Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ MỨC ĐẦU VÀO TỐI ƯU CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN VÙNG HẠ TRIỀU ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.97 KB, 6 trang )



35

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012


HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ MỨC ĐẦU VÀO TỐI ƯU
CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN VÙNG HẠ TRIỀU
ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI
Tôn Nữ Hải Âu
1
, Bùi Dũng Thể
1
, Võ Ánh Duẫn
2
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
2
Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị

Tóm tắt. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu, theo hướng đầu
vào, dưới sự biến đổi theo quy mô (input-oriented Veriable-Return-to-Scale Data
Envolopment Analysis) để ước lượng mức hiệu quả chi phí của các mô hình nuôi
trồng thủy sản và xác định mức yếu tố đầu vào tối ưu các mô hình nuôi trồng thủy
sản vùng hạ triều đầm phá Tam Giang. Kết quả ước lượng cho thấy mức hiệu quả
chi phí bình quân của mô hình nuôi xen tôm- cua- cá, tôm-cá và tôm độc canh lần
lượt là 0,64, 0,7 và 0,4. Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả chi phí thấp là phi
hiệu quả phân phối. Để tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như sử dụng các yếu tố đầu
vào một cách có hiệu quả, hầu hết các hộ nên giảm mật độ thủy sản thả nuôi và
lượng thức ăn tươi. Kết quả phân tích cũng cho thấy, các hộ nuôi xen tôm- cua- cá


sử dụng khá lãng phí thức ăn công nghiệp, tuy nhiên các hộ nuôi xen tôm- cá và
tôm độc canh lại sử dụng đầu vào này thấp hơn mức tối ưu.

1. Đặt vấn đề
Nuôi xen tôm- cua- cá, tôm-cá và tôm độc canh là các mô hình nuôi thủy sản
chủ yếu ở vùng hạ triều đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Nuôi xen ghép tôm sú với các
đối tượng khác được xem là giải pháp nhằm cải thiện môi trường đáy ao, hạn chế dịch
bệnh đối với tôm, khôi phục năng suất và mang lại hiệu quả bền vững [4]. Bằng phương
pháp hạch toán, Phúc và Hùng (2009) cũng đã khẳng định tính hiệu quả kinh tế của các
mô hình này nhưng chưa xác định được mức hiệu quả chi phí tương đối của các mô
hình và chưa xác định được mức đầu vào hiệu quả [2].
Để có thể đưa ra các đề xuất cụ thể giúp các hộ đạt hiệu quả chi phí cao hơn, sử
dụng mức đầu vào hợp lý hơn nghiên cứu này áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu
theo hướng đầu vào (input-oriented DEA) để đo lường hiệu qủa chi phí mức đầu vào
hiệu quả cho các mô hình nuôi thủy sản.


36

2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Hiệu quả chi phí và phương pháp ước tính
Để đo lường hiệu quả trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật
(Technical Efficiency – TE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến hiệu quả phân phối
nguồn lực (Allocative Efficiency - AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (Cost Efficiency –
CE). Hiệu quả chi phí là tích của hiệu quả kỹ thuật với hiệu quả phân phối (CE = TE x
AE). Hiệu kỹ thuật, hiệu quả, phân phối và hiệu quả chi phí có thể được đo lường bằng
phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng chú trọng đầu vào dưới sự biến đổi theo quy
mô (input-oriented VRS DEA) [1, 3]. Mô hình tối thiểu hóa chi phí DEA có dạng như
sau :


Ràng buộc:



Trong đó,
i
w là Nx1 vectơ giá yếu tố đầu vào của hộ nuôi thứ i, mũ T cho biết
đây là ma trận chuyển vị. Với mức giá các yếu tố đầu vào cho trước
i
w và mức sản
phẩm đầu ra
i
y ,
*
i
x là vectơ yếu tố đầu vào cho phép tối thiểu hóa chi phí của cho hộ
nuôi thứ i được tính bằng chương trình tuyến tính. Vector  được xác định bởi mối quan
hệ tuyến tính giữa các hộ nuôi cùng nhóm với hộ nuôi thứ i. Y là vector đầu ra, X là
vector đầu vào. Và hiệu quả chi phí (CE) hay chính là hiệu quả kinh tế của hộ nuôi
trồng thủy sản thứ i được tính bẳng tỷ số giữa chi phí tối thiểu (minimum cost) và chi
phí thực tế (observed cost) theo công thức:
i
T
ii
T
i
xwxwCE /
*

