Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.1 KB, 13 trang )

Mở đầu
Một thế kỷ 20 với rất nhiều biến động đã đi qua ,thế giới đang chuyển
mình và chờ đợi những khó khăn, thử thách mà thế kỷ 21 mang tới. Nhân loại đã
chứng kiến những bước nhảy thần kỳ của nền kinh tế thế giới . Tuy nhiên, mặt
trái của sự phát triển ấy lại là sự phân hoá giai cấp ,phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
Tỷ lệ người nghèo có thẻ giảm nhưng khoảng cách quá xa giữa người và người
nghèo dường như không thể lấp đầy .
Không thoát khỏi quy luật ấy Việt Nam sau 20 năm đổi mới chuyển từ
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, nước ta đã có bộ mắt hoàn toàn khác .Tuy nhiên cùng với sự đổi mới,
nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh đời sống của đại bộ phận dân cư được cải
thiện rõ rệt . Nhưng trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ảnh
hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội không đồng đều đến tất cả các
vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy , một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác
nhau chưa bắt nhịp với sự thay đổi gặp những khó khăn trong đời sống ,sản xuất
và trở thành người nghèo. Theo số liệu thống kê của bộ lao động thương binh và
xã hội năm 2001 nước ta có 2,8 triêu hộ nghèo chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả
nước đến cuối năm 2002 còn 1,97 triệu hộ nghèo chiếm 11,7% tổng số hộ.
Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội ,và khẳng
định nghèo đói ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị ,kinh tế ,xã hội và môi
trường. Đảng và nhà nước ta coi xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn ,là
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội .
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta đặc biệt trong
giai đoạn phát triển kinh tế thị trường là việc làm cần thiết. Là một sinh viên,
được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo bộ môn, tôi mạnh dạn đi tìm hiểu, nghiên
cứu vấn đề này với mục đích có cái nhìn khái quát hơn về một vấn đề xã hội ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong bài còn nhiều
sai sót mong nhận đươc nhiều ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
1
Néi dung


I. Xoá đói giảm nghèo trong vấn đề phát triển kinh tế thị trường.
1.Quan niệm về xoá đói giảm nghèo.
Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như : thu nhập hạn
chế hoặc thiếu cơ hội thu nhập ,thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc
khó khăn và dễ bị tổn thương ….Nghèo được định nghĩa trên nhiều khía cạnh
khác nhau .Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là rất khó.
Hội nghị chống nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra định
nghĩa chung như sau : nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục
tập quán của địa phương.
2. Thước đo đói nghèo ở Việt Nam.
|Ngưỡng nghèo hay chuẩn nghèo là ranh giới để phân biệt giữa người
nghèo và người không nghèo . Nó có thể là một ngưỡng tính bằng tiền hay phi
tiền tệ. Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo :
Ngưỡng nghèo tuyệt đối là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là cần
thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khoẻ mạnh .Có hai ngưỡng
nghèo tuyệt đối .Ngưỡng thứ nhất là số tiền để mua một rổ lương thực thực
phẩm hàng ngày gọi là nghèo lương thực thực phẩm . Ngưỡng nghèo này
thường thấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực
khác. Ngưỡng nghèo thứ hai là ngưỡng nghèo chung bao gồm cả phần chi tiêu
cho các sản phẩm phi lương thực .
Ngưỡng nghèo tương đối được xét trong tương quan xã hội , phụ thuộc
địa điểm cư dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó . Sự nghèo
khổ tương đối được hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp
nhận đưổctng những địa điểm và thời gian xác định .
Ở Việt Nam ngưỡng nghèo được xác định :
Theo tổng cục thống kê đưa ra hai ngưỡng nghèo .Nghèo đói lương thực thực
phẩm là những người có thu nhập không bảo đảm cho lượng dinh dưỡng tối
thiểu bù đắp 2100 calo/người/ngày đêm .Nghèo đói chung được xác định trên cơ

sở ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu
cơ bản tối thiểu ,30% còn lại là các nhu cầu khác .( biểu 1)
2
Theo Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì ngưỡng nghèo mang tính chất
tương đối hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu nhập, dựa chủ yếu vào khả năng của
những tư liệu sẵncó, trên cơ sở đó xác định ngưỡng nghèo là mức thu nhập tối
thiểu của từng khu vực căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và tình trạng giá cả hàng hoá
tiêu dùng ở các khu vực khác nhau .Theo ngưỡng nghèo này thì chuẩn nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2001 – 2005 là người có thu nhập bình quân dưới 100.000
đ/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, dưới 150.000 đ/tháng đối với vùng thành
thị và 80.000 đ/ tháng đối với vùng núi, hải đảo . Đây là cơ sở chính sách của
chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.
Biểu 1: Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta trong thời gian qua
Đơn vị :%
Việc nhận diện ai là “người nghèo” là một vấn đề khó cách thông thường
là dựa vào kết quả các cuộc điều tra về thu nhập của hộ gia đình . Những người
đang sống trong nghèo khổ tuỵet đối là những người giành cho nhu cầu về ăn là
chủ yếu .
Một cách tiếp cân khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói
là chia dân cư thành các nhóm khác nhau .Nhóm 1/5 nghèo nhất, những người
sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất gười nghèo với ngưỡng
nghèo tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo . Ví dụ, theo kết quả tính toán
Các chỉ tiêu 1993 1998 2002
Tỷ lệ hộ nghèo(chuẩn chung)
Thành Thị
Nông Thôn
58,1
25,1
66,4
37,4

