Đôi nét về tín ngỡng, tôn giáo và phong tục tập
quán của c dân Mã Châu
Ngời Việt đến vùng đất mới đã giao lu và tiếp thu những yếu tố văn hoá của
ngời Chăm. Đồng thời trong quá trình giao lu buôn bán, ngời Việt cũng đã tiếp
thu một số yếu tố văn hoá của ngời Hoa để từ đó tạo nên một bản sắc văn hoá
riêng, đặc sắc, góp phần hình thành nên diện mạo của xứ Quảng - Quảng Nam.
3.1. Sự thờ cúng.
3.1.1. Thờ Tiền Hiền khai canh.
Hơi khác với những làng Việt ở miền Bắc, đình làng ở Mã Châu (và miền
Trung nói chung) dùng để thờ Tiền hiền, Hậu hiền - những ngời có công đến khai
canh, khai c thành lập làng.
Theo hồi cố của các cụ già trong làng thì trớc đây ở bốn thôn (Đông -
Thành - Tây - Thợng) mỗi nơi có một ngôi đình thờ Tiền hiền riêng và ngôi đình
(Tiền hiền Tứ Mã) thì ở trong khuôn viên của HTX ơm dệt Nam Phớc hiện nay.
Trong chiến tranh tất cả các ngôi đình đã bị tàn phá và các đồ vật trong đình cũng
đã bị thất lạc hết.
Ngôi đình Tiền hiền Tứ Mã hiện nay đợc làm mới vào năm 2001. Đình đợc
xây theo kiểu nhà ngang, các cột và trên nóc đình có trang trí rồng, phợng. Phía
ngoài, trớc cửa đình qua một khoản sân có một bức bình phong, một góp sân có
bàn thờ thổ địa và phía ngoài cùng là cổng tam quan.
Cách bài trí ở trong đình: có năm bàn thờ, ở giữa thờ Tiền hiền Mã Châu;
bàn thờ hai bên tả hữu thờ Hậu hiền và tổ nghề dệt; hai bàn thờ ở ngoài cùng, một
bên thờ những ngời đỗ đạt thời phong kiến và một bên thờ những anh hùng, liệt sỹ
- con em của làng Mã Châu có công với nớc; Phía trên bàn thờ, ở gian giữa treo
bức hoành phi đề bốn chữ "Tuấn mã hoa lu" (Hoa Lu : là tên một con
ngựa trong số tám con ngựa tốt của Chu Mục vơng).
Hàng năm đến ngày mùng 10/3 Âm lịch dân làng tổ chức cúng tế. Trớc
ngày đó dân làng họp lại và bầu ra ban trị sự lo việc chung (đó là những cụ già cao
tuổi, giàu kinh nghiệm) và một ban tế (một số cụ già cao tuổi nhất hoặc có kinh
nghiệm nhất và thầy cúng).
Sáng ngày 10/3 lễ tế đợc tiến hành, ngời ta bầy biện toàn bộ các lễ vật lên
bàn gồm: Hơng đăng, hoa quả, giấy tiền, vàng mã, heo gà...
Ban tế mặc khăn đóng áo dài, chủ tế mặc áo đỏ, hai ngời bồi tế mặc áo
xanh. Trớc khi tế ngời ta kiểm tra lại lễ vật lần cuối, sau đó các thành viên trong
ban tế đứng vào vị trí để làm lễ. Quá trình hành lễ tiến hành theo mệnh lệnh của
ngời nội xớng (ngời đọc các quá trình làm lễ). Lễ tế đợc tiến hành theo trình tự:
- Đánh ba hồi trống, ba hồi chiêng và cử nhạc lễ.
- Chủ tế tiến lên dâng hơng.
- Chủ tế và bồi bái lạy bốn lạy.
- Chủ tế dâng rợu.
- Đọc văn tế.
- Chủ tế dâng rợu lần hai, sau đó lui ra để dân làng vào lễ.
- Tại lễ, ban lễ lạy bốn lạy và nổi chiêng trống kết thúc quá trình tế lễ.
- Đốt vàng mã.
Trong văn tế Tiền hiền Mã Châu có đoạn: "Nhân tùng bắc địa, trạch thử
nam thiên, quy dân lập xã, thất thổ khai điền, dũ nhân dân chi lạc lợi, thuỳ đức
hạnh di diên niên: T nhân kỵ nhật, kính dõng (dũng) hơng yên, thợng kỳ gián
giám..." .
