Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các kỹ năng cần thiết để Quản trị cuộc đời. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.77 KB, 6 trang )







Các kỹ năng cần thiết để Quản trị cuộc đời


Các kỹ năng cần thiết để Quản trị cuộc đời: Muốn đạt đến cái đích mong
muốn, bạn cần đặc biệt lưu ý đến bốn loại quản trị: Quản trị suy nghĩ, Quản
trị năng lượng, Quản trị thời gian và Quản trị tài chính
Quản trị cuộc đời - khó và dễ?
Mục tiêu sống của bạn là gì? Làm sao để giữ “lửa” đam mê? Con đường nào dẫn
đến thành công? Mỗi người chúng ta chỉ được sống một lần vì thế cần có một kế
hoạch để cuộc đời không trôi qua một cách vô nghĩa!
Để thành công cần “quản trị cuộc đời”
Tại buổi hội thảo “quản trị cuộc đời” cho SV ĐH Ngoại thương (cơ sở 2), ông Lý
Trường Chiến, chuyên gia cao cấp về Tư vấn tái cấu trúc - Quản trị chiến lược và
phát triển nguồn nhân lực cho biết: “Cuộc đời của mỗi người như con tàu cập bến –
rời bến – đi mãi…

Các kỹ năng cần thiết để Quản trị cuộc đời | học quản trị cuộc đời
Vì vậy các bạn trẻ cần hoạch định con đường đi trong 10 năm tới của mình. Mỗi
ngày qua đi cần nghiệm lại mình đã làm được gì rồi rút ra cho mình một điểm xem
đó là một cơ hội mới để đi tiếp… như vậy mỗi năm chúng ta có 365 cơ hội”.
Sinh viên phải tự hoạch định những gì mình cần làm theo bản đồ mục tiêu.
Làm sao để QTCĐ được các bạn tranh luận sôi nổi như Hoàng Sang, SV ĐH Kinh
tế TP.HCM, tự tin: "Tôi đã có những chiến lược cho cuộc đời mình từ rất lâu. Đó
là các định hướng, phương châm sống, cách bạn tự đặt mục tiêu và cách bạn thực
hiện để hoàn thành những mục tiêu đó. Đối với tôi, cuộc hành trình của cuộc đời


không phải cứ đi lang thang mà phải có những đích đến, ngắn hạn cũng như dài
hạn".
Và Thúy Ngân (26 tuổi) tâm sự: “3 bước để có bản đồ mục tiêu là: “Tâm” yêu
thương cuộc sống; Dấn thân để làm và tự chịu trách nhiệm; Suy nghĩ, chiêm
nghiệm về những việc đã làm, rút ra cái riêng cho mình để làm chủ cuộc sống.
Luôn mặc đình rằng nó không chỉ tốt cho mình mà tốt cho người khác chỉ có như
vậy mới đem lại thành công”.
Không những đặt ra kế hoạch 10 năm, nhiều bạn còn tâm sự: trong 30 năm tới, tôi
muốn có được những ý tưởng giúp thay đổi thói quen và nâng cao chất lượng sống
những người xung quanh mình.
Đây là một mục tiêu không dễ dàng và đòi hỏi một sự nỗ lực và học hỏi liên tục,
nhưng đó là một đích đến mà tôi muốn đạt tới. Chiến lược cuộc đời của tôi là làm
từ những việc nhỏ, nhưng luôn phải hướng tới một mục đích lớn.
Kỹ năng để quản trị cuộc đời
Nhiều bạn trẻ thắc mắc: Tại sao đến khi chết nhiều người vẫn không đạt được mục
đích của mình? Theo ông Chiến điều này rất đúng với những ai mà hằng ngày đang
sống, làm việc theo quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi
dừng lại xác định “mình là ai”, “mình thực sự muốn gì”, “mình phải làm gì”, “mục
tiêu của mình là gì”, “đem lại giá trị gì” và “chỗ đứng của mình là đâu”. Nếu trả lời
hết những câu hỏi đó thì thành công sẽ tự đến với bạn.
Thành công chỉ đến với những ai có chiến lược “quản trị cuộc đời” đúng đắn.
Lên một chuỗi những việc cần làm và những kế hoạch cần được giải quyết để phát
triển sự nghiệp cũng như tìm kiếm những gì mà mình muốn. Khi chúng ta hoạch
định cuộc đời của mình, bạn sẽ nhận ra trước tiên chúng ta cần ươm mầm những
ước mơ của mình. Khi nó trở thành một cây con, điều quan trọng là chúng ta phải
chăm sóc và bảo vệ nó trước những sóng gió cuộc đời, để nó lớn lên và phát triển
thêm nhiều cành mới.

Quản trị cuộc đời chính là quản lý tốt nhất thời gian sống của mình, phải làm
ngay bây giờ trước khi quá muộn. Ngoài ra giữ được “lửa” nhiệt huyết cũng rất

quan trọng, nó giống như mạch “xương sống” nối liền mọi khó khăn, vấp ngã mà
mỗi người từng trải qua như vậy đến lúc nào đó, bạn mới vỡ ra được nhiều bài học
quý giá trong công việc.

Nói cách khác, lập chiến lược cho cuộc đời là một việc cần và buộc phải làm. Bởi
vì sống có mục đích sẽ giúp chúng ta không bị trật "đường ray" trong lúc vận
chuyển trên đường đời.
Thế nhưng, cho dù muốn trở thành ai và làm được gì đi nữa, mỗi người trong
chúng ta cần có những bước chuẩn bị căn bản. Phải chuẩn bị cho mình một nền
tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ
tư duy tốt. Không ngừng học hỏi để điểm mạnh ngày hôm nay không trở thành
điểm yếu của ngày mai.
Muốn đạt đến cái đích mong muốn, bạn cần đặc biệt lưu ý đến bốn loại quản
trị :
- Quản trị suy nghĩ: trung bình mỗi ngày con người có 30.000 – 50.000 suy nghĩ.
Để sống một cuộc đời hạnh phúc, chúng ta cần quản trị các luồng suy nghĩ, hạn
chế những suy nghĩ tiêu cực làm tiêu hao năng lượng của bản thân.

- Quản trị năng lượng: Năng lượng cũng giống như mọi nguồn tài nguyên khác đòi
hỏi bạn cần quản trị và sử dụng hiệu quả. Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, chế
độ ăn uống hợp lý là những bí quyết để có một thể trạng tốt giúp sản sinh năng
lượng cần thiết cho cơ thể.

- Quản trị thời gian: Thời gian 24h là bất biến với tất cả mọi người, hãy tận dụng
nó sao cho hiệu quả. Hãy tập trung vào những điều mà bạn cho là quan trọng nhất.
==> Tham khảo thêm: 101+ ý tưởng quản lý thời gian

×