Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

HIỆN TRẠNG CỎ THỦY SINH Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN CỒN CHÌM, PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.93 KB, 9 trang )



9

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012


HIỆN TRẠNG CỎ THỦY SINH Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN CỒN CHÌM,
PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI
Trần Nguyễn Quỳnh Anh, Lương Quang Đốc
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm thuộc phá Tam Giang - Cầu Hai được xác
định có sự hiện diện của 3 loài cỏ thủy sinh sống chìm thuộc 2 họ, 1 bộ, 1 lớp của
ngành thực vật hạt kín, đó là các loài Najas indica, Halodule pinifolia và Halophila
beccarii. Cỏ phân bố ven rìa phá và tạo thành thảm lớn trên cồn ở độ sâu từ 0,2 -
1,5 m trên tổng diện tích khoảng 13,5 ha, độ phủ trung bình 48%, sinh khối tươi
trung bình 385,7 g/m
2
và mật độ thân đứng trung bình là 5.559 thân/m
2
. Khoảng độ
sâu thích hợp cho sự phát triển của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm là 0,3 - 1 m, trong đó
loài Halodule pinifolia phát triển tốt nhất ở độ sâu 0,4 – 0,8m và loài Halophila
beccarii là 0,3 - 1m. Sự thay đổi độ mặn của nước từ 21 - 28‰ trong thời gian khảo
sát làm thay đổi sinh khối và mật độ của Najas indica và Halophila beccarii nhưng
ít ảnh hưởng đến sự phát triển của loài Halodule pinifolia.

1. Giới thiệu
Cỏ thủy sinh là những thực vật bậc cao sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ và
nước mặn [9]. Mặc dù số loài không nhiều so với thực vật bậc cao trên cạn nhưng chúng


đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các chu trình vật chất tự nhiên cũng như cuộc
sống con người [11, 13, 14, 9]. Trong số các khu vực có cỏ thủy sinh sống chìm ở nước
ta, phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những thủy vực
có các thảm cỏ phát triển tốt với diện tích khoảng 1.000 hécta [10]. Đây chính là nơi cư
trú, nơi ương nuôi, là các bãi giống, bãi đẻ của hầu hết các loài thủy sản trong đầm phá
[9]. Chính vì vậy, các thảm cỏ thủy sinh tại đây là tài sản vô cùng quý giá của tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bài báo đề cập đến hiện trạng thảm cỏ
thủy sinh tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, là khu bảo vệ thủy sản đầu tiên trong hệ
thống các khu bảo vệ thủy sản ở phá Tam Giang - Cầu Hai, nhằm cung cấp thêm cơ sở
khoa học hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học, duy trì nguồn lợi
thủy sản của phá.
2. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu mẫu trên 22 điểm ở 4 mặt cắt ngang tính từ bờ ra tới mốc ngoài
cùng của khu bảo vệ trong khoảng thời gian từ tháng IV đến tháng VIII năm 2010 với
tần suất 1 lần/tháng (Hình 1). Khung định lượng kích thước 50 x 50 cm được sử dụng


10

để thu mẫu cỏ. Các đặc điểm phân bố và sinh học của cỏ thủy sinh sống chìm được xác
định, bao gồm thành phần loài, sinh khối tươi, mật độ thân đứng, đặc điểm sinh trưởng
và độ phủ. Thành phần loài được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào
các tài liệu phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1993), Nguyễn Hữu Đại (1999), Nguyễn
Văn Tiến và cs. (2002), Tôn Thất Pháp và cs. (2009), Menez và cs. (1983), Lanyon
(1986), Japar Sidik (1999), Zakaria và cs. (2003), McKenzie (2007), Kanal & Short
(2009) và sử dụng hệ thống phân loại trong Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist
[12]. Sử dụng phần mềm MapInfo 7.5 để xây dựng bản đồ phân bố cỏ.
Xử lý số liệu bằng thống kê sinh học, ứng dụng phần mềm MS. Excel 2007: so
sánh sự khác biệt trung bình mẫu giữa các đợt khảo sát bằng phân tích ANOVA một yếu
tố (mức ý nghĩa được chọn α = 0,05). Tính hệ số tương quan tuyến tính r bằng lệnh

correlation và kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan bằng tiêu chuẩn t của Student (α
= 0,05) [3].

