Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xuân hòa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.52 KB, 76 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỢI
KHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
-----000-----

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nghiệp vụ:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lương Văn Hải
Họ tên sinh viên

: Nguyễn Xuân Hậu

Lớp

: K6 - TC

Ngành học

: Tài chính doanh nghiệp

Niên khóa

: 2013-2017

Địa điểm thực tập: Cơng ty CP Xn Hịa Việt Nam


HÀ NỘI -2017


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………........I
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ …………………………...II
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1
1. Tầm quan trọng của việc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp..................................1
2. Lý do chọn nghiệp vụ:.....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu:.......................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................3
5. Giới thiệu kết cấu bài báo cáo:..........................................................................3
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP....................................................4
1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp.........................................................................................................4
1.1.1 Tên doanh nghiệp.....................................................................................................4
1.1.2 Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp.........................................................................4
1.1.3 Địa chỉ.......................................................................................................................4
1.1.4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp...............................................................................4
1.1.5 Loại hình doanh nghiệp.............................................................................................4
1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp...................................................................4
1.1.7 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ................................................5
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty......................................................................................7
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơng ty Xn Hịa...........................................7
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận....................................................................7
1.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp......8
1.3 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.....................................................9
1.3.1 Các mặt hàng sản xuất kinh doanh............................................................................9
1.3.1.1 Tên các mặt hàng sản xuất kinh doanh..................................................................9
1.3.1.2. Sản lượng từng mặt hàng...................................................................................10

1.3.2 Công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp...............10
1.3.3 Các yếu tố đầu vào..................................................................................................18
1.3.4 Đầu ra của doanh nghiệp........................................................................................26
1.3.5 Khái quát kết quả sản xuất – kinh doanh của công ty.............................................28


Phần II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH TÀI CHÍNH TẠI

DOANH

NGHIỆP...........................................................................................................30
2.1 Phân tích thực trạng tài chính của cơng ty CP Xn Hịa VN.....................................................30
2.1.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.......................................................30
2.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn...................................................................36
a. Phân tích kết cấu nguồn vốn........................................................................................36
2.2 Đánh giá thực trạng tài chính củacơng ty CP Xn Hịa VN.......................................................51
2.2.1 Những điểm mạnh về tài chính...............................................................................51
2.2.2 Những điểm yếu về tài chính của cơng ty...............................................................52
2.2.3 Ngun nhân những điểm yếu trên........................................................................53

Phần III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP........54
3.1 Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới..........................................................54
3.2 Một số giải pháp của công ty.....................................................................................................56
3.3 Một số kiến nghị........................................................................................................................59
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước............................................................................................60
3.3.2 Kiến nghị với công ty...............................................................................................60

KẾT LUẬN......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................1
PHỤ LỤC...........................................................................................................2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
CSH

Chủ sở hữu

DTT

Doanh thu thuần

HDQT

Hội đồng quản trị

HTK

Hàng tồn kho

KPT

Khoản phải thu

LNST


Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sản

TSDH

Tài sản dài hạn

VLĐ

Vốn lưu động

CP

Cổ Phần


VN

Việt Nam

NSNN

Ngân sách nhà nước

VCĐ

Vốn cố định

NPT

Nợ phải trả

DANH MỤC BẢNG BIẾU, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ


 Bảng biểu:
Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất các mặt hàng nổi bật của Công ty...................10
Bảng 1.2: Các nguyên liệu chính năm 2016....................................................19
Bảng 1.3: Tình hình cơ cấu nhân sự công ty năm 2014 - 2016......................20
Bảng 1.4: Vốn và cơ cấu vốn………………………………………………..23
Bảng 1.5: Vốn CSH và sử dụng vốn CSH…………………………………..23
Bảng 1.6: Cơ cấu nợ phải trả………………………………………………...24
Bảng 1.7: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm cá mặt hàng nổi bật của công ty theo
địa điểm năm 2016……………………………………………………….…26
Bảng 1.8: Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng nổi bật của công ty 2014-2016...27

Bảng 1.9: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh…………………...…….27
Bảng 1.10: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh......................................28
Bảng 2.1: Tình hình biến động về quy mơ tài sản…………………………..30
Bảng 2.2: Tình hình biến động về quy mơ nguồn vốn………………………33
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của cơng ty.................................................35
Bảng 2.4: Tình hình Nguồn vốn của cơng ty từ năm 2014-2016....................36
Bảng 2.5: Tình hình Tài sản của công ty từ 2014-2016..................................38
Bảng 2.6: Tỷ suất đầu tư cào TSNH và TSDH của công ty…………………40
Bảng 2.7: Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và cá khoản NPT…...41
Bảng 2.8: Biến động về kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty 2014-2016
...........................................................................................................43
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng vốn của cơng ty……………………………….45
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu và khả năng thanh tốn của cơng ty..........................46
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu cơ cấu tài chính của cơng ty.....................................47
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của công ty...........................48
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của cơng ty..........49
 Hình, Sơ đồ:


Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.......................................................7
Hình 2: Dây chuyền sản xuất Tủ sắt sơn.............................................................10
Hình 3: Dây chuyền sản xuất Bàn mặt sắt Mạ.....................................................12
Hình 4: Dây chuyền sản xuất Bàn học sinh.........................................................13
Hình 5: Cơ cấu vốn theo giá trị...........................................................................24
Hình 6: Biểu đồ vốn CSH và sử dụng vốn CSH..................................................25
Hình 7: Biểu đồ cơ cấu nợ phả trả của công ty.....................................................26


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với lĩnh vực tài
chính – ngân hàng, vấn đề phát triển nguồn nhân lực có đầy đủ ý nghĩa thực
tiễn và lý luận, là nhiệm vụ đặt ra của các trường đào tạo nhân lực cho ngành
tài chính ngân hàng. Sau một thời gian được trang bị kiến thức trên cơ sở lý
thuyết em đã có dịp học hỏi thực tế. Trong thời gian thực tập và thực hiện
phương châm giáo dục lý thuyết gần với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà
trường gắn liền với xã hội để qua đó củng cố nâng cao kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ đã được học. Vận dụng những kiến thức đã học vào việc viết báo
cáo thực tập tốt nghiệp giúp em hoàn thiện và nâng cao kiến thức chun mơn
nghiệp vụ. Có thêm kinh nghiệm về việc khảo sát nghiên cứu, phân tích, đánh
giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp và đóng góp các giải pháp nhằm giải
quyết những hạn chế doanh nghiệp gặp phải. Sau một tháng thực tập tại Công
ty CP Xuân Hòa Việt Nam em đã học hỏi được rất nhiều điều từ bộ phận mà
em được làm, được giám sát, các cán bộ CNV đã chỉ bảo và giúp đỡ em rất
nhiều để em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Hà Nội, 04 năm 2017

1


2. Lý do chọn nghiệp vụ
Ngày nay cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, cùng với sự
cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra khơng ít
khó khăn và đầy thử thách cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, mục tiêu hoạt
động của các doanh nghiệp là luôn tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị
của doanh nghiệp. Để đạt được, các nhà doanh nghiệp và các bên có liên quan
đến doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp đó về
cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn… Qúa trình phân tích tài
chính sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá tổng quan tình hình tài chính của doanh
nghiệp, từ đó có thể so sánh về rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Mỗi một khả năng sinh lời đều có đi kèm theo một mức độ rủi ro nhất
định. Thơng thường mức sinh lời cao có thể có mức rủi ro cao. Chính vì thế,
việc đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp đều phải đánh giá và
phân tích trên hai khía cạnh này. Nguyên tắc lựa chọn là hài hòa mức sinh lời
và rủi ro trong khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Nếu khả năng chịu đựng
rủi ro cao thì có thể chọn những doanh nghiệp có khả năng mang lại lợi nhuận
cao trong tương lai và ngược.
Từ quan điểm trên, tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp là bảng Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là các chứng
từ cần thiết trong kinh doanh. Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá
năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp. Các
nhà cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang
được quản lý như thế nào. Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định
cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra
báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những doanh nghiệp
mà họ đang giao dịch.

2


Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và
báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép so sánh việc kinh doanh các năm hoạt
động liền kề của doanh nghiệp hoặc so sánh giữa doanh nghiệp này với các
doanh nghiệp khác.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính
thơng qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, em đã chọn nghiệp
vụ: “Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Xn Hịa Việt Nam”
để nghiên cứu và viết báo cáo thực tập của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nghiệp vụ là nêu rõ thực trạng tài chính tại doanh

nghiệp, từ đó chỉ ra những điểm mạnh hay những điểm yếu về tài chính của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhìn thấy được khả năng tình hình tài chính
của mình có sự biến động lớn hoặc nhỏ để đưa ra những biện pháp khắc phục
thích hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian: nghiên cứu tại Cơng ty Cổ phần Xn Hịa Việt Nam.
- Về thời gian: Báo cáo nghiên cứu hoạt động của công ty từ năm 2014
đến 2016.
5. Giới thiệu kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, báo cáo gồm 3
phần:
Phần I: Khái quát về Cơng Ty Cổ phần Xn Hịa Việt Nam.
Phần II: Thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Xuân Hòa Việt
Nam.
Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp cho Công ty.