(Tạm dịch: Ngời từ đất Bắc, đến ở phía Nam, quy dân lập xã, vỡ đất làm
rộng, làm lợi cho nhân dân, để đức hạnh muôn đời: Ngày kỵ hôm nay, kính dâng
nén hơng, mong ở trên chứng giám...).
Sau khi tế mọi ngời cùng ra Đình ngồi ăn uống. Thứ tự ở đình, gian giữa
dành cho ban tế và các cụ già, còn hai bên là dân đinh trong làng. Vì là lễ lớn cho
cả làng nên phụ nữ cũng phải ra đình làm cỗ, nhng họ chỉ đợc ở nhà sau để chuẩn
bị cỗ bàn.
Lễ tế Tiền hiền Mã Châu là một dịp để tởng nhớ công ơn của những ngời đi
trớc, thể hiện đạo nghĩa "uống nớc nhớ nguồn" của những ngời dân ở đây và cũng
là dịp để mọi ngời trong làng gặp gỡ, thăm hỏi nhau và củng cố thêm sự cố kết
trong cộng đồng.
3.1.2. Thờ tổ tiên trong các dòng họ.
Làng Mã Châu có hơn 20 dòng họ với 16 nhà thờ họ. Tuy nhiên trong chiến
tranh những nhà thờ họ cũ đã bị phá huỷ, những nhà thờ họ hiện nay mới đợc xây
dựng lại từ năm 1992.
Các nhà thờ họ hiện nay có kiến trúc giống nhau, nhà xây theo kiểu ba gian
hai mái, lợp ngói, có trang trí rồng phợng, lân... ở các cột nhà và trên mái nhà.
Phía ngoài sân là bức bình phong là một cây hơng ở góc sân để thờ thổ địa. Bên
trong nhà thờ họ thờng có ba gian thờ: gian giữa thờ ông tổ dòng họ; hai gian bên
thờ cúng các chi tộc và những ngời đỗ đạt hoặc anh hùng liệt sĩ - ngời của dòng
họ. Phía trên, gian giữa thờng treo một bức hoành phi và hai bên bàn thờ treo (nay
là viết) các câu đối. Trên bàn thờ chính giữa có đặt phú ý (gia phả) của dòng họ.
Tuy nhiên ở Mã Châu chỉ còn dòng họ Trịnh và họ Phạm còn giữ đợc bản gia phả
từ trớc năm 1945. Trong đó chỉ có gia phả của họ Trịnh còn ghi chép đầy đủ và có
ghi năm lập gia phả là vào niên hiệu Bảo Đại thứ 6.
ở đây việc xây dựng nhà thờ họ không câu nệ, không nhất thiết ngời đứng
ra xây dựng nhà thờ họ phải là ngời con trởng mà ngời ở trong họ nếu ai có điều
kiện thì đứng ra xây dựng (tất nhiên phải thông qua việc họp họ và đợc cả họ nhất
trí) và nhà thờ họ phải đợc xây dựng ở chỗ thuận lợi cho việc họp họ.
Nhà thờ họ nhìn chung đợc xây dựng để đáp ứng yếu tố tâm linh. Là nơi để
con cháu tụ họp và tởng nhớ tổ tiên thông qua công việc giỗ chạp, tế lễ trong họ,
từ đây tinh thần cố kết của dòng họ đợc củng cố và nâng cao. Đồng thời c dân ở
đây vốn mang trong mình tâm lý hoài cổ của những ngời dân đi "khai hoang lập
nghiệp" trớc kia và nhà thờ họ là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho
điều đó. Hiện nay việc xây dựng nhà thờ của họ còn đáp ứng một nhu cầu khác -
hơi tiêu cực - đó là "thi đua" với các dòng họ khác trong làng.
Việc thờ cúng ở nhà thờ của các họ trong làng tơng đối giống với việc
thờ cúng ở Đình Tiền hiền Mã Châu. Có lẽ lúc đầu, đình Tiền hiền mang ý nghĩa
là nhà thờ họ chung của cả làng, là nơi thờ những tổ họ, những ngời đầu tiên có
công khai c lập làng Mã Châu. Bởi khi mới vào đây, do nhiều lý do nên những ng-
ời đầu tiên đến khai canh, khai c không có điều kiện ghi chép lại tên họ nên những
thế hệ sau không nhớ rõ họ tên của những ngời tổ họ
1
. Vì vậy những ngời dân
làng lập nên nhà thờ họ chung này và nó cũng đáp ứng nguyện vọng, tâm lý uống
nớc nhớ nguồn của những ngời dân ở đây. Nhng qua thời gian, cùng sự phát triển
của làng, đình Tiền hiền trở lại với đúng nghĩa của nó là trung tâm của làng, là nơi
hội họp, sinh hoạt và thể hiện mối cộng cảm chung của c dân làng Mã Châu.
