149
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ
THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Khắc Hoàn, Lê Thị Kim Liên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống là yêu cầu bức xúc
nhằm phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
góp phần đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bảo tồn
và phát huy bản sắc văn hóa Huế, văn hóa dân tộc.
Trong điều kiện hiện nay, các làng nghề gặp nhiều khó khăn, thách thức như qui
mô nhỏ, lẻ phân tán; chất lượng nguồn nhân lực thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm
còn hạn chế. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề cần tập trung vào năm giải
pháp cơ bản là: Hình thành chiến lược xúc tiến thương mại, khai thác thông tin,
quảng bá; Thực hiện đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị; Tạo lập mối quan hệ hợp
tác, liên kết trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nghề và làng nghề thủ công
truyền thống Huế; Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển
nghề và làng nghề thủ công truyền thống địa phương; Xây dựng chiến lược và
chính sách phát triển nguồn nhân lực làng nghề.
1. Đặt vấn đề
Làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế được hình thành và phát triển gắn
liền với quá trình lịch sử khai phá, mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn, nhất là sau
khi các chúa Nguyễn chọn Phú Xuân làm thủ phủ xứ Đàng Trong. Trong quá trình phát
triển, các làng nghề ở Thừa thiên Huế đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với
những biến động của lịch sử.
Cho đến nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có hơn 1.600 cơ sở sản xuất hàng thủ
công truyền thống thu hút trên 6.500 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 156 tỷ đồng, giá
trị xuất khẩu đạt 6,2 triệu USD.
Sự thăng trầm của các ngành nghề, làng nghề truyền thống luôn gắn với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và ý thức bảo tồn, gìn giữ các giá trị truyền thống văn
hóa của dân tộc, của từng địa phương. Ngày nay trước cơ chế thị trường nhiều ngành
nghề và làng nghề truyền thống bị mai một dần.
Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống là yêu cầu bức xúc nhằm
150
phát huy nội lực khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đẩy mạnh Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Huế, văn hóa dân tộc.
2. Thực trạng của một số ngành nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, thông qua chương
trình khuyến công và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư đã làm cho các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), thủ công mỹ nghệ (TCMN) và một số ngành truyền
thống và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Những ngành như mộc
gia dụng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng, mây tre đan, thêu đan, dệt thổ cẩm, sản xuất vật liệu
xây dựng, bún bánh, chế biến nông sản thực phẩm và hàng chục cụm tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề tập trung được hình thành ở các huyện và thành phố Huế. Bên cạnh
một số nghề truyền thống được khôi phục, có một số nghề mới được du nhập như mây
tre xiên, thêu móc, composit mỹ nghệ, chế biến cau khô xuất khẩu
Các làng nghề truyền thống phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế như đúc đồng
(Phường Đúc), cẩn - khảm xà cừ (Địa Linh), điêu khắc (Mỹ Xuyên), kim hoàn (Kế
Môn), rèn (Hiền Lương), gốm (Phước Tích), tranh giấy (Làng Sình), hoa giấy (Thanh
Tiên), thêu đan, dệt vải, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc
và đặc trưng nền văn hóa Phú Xuân - Thuận Hóa - Huế.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (2003-2009) của sản xuất TTCN 15,8%.
Giá trị sản xuất của các làng nghề truyền thống và làng nghề TTCN chiếm gần 50% giá
trị sản xuất TTCN và giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 10.000 lao động. Các
sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, phong phú thể hiện rõ nét qua các hội chợ,
triển lãm, hội thi sáng tác hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm; đặc biệt qua các kỳ
Festival Huế, Festival chuyên đề.