3


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu về doanh nghiệp.
1.1.1. Tên doanh nghiệp
Cơng ty Cổ phần Xn Hịa Việt Nam.
1.1.2. Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
Ông: Lê Duy Anh.
1.1.3. Địa chỉ
Cơng ty có trụ sở chính/Nhà máy tại:
Đường Nguyễn Văn Linh - Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
- Quyết định thành lập 132; Ngày cấp: 23/08/2004

Cơ quan ra quyết định: UBND TP Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh: 2500161922; Ngày cấp: 10/12/2004
Cơ quan cấp: Tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.5. Loại hình doanh nghiệp
Cơng ty Cổ Phần.
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
a. Chức năng
Chức năng chính ban đầu của Công ty là tổ chức sản suất và tiêu thụ
sản phẩm xe đạp và các phụ tùng xe đạp, đáp ứng chủ yếu nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Tiếp bước truyền thống 35 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty
Cổ phần Xuân Hòa tiếp tục phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại
Đông Nam Á trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, sản xuất trang thiết bị nội thất,
mang đến cho khách hàng những sản phẩm hiện đại, mỹ thuật và chất lượng cao.
b. Nhiệm vụ:

4


Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng về các mặt hàng nội thất trên thị trường
trong nước, đồng thời tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới để đẩy mạnh
xuất khẩu, mang lại hiệu quả cho vốn đầu tư của nhà nước.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cần tổ chức tốt nhiệm vụ mua, dự trữ
bảo quản và cung ứng vật liệu, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, chủng
loại, và kịp thời, nhằm tối thiểu hóa chi phí, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của
công ty.
Không ngừng đổi mới và cải thiện quy trình cơng nghệ cho phù hợp với
yêu cầu ngày càng cao và khắt khe cảu khách hàng nhưng cũng phải phù hợp
với khả năng của công ty là phải biết và xác định cho được mình nên mua
cơng nghệ nào, thiết bị, máy móc, với ngun nhiên vật liệu nào thích hợp.
Đồng thời phải đào tạo cũng như tạo điều kiện cho công nhân học tập, nâng

cao trình độ kỹ thuật.
Ln ln cải tổ và hồn thiện bộ máy quản lý cho phù hợp với tình
hình thưc tiễn và những đòi hỏi của nên kinh tế. Mặt khác phải quyết tâm
chống tham ơ lãng phí, trung thành với đường lối của Đảng và Chính phủ.
Việt sản xuất phải được kiểm tra giám sát từ khâu nguyên liệu đầu vào cho
đến khi đưa sản phẩm ra thị trường để đảm bảo uy tín và tạo niềm tin cho
khách hàng.
Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo thu
nhập cho người lao động đúng thời hạn, với mức lương phù hợp để ổn định và
nâng cao đời sống nhằng làm cho cán bộ công nhân viên có động lực để hăng
hái thi đua lao động sản xuất.
1.1.7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
- Cơng ty Cổ phần Xn Hịa Việt Nam tiền thân là “Xí nghiệp xe đạp
Xn Hịa” thuộc bộ cơ khí luyện kim quản lý. Năm 1977, Xí nghiệp Xe đạp
Xuan Hịa được Cộng hịa Pháp giúp đỡ đầu tư về thiết bị và công nghệ.
5


- Ngày 19/03/1980, theo quyết định số 1031, Xí nghiệp xe đạp Xn
Hịa được chuyển giao cho xí nghiệp xe đạp Hà Nội quản lý. Cũng trong thời
gian này xí nghiệp kéo ống thép tại Kim Anh từ Minh Trí- Sóc Sơn chuyển về
sát nhập vào thành một phân xưởng cảu xí nghiệp xe đạp Xn Hịa. Ngày
30/12/ 1980, Cắt băng khánh thành xí nghiệp Xe đạp Xn Hịa.
- Tháng 03/1989, Xí nghiệp Xn Hịa sát nhập thêm Xí nghiệpPhân
Khoắng Hà Nội.  Những sản phẩm bàn, ghế đầu tiên ra đời, mở ra một bước
ngoặt trong sản xuất kinh doanh của Công ty
- Năm 1993, Công ty đặt một chi nhánh tại Hà Nội. Đổi tên thành Cơng
ty Xn Hịa
- Năm 1994, Công ty đặt thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và
82 đại lý tren khắp các tình thành phố trên cả nước.