Hình 1. Sơ đồ khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm và các điểm thu mẫu
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm thành phần loài cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã xác định được 3 loài cỏ thủy sinh sống chìm
thuộc 2 họ, 1 bộ, 1 lớp, của ngành hạt kín (Magnoliophyta) tại Cồn Chìm (Bảng 1).
Bảng 1. Danh lục thành phần loài cỏ thủy sinh ở Cồn Chìm
STT Tên khoa học Tên Việt Nam




1.
2.

3.
Ngành Magnoliophyta
Lớp Liliopsida
Bộ Alismatales
Họ Hydrocharitaceae
Loài Najas indica (Willd.) Cham.
Loài Halophila beccarii Ascherson.
Họ Cymodoceaceae
Loài Halodule pinifolia (Miki) den Hartog.
Ngành Hạt kín
Lớp Một lá mầm
Bộ Trạch tả
Họ Thủy thảo

Rong cám, cỏ lóng, rong từ
Cỏ nàn nàn
Họ Hải kiều
Cỏ Hẹ, Hẹ tròn, Rong hẹ


11

3.2. Đặc điểm sinh trưởng, mật độ thân đứng và sinh khối tươi của cỏ thủy
sinh tại Cồn Chìm
Kích thước thân và lá của các loài cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm được nêu ở bảng 2.
Số đo kích thước này nhìn chung phù hợp với mô tả của Phạm Hoàng Hộ (1993), ngoại
trừ loài Najas indica có chiều rộng lá nhỏ hơn (0,6 mm so với 1 mm theo Phạm Hoàng
Hộ) hay Halophila beccarii có chiều dài lớn hơn (14,5 mm so với 6 mm theo Phạm
Hoàng Hộ) và chiều rộng nhỏ hơn (1,2 mm so với 2 mm theo Phạm Hoàng Hộ).
Bảng 2. Kích thước của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm
Najas indica Halodule pinifolia Halophila beccarii
Số đo
Min-max
Trung
bình (±sd)
Min-max
Trung
bình (±sd)
Min-max
Trung
bình (±sd)
Chiề
u dài
lóng (mm)

7 – 14,3 11,4 ± 2,3 10 – 32,3 20,7 ± 4,3 7,5 – 23,1 17,6 ± 2,9
Chiề
u dài lá
(mm)
14,3 – 18,3 16,9 ± 1,3 33,6 – 275,5 138,1 ± 47,4 9,2 – 22,8 14,5 ± 2,9
Chiều rộ
ng lá
(mm)
0,501– 0,721

0,601 ± 0,1 0,62 – 1,423 0,799 ± 0,121

0,608 – 1,815

1,229 ± 0,274

Chiề
u dài
thân đứ
ng
(mm)
22,7 – 64,9 42,6 ± 11,8 2,7 – 18,3 7,5 ± 3,0
Ngoài ra, ở loài Halophila beccarii tại Cồn Chìm chúng tôi phát hiện có 2 dạng
lá: mép lá có gai và mép lá trơn trên cùng 1 thân đứng, đặc điểm này đã được ghi nhận
ở Bangladesh (Kanal & Short, 2009) nhưng chưa từng được mô tả trong các tài liệu
phân loại cỏ ở phá Tam Giang – Cầu Hai trước đây (Hình 2).



