ở Tây Nguyên.


+Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau
của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những
ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa
của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây
trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa
theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn
hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
-Tổ chức xã hội: Từ ngàn năm nay, hai đơn vị xã hội quan trọng nhất trong văn hóa là Làng
(thôn) và Nước (quốc gia). Tục ngữ Việt Nam có câu "Làng đi đôi với nước". Các đơn vị tổ
chức trung gian là Huyện và Tỉnh.
-Văn hóa Việt Nam theo quan điểm dân tộc học:
+ Tín ngưỡng:
• Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần,
nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển,
thần Sấm, thần Mưa, những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc
sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là
thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng
đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị
thần gắn với đời sống tinh thần của họ. Người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các
vị anh hung dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với
đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và
cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt,người Hoa thờ các vị thần Quan
Công,Thần Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome
• Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và
một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và
phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn
thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày
mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một như một hình thức thông báo với tổ
tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ
chung cho cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm

lịch)
+ Tôn giáo:
• Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm:Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và
Đạo Giáo(được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như Công giáo
Rome,Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật
giáo Tiểu Thừa, Tin lành và Hồi giáo.
• Phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng,
mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt
Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở
mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm.
• Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc
Thuộc , đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất
nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời
sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và
Phật giáo. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm nhập vào
Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp thống trị người Trung
Hoa.
• Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai
ngả khác nhau: phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và
Nho giáo. Còn phái Tiểu Thừa qua các nước Đông Nam Á láng giềng vào Việt Nam
thịnh hành ở cộng đồng người Khmer ở Đồng bẳng sông Cửu Long.
Tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh:
• Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt
Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp
dân chúng, nhất là Phật giáo . Và đến lượt mình, các tầng lớp dân chúng tại Việt
Nam đã tiếp thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách
khác các tôn giáo mới du nhập đã được bản địa hoá để phù hợp với phong tục tập
quán và tín ngưỡng của người dân địa phương
• Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, tuy việc truyền đạo lúc bấy giờ
gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam từ lúc đầu cũng đã có một số lượng người

theo Công giáo, từ cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn Việt
Nam thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 8%
dân số là tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines.
• Cùng với Công giáo, một hệ phái khác của đạo Cơ Đốc là Tin lành cũng xâm nhập
vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo
đạo
• Đạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du nhập vào từ
thế kỷ 15 tại vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam, sau đó theo chân một
bộ phận người Chăm di cư tới vùng An Giang,Tây Ninh vào thế kỷ 19
Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các tôn giáo Hòa
Hảo và Cao Đài. Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam, đạo Hoà Hảo được sáng lập từ năm
1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926. Hiện nay hai tôn giáo bản địa này phát
triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả một số tỉnh ởNam Trung Bộ và Tây nguyên.
+ Ngôn ngữ: Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8
nhóm ngôn ngữ của họ:
• Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
• Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,
• Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,
• Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,
• Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,
• Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho,
Mạ, Xinh Mun,
• Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,
• Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,
Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt
Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54
dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là
ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các
vùng miền dẫn tới phương ngữ Tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ

khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam
II,PHONG TỤC TẬP QUÁN BA MIỀN VIỆT NAM:
Địa điểm của 3 miền:
+ Miền Bắc: Tây Bắc Bộ,Đông Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
+ Miền Trung: Bắc Trung Bộ,Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
+Miền Nam:Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
1,Phong tục: "Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội
dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội Phong tục có thứ trở thành luật tục,
ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong
truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm
người, kỷ cương xã hội.
Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải qua hàng
nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống
ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho
tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở
rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam.
Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa
là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt
cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên
gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay(khoảng tháng 4) của người Khmer,Kate
(khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôm, TừTết Nguyên Đán đón năm mới, theo
thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những
phong tục Tết khác như Tết Nguyên Tiêu,Tết Đoan Ngọ ,Tết Trung Thu ,Tết Thanh Minh.
*Miền Bắc: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ / Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh”
Trước Tết miền Bắc sẽ lành lạnh trong những hạt mưa xuân nhè nhẹ. Chợ Tết miền Bắc
cũng sẽ có nhiều loại trái cây đủ để chuẩn bị cho mâm ngũ quả thật đẹp. Tuy thế mân ngũ
quả miền Bắc không đọc lái như miền Nam để thành một câu trọn vẹn ý nghĩa nhưng
trước hết là phải đẹp. Một nải chuối thật to để cầu cho việc con cháu đủ đầy, một trái bưởi
cùng những chiếc lá xanh như trụ cột gia đình, rồi sẽ đan xen vào đó những trái quất vàng
tươi, những trái táo đỏ rực.