- Tháng 06/1996, Cơng ty mở rộng đàu tư, tham gia góp vốn thành lập
Cơng ty liên doanh Takanichi – Vietnam(nay là Công ty TNHH Toyota
Boshoku Hà Nội)
- Năm 1998, UBND thành phố Hà Nội giải thể Xí nghiệp xuất khẩu
đơng lạnh Cầu Diễn và sát nhập vào cơng ty Xn Hịa.
- Năm 1999, Cơng ty tiếp tục sát nhập thêm công ty sản xuấ kinh doanh
ngoại tỉnh và tên pháp nhân Công ty Xuân Hòa vẫn được giữ vững.
- Năm 2004, Chuyển đổi thành Cơng ty TNHH Nhà nước một thành
viên Xn Hịa
- Năm 2013, Đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên Nội thất
Xn Hịa
- Năm 2015, Chuyển đổi thành Cơng ty cổ phần Xuân Hòa Việt Nam

6


1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơng ty Xn Hịa
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơng ty Xn Hịa

(Nguồn: />1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Hội đồng quản trị là những người trực tiếp nắm giữa phần vốn góp cho
cơng ty, định hướng phát triển chung về mọi mặt.
- Ban giám đốc: Những người đứng đầu bộ máy quản lý của cơng ty có
chun mơn cao, trực tiếp đưa ra các quyết định quản lý, chỉ đạo sản xuất
kinh doanh tới các phòng ban. Giám đốc là đại diện pháp nhân chịu trách
nhiệm trước các thành viên trong công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Phó giám đốc là người thay mặt giám đốc quản lý trực tiếp
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giải quyết các công việc

của giám đốc khi giám đốc ủy quyền.

7


- Phịng tổ chức hành chính: Có chức năng quản lý chung về mặt nhân
sự, theo dõi giờ công lao động. Chịu trách nhiệm tổ chức công tác bảo vệ tài
sản, phổ biến kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động sản xuất. Thực hiện các
chế độ theo quy định của nhà nước cho người lao động.
- Phòng tài chính kế tốn: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc tổ
chức cơng tác kế tốn, thực hiện chế độ tài chính kế tốn hiện hành. Tham
mưu cho giám đốc các cơng tác quản lý kinh tế, tài chính.
- Phịng kế hoạch – vật tư: Là phịng nghiệp vụ, có chức năng giúp giám
đốc chỉ đạo xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh,
tham gia thị trường, công tác mua bán, xuất nhập khẩu và quản lý vật tư, thiết
bị, nhiên liệu… công tác kiểm tra và xét duyệt dự toán, tổ chức thực hiện chế
độ báo cáo thống kê công nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và
công tác khác của cơng ty.
- Phịng Logistic và Marketing bán hàng: Tổ chức lập hồ sơ thanh toán,
quyết toán theo từng giai đoạn, theo dõi việc thực hiện các dự án, lập kế
hoạch phát triển thị trường.
- Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm
của công ty.
1.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý
doanh nghiệp
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có tồn
quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và
quyền lợi của công ty. Giám đốc là người thực hiện các nghị quyết của hội
đồng quản trị, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
và đầu tư của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực

hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho giám đốc là các Phó
giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiễm. Phó giám đốc có
8


nhiệm vụ điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu
trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được phân công và giao quyền.
- Phịng tổ chức hành chính giúp cho giám đốc về mơ hình, cơ cấu bộ
máy kinh doanh của cơng ty. Phịng tài chính kế tốn giúp cho giám đốc giám
sát và quản lý, kiểm tra tình hình tài chính vốn, tài sản của công ty và hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch vật tư giúp giám đốc chỉ đạo và
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phòng Logistic và Marketing bán
hàng đưa ra các chức năng nghiên cứu và dự báo đầu tư giúp giám đốc đưa ra
các quyết định đầu tư hay ký kết. Xưởng sản xuất là nơi sản xuất ra các sản
phẩm, dịch vụ theo sự chỉ đạo của giám đốc.
1.3. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Các mặt hàng sản xuất kinh doanh
1.3.1.1. Tên các mặt hàng sản xuất kinh doanh
Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công có trên 3000 chủng loại sản phẩm
chia thành các nhóm:
- Bàn ghế, tủ sắt, gỗ cho văn phòng.
- Ghế xoay văn phòng.
- Bàn, ghế, giá, kệ, đồ gia dụng cho gia đình.
- Bàn ghế cho hội trường; Bàn ghế rạp chiếu phim; Ghế sân vận động.
- Vách ngăn văn phòng; Giá hồ sơ di động cho kho lưu trữ; Giá, kệ siêu
thị.
- Giường tủ, thiết bị y tế.…
Các sản phẩm nổi bật, với lượng tiêu thụ lớn và mang lại doanh thu cao cho
công ty cụ thể như:
- Bàn học sinh BHS-16