Hình 2. Hai kiểu mép lá của Halophila beccarii

(a,b: mép lá có gai, c: mép lá trơn)
c b
a


12

Tổng mật độ thân đứng của cỏ đạt trung bình 5.559 thân/m
2
và dao động từ
2.347 thân/m
2
đến 8.829 thân/m
2
. Sinh khối trung bình của cả 3 loài đạt 385,7 g/m
2
, dao
động từ 251,4 g/m
2
đến 497,6 g/m
2
. Có sự thay thế loài ưu thế về mật độ và sinh khối tại
Cồn Chìm theo thời gian giữa hai loài Halodule pinifolia và Halophila beccarii. Từ
tháng IV đến tháng VIII, sinh khối của Halodule pinifolia giảm dần (từ chiếm 80,91%
tổng sinh khối trong tháng IV xuống 35,51% trong tháng VIII) và nhường chỗ cho
Halophila beccarii chiếm ưu thế (từ 6,88% vào tháng IV đến 64,49% tháng VIII). Sự
biến động mật độ và sinh khối theo thời gian của cỏ thủy sinh ở Cồn Chìm trong thời
gian khảo sát được minh họa ở hình 3a và 3b.



Hình 3a. Sinh khối cỏ trung bình qua các
tháng tại Cồn Chìm
Hình 3b. Mật độ cỏ trung bình qua các tháng
tại Cồn Chìm
3.3. Đặc điểm phân bố cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm
- Sự phân bố theo không gian:
Tại Cồn Chìm, cỏ phân bố chủ yếu ven rìa phá và tại cồn với tổng diện tích ước
tính khoảng 13,05ha (Hình 4). Các loài cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm thường phân bố ở
khoảng độ sâu từ 0,2 - 1,5m. Đây cũng là khoảng độ sâu phân bố chung của cỏ tại đầm
Thủy Tú cũng như tại phá Tam Giang - Cầu Hai đã được nhiều tác giả nghiên cứu [6, 8,
9]. Độ phủ trung bình của cỏ đạt 48±0,4%, trong đó khu vực cồn luôn có độ phủ rất cao,
có thể đạt đến 80 - 100%.

Hình 4. Bản đồ phân bố cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm


13

Các loài cỏ thủy sinh ở cồn Chìm có phân bố giới hạn trong khoảng độ sâu từ
0,2 đến 1,5m. Tuy nhiên, đánh giá sự ưu thế về mật độ và sinh khối, chúng tôi ghi nhận
khoảng độ sâu thích hợp cho sự phát triển chung của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm là từ 0,3
- 1m. Trong đó, khoảng độ sâu thích hợp nhất cho sự phân bố, phát triển của loài
Halodule pinifolia 0,4 - 0,8m và của loài Halophila beccarii là 0,3 - 1m (Hình 5a,b). Sự
hạn chế phân bố ở độ sâu thấp của cỏ tại Cồn Chìm có thể là do sự chi phối bởi độ trong
thấp (trung bình 0,85±0,08m) của khu vực này.

Hình 5a. Phân bố sinh khối và mật độ thân đứng trung bình của Halodule pinifolia theo độ sâu
tại Cồn Chìm

Hình 5b. Phân bố sinh khối và mật độ thân đứng trung bình của Halophila beccarii theo độ sâu

tại Cồn Chìm
- Sự phân bố theo thời gian:
Trong suốt thời gian khảo sát, Najas indica chỉ được tìm thấy xuất hiện nhiều


