Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những sai lầm cần tránh khi trò chuyện (Phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.75 KB, 5 trang )





Những sai lầm cần tránh khi trò chuyện
(Phần 2)



5. Thiếu tinh thần hòa nhập vào buổi nói chuyện
Giả định bạn đang ở trong một bữa tiệc cưới. Bạn gặp lại một vài người bạn thời
đại học và mọi người trò chuyện rất rôm rả. Riêng bạn không biết nói gì và chỉ
ngồi im lìm một góc. Khi mọi người hỏi tới thì bạn cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện
và cười trừ. Thái độ của bạn khiến cho buổi trò chuyện kém vui.
Trên thực tế, không phải là bạn khó gần, kém thân thiện nhưng nhiều khi bạn
chẳng biết nói gì cả và cũng có thể đề tài họ nó không khiến bạn hứng thú. Dù sao
thì thái độ của bạn cũng là kẻ phá bĩnh rất phổ biến ở các cuộc nói chuyện đông
người.
Thay vì im lặng, hãy thỉnh thoảng lên tiếng hỏi một vài điều mà người khác trao
đổi, lắng nghe nghiêm túc và nhìn về phía người nói như thể bạn quan tâm đến
điều đó. Và đừng quên mỉm cười với câu chuyện vui nhộn nhé. Bạn sẽ sớm hòa
nhập thôi
6. Hay bắt lỗi và chỉ trích người khác
Có thể nói, người hay bắt lỗi người khác cũng như người biết tuốt: họ sẽ không để
bạn yên với từng câu chữ của mình, song người hay bắt lỗi còn khó chịu hơn vì có
thể họ không sành sỏi lĩnh vực nào nhưng luôn lăm le để tìm ra sơ hở của bạn. Họ
có thể làm bạn mất hứng khi chèn vào nhận xét kiểu “không đúng, đàn ông có cơ
sáu múi chứ không phải 5 múi”… khiến bạn mất hứng với câu chuyện dang dở của
mình.
Với những người như thế này, hãy tỏ ra kiên nhẫn với đức t ính háu thắng của họ.
Nói thẳng vấn đề với họ nếu bạn coi họ là bạn bè, hoặc khéo léo đề cập đến cảm


nhận của bạn khi bị bắt bẻ như thế, sự bất tiện khi trò chuyện cùng nhau nhé thế
nào…Chắc chắn họ cũng sẽ thẳng thắn hơn bạn nghĩ đấy.
7. Hay đưa ra lời khuyên
Có bao giờ bạn nghe lời khuyên từ một ai đó trong khi bạn không hề mong đợi
điều này? Chẳng hạn, khi chia sẻ với một người bạn rằng “tớ thấy mọi chuyện thật
mệt mỏi quá. Tớ đã bị mất ngủ nhiều đêm và luôn bị thức giấc nửa đêm. Đi gặp
bác sĩ cũng không có tác dụng gì…”, điều mà bạn mong muốn là sự cảm thông từ
người kia, sự an ủi, đồng cảm; chứ không phải là một lời khuyên kiểu như “tớ đã
nói với cậu rồi. Cậu nên nghỉ ngơi đi, đừng bận tâm đến công việc nữa. Ăn uống
đầy đủ vào, ngủ đủ giấc…” Ai mà chẳng biết những điều căn bản đó, đúng không?
Nhưng bạn chẳng thể nào khác được. Khi nghe những lời khuyên dài dòng đó,
chúng ta càng thêm mệt mỏi mà thôi.
Nên đưa ra lời khuyên chỉ khi được hỏi ý kiến.
8. Muốn hơn thua đến cùng
Cuộc sống của chúng ta luôn không thể thiếu những cuộc tranh luận. Song, tranh
luận là để hiểu rõ quan điểm của nhau hơn và đi đến một tiếng nói chung, chứ
không phải là để hơn thua, cố khẳng định cho được ai đúng ai sai để thỏa mãn cái
sĩ diện của mỗi người.
Việc hơn thua như vậy chẳng đem lại lợi ích gì cho cả hai phía (trừ trường hợp bạn
cần khẳng định một quan điểm đúng đắn trong công việc để có quyết định trọng
đại nào đó), và nhiều khi nó còn phá hỏng mối quan hệ của bạn. Vì vậy, tốt nhất
trong mọi trường hợp, hãy giữ vững lập trường nhưng cũng tránh xung đột đến
mức có thể.
Thực tế mà nói, có rất nhiều lỗi giao tiếp cơ bản mà chúng ta cần tránh, song khó
mà thống kê một cách toàn diện, vì mỗi người, với mỗi tính cách, môi trường giao
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau sẽ có những lỗi nhỏ khác nhau. Bài viết này và
bài viết phần 1 chỉ là cố gắng chỉ ra những lỗi cơ bản và trầm trọng khiến cho quá
trình giao tiếp của bạn bị cản trở. Hãy linh hoạt áp dụng bài học vào trường hợp
giao tiếp cụ thể để có thể giao tiếp tốt hơn bạn nhé.


×