- Ghế xoay GX-09
- Tủ Locker LK-18A
9


- Tủ sắt quần áo
- Cầu là mạ CLM-12
1.3.1.2. Sản lượng từng mặt hàng
Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất các mặt hàng nổi bật của Công ty.
Đơn vị: Chiếc.
Năm
Tên mặt hàng

2014

2015

2016

Bàn học sinh BHS-16

172.197

204.353

319.534

52.986

95.976


99.375

Tủ Locker LK-18A

9.916

10.836

15.736

Tủ sắt quần áo

9.484

10.547

12.967

Cầu là mạ CLM-12

2.274

6.358

6.574

Ghế xoay GX-09

(Nguồn: Phịng tổng hợp cơng ty CP Xuân Hòa VN)

Nhận xét:
Sản lượng sản xuất các mặt hàng nổi bật của cơng ty nhìn chung tăng qua các
năm. Trong đó sản phẩm phổ biến và được sản xuất nhiều nhất là Bàn học
sinh BHS-16, cụ thể năm 2014 sản xuất được 172197 chiếc, năm 2015 sản
xuất được 204353 chiếc, và tăng lên 319534 chiếc năm 2016. Ngoài ra, cơng
ty cịn có một số sản phẩm nổi bật khác như Ghế xoay GX-09, Tủ Locker LK18A, Tủ sắt quần áo, Cầu là mạ CLM-12… Qua các năm sản lượng sản xuất
các sản phẩm này cũng tăng đều.
1.3.2. Công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp
1.3.2.1. Dây chuyền sản xuất sản phẩm
a. Sản xuất tủ sắt sơn
 Sơ đồ sản xuất

10


Sơ đồ 1.2: Dây chuyền sản xuất Tủ sắt sơn
Bước 1:
Kho
ngun
vật liệu

Bước 2:
Phân
xưởng
ống
thép

Bước 3:
Phân

xưởng
cơ khí

Bước 4:
Phân
xưởng
Sơn

Bước 5:
Phân
xưởng
lắp ráp

Bước 6:
Kho
thành
phẩm

(Nguồn: Phịng tổng hợp cơng ty CP Xn Hồ VN)
 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất
- Bước 1: Kho nguyên vật liệu:
+ Là nơi chứa cá nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Các nguyên vật liệu bao gồm: Tơn sắt, ốc vít, sắt, các chất phun sơn,
bao bì, các phụ kiện khác.
- Bước 2: Phân xưởng ống thép:
Nơi cắt pha tôn theo bản mẫu phục vụ công đoạn sau.
- Bước 3: Phân xưởng cơ khí:
Gia cơng cơ khí tơn thép. Uốn cắt, gập mép, ép hàn theo bản mẫu.
-Bước 4: Phân xưởng sơn:
Thành phẩm từ bước 3 được chuyển đến đây để sơn với công nghệ sơn

tĩnh điện công nghệ cao theo màu đã được yêu cầu từ trước.
- Bước 5: Phân xưởng lắp ráp:
Các thành phần, linh kiện được đưa đến để lắp ráp thành sản phẩm
hoàn chỉnh. Kiểm tra chất lượng. Rồi được bao gói.
- Bước 6: Kho thành phẩm.
b. Sản xuất Bàn mặt sắt mạ
 Sơ đồ sản xuất

