Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận diện các phong cách giao tiếp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.02 KB, 5 trang )





Nhận diện các phong cách giao tiếp



Có bốn phong cách giao tiếp bạn cần chú ý:
1. Thụ động và gây hấn:
Mẫu người thụ động và gây hấn là mẫu người luôn im lặng trong buổi giao tiếp
nhưng luôn tìm cách bác bỏ lý lẽ của bạn và muốn đập tan luận điểm của bạn bằng
cách lâu lâu lại chen vào những sơ hở của bạn để “bắt bẻ”. Nếu bạn đang giao tiếp
với ai đó có thái độ cư xử thụ động/gây hấn, bạn có thể xử lý điều này bằng cách
vạch trần những gì người đó đang làm. “Tôi có cảm giác bạn không vui với quyết
định này” hoặc “hình như bạn đang có điều gì muốn nói, bạn muốn chia sẻ quan
điểm riêng của mình không?”… Bằng cách này, họ hoặc phải chối bỏ thái độ thụ
động/gây hấn, hoặc họ phải phơi bày động cơ của họ. Dù với cách nào đi nữa, bạn
cũng ở vị trí của người cầm lái – người điều khiển cuộc giao tiếp.
2. Người thụ động
Người thụ động không có ý gây hấn gì với bạn nhưng lại giữ im lặng quá nhiều và
không có ý kiến phản hồi nào đáng kể. Đặc trưng của những mẫu người này là tạo
ra không khí của buổi chuyện trò rất nhàm chán. Hãy khuyến khích họ đóng góp ý
kiến bằng nhiều câu như “vấn đề này tôi vẫn không chắc chắn lắm, bạn có ý kiến
gì không? Tôi nghĩ là bạn quan tâm đến vấn đề này phải không…?” Với mẫu
người thụ động, bạn đừng tỏ ra quá tự tin vì sẽ làm cho họ càng dè chừng mà ngại
giao tiếp với bạn.
3. Người gây hấn
Khi đương đầu với một người có biểu hiện gây hấn, hãy cố gắng không để tình
hình vượt khỏi tầm tay. Một giải pháp là bắt đầu bằng cách nói “Tôi muốn được
suy nghĩ về việc đó trước đã, sao chúng ta không nghỉ một lát nhỉ, anh nói đúng,


nhưng tôi nghĩ vẫn có vài vấn đề cần trao đổi ở đây…” Điều này cho bạn thời gian
để tập trung suy nghĩ và cho người kia thời gian để bình tĩnh lại. Nếu cuộc trò
chuyện đã đến mức căng thẳng mà không ai chịu nhường ai thì nhiều chuyện
không hay sẽ xảy ra. Tốt nhất hãy nhường nhin trước và sau đó dùng lý lẽ cùng sự
bình tĩnh của mình để dàn xếp mọi chuyện.
4. Người lơ đãng
Đó là mẫu người mà lời nói của bạn như “nước đổ lá khoai”. Họ thường không gây
hấn bằng cách tranh luận, hay im lặng như mẫu người thụ động: đơn giản vì lời nói
của bạn không khiến họ bận tâm, hoặc họ không mấy thiện cảm với bạn. Cách tốt
nhất là nên hỏi thẳng họ “bạn nghĩ tôi hơi nhàm chán…những điều tôi nói không
khiến bạn bận tâm thì phải?”… Họ sẽ không phản ứng gì nhiều với câu nói này và
bạn sẽ biết chắc là mình nên rút lui khỏi cuộc chuyện trò. Trong giao tiếp, khi một
trong hai bên đã không còn hứng thú tương tác, tốt nhất là nên chấm dứt tại thời
điểm đó. Bạn có thể viện cớ bận rộn, hoặc đề nghị họ nói chuyện với người khác
“tôi nghĩ là bạn sẽ thích nói chuyện với người này”.
Bạn thân mến, dù bạn giao tiếp với người thuộc phong cách nào, cũng cần chân
thành, khéo léo thì buổi nói chuyện mới đem lại kết quả tốt đẹp. Cũng hãy đảm bảo
là bạn vẫn giữ được hình ảnh của chính mình, đừng vì ai đó mà phải nói những
điều bạn không thích hay đồng tình với quan điểm của họ. Thẳng thắn nêu quan
điểm và bạn sẽ nhận lại được sự chân thành từ phía đối phương.


×