3.1.3. Thờ Thành Hoàng.
Tục thờ thần Thành Hoàng ở Bắc Bộ, khi vào đây đợc tích hợp với những
yếu tố Chăm và thờ Thành Hoàng là Cao Các - Nam Hải đại vơng (thờ cá ông, cá
voi). Đây là một tín ngỡng phổ biến của c dân đi biển ở vùng ven biển miền
Trung.
Ngời Việt khi tới "vùng đất mới" đã tiếp thu nghề đi biển của ngời Chăm.
Khi đi biển, họ thờng xuyên phải đối mặt với sóng gió mà không có cách gì để
chống chọi lại với hiểm nguy vì vậy lòng tin vào các thế lực siêu nhiên càng
mạnh, nhiều lăng Ông, lăng Bà đợc dựng lên để cầu mong sự bình yên. Cá voi đợc
xem là một vị thần cứu mạng của c dân, do vậy có tục thờ cá Ông ở vùng ven
biển. Hàng năm c dân đều tổ chức cúng bái, tạ ơn thánh thần và tởng nhớ những
ngời đã bỏ mình trên biển.
Các Các - Nam Hải đại vơng đợc thờ ở miếu Thành hoàng, trong chiến
tranh miếu này bị tàn phá, hiện nay chỉ xác định đợc miếu nằm trong khuôn viên
trờng cấp II Sào Nam. Trớc đây tế ở miếu vào 10/3 Âm lịch, khi miéu mất, việc tế
lễ cũng không còn.
1 Khi tôi đi tìm hiểu về các dòng họ ở làng Mã Châu thì thấy rằng những dòng họ lâu đời nhất
ở làng hiện nay ở đây đợc 17 đời, nhng luôn luôn không rõ họ tên của khoảng bốn đến năm
thế hệ đầu tiên của các dòng họ.
Nếu nh thần Thành Hoàng là vị thần quan trọng nhất ở các làng Bắc Bộ thì
ở Mã Châu và mở rộng ra vùng Duy Xuyên - Quảng Nam nói chung việc thờ Tiền
Hiền khai canh chiếm vị trí chủ đạo, nó chi phối rất mạnh mẽ đến đời sống tâm lý
của c dân nơi đây. Tín ngỡng Thành Hoàng ở Mã Châu vẫn đợc lu giữ nhng đã lui
xuống hàng thứ yếu, đồng thời lại hoà nhập vào với yếu tố tín ngỡng Chăm. Nó
thể hiện ở việc thờ Thành hoàng Cao Các ở miếu thờ của làng Mã Châu.
3.1.4. Miếu thờ.
Miếu thờ ở Bắc Bộ có chức năng chính là nơi thờ thổ địa, là nơi thờ cúng
của từng xóm [38.34]. Nhng ở Mã Châu và vùng Duy Xuyên nói chung, miếu thờ
Ngũ đức hay Ngũ hành tiên nơng, một tín ngỡng phổ biến ở vùng này.
Ngũ hành tiên nơng gồm:
- Kim đức thánh phi tôn thần.
- Mộc đức thánh phi tôn thần.
- Thuỷ đức thánh phi tôn thần.
- Hoả đức thánh phi tôn thần.
- Thổ đức thánh phi tôn thần.
Tuy nhiên khi giải thích về việc thờ ở miếu thì ngời làng Mã Châu nói rằng
trớc kia ở vùng này thiên tai, nạn hoả hoành hành nên ngời ta phải thờ cúng những
hiện tợng gây tai hoạ và gọi chung là thờ Nhơng bà.
ở Mã Châu có chín miếu của chín xóm là tứ Bình, tứ Phú và Hợp Thành. tr-
ớc kia còn có miếu Nhỏ nhng nay đã bị phá huỷ và chỉ còn lại nền gạch ở phía
đầu làng.