9,2
45,5
28,9
6,6
35,6
Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn LTTP)
Thành Thị
Nông Thôn
24,9
7,9
29,1
15
2,5
18,6
10,9
1,9
13,6
Khoảng cách nghèo
Thành Thị
Nông Thôn
18,5
6,4
21,5
9,5
1,7
11,8
6,9
1,3
8,7
3

của tổng cục thống kê Việt Nam, khoảng cách nghèo của nông thôn Việt Nam
năm 2002 là 8,7% và nhóm dân tộc thiểu số là 22,1%.
3. Xoá đói giảm nghèo trong vấn đề phát triển kinh tế thị trường.
Từ năm 1986 đến nay đất nước ta bước vào một thời kỳ mới- thời kỳ
chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng XHCN .
Qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã vượt qua được giai đoạn khủng
hoảng, từng bước phát triển và có vị tri xứng đáng trong khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường đã đặt tất cả các chủ thể sản xuất,
kinh doanh trong sự cọ sát, thách thức bởi quan hệ giá trị, quan hệ cạnh tranh…
nó đòi hỏi việc xác lập rõ ràng vai trò của từng cá thể trong hoạt động kinh tế .
Do vậy, một bộ phận dân cư nhờ có vốn, có kiến thức và kinh nghiệm có đầu óc
năng động sáng tạo đã tiếp thu được những tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới
tiệp cận được thị trường, biết tổ chức sản xuất và kinh doanh nên đã trở thành
những người làm ăn khá giả, giàu có .Ngược lại một bộ phận khác phải sống
nghèo khổ do không thích ứng với cơ chế mới .
Xoá đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một
cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên
thoát nghèo .Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của
tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố
quan trọng tạo ra mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực
lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm cho sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Do
đó xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng đồng thời
cũng là một điều kiện cho tăng trưởng nhanh và bền vững .Trên phương diện
nào đó khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình
xoá đói giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh
hưởng song xét một cách toàn diện thì kết quả của xoá đói giảm nghèo lại tạo
tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững .
Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế trên diện rộng

với chất lượng cao . Tăng trưởng chất lượng cao là để giảm nhanh mức nghèo
đói .Thực tiễn những năm vừa qua đã chứng minh nhờ kinh tế tăng trưởng cao
nhà nước có sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ
trợ vật chất tài chính cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
4
cơ bản người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó mà có cơ hội vươn lên thoát
nghèo.
Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải khai thác các nguồn lực một cách
có hiệu quả hơn giải quyết tốt khả năng tạo việc làm cho người lao động và là
biện pháp tốt nhất để tăng mức sống dân cư giúp xoá đói giảm nghèo.
Vậy xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế bền
vững đặc biệt trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay .
4. Kinh nghiệm một số nước.
Ở các nước Đông Nam Á dựa vào tăng trưởng kinh tế với mô hình lúc đầu
dựa vào phát triển nông nghiệp, sau đó là dựa vào xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, và đến nay chủ yếu dựa vào việc xuất
khẩu các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều lao động
lành nghề .Như vậy cùng với tăng trưởng kinh tế các nước này dần dần giảm tỷ
lệ đói nghèo .Hơn nữa do đa số hộ nghèo là ở nông thôn nên Chính phủ các
nước này đã có kế hoạch đầu tư thoả đáng vào nông thôn . Họ đã phát triển kết
cấu hạ tầng cứng và một số kết cấu hạ tầng mềm ở khắp các vùng nông thôn
nhằm nâng cao năng xuất lao động, tăng cường cơ hội phi nông nghiệp và hình
thành mối liên hệ thành thị - nông thôn và thực hiện công nghiệp hoá nông
thôn.Nhờ vậy mà sau khoảng 30 năm đói nghèo đã giảm bớt nhanh chóng . Ví
dụ ở Inđônê xia đã giảm tỷ lệ nghèo đói từ 60% năm 1970 còn 11% năm 1996 .
Ơ Trung Quốc năm 1978 nông thôn Trung Quốc có 250 triệu người nghèo đến
năm 2000 còn 22 triệu hộ . Theo chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới năm 1990
Trung Quốc có 360 triệu người nghèo đến năm 1999 còn 215 triệu người nghèo
Vậy qua kinh nghiệm một số nước ta thấy biện pháp tốt nhất để xoá đói
giảm nghèo là phải tăng trưởng kinh tế bền vững .

II. Thực trạng và giải pháp.
1. Nguyên nhân của đói nghèo ở Việt Nam.
Theo điều tra của chương trình xoá đói giảm nghèo kết hợp với tổng cục
thống kê thì đói nghèo ở Việt Nam do các nguyên nhân chủ yếu sau :
Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế .Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi
vào vòng luẩn quẩn nghèo đói không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, điều
này cản trở họ thoát khỏi đói nghèo, các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng
này đang có xu hướng tăng .Người nghèo ít có khả năng tiếp cận các nguồn tín
5

×