Hiệu quả chi phí và hiệu quả phân phối cũng như hiệu quả kỹ thuật đều có giá trị

từ 0 đến 1. Nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm DEASolver để ước lượng hiệu quả
cũng như xác định mức đầu vào tối ưu. Các yếu tố đầu vào mà mỗi hộ sử dụng được
đưa vào mô hình phân tích hiệu quả bao gồm giống tôm (vạn con), cá (con), cua (con),
lượng thức ăn tươi (kg), lượng thức ăn công nghiệp (kg); sản phẩm đầu ra bao gồm sản
lượng tôm (kg), sản lượng cá (kg) và sản lượng cua (kg).
2.2. Dữ liệu
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ cục thống kê tỉnh, sở
Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, phòng thống kê các huyện ven đầm phá Tam Giang
– Cầu Hai như huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Số liệu sơ cấp được thu thập
0
1
,0
,0
1
*












N
i
i

i
i
Xx
Yy
*
*, i
T
ixi
xwMin



37

bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ triều đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Mẫu điều tra
gồm 153 hộ nuôi thủy sản, bao gồm 73 hộ nuôi xen ghép tôm-cua-cá, 17 hộ nuôi xen
ghép tôm-cá và 53 hộ nuôi tôm độc canh.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hiệu quả chi phí
Bảng 1 cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí bình quân của các mô hình nuôi tôm-
cua-cá cua, tôm-cá và tôm độc canh lần lượt là 0,64, 0,70 và 0,40. Điều này cho thấy
các mô hình nuôi đều chưa sử dụng đầu vào một cách tối ưu. Bình quân chi phí đầu tư
cho giống và thức ăn của một hộ nuôi xen tôm-cua- cá, tôm-cá và tôm độc canh cao hơn
so với những hộ nuôi tốt nhất (best pratice farm) lần lượt là 36%, 30% và 60%. Nguyên
nhân chính của phi hiệu quả chi phí là do các hộ nuôi đã lãng phí các yếu tố đầu vào
trong quá trình sản xuất, và phối hợp đầu vào theo giá chưa hợp lý. Kết quả ước lượng
hiệu quả kỹ thuật còn cho mức phi hiệu quả kỹ thuật bình quân của mô hình tôm độc
canh là 30%, mô hình tôm-cua-cá là 13% và mô hình tôm-cá là 8%. Hiệu quả phối hợp
hay hiệu quả về giá của cả ba mô hình đều khá thấp.

Bảng 1. Hiệu quả của các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng hạ triều đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai
Mô hình NTTS Hiệu quả chi phí
Hiệu quả kỹ
thuật
Hiệu quả phân
phối
Tôm-cua- cá (n=73) 0,64 0,87 0,72
Tôm-cá (n=17) 0,70 0,92 0,76
Tôm (n=63) 0,40 0,70 0,58
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011).
3.2. Mức đầu vào hiệu quả của mô hình nuôi xen ghép tôm-cua-cá
Bảng 2. Lượng đầu vào thực tế và tối ưu của các hộ nuôi xen tôm-cua-cá
Hộ đạt hiệu quả
(n=10)
Hộ phi hiệu quả
(n=63)
Các yếu tố đầu vào
Thực tế (tối ưu) Thực tế Tối ưu
Tôm (vạn con/ha) 15,83 19,19 15,62
Cá (con/ha) 9450,00 15525,77 7305,95
Cua (con/ha) 2438,33 1109,75 926,48
Thức ăn tươi (kg/ha) 468,40 405,09 250,34
Thức ăn công nghiệp (kg/ha) 871,67 1041,92 903,68
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011).


38

Trong số 73 hộ áp dụng mô hình nuôi xen tôm-cá chỉ có 10 hộ đạt hiệu quả chí

phí, 63 hộ còn lại không đạt hiệu quả chi phí (không nằm trên đường chi phí tối thiểu).
Các hộ này đã sử dụng các yếu tố đầu vào cao hơn mức hiệu quả (Bảng 2). Để tiết kiệm
chi phí sản xuất nhưng vẫn không làm giảm sút về mặt sản lượng đầu ra, các hộ nuôi
tôm xen cá cua cần giảm mật độ thủy sản nuôi, đặc biệt là mật độ cá thả nuôi. Lượng
thức ăn được sử dụng nhất là thức ăn tươi cũng nên giảm để tránh lãng phí.
3.3. Mức đầu vào hiệu quả của mô hình nuôi xen ghép tôm-cá
Đối với mô hình nuôi xen tôm-cua-cá, trong tổng số 17 hộ chỉ có 5 hộ đạt hiệu
quả chi phí. Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các hộ nuôi tôm xen cá cũng nên giảm
mật độ nuôi, nhất là mật độ cá. Kết quả phân tích mức đầu vào tối ưu của mô hình này
còn cho thấy thức ăn tươi được sử dụng quá lãng phí, trong khi lại ít đầu tư cho thức ăn
công nghiệp (Bảng 3).
Bảng 3. Lượng đầu vào thực tế và tối ưu của các hộ nuôi xen tôm- cá
Hộ đạt hiệu quả
(n=5)
Hộ phi hiệu quả
(n=12)
Các yếu tố đầu vào
Thực tế (tối ưu) Thực tế Tối ưu
Tôm (vạn con/ha) 15 20 12
Cá (con/ha) 13854 21292 11632
Thức ăn tươi (kg/ha) 0 353 0
Thức ăn công nghiệp (kg/ha) 842 737 962
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011).
3.4. Mức đầu vào hiệu quả của mô hình nuôi tôm độc canh
Bảng 4. Lượng đầu vào thực tế và tối ưu của các hộ nuôi tôm độc canh
Hộ đạt hiệu quả
(n=3)
Hộ phi hiệu quả
(n=60)
Các yếu tố đầu vào

