Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.35 KB, 56 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Bộ TƯ PHáP
Trờng đại học luật hà nội
Phan thanh hoa
Hs31A
Tội không cứu giúp ngời đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng những vấn đề
lý luận và thực tiễn
Chuyên ngành: Luật Hình sự
Khóa luận tốt nghiệp
Giáo viên hớng dẫn: ThS. Phạm Văn Báu
Hà nội - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy Phạm Văn Báu, người đã nhiệt tình chỉ bảo để tôi hoàn
thành khóa luận của mình. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
trong tổ bộ môn, các thầy cô giáo trong trường Đại học Luật Hà Nội đã dạy dỗ
tôi trong những năm học qua. Và cuối cùng là lời cảm ơn của tôi đến gia đình và
bạn bè, những người luôn động viên giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận chắc chắn sẽ gặp không ít sai
sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Phan Thanh Hoa
MỤC LỤC
B¶ng tõ viÕt t¾t
Blhs : Bé luËt h×nh sù
TNHS : Tr¸ch nhiÖm h×nh sù
CTTp : CÊu thµnh téi ph¹m
TANDTC : Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao.
CHƯƠNG 1


KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÍ CỦA TỘI KHÔNG CỨU
GIÚP NGƯỜI ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM ĐẾN
TÍNH MẠNG.
1.1. Khái quát chung về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng.
1.1.1. Khái quát lịch sử lập pháp về tội không cứu giúp người đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng trong luật Hình sự Việt Nam.
* Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
trong BLHS năm 1985.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng lần đầu tiên được quy định trong BLHS Việt Nam năm 1985 tại Điều 107.
“Điều 107. Tội cố ý không giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng.
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến chết người, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm
hoặc là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp, thì
bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.
Nghị quyết số 04/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao ngày 29/11/1986 hướng dẫn một số dấu hiệu của tội này như sau:
“Tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng (Điều 107). Theo khoản 1 đây là hành vi phạm tội của người thấy
người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (sắp chết) hoặc có
thể chết (như: sắp chết đuối; bị thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra…),
tuy có điều kiện mà không cứu giúp (tức là có khả năng cứu giúp và sự cứu giúp
không gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác) mà cố ý bỏ mặc, dẫn
đến chết người.
- Theo khoản 2, người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng
nguy hiểm (như: cùng đi tắm ở sông, người biết bơi đùa nghịch làm cho người

không biết bơi bị chới với sắp chìm mà không cứu vớt) hoặc là người mà theo
pháp luật hay nghề nghiệp, có nghĩa vụ phải cứu giúp (như thủy thủ tàu đang đi
trên sông, trên biển đối với người đang vật vờ trên mặt nước, bác sĩ đối với bệnh
nhân đang cần cấp cứu…).
Đối với trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vận tải gây ra tai
nạn rồi bỏ chạy, cố ý không cứu giúp người bị nạn để trốn tránh trách nhiệm thì
xử lý theo Điều 186, khoản 2, điểm b (tội vi phạm các quy định về an toàn giao
thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng)”.
Do nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi không cứu giúp
người khác và cũng nhằm loại ra khỏi xã hội những tư tưởng lạc hậu, lối sống
ích kỉ, cá nhân mà BLHS năm 1985 đã xác định và quy định hành vi không cứu
giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội phạm và quy
định hình phạt đối với tội phạm. Quy định tội không cứu giúp người đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của BLHS 1985 đã cơ bản đáp ứng được
thực tiễn tình hình phạm tội trong giai đoạn này, nó không những có ý nghĩa về
mặt lí luận mà còn là căn cứ pháp lí đấu tranh phòng chống loại tội phạm này,
góp phần to lớn trong thực tiễn xét xử tội phạm, thể hiện sự tiến bộ trong trình
độ lập pháp của nhà nước ta.
* Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
trong BLHS năm 1999.
Sau hơn 10 năm thực hiện BLHS năm 1985, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế và những thành tựu nhà nước ta đạt được trong mọi lĩnh vực, tình
hình xã hội cũng có nhiều biến đổi. Khi đó, BLHS năm 1985 có nhiều quy định
không còn phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là cần phải có
sự sửa đổi bổ sung một cách toàn diện, đầy đủ hơn. Để đáp ứng yêu cầu đó,
BLHS năm 1999 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 và so với BLHS
năm 1985 nó đã có những thay đổi đáng kể theo hướng hoàn thiện hơn. Tội
không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy
định tại Điều 102 BLHS năm 1999 thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng con
người. Điều 102 BLHS năm 1999 quy định như sau:

“Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng.
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có
nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
So với quy định tại Điều 107 BLHS năm 1985 thì quy định tại Điều 102
BLHS năm 1999 về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng có một số điểm mới sau:
Thứ nhất: trong tên tội danh đã bỏ đi hai từ: “cố ý”, Điều 107 BLHS năm
1985 quy định là “Tội cố ý không giúp người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng” còn Điều 102 BLHS năm 1999 quy định “Tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”.
Điều này rõ ràng là hợp lí, nó làm cho quy định trong điều luật ngắn gọn, chặt
chẽ và logic hơn rất nhiều vì bản thân của hành vi không cứu giúp đã bao hàm
sự cố ý.
Thứ hai: Điều 102 BLHS năm 1999 đã thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân
hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với tội phạm này, thể hiện tội phạm được
phân thành các cấu thành cụ thể và chi tiết tạo thuận lợi cho việc xét xử và áp
dụng hình phạt thống nhất hơn (Ví dụ: tại khoản 2 Điều 102 đã chia thành các
điểm cụ thể mà không gộp chung như quy định tại Điều 107 BLHS năm 1985).
Thứ ba: Điều luật quy định hình phạt bổ sung thành một khung (khoản 3)
của tội phạm mà không quy định chung trong