Hai bên của tủ thờ sẽ để 2 cây mía cho ông bà ông vải chống gậy lên trời cầu bình an cho
con cháu. Tủ thờ bao giờ cũng được bày biện đẹp mắt nhất, vì người khách khi bước vào
nhà sẽ nhìn thấy nó đầu tiên. Ngoài mâm ngũ quả ra, trên đó còn được bày biện bát đũa,
những gói bánh nhiều màu, những gói kẹo to thật là to. Khi khách tới chơi nhà sẽ đánh giá
được tình hình kinh tế của gia đình trong năm trước như thế nào qua những đồ được bày
biện.

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà,
theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa
đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Về ẩm thực miền Bắc chắc hẳn ai cũng đã từng nghe câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ /
Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh” và thấy ngay hương vị Tết Bắc thật đậm đà.
Người miền Bắc có khá nhiều tục kiêng trong ngày Tết như: Kiêng đổ rác, kiêng quét nhà,
kiêng cho lửa, kiêng cho nước, tránh nói giông hay chọn người "xông nhà" phải hợp tuổi,
*Miền Trung: Giao thoa giữa hai miền đất nước
Là miền đất giao thoa nên phong tục tập quán tại các tỉnh miền Trung có nhiều đặc điểm
giống với miền Bắc và miền Nam. Mâm ngũ quả tại miền Trung có cách bài trí tương tự
như miền Bắc với chuối xanh, bưởi vàng, quất và đặc biệt là trái ớt đỏ.
Nhưng loài hoa người miền Trung hay chơi ngày Tết lại giống miền Nam là hoa mai.


Trên mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung, bên cạnh đĩa bánh tét, dưa món, nắm tré, bò
ngâm màu trầm, thường có chén (bát nhỏ) tôm chua, xinh như một bông hoa, chói chang
đỏ như vầng mặt trời mùa xuân ấm áp.

Dưa món Huế

Ngày Tết người dân miền Trung sẽ kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả
tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì

sợ đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể
tiến tới. Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
Miền Nam: "Cầu vừa đủ xài thơm"
Khác với mâm ngũ quả miền Bắc và miền Trung (quả gì cũng có thể bày lên) mâm ngũ
quả miền Nam thì được bài trí với năm loại quả kết hợp thành một câu có ý nghĩa: Cầu,
dừa (vừa), đủ, xoài (xài), thơm (danh), hoặc sung ( Cầu vừa đủ xài thơm hoặc Cầu vừa đủ
xài sung).
Bên cạnh vẻ đẹp của hình khối và màu sắc, và bên cạnh ý nghĩa chung là cầu được quả tam
đa, ngũ phúc, mỗi thứ trái cây đều có một ý nghĩa.


Tại miền Trung và miền Nam sẽ không có sắc đào đua thắm nhưng thay vào đó là sắc mai
rực rỡ. Hoa mai không chỉ nở rộ vào mùa xuân nơi đất nắng nóng miền Nam, mà còn có
thể đọc thành chữ “may” trong may mắn. Mai không chỉ đại diện cho mùa xuân trong
tranh tứ quý (mai, lan, cúc, tùng) mà còn đại diện cho con người có tài đức và nhân cách
cao thượng (mai, lan, cúc, trúc).


Thay vì người Bắc có món thịt đông cổ truyền thì người miền Nam bao giờ cũng có món
thịt trứng kho tàu, những đòn bánh tét thật dài
Ở một số vùng quê Nam bộ có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu
năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta
thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn
bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.
2,Ẩm thực:
-Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là
sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các
nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại
rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của