Thực tế/tối ưu Thực tế Tối ưu
Tôm (vạn con/ha) 7 16 5
Thức ăn công nghiệp (kg/ha) 925 831 903
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011).
Đối với mô hình nuôi tôm độc canh, chỉ có khoản 5% số hộ nuôi đạt hiệu quả
chi phí. So với mức tối ưu, lượng thức ăn công nghiệp thực tế sử dụng trong mô hình
nuôi tôm độc canh là khá thấp. Tuy nhiên, để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các hộ nuôi
tôm vẫn nên giảm mật độ nuôi xuống (Bảng 4).


39

4. Kết luận
Sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu theo hướng chú trọng đầu vào, dưới sự
biến đổi theo quy mô, nghiên cứu này đã ước lượng được mức hiệu quả của các mô hình
nuôi và xác định mức đầu vào tối ưu. Kết quả phân tích cho thấy để tối thiểu hóa chi phí,
bình quân mỗi hộ phi hiệu quả của các mô hình tôm cá cua, tôm cá và tôm độc canh cần
giảm chi phí các yếu tố đầu vào lần lượt là 36%, 30% và 60%. Nguyên nhân chính của
sự phi hiệu quả chi phí bao gồm phi hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả về mặt phân phối
nguồn lực. Để tiết kiệm chi phí, các hộ phi hiệu quả của các mô hình nuôi đều phải
giảm mật độ thủy sản thả nuôi và lượng thức ăn tươi sử dụng. Riêng đối với thức ăn
công nghiệp, để đạt hiệu quả, các hộ nuôi tôm-cá và tôm độc canh nên tăng đầu vào này
tuy nhiên các hộ nuôi xen tôm cá cua lại nên giảm sử dụng yếu tố đầu vào này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cinemre, H. A., V. Ceyhan, et al., The cost efficiency of trout farms in the Black Sea
Region, Turkey, Aquaculture 251(2-4): (2006), 324-332.
2. Phúc, N. T. and P. X. Hùng, Khảo sát, so sánh hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi trồng
thủy sản vùng đầm phá huyện Quản Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học -
Đại học Huế, 2009.
3. Timothy J. Coelli, D.S. Prasada Rao, et al., An Introduction to Efficiency and

Productivity Analysis, Second Edition, Springer: 172, 2005.
4. Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả thực hiện mô hình “Nuôi
Cá Dìa giống sinh sản nhân tạo (Siganus Guttatus) kết hợp với Rong Câu chỉ vàng
(Gracilaria Verrucosa) và tôm sú (Penaeus Monodon)”, 2007.

COST EFFICIENCY AND OPTIMAL INPUT LEVELS OF TYPICAL
AQUACULTURE MODELS IN LOW TIDE ZONE OF
TAM GIANG – CAU HAI LAGOON
Ton Nu Hai Au
1
, Bui Dung The
1
,Vo Anh Duan
2
1
College of Economics, Hue University
2
Quang Tri Radio and Television Station

Abstract. The present study used input-oriented Variable-Return-to-Scale Data
Envelopment Analysis method to estimate cost efficiency and determine the
optimal input levels of typical aquaculture models in the low-tide zone of Tam
Giang – Cau Hai lagoon. Mean cost efficiency of shrimp-crab-fish, shrimp-fish
inter-culture and shrimp mono-culture was 0,64, 0,7 and 0,4, respectively. The
primary cause of cost inefficiency was allocative inefficiency. To improve cost


40

efficiency, farmers should decrease the stocking density of aquatic animals and

fresh feed levels. As for the shrimp-fish-crab culture model, it is advisable to
decrease the industrial feed level while for the other two culture models, it is
necessary to increase the level of these input to the optimal levels estimated.

×