Miếu ở đây kiến trúc khá giống nhau và rất đơn giản, đợc xây dựng ở khu
đất nhỏ hình chữ nhật ở đầu hoặc ở cuối xóm. Trong miếu có một bát hơng ở
chính giữa thờ Nhơng bà và hai bát hơng ở hai bên, thấp hơn để thờ ch thần. Phía
ngoài là bức bình phong, bên cạnh là cây hơng thờ thổ thần.
Lễ thức ở các miếu tơng đối giống nhau, thờng cúng vào mồng 5 đến mồng
7 tháng Giêng âm lịch. Lễ vật do cả thôn cùng đóng góp. Xóm cắt hai nhà trong
thôn (gọi là ông Trùm) có trách nhiệm lo lễ vật, chuẩn bị lễ cúng và ngày Rằm,
mùng một phải ra miếu thắp hơng. Lễ vật gồm năm mâm, một mâm để ở giữa
miếu cúng Nhơng bà, hai mâm ở hai bên tả hữu để cúng ch thần, một mâm cúng
thổ địa và một mâm đặt trớc tấm bình phong mời "bằng hữu" - thần ở những vùng
xung quanh.
Ngời cúng là ngời già nhất xóm và đợc mọi ngời trọng vọng. Khi cúng mặc
áo the, khăn xếp. Quá trình cúng tế nhìn chung cũng giống nh lễ tế ở đình làng và
mức độ to nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của từng xóm.
Nội dung của văn tế thờng nh sau: "Kim ngân, hơng đăng, thanh chớc thứ
phẩm chi nghi cẩn cáo vu... Thợng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần, sắc
phong nhân huyền dực bảo trung ngng tôn thần. Tập bộ hạ thần đẳng chủng
đồng lai thụ hởng. Viết cung di tôn thần. Ngũ sắc hề thợng bạch, ngũ hành hề
thuộc kim...
Miếu tiền thiết tế, thợng kỳ lai hởng nh lai hâm. Vô nhứt tiêu phong nạn
hoả, tai quái chi trng bất tác hựu nhất ấp dân khơng dật phụ" (Văn tế ở miếu
Bình Hoà).
(Tạm dịch: Kim ngân, hơng đăng, thanh trớc vật phẩm đã bầy. Kính báo...
Thợng giới bạch hổ kim tinh thần nữ tôn thần. Sắc phong nhân huyền dực bảo
trung ngng tôn thần. Cùng ch thần bộ hạ cùng đến thụ hởng. Kính viết: Tôn thần.
Trong ngũ sắc là màu trắng, trong ngũ hành thuộc kim...
Trớc miếu tế lễ, ở trên tới hởng, không gây tiêu phong nạn hoả, không tác
oai tác quái để dân trong ấp đợc bình yên.)
Sau khi lễ tạ, mọi ngời kéo đến nhà ông Trùm ăn uống, tổng kết công việc
trong năm và cắt cử công việc cho năm tới. Trong việc tế ở miếu này, ngời phụ nữ
chỉ chuẩn bị đồ tế lễ ở nhà còn ra miếu là đàn ông ở xóm.
Việc tế lễ ở miếu của mỗi xóm có vai trò rất quan trọng trong đời sống của
c dân ở đây. Nó tạo nên một sự cộng cảm, cộng mệnh, củng cố tinh thần đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau của mọi ngời trong thôn xóm, tạo điều kiện cho mọi ngời
gặp gỡ và vui chơi để từ đó họ có thể hiểu nhau hơn.
3.1.5. Thờ Phật.
Chùa Ba Phong (Hoa Phong tự - tiếng miền Trung đọc Hoa thành Ba) nằm
ở phía Tây Nam của làng, phía gần bờ sông. Chùa do nhân dân Mã Châu xây dựng
đã nhiều lần bị h hỏng phải tu sửa, thậm chí phải làm lại hoàn toàn. Chùa cũ
không rõ đợc dựng từ bao giờ, năm 1930 bị đổ và đợc nhân dân xây dựng lại bằng
nhà tranh tre. Năm 1945 bị đổ, đến năm 1960 chùa đợc khởi công xây dựng bằng
gạch, lợp ngói. Trong kháng chiến chống Mỹ lại bị sập. Năm 1989 chùa đợc làm
lại nh hiện nay, do ngời dân làm nghề dệt ở Mã Châu quyên góp mà xây dựng lên.