các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với
nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển".
• Âm dương phối triển
Các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một
cách tương sinh hài hòa với nhau, như món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn) buộc phải có
gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm và ngược lại. Các nguyên liệu tính nóng (ấm) phải được
nấu cùng nguyên liệu tính lạnh (mát) để tạo sự cân bằng cho món ăn.
Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì
không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành
nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ví dụ:
1. Thịt vịt tính "lạnh", thích hợp ăn vào mùa hè với nước mắm gừng, tính "nóng". Mặt
khác, thịt gà và thịt lợn tính "ấm" thích hợp ăn vào mùa đông (trước đây thường
chỉ khi đến Tết mới làm thịt lợn, thịt gà).
2. Thủy sản các loại từ "mát" đến "lạnh" rất thích hợp để sử dụng với gừng,sả,tỏi
("ấm").
3. Thức ăn cay ("nóng") thường được cân bằng với vị chua, được coi là ("mát")
4. Trứng vịt lộn ("lạnh"), phải kết hợp với rau răm("nóng").
5. Bệnh nhân cúm và cảm lạnh phải uống nước gừng, xông bằng lá sả, lá bưởi
("nóng").
• Ngũ hành tương sinh
Các nguyên liệu chuẩn bị để trộn nhân chả nem- món ăn kết hợp gần như hoàn hảo các
yếu tố âm dương và ngũ hành
Yếu tố
Ngũ hành
[3]
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ
tạng
Mật

Lòng
non
Dạ dày Lòng già Thận
Ngũ
sắc
Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ Thị giác Vị giác Xúc giác Khứu giác Thính
quan giác
Ngũ
chất
Chất bột
Chất
béo
Chất
đạm
Muối
khoáng
Nước
*Ẩm thực miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay,
béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng
nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món
rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như
tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền
thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm
thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn
với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh
giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại
diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún
thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như

tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Ẩm thực miền Trung
Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của
nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn
cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu
sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu
đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế,
Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua
và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh
hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên
rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản
vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được
chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng
nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia,
Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm
đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt
và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này
cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như
mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.).
Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải
sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với
những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc
sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông
dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.
3.Trang phục:
Vào thời xưa thì phụ nữ người Kinh ai cũng mặc yếm. Váy thì váy dài với dây thắt lưng.
Các loại nón thông thường như thúng, ba tầm Trong những ngày hội thì người phụ nữ
thường mặc áo dài. Các thiếu nữ thì hay làm búi tóc đuôi gà. Các đồ trang sức truyền

thống như trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách tùy theo từng vùng.
Phụ nữ Nam Bộ thường mặc áo bà ba với các kiểu cổ như tròn, trái tim, bà lai với các khăn
trùm đầu. Nón lá có thể nói là nón được sử dụng rộng rãi nhất cho phụ nữ thời xưa do nó
có thể tự làm và che nắng rất tốt.
[18]
*Miền Bắc:
*Miền Trung:
• Miền Nam:
4,Lễ hội:
-Lối sống 3 miền: mỗi nơi một nỗi niềm riêng
*Miền Bắc:
- Tính cách chung của người miền Bắc: tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, mặt khác bảo thủ hoài
cổ, lối nói vòng vo tam quốc.
- Nơi xuất phát các luồng di dân đi các nơi khác. Bởi thế mà người miền Bắc thì có “anh
cả”, còn miền Nam thì anh cả được gọi là “ anh hai”.
- Có truyền thống ăn học, tầng lớp trí thức đông đảo, luôn đề cao hệ thống trường sở và
chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài đã có cách đay gần ngàn năm.
- Người Bắc có tính khoe khoang (hay khoe giàu), rất trọng sĩ diện.
- Văn hoá “quà” trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống.
- Phụ nữ miền Bắc nổi tiếng về sự đảm đang, thủy chung, có sự hiểu biết rộng nhưng vẫn
còn đâu đó (dù là rất ít) những chị em bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán xưa
kia, vẫn khép kín trong lối tư duy xưa cũ.
*Miền Trung:
- Người miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học, tiết kiệm.
- Phụ nữ miền Trung cần cù chịu khó, có sức chịu đựng rất cao trong mọi hoàn cảnh của
cuộc sống, thùy mị đoan trang nhưng sống khép kín.
- Do vùng đất khắc nghiệt, nên tính cách người miền trung thường hay nóng nảy (Nghèo
khổ là nỗi buồn ám ảnh nhất, gay gắt nhất. Vì thế con người miền Trung luôn là những
con người dễ cáu gắt, bực tức; Sống trong sự đe doạ thường trực, người miền Trung chịu
ảnh hưởng bức bối thường xuyên. Nhu cầu đột phá và khả năng bị stress rất cao.), khá keo