14

vào tháng IV. Sang tháng V và tháng VI loài này bắt đầu tàn lụi dần và biến mất vào
tháng VII. Sự tàn lụi dần của Najas indica được cho là do tác động của sự gia tăng độ
mặn nước từ 21‰ (tháng IV) đến 28‰ (tháng VII) bởi theo nhiều nghiên cứu [4, 5, 9],
loài này thuộc nhóm cỏ thủy sinh nước ngọt hướng lợ nên không sinh trưởng trong môi
trường có độ mặn cao.
Halodule pinifolia phát triển tốt từ tháng IV đến tháng VII. Sang tháng VIII, loài
này vẫn còn phát triển khá tốt nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu của sự suy giảm sinh khối
và mật độ thân đứng. Đối với Halophila beccarii, sự phát triển của loài này tăng dần
theo thời gian từ tháng IV đến tháng VIII, và đến đầu tháng IX loài này vẫn còn phát
triển rất tốt và chưa có dấu hiệu của sự tàn lụi. Trong khi đó, tại khu vực Sam - Chuồn,
theo Hà Sỹ Nguyên (2007) Halophila beccarii đã bắt đầu tàn lụi vào đầu tháng V và
Halodule pinifolia bắt đầu tàn lụi vào vào đầu tháng VIII.
Kết quả phân tích cũng cho thấy giữa sinh khối và mật độ thân đứng của
Halophila beccarii có mối tương quan dương rất chặt chẽ với độ mặn của nước với hệ
số tương quan rất cao là 0,99 (P < 0,05) (Hình 6a, 6b). Theo nhiều tác giả, Halophila
beccarii thuộc nhóm loài ưa độ muối thấp (độ mặn dưới 25‰) [5,10]. Tuy nhiên, tại
Cồn Chìm, Halophila beccarii có thể phân bố ở độ mặn lên đến 28‰.


Hình 6a. Mối quan hệ giữa sinh khối
Halophila beccarii với độ mặn nước
Hình 6b. Mối quan hệ giữa mật độ Halophila
beccarii với độ mặn nước

4. Kết luận
Ghi nhận 3 loài cỏ thủy sinh sống chìm (Najas indica, Halodule pinifolia và
Halophila beccarii) thuộc 2 họ, 1 bộ, 1 lớp của ngành hạt kín tại khu bảo vệ thủy sản
Cồn Chìm, phá Tam Giang - Cầu Hai. Diện tích cỏ tại Cồn Chìm khoảng 13,05 ha, độ
phủ trung bình đạt 48%, sinh khối trung bình đạt 385,7 g/m
2
và mật độ thân đứng trung
bình đạt 5.559 thân/m
2
.
Cỏ thủy sinh ở khu vực Cồn Chìm phân bố tạo thành thảm ven rìa phá và bao
phủ toàn bộ diện tích cồn trong khoảng ở độ sâu từ 0,2 - 1,5m. Trong đó, khoảng độ sâu
thích hợp cho sự phát triển chung của cỏ là từ 0,3 - 1m, của loài Halodule pinifolia 0,4 -
0,8m và của Halophila beccarii là 0,3 - 1m. Độ trong thấp tại Cồn Chìm (0,85±0,08m)


15

có thể là yếu tố chi phối sự phân bố của cỏ theo độ sâu.
Sự thay đổi độ mặn từ 21‰ đến 28‰ của nước trong thời gian khảo sát làm tàn
lụi Najas indica và giúp phát triển về sinh khối, mật độ thân đứng của Halophila
beccarii. Chưa thấy rõ tác động của sự biến động độ mặn này đến sự phát triển của
Halodule pinifolia trong khu vực Cồn Chìm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Đại, Thực vật thủy sinh, Nxb. Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 1999.
2. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Quyển III tập I, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1993.
3. Chu Văn Mẫn, Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2001.
4. Hà Sĩ Nguyên, Nghiên cứu đặc điểm phân bố của cỏ thủy sinh ở vùng Sam Chuồn, tỉnh

Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp bảo tồn, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại
học Khoa học, Huế, 2007.
5. Tôn Thất Pháp, Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế,
Luận án Phó tiến sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội,
1993.
6. Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc, Lê Quốc Tuấn, Phân bố của cỏ thủy sinh bậc cao ở
phá Tam Giang – Cầu Hai, Thông tin khoa học công nghệ môi trường, (2001), 12-15.
7. Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc, Mai Văn Phô, Lê Thị Trễ, Phan Thị Thúy Hằng,
Nguyễn Văn Hoàng, Võ Văn Dũng, Hoàng Công Tín, Trương Thị Hiếu Thảo, Đa dạng
sinh học ở phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb. Đại học Huế, Thừa
Thiên Huế, 2009.
8. Nguyễn Văn Tiến, Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và sinh thái tự nhiên của cỏ
biển (1996 – 1997), Đề án nghiên cứu biển – hải đảo, Trung tâm Khoa học tự nhiên và
Công nghệ quốc gia, Hải Phòng, 1997.
9. Nguyễn Văn Tiến, Cỏ thủy sinh đầm phá Thừa Thiên Huế, Báo cáo chuyên đề đề tài:
Điều tra khảo sát các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản kinh tế hệ đầm phá Thừa
Thiên Huế và đề xuất các giải pháp bảo vệ, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
Thừa Thiên Huế, Huế, 2000.
10. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Đại, Cỏ biển Việt Nam, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002.
11. Asmus H. & Asmus R., Material exchange and food web of seagrass beds in the Sylt-
Rømø Bight: how significant are community changes at the ecosystem level?,


