Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đừng để nhà rộng hoá chật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.35 KB, 5 trang )

Đừng để nhà rộng hoá chật
Ngoài các giải pháp nội thất trung dung, mới dừng lại ở mức “đủ ăn đủ mặc”, hiện
nay đang có không ít chủ đầu tư chăm chút, tập trung cho việc chi tiết hoá nội thất
đến độ cầu kỳ.
Bên cạnh mặt tốt thể hiện sự quan tâm đến chất lượng không gian sống, mặt trái của xu
hướng này là gây ra nhiều lãng phí diện tích, kinh phí và thậm chí làm ảnh hưởng đến
chất lượng thẩm mỹ bởi sự nhồi nhét thái quá. Quá trình sử dụng đồ đạc nội thất từ bày
biện đến bày bừa trên thực tế chỉ cách nhau trong gang tấc, có thể gây ra cản trở thông
thoáng, sai lệch không gian nội thất.
Việc phát sinh đồ đạc dễ khiến không gian dù rộng vẫn bị tình trạng bừa bộn, thiếu tinh
tế.


Nhà sạch thì mát, kinh nghiệm cha ông
truyền lại luôn đúng khi muốn nhà thoáng
mát theo nghĩa đen và cả “mát mắt” theo
nghĩa bóng, nói lên sự hợp lý và thẩm mỹ
gọn ghẽ. “Sạch” ở đây chính là cách chọn
lọc giải pháp và vật dụng nội thất không có
chi tiết thừa. “Sạch” còn biểu hiện sự thuận
tiện thoải mái cho gia chủ sử dụng, chứ
không đơn thuần là để trưng bày. Những đồ
vật, mảng miếng trang trí đưa vào nội thất
luôn cần khai thác hiệu quả sử dụng, đồng
thời phải trong “tầm ngắm” được gia chủ
quan tâm tu bổ hàng ngày (dọn dẹp), hàng
tháng (sắp xếp, sửa chữa vật dụng), hàng
năm (tổng vệ sinh, thay đổi đồ nội thất hư
cũ). Nếu chỉ xếp đầy đồ đạc vào nhà, trưng
bày tranh ảnh chi chít hay khoét hốc âm,
đóng kệ tủ dày đặc thì sẽ tạo nên một nội


thất không đủ sạch, nhà có rộng thì vẫn hoá
chật chội. Tuy nhiên để thực hiện được các bài trí nội thất có kiểm soát thì không đơn
giản, bởi nhu cầu luôn biến đổi theo hướng gia tăng, cộng thêm sự nhàm chán, quen mắt
sau một thời gian khiến người ta hay có xu hướng sắm đồ mới mà vẫn không “thanh lý”
nổi đồ cũ! Vì vậy cần lưu tâm một số vấn đề cơ bản sau:

Hệ thống tủ kệ trong phòng làm việc,
phòng tắm nếu khéo tính toán từ đầu sẽ
luôn hữu ích và giúp không gian được gọn
chặt hơn.

- Cần có sự kiềm chế trong mua sắm vật dụng và biết sắp xếp nội thất ngăn nắp, tạo một
không gian ở “sạch”, giảm vật dụng thừa, sắm đồ nội thất có khả năng thay đổi linh hoạt.
Ngôi nhà toạ lạc trong môi trường thiên nhiên và xã hội như thế nào thì phải có cách ứng
xử tương đương, hoặc dùng các biện pháp hạn chế tác động từ bên ngoài. Ví dụ nhà bên
đường bụi bặm sẽ không thể làm thoáng mở được, nhà cạnh quán xá ồn ào thì phải làm
giảm ồn cách âm. Các thành viên trong gia đình cũng tuỳ theo lứa tuổi giới tính, công
việc, sinh hoạt mà sắp xếp không gian riêng sao cho phù hợp, để ít bị sự thay đổi xáo
trộn. Ví dụ nhiều gia đình dù con còn nhỏ vẫn tính toán trước không gian cho trẻ sau này
lớn lên có chỗ học tập, tiếp khách riêng. Không nên nhồi nhét nhiều chức năng vào cùng
một không gian, dễ khiến cho nhà dù rộng vẫn cứ bị chật chội do sức ép của vật dụng và
sinh hoạt.

- Bắt đầu giải quyết từ các mối quan hệ đối nội và đối ngoại của mỗi ngôi nhà. Đối ngoại
là các không gian thường xuyên tiếp khách, nhà xe… cộng với phần mái nhà, sân thượng
thường xuyên chịu nắng mưa. Đối nội là các không gian bếp ăn, phòng ngủ, vệ sinh…
Mỗi phần này có cấu trúc không gian, mật độ tập trung người sử dụng khác nhau, đòi hỏi
sự chăm chút cũng khác nhau. Khi gia chủ xác định rõ tính chất cư ngụ của mình (chỉ ở
thuần tuý hay có kinh doanh, ở tạm hay ở lâu dài), đặc thù sinh hoạt của các thành viên
cơ bản và dự báo được tương lai phát triển thì sẽ giảm được khả năng “biến dạng” trong

quá trình xây dựng và trang trí. Ví dụ, khi có gia đình vợ chồng trẻ ở riêng trong nhà
chung thì bên cạnh phòng ngủ nên có chỗ đặt tủ lạnh hoặc bếp nhỏ sẽ rất tiện dụng vào
ban đêm, nhất là đối với nhà phố, lầu có em bé hoặc người già đi lên xuống khó khăn.
Phòng vệ sinh dẫu nhỏ vẫn nên tranh thủ các vị trí góc tường, cột, hộp gen làm hộc để đồ
tốt hơn là bày tràn lan. Các tính toán ở “phần cứng” như vậy sẽ hữu ích và không bị phụ
thuộc nhiều vào “phần mềm” là hệ thống đồ nội thất mua sắm sau này.
Không phải cứ có khoảng trống là phải lấp đầy vật dụng tương ứng, như phòng khách
này dù rộng vẫn bố trí bộ ghế tiếp khách khá gọn ghẽ, dành nhiều khoảng trống cho đi
lại, nhìn ngắm.

- Sau một thời gian sử dụng (trung bình khoảng sáu tháng) nên “khám sức khoẻ tổng quát
cho nhà” bằng cách rà soát tổng thể và chi tiết nhằm xem nhà có bị “trục trặc” ở đâu và
mức độ như thế nào. Các bước kiểm tra nên đi từ đại thể đến chi tiết, từ nội thất đến
ngoại thất, từ những nhu cầu mang tính thiết thân đến những vị trí thuần tuý chỉ để trang
trí, làm dáng cho ngôi nhà. Tinh thần tối giản của kiến trúc hiện đại đang được nhiều gia
chủ, nhất là các bạn trẻ ưa chuộng, nhưng cần lưu ý là điều kiện sống ở nông thôn khác
thành thị, ở Việt Nam khác nước ngoài về khí hậu, văn hoá, và cả các mối quan hệ xã hội.
Do đó, làm nhà sạch, nhà tối giản không phải là cái hộp trống trơn trắng toát, mà là sự
tính toán lược bỏ các trang trí dư thừa, hướng tới hệ thống đồ nội thất giản tiện, đa năng
và có gu thẩm mỹ.

×