kiệt (Người miền Trung khó thay đổi nhanh nếp sống, cách sống nên họ thích “ăn chắc,
mặc bền), phân chia thì rạch ròi.
- Chính yếu tố này đã tạo ra những dấu ấn đặc biệt. Hò Sông Mã, hát giặm, hát ví Nghệ
Tĩnh, ca Huế, hò Huế, dân ca Nam Trung bộ và Nhã nhạc cung đình Huế - cả thảy có 7 loại
hình, vượt trội so với 4 ở miền Bắc (có Hát rống quân; Hát xảm; Hát quan họ; Hát ghẹo
Phú Thọ) và 1 ở miền Nam (Dân ca Nam bộ). Ca dao, dân ca miền Trung không lả lướt,
uyển nhẹ như dân ca Bắc bộ, không có cái tôi cô đơn, khắc khoải và sâu thẳm như dân ca
Nam Bộ nhưng thật da diết và nhiều lắm những trăn trở, những nỗi buồn.
Ca dao, dân ca miền Trung không có được nhịp điệu tươi vui như “Tình bằng có cái trống
cơm” hay là điệu nhí nhảnh, rộn rã như “Ới con ngựa, ngựa ô”, mà man mác buồn, nỗi cám
cảnh tụ lại thành những tiếng thở dài - đó là giai điệu chính của những câu hò, câu hát.
- Miền trung khắc nghiệt, cay đắng của cuộc sống đã tạo nên nhu cầu bứt phá, thay đổi
cũng như làm nên khả năng chịu đựng đến mức phi thường. Rất nhiều người Thanh Nghệ
đã đi theo Nguyễn Hoàng. Không ít người miền Trung đã thành đạt, có tiếng tăm từ cái
nhu cầu bứt phá. Sự gan lỳ, ý nghĩ chấp nhận, liều mình đã làm cho miền Trung tự lâu đời
là cái nôi thành công của Lê Lợi, nơi sinh ra của kiêu binh thời Trịnh Nguyễn, bãi chiến
trường của nhiều cuộc chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Trung bộ là nơi đến
của vua Hàm Nghi. Càng không ngẫu nhiên miền Trung đã sinh ra những con người mà sự
nghiệp của họ gắn liền với sự bất tử như Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp và Hồ
Chí Minh
- Đất miền Trung đã “phát minh” ra nhiều từ ngạo mạn. Huế có từ “chơ mấy” (Mua nhà hết
vài trăm cây chớ mấy). Quảng Trị có từ “vẹ” (Tau vẹ mà mi không nghe). Nghệ Tĩnh có từ
“phút mốt”(Chuyện nớ tau làm phút mốt. Một phút và một giây?). Đà Nẵng, Quảng Nam
có từ “nghe chưa”( Em kể nghe chưa; em nói nghe chưa ) Đó là kết quả của sự kết hợp
giữa tài năng với sự khốn cùng.
* Miền Nam:
- Người Nam Bộ thì hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, thẳng thắn, thích làm ăn lớn, thích
phiêu lưu mạo hiểm, rất trọng nghĩa khinh tài.
- Là vùng đất mới, trên vai không trĩu nặng truyền thống hàng ngàn năm đã khiến con