11


Sơ đồ1.3: Dây chuyền sản xuất Bàn mặt sắt Mạ

Bước 1:
Kho
nguyên
vật liệu

Bước 2:
Phân
xưởng
ống thép

Bước 3:
Phân
xưởng
cơ khí

Bước 4:
Phân

xưởng
mạ

Bước 5:
Phân
xưởng
lắp ráp

Bước 6:
Kho
thành
phẩm

 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất
- Bước 1: Kho nguyên vật liệu:
+ Là nơi chứa cá nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Các nguyên vật liệu bao gồm: Ống thép, ốc vít, sắt, các chất mạ, bao
bì, các phụ kiện khác.
- Bước 2: Phân xưởng ống thép:
Nơi cắt ống thép theo bản mẫu phục vụ công đoạn sau.
- Bước 3: Phân xưởng cơ khí:
Gia cơng cơ khí ống thép. Uốn cắt, gập mép, ép hàn theo bản mẫu.
-Bước 4: Phân xưởng mạ:
Thành phẩm từ bước 3 được chuyển đến đây để mạ với công nghệ cao
theo màu đã được yêu cầu từ trước.
- Bước 5: Phân xưởng lắp ráp:
Các thành phần, linh kiện được đưa đến để lắp ráp thành sản phẩm hồn
chỉnh. Kiểm tra chất lượng. Rồi được bao gói.
- Bước 6: Kho thành phẩm.
c. Sản xuất bàn mặt sắt mạ.

 Sơ đồ sản xuất

12


Sơ đồ1.4: Dây chuyền sản xuất Bàn học sinh.

Bước 1:
Kho
nguyên
vật liệu

Bước 3:
Phân
xưởng
ống thép

Bước 4:
Phân
xưởng cơ
khí

Bước 5:
Phân
xưởng
sơn

Bước 2:
Phân
xưởng

mộc

Bước 6:
Phân
xưởng lắp
ráp

Bước 7:
Kho
thành
phẩm

 Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất
- Bước 1: Kho nguyên vật liệu:
+ Là nơi chứa cá nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Các nguyên vật liệu bao gồm: Ống sắt, théo, ốc vít, các chất phun sơn,
bao bì, các phụ kiện khác.
- Bước 2: Phân xưởng mộc:
Các nguyên vật liệu từ gỗ đề được chuyển đến đây để gia công, chế biến,
cắt ép. Bán thành phẩm tạo ra là mặt bàn mặt ghế.
- Bước 3: Phân xưởng ống thép:
Nơi cắt ống thép theo bản mẫu phục vụ công đoạn sau.
- Bước 3: Phân xưởng cơ khí:
Gia cơng cơ khí ống thép. Uốn cắt, gập mép, ép hàn theo bản mẫu.
- Bước 4: Phân xưởng sơn:
Thành phẩm từ bước 3 được chuyển đến đây để sơn với công nghệ sơn
tĩnh điện công nghệ cao theo màu đã được yêu cầu từ trước.
- Bước 5: Phân xưởng lắp ráp:
Các sản phẩm ở bước 2 và bước 4 được đưa đến để lắp ráp thành sản
phẩm hoàn chỉnh. Kiểm tra chất lượng. Rồi được bao gói.

- Bước 6: Kho thành phẩm.
13


1.3.2.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất
a. Đặc điểm về phương pháp sản xuất
Cơng ty sử dụng quy trình cơng nghệ khép kín, sản phẩm được tạo ra từ
nhiều cơng đoạn khác nhau, sản xuất sản phẩm theo dây chuyền bán tự động
liên tục.
b. Đặc điểm về trang thiết bị
Tính đến nay, với sự cố gắng nỗ lực đầu tư, Cơng ty đã trang bị lại gần
như hồn tồn hệ thống máy móc thiết bị, mỗi cơng đoạn, dây chuyền sản
xuất hầu hết được cơ giới hóa, tự động hóa, tạo ra sự thay đổi căn bản về trình
độ kỹ tht sản xuất. Do đó Cơng ty đã trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu về sản xuất hàng nội thất tại Việt Nam.
Tuy nhiên để sử dụng hết năng lực và cơng suất máy móc, đặc biệt là
trong điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển không ngừng công
ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại để thỏa mãn ngày
càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và vững bước trong tiến trình hội nhập
AFTA. Cụ thể cơng ty đã đầu tư những dây chuyền công nghệ tiên tiến hàng
đầu của khu vực và thế giới:
- Tổ hợp thiết bị sản xuất tủ văn phòng nhập từ hãng Salvagnini –
Italia.
- Dây chuyền sơn bột tĩnh điện công suất trên 2 triệu m2/năm của
Singapore.
- Máy uốn CNC có thể uốn các chi tiết tạo không gian ban chiều.
- Robot hàn tự động và máy đột dập công nghệ Nhật Bản cho sản lượng
cao, chất lượng mói hàn ổn định.
- Dây chuyền mạ tự động, công nghệ 4 lớp mạ Ni-Cr.
Do vậy, sẩn phẩm của công ty ngày càng khẳng định được vị trí của

mình trên thị trường và được người tiêu dung bình chọn là hàng Việt Nam
14



×