16

Helgoland Marine Research, 54(2-3), (2000), 137-150.
12. Bisby F.A., Roskov Y.R., Orrell T.M., Nicolson D., Paglinawan L.E., Bailly N., Kirk
P.M., Bourgoin T., Baillargeon G., Ouvrard D., eds, Species 2000 & ITIS Catalogue of
Life: 2011 Annual Checklist, DVD; Species 2000: Reading, UK, 2011.

13. Fourqurean J. W., Willsie A., Rose C. D., & Rutten L. M., Spatial and temporal pattern
in seagrass community composition and productivity in south Florida, Marine Biology,
138(2), (2001), 341-354.
14. Halliday I., Influence of natural fluctuations in seagrass cover on commercial prawn
nursery grounds in a subtropical estuary, Marine and Freshwater Research, 46(8),
(1995), 1121-1126.
15. Japar Sidik B., Muta Harah Z., Pauzi A.M., Madhavan S., Halodule species from
Malaysia – distribution and morphological variation, Aquatic Botany, 65 (1-4), (1999),
33-45.
16. Kanal M.A.B., Short F., A New Record of Seagrass Halophila beccarii Ascherson in
Bangladesh, Chiang Mai University Journal of Natural Sciences, 8(2), (2009), 201-206.
17. Lanyon J., Seagrasses of the Great Barrier Reef, Great Barrier Reef Marine Park
Authority Special Publication Series (3), Australia, 1986.
18. McKenzie L., Yaacub S.M. & Yoshida R., Seagrass – watch, Guidelines for
TeamSeagrass Participants, National Parks Board, Biodiversity Centre, Singapore,
2007.
19. Menez E. G., Phillips R. C., & Calumpong H. P., Seagrasses from the Philippines,
Smithsonian Contributions to the Marine Sciences, (21), Smithsonian Institution Press,
Washington, 1983.
20. Zakaria M.H., Japar Sidik B., Fazrullah Rizally A. R., Occurrence and morphological
description of seagrasses from Pulau Redang, Terengganu, Malaysia, Jurnal Teknologi,
38(C), (2003), 29-39.

SUBMERGED AQUATIC GRASSES IN CON CHIM HABITAT PROTECTED
AREA, TAM GIANG – CAU HAI LAGOON
Tran Nguyen Quynh Anh, Luong Quang Doc
College of Sciences, Hue University

Abstract. Three submerged aquatic grasses species Najas indica, Halodule
pinifolia and Halophila beccarii of phylum Magnoliophyta were recorded in Con

Chim Habitat Protected Area, Tam Giang - Cau Hai lagoon. Submerged aquatic
grasses beds in Con Chim were formed at the margin of the lagoon and covered the


17

submerged islet area at the depth from 0,2 to 1,5 m with total area of 13,5 hectares
and the coverage of 48%. The wet weight of submerged aquatic grasses was 385,7
g/m
2
and the shoot density was 5.559 shoots/m
2
on average. The appropriate water
depth range for the growth of grasses in Con Chim was from 0,3 to 1m in general
and Halodule pinifolia was from 0,4 to 0,8m; Halophila beccarii was from 0,3 to
1m in particular.

×