người Nam Bộ trở nên mạnh bạo, năng động, cởi mở…
- Phụ nữ miền Nam là mẫu người mạnh mẽ trong cuộc sống, phóng khoáng, rộng rãi, thích
khám phá cái mới lạ nhưng lại khá thực dụng.
- Tính cách Nam Bộ là một khía cạnh văn hoá ứng xử và để lại dấu ấn rõ rệt trong mọi mặt
đời sống văn hoá. Người Nam Bộ được Trịnh Hoài Đức cho là những người “trọng nghĩa
khinh tài”, Lê Quý Đôn thì coi người Nam Bộ là “dân dám làm ăn lớn”, người nước ngoài
thì khái quát “hiếu khách hơn bất kỳ nơi nào ở Châu Á”.
- Một phần người dân Nam Bộ từ gốc gác dân tội đồ, lưu tán đã tôi luyện ở họ tính mạo
hiểm, thích nay đây mai đó nhưng vẫn hướng về cội nguồn. Ở nơi đâu họ đặt chân tới thì
sẽ mọc lên các miếu thờ vọng về cố hương.
- Những người khai phá vùng đất mới này là những người coi nghĩa khí làm đầu, họ cư xử
hào hiệp, coi khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân không nuối tiếc. Họ còn là
những người mến khách, thông cảm, quý trọng nhau có thể nhường cơm xẻ áo.
- Trong ứng xử, họ cởi mở, chan hoà, dễ kết thân, dễ hoà vào với cộng đồng mới lạ, không
sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không đặt nặng vấn đề môm đăng hộ đối.
- Người Nam Bộ xưa là những người ít học, và cũng không coi việc học hành là con đường
tiến thân, đổi đời như người nông dân miền Bắc. Bởi vậy họ không phải là những con
người sống nội tâm, chuộng suy tư mà là những người ưa hành động. Vì thế ứng xử của họ
thường bộc trực, thẳng thắn;ngôn từ ít chữ nghĩa, văn chương chào đón.
- Người Nam Bộ thích kết thân bạn bè để cùng nhau chè chén, ăn chơi xả láng, và cũng khá
là ồn ào nhưng sẵn trong họ một cái gì đó mang nặng âm điệu sầu tư. Nên trong cuộc vui
họ ham mê hát xướng, hát bội, hát cải lương, nhất là các âm điệu vọng cổ chứa chất sầu
vọng. Đó là hai mặt trong tâm lý con người Nam Bộ.
- Họ còn là những người sẵn sàng tiếp nhận và hướng về cái mới rất nhanh, nhạy cảm với
cái mới trong cả việc làm ăn, lẫn vui chơi giải trí.
- Nam Bộ có những nét riêng so với các vùng đất có bề dày lịch sử như Bắc Bộ, Trung Bộ đó
là vùng đất giàu sức trẻ. Vị thế địa chính trị, địa văn hoá của Nam Bộ, khiến nó trở thành
trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra nhanh chóng cả bề mặt lẫn bề sâu, cả về
lượng và chất tạo cho Nam Bộ có những đặc thù riêng.
5,Võ thuật:

Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát hệ thống võ thuật, các võ phái, bài thảo, võ sư khai
sinh và phát triển trên đất nước Việt Nam, hoặc do người Việt làm chưởng môn, gây dựng
sáng tạo tại ngoại quốc từ xưa đến nay, có những đặc trưng riêng biệt trong sự đối sánh
với các võ phái nước ngoài khác. Võ thuật Việt Nam có nội hàm khái niệm rộng hơn thuật
ngữ võ cổ truyền Việt Nam (thường biết đến với tên gọi võ Ta phân biệt với võ Tàu) vốn
thường dùng để chỉ những võ phái đã phát triển trong khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở về
trước trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó, võ thuật Việt Nam có thể bao gồm cả những môn
phái mới sinh thành trong thời điểm hiện tại, và bao quát cả những võ phái đã phát triển
trong suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam.
Các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ Thuật Cổ Truyền" vẫn thể hiện những
đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói
riêng:
1. Sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú;
2. Bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì
vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay;
3. Bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản);
4. Kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng
dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều
người;
5. Tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực" - dựa vào sức lực đối phương để triệt hạ đối
phương.
*Miền Bắc:
• Sơn Đông Không Động
• Hoàng quyền
• Nhất Nam (võ Hét)
• Võ Vật Liễu Đôi
• Thăng Long Võ Đạo
• Nam Hồng Sơn
• Thanh Phong Võ Đạo
• Bắc Việt Võ

• Uy Long Môn
*Miền Trung:
• Tây Sơn Võ Đạo
• Bình Thái Đạo
• Áo Vải Võ Kinh Vạn An
• Phước Sơn Võ Đạo
• Bạch Hổ lâm
*Miền Nam:
• Bạch Hổ võ phái
• Tân Khánh Bà Trà
• Kim Kê
• Thanh Long Võ Đạo
• Bình Định Sa Long Cương
• Trúc Lâm Thái Hư
• Việt Đạo Quán
• Tây Sơn Bình Định
• Hóa Quyền Đạo
[1]
• Hắc Long
• Nội Gia Võ Đạo Việt Nam
[2]
• Việt Nam Quyền Đạo
[3]
• Môn Phái Hồng Mi Đạo Nhơn

×