Qua quá trình khôi phục, phát triển đến nay trên địa bàn đã có khoảng 28 làng
nghề truyền thống và làng nghề TTCN hoạt động sản xuất khá ổn định. Các hộ sản xuất
trong các làng nghề bước đầu có chuyển biến trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm
kiếm thị trường, có một số mẫu mã mới phục vụ du lịch, quà tặng. Một số làng nghề
cũng mạnh dạn đầu tư, tăng năng lực sản xuất, chú ý đến thương hiệu và chất lượng sản
phẩm, một số cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đã di dời vào cụm làng nghề
tập trung để thuận lợi cho liên kết, hợp tác, tăng năng lực cạnh tranh trong xu thế hội
nhập như mộc mỹ nghệ, đúc đồng, thêu, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng
Bước đầu đã hình thành và đưa vào khai thác một số tour du lịch tham quan làng
nghề như đúc đồng Phường Đúc và xã Thủy Xuân (Thành phố Huế), mộc mỹ nghệ Mỹ
Xuyên (Phong Điền), dệt zèng A Roàng, A Đớt (A Lưới)
151
Tuy nhiên, công tác khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống còn
chậm. Sự phát triển nghề và làng nghề chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa
phương, thu nhập của người làm nghề còn thấp, ít sản phẩm có sức cạnh tranh và có
thương hiệu trên thị trường. Các sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu còn ít và đơn
điệu về chủng loại, công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, thô sơ, quy mô sản xuất còn nhỏ
bé. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một số hạn chế và yếu kém trong quá trình
phát triển các làng nghề ở Thừa Thiên Huế như sau:
Đầu ra cho các mặt hàng thủ công truyền thống còn quá ít, do vậy sản xuất
không ổn định, doanh thu, lợi nhuận thấp.
Lực luợng lao động cho lĩnh vực này phát triển chậm, các nghệ nhân, thợ giỏi
không còn gắn bó với nghề hoặc bỏ đi làm ăn ở các tỉnh, thành phố lớn, trong khi lớp
thợ trẻ không thích theo nghề vì lao động nặng nhọc và thu nhập thấp.
Mẫu mã sản phẩm và bao bì thiếu sức hấp dẫn, còn đơn điệu, hầu hết chỉ sản
xuất những mẫu hàng cũ, công tác sáng tác mẫu mã mới còn yếu, chưa tạo ra được
những mẫu mã riêng, phù hợp với nhu cầu thị trường, chưa có nhiều mặt hàng lưu niệm
đẹp mang nét đặc trưng văn hóa Huế phục vụ du khách.
Hầu hết là các cơ sở cá thể sản xuất nhỏ, nguồn vốn kinh doanh còn ít (bình
quân vốn khoảng 50 triệu đồng/cơ sở), sản xuất theo hình thức tự sản tự tiêu, quy mô
lao động chỉ từ 2 đến 3 người, chủ cơ sở cũng chính là người thợ cả trong doanh nghiệp.
Chưa có được doanh nghiệp sản xuất lớn để làm đầu mối cung cấp lâu dài cho các nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoài.
Qui mô sản xuất phân tán nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm. Trình độ quản lý của các chủ cơ sở sản xuất còn nhiều hạn chế, phần lớn
chưa qua đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính.
3. Các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống
3.1. Hình thành chiến lược xúc tiến thương mại, khai thác thông tin thị
trường và quảng cho sản phẩm làng nghề truyền thống địa phương
Cần khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các nghề, làng nghề truyền
thống. Xem xét các tiềm năng, lợi thế của từng ngành nghề, sản phẩm truyền thống, so
sánh với sản phẩm cùng loại trên thị trường để hiểu biết lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm, làng nghề của Thừa Thiên Huế.
Tăng cường khai thác thông tin thị trường, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng về các mặt hàng thủ công truyền thống để cung cấp định hướng cho các
cơ sở xuất cải tiến thiết kế mẫu mã phù hợp.
Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm
thủ công mỹ nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiếp cận, tìm
152
kiếm mở rộng thị trường
Tổ chức, thành lập trung tâm giao dịch giới thiệu mua bán hàng thủ công truyền
thống Huế ở các tỉnh và ở nước ngoài.
Tổ chức các lễ hội tôn vinh nghề truyền thống, các cuộc triển lãm ảnh về nghề
và làng nghề truyền thống Huế.
Xây dựng các nhà bảo tàng nghề truyền thống tại các làng nghề và xây dựng các
tuyến du lịch tham quan làng nghề. Đây sẽ là công cụ hiệu quả thu hút du khách tiếp
cận ngành nghề thủ công truyền thống, tạo ra sản phẩm du lịch mới.
3.2. Thực hiện đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị cho doanh nghiệp sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ
Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp công nghệ thủ
công truyền thống và đổi mới mẫu mã sản phẩm.
Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiến hành cơ giới hóa một số khâu trong
quá trình sản xuất thủ công như đúc đồng, mộc mỹ nghệ, chế biến lương thực thực
phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao tính cạnh tranh về
giá cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin vào công tác quản lý, thiết kế mẫu mã, bao
bì, giới thiệu, giao dịch, khai thác thông tin trong các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp.