Trong chùa, gian ngoài chính giữa thờ tợng Phật Thích Ca, phía hữu (từ
ngoài vào) thờ Bồ Tát Địa Tạng, phía tả thờ Quan Âm Nam Hải. Gian trong thờ
Tiền Hiền Mã Châu (do trớc đây khi đình cũ sập, ngời ta đa bài vị Tiền Hiền vào
chùa thờ, đến khi dựng đình mới, ngời ta vẫn để chân nhang ở chùa), Bồ Đề Đạt
Ma và là nơi để hậu của các phật tử.
Mỗi tháng vào ngày rằm, mùng một nhà chùa làm lễ, các Phật tử, đạo hữu
đến lễ chùa. Bình thờng vào buổi tối, phật tử và các cụ già thờng đi tụng kinh
niệm phật. Ngời dân ở đây đi chùa vì nhiều lý do nhng chủ yếu là đi chùa để cầu
an, cầu phúc...
Ngày Phật Đản (lễ Vu Lan Bồn ngày 15/7 Âm lịch) là ngày lễ lớn nhất của
chùa. Chùa làm lễ rất lớn để cúng các vong hồn không siêu thoát đợc. Ngày này
Phật tử các nơi về làm lễ rất đông.
Khác với chùa chiền ở miền Bắc đợc bố chí theo kiểu thờ cúng "tiền Phật,
hậu Thánh" với một hệ thống các ban thờ khá "phức tạp" nh Ban thờ Mẫu, Ban thờ
Đức Ông ở trong chùa. Chùa Ba Phong và chùa ở vùng Duy Xuyên - Quảng Nam,
nhìn chung là chỉ thờ Phật (các chân nhang của Tiền Hiền Tứ Mã cũng mới đợc đa
vào chùa thờ), không có Ban thờ Mẫu và ban thờ Đức Ông. Chùa chiền ở đây khá
"thuần nhất" chứ không có sự thờ cúng "phức tạp" nh ở miền Bắc.
3.1.6. Thờ Thổ địa.
Thần Thổ địa là một vị thần quan trọng trong đời sống tâm linh của c dân
làng Mã Châu. Việc thờ thần có ở khắp mọi nơi tuy rằng về mặt kiến trúc thì nơi
thờ thần rất đơn giản, chỉ là một cây hơng đặt ở góc sân đình, chùa, nhà thờ họ,
góc vờn của gia đình, cũng có khi là bát hơng ở cổng ngõ mỗi nhà, thậm trí ngời
ta còn cắm hơng vào gốc cây hay/và cắm thẳng hơng xuống đất...
Việc thắp hơng cho thần ngõ (thần Thổ địa) vào ngày Rằm, mùng một
vào lúc đầu tối, sau khi thắp hơng cho tổ tiên ở bàn thờ trong nhà.
Thờ Thổ công là một tín ngỡng chung, phổ biến của ngời Việt với quan
niệm "đất có Thổ công, sông có Hà Bá". Thổ công là vị thần trông coi nhà, định
phúc hoạ và coi giữ không cho ma quỷ đến quấy nhiễu gia đình tín chủ [30.78]. ở
vùng này tín ngỡng thờ Thổ công, thổ địa phát triển mạnh hơn. Nó liên quan đến
việc trớc đây ngời Việt coi vùng này là vùng "ma thiêng nớc độc".
3.1.7. Thờ Thần Nông.
Liên quan đến tục thờ Thần Nông có hai Lễ chính là lễ Cơm mới và lễ Hạ
đồng.
- Lễ Cơm mới: hàng năm vào tháng 10, sau khi thu hoạch mùa vụ, những
ngời làm nông nghiệp trong làng cùng đóng góp để làm lễ cúng Thần Nông ở bàn
Mục Đồng. Trên mâm lễ, ngời ta lấy những hạt lúa đầu mùa làm cơm cúng thần
cùng với gà hoặc thủ lợn, hơng đèn, trầu rợu, hoa quả... mục đích để cảm tạ Thần
Nông đã phù hộ cho mùa màng tơi tốt và cầu mong vụ sau đợc "ma thuận gió
hoà" để mùa màng đợc "phong đăng hoà cốc".
Bàn Mục Đồng nằm ở phía ngoài đồng, gần chùa Ba Phong, đợc xây dựng
đơn giản trên một mô đất cao hơn mặt ruộng khoảng 2m. Trong chiến tranh, bàn
Mục Đồng đã bị tàn phá nhng đã đợc xây dựng lại ngay sau đó.