Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị - lưu thị phương chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 70 trang )

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
Giảng viên: Lưu Thị Phương Chi
Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
• Phần I: Tổng quan về quản lý Hạ tầng kỹ thuật
• Phần II: Cơ sở quản lý Hạ tầng kỹ thuật
• Phần III: Thực hiện quản lý Hạ tầng kỹ thuật
• Phần IV : Quản lý môi trường đô thị
Phần I: Tổng quan về quản lý hạ tầng kỹ thuật
Đô thị
là điểm dân cư tập trung,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của một vùng lãnh
thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp,
và dân cư nội thị không dưới
4000 người, tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp tôi thiểu 65%
Cơ sở hạ tầng đô thị
là hệ thống các
công trình, các phương tiện kỹ thuật
có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
cho cộng đồng dân cư đô thị. Cơ sở
hạ tầng đô thị gồm: HTXH và HTKT
Hành lang kỹ thuật là phần đất và không gian để xây dựng các
tuyến kỹ thuật và dành cho dải cách ly an toàn.
Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình HTKT chính
cấp đô thị bao gồm các trục giao thông, các tuyến truyền tải năng
lượng, các tuyến truyền dẫn cấp nước, các tuyến thông tin viễn
thông và các công trình đầu mối kỹ thuật
Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ


quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được
xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông
hoặc các công trình HTKT, không gian công cộng khác
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình
trên lô đất.
Quy hoạch chiều cao khu đất xây dựng đô thị là
nghiên cứu giải quyết chiều cao nền xây dựng của
các công trình, các bộ phận đất đai thành phần hợp
lý nhất để thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật và
cảnh quan kiến trúc.
Cao độ nền xây dựng tối thiểu (cốt xây dựng –
HXD) của đô thị là cao độ thấp nhất cho phép của
nền khu đất sử dụng cho mục đích xây dựng đô thị
nhằm đảm bảo cho khu đất không bị ngập nước.
HXD = Hmax + 0,5
Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị là
những biện pháp kỹ thuật sử dụng để cải tạo tự
nhiên phục vụ mục đích quy hoạch xây dựng đô thị
•Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
•Hệ thống các công trình giao thông đô thị
•Hệ thống các công trình cấp nước đô thị
•Hệ thống các công trình thoát nước đô thị
•Hệ thống các công trình cấp điện đô thị
•Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị
•Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị
•Hệ thống các công trình thông tin đô thị
•Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn
•Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị
• Hệ thống các công trình giao thông đô thị

Giao thông đô thị là tập hợp
các công trình, các phương
tiện đảm bảo sự liên hệ thuận
lợi giữa các khu vực trong
thành phố với nhau và giữa
thành phố với các khu vực
bên ngoài.
Giao thông đối nội là hệ thống
giao thông bên trong đô thị còn
gọi là giao thông nội thị, có
nhiệm vụ đảm bảo sự liên hệ
thuận tiện giữa các khu chức
năng trong đô thị với nhau cũng
như với giao thông đối ngoại
Giao thông đối ngoại là sự liên
hệ giữa đô thị với bên ngoài,
bao gồm giữa đô thị đó với các
đô thị khác, các khu công
nghiệp, khu nghỉ ngơi của các
vùng phụ cận và giữa đô thị đó
với các vùng trong quốc gia.
• Hệ thống các công trình giao thông đô thị
Giao thông đối nội chủ
yếu là loại hình đường bộ
liên hệ với giao thông đối
ngoại thông qua các đầu
mối giao thông như: Nút
giao nhau, Bến xe đối
ngoại, ga đường sắt, bến
cảng, cảng hàng không.

Ngoài ra có đường sắt nội
đô, sông ngòi , phục vụ
tham quan du lịch
Hệ thống cấp nước là một tổ hợp của
các công trình làm nhiệm vụ thu nhận
nước từ nguồn, làm sạch nước, điều
hòa, dự trữ, vận chuyển, và phân phối
nước đến các nơi tiêu thụ
• Hệ thống các công trình cấp nước đô thị
Nước mặt
Nước ngầm
Hệ thống thoát nước là tổ hợp các
thiết bị, công trình kỹ thuật và các
phương tiện để thu nước thải tại nơi
hình thành, dẫn, vận chuyển đến các
công trình làm sạch, (xử lý) khử
trùng và xả ra nguồn tiếp nhận.
Các loại nước thải: nước thải sinh
hoat, nước thải sản xuất, nước mưa.
• Hệ thống các công trình thoát nước đô thị
Hệ thống thoát nước chung
Hệ thống thoát nước riêng
Hệ thống thoát nước riêng
một nửa
• Hệ thống các công trình cấp điện đô thị
Hệ thống cung cấp
năng lượng
Cung cấp khí
đốt và sưởi ấm
Cung cấp điện

Nhiệt điện Thủy điện Máy phát điện Phong điện
Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị phải được
xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị, phải đảm bảo an toàn
phòng cháy chữa cháy, chống sét và vệ sinh môi trường
Hệ thống gồm: các trạm xăng dầu và công trình cấp khí đốt
• Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị
Hệ thống chiếu sáng
công cộng đảm bảo
ánh sáng đô thị vào
ban đêm. Công trình
chiếu sáng công cộng
vừa có chức năng tỏa
sáng ban đêm đồng
thời tạo vẻ đẹp cho đô
thị.
• Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị
Hệ thống thông tin liên lạc
nhằm đáp ứng yêu cầu giao
tiếp qua nhiều phương tiện
giữa các cá thể trong cộng
đồng.
• Hệ thống các công trình thông tin đô thị
Công trình đầu
mối
Mạng lưới
phục vụ
Chất thải
• Hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn và nhà vệ
sinh công cộng
Chất thải lỏng

Được xem xét
trong hệ thống
thoát nước
Chất thải khí
được xem xét
trong việc xử lý
các nguồn làm
gây ô nhiễm môi
trường khí
Chất thải rắn
được gom từ các
ngôi nhà, các
công trình, vận
chuyển đến nơi
tập kết và xử lý
Quy hoạch và xây dựng nhà tang lễ, nghĩa trang đô thị
phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và các quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành; phù hợp với phong tục, tập
quán, tôn giáo và văn minh hiện đại; sử dụng đất có
hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và vệ sinh
môi trường
• Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị
+Hệ công trình ngầm kỹ thuật là thành phần kỹ thuật quan
trọng trong hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
-Đường ngầm thu gom
-Đường ngầm cho phương tiện giao thông
-Đường ngầm vượt qua các tuyến giao thông cho người đi bộ
-Các điểm giao thông tĩnh, các hầm đỗ xe
-Các tầng hầm của nhà cao tầng
-Các bể chứa nước lớn bố trí ngầm

-Các hầm lưu trữ phục vụ khi có chiến tranh
Cây xanh, mặt nước là diện tích
không thể thiếu đối với mỗi đô
thị, với mục đích nâng cao sinh
hoạt văn hóa tinh thần và là yếu
tố kỹ thuật, môi trường của đô
thị đó
Cây xanh, mặt nước
Hệ biển báo, tín
hiệu là nơi truyền
đạt các hiệu lệnh
giao thông đô thị,
là nơi cung cấp
những điều cần
làm, nên biết
trong quá trình
tham gia giao
thông. Nó có mối
liên quan tới hầu
hết các hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
khác
Hệ biển báo, tín hiệu
Về đầu tư:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa
phương, cùng với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nên nhiều công
trình HTKT của các đô thị đã được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát
triển.
Nguồn vốn: Vốn ngân sách, vốn ODA, vốn tài trợ, vốn vay, vốn

tư nhân… Tuy nhiên do nguồn vốn hạn chế, chậm và lâu trong thu
hồi vốn nên tính hấp dẫn của đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật không cao
Vài nét về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị taị Việt Nam
-Về xây dựng và khai thác sử dụng:
Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng các công trình HTKT tại
nhiều khu đô thi vẫn còn thiếu hoặc xuống cấp nghiêm trọng
- Giao thông
- Cấp nước
- Thoát nước
- Cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng
- Thu gom và xử lý chất thải rắn
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
- Cây xanh, mặt nước
- Nghĩa trang
- Về quản lý hệ thống HTKT:
Có nhiều văn bản pháp lý quản lý HTKT đã được ban hành
nhưng tại các địa phương tính pháp lý trong quản lý chưa cao.
Các quy hoạch đã được nghiên cứu, có phối hợp nhưng chưa
đồng bộ. Công tác tổ chức quản lý các công trình HTKT chưa
thống nhất, sự phối hợp giữa các ban ngành, các chủ đầu tư
chưa chặt chẽ, hiệu quả.
Một số đặc điểm của hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Đặc điểm
Tính thống nhất, đồng bộ và tổng hợp
Tính kinh tế
Tính xã hội
Tính thời gian và không gian
Tính phức tạp
Tính an ninh quốc phòng

×