3.3. Tạo lập mối quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Quy hoạch và xây dựng các Cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống
để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo môi trường, điều kiện để các cơ sở
sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề có mối liên hệ hợp tác,
liên kết trong sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các làng nghề; việc triển khai đề án khôi phục
và phát triển làng nghề gắn với công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn.
Tạo lập mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý, các cơ sở nhà sản xuất,
các thương nhân, các nhà khoa học, nhà thiết kế tạo mẫu trong đó, chính quyền địa
phương sẽ là cầu nối cơ bản để thiết lập mối quan hệ này.
3.4. Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển nghề và
làng nghề thủ công truyền thống địa phương
Khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển sản phẩm nghề và làng nghề thủ công
truyền thống phục vụ du lịch và xuất khẩu; hình thành các doanh nghiệp, các thương
153
nhân lớn kinh doanh xuất khẩu hàng TTCN địa phương.
Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở và các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh hàng thủ công truyền thống, phát triển nghề, làng nghề.
Khuyến khích và hỗ trợ các công ty du lịch, các công ty lữ hành đầu tư xây dựng
các tour tuyến tham quan tìm hiểu làng nghề; đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái,
nghĩ dưỡng khám phá văn hóa làng nghề, làng quê Việt tại Thừa Thiên Huế.
3.5. Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực làng nghề
Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài, tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi để họ
có nhiệt huyết truyền nghề cho thế hệ sau.
Tổ chức các đợt tập huấn ngắn ngày để trang bị cho các chủ doanh nghiệp và cơ
sở sản xuất kinh doanh những kiến thức cần thiết về quản lý kinh doanh về pháp luật và
chính sách liên quan tới phát triển nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống kết hợp với du nhập
nghề mới.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và dạy nghề, đồng thời phát hiện và thu hút đội ngũ
doanh nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ doanh nhân giỏi, hỗ trợ truyền nghề và học nghề tại
địa phương. Đồng thời cũng quan tâm hỗ trợ, gửi đi đào tạo nghề ở các địa phương khác
trong nước.
4. Kết luận
Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống ở Thừa Thiên Huế
là khai thác và phát huy những tiềm năng to lớn của Tỉnh, một vùng đất giầu truyền
thống lịch sử, văn hóa và du lịch.
Cần có những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách và đầu tư để đủ sức khôi phục
và phát triển các làng nghề ở Thừa Thiên Huế.
Tập trung nỗ lực thực hiện tốt năm giải pháp cơ bản được đưa ra trong nghiên
cứu này, trong đó cần đặc biệt chú trọng khâu nghiên cứu nhu cầu thị trường và gắn với
phát triển du lịch của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới các thủ tục
hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam,
Hà Nội, 1999.
2. Chính phủ, Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Hà Nội, Việt Nam, 2009.
3. Cục Thống Kê Thừa Thiên Huế, Báo cáo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2010,
154
2010.
4. Cục Thống Kê Thừa Thiên Huế, Niên giám Thống kê năm 2009, 2010
5. Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế, Báo cáo kinh tế xã hội năm 2010, 2010.
SOLUTIONS TO THE RECOVERY AND DEVELOPMENT OF TRADITIONAL
CRAFT VILLAGES IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Khac Hoan, Le Thi Kim Lien
College of Economics, Hue University
Abstract. Restoring and developing traditional craft villages is an urgent task in
the development of internal resources to exploit the potential advantages of the
locality contributing to job creation, income growth, economic restructuring, labor
structuring for the purpose of promoting industrialization and modernization of
rural agriculture, conservation and promotion of Hue cultural identity, national
culture and cultural heritage of humanity.
In the present context, the villages have to confront many difficulties and
challenges such as small scales, retail distribution, low quality of human resources,
product markets being limited and low-income. The restoration and development of
villages should be concentrated on five following basic solutions: (1) to establish a
stratege for trade promotion and exploitation of information and promotion; (2) to
invest in technology improvements and equipments for Business production of
handicrafts; (3) to create a relationship of cooperation and association in the
production and sales of professional products and traditional handicrafts; (4) to
implement incentive policies to develop the training and development of local
traditional handicraft villages and (5) to formulate policies for human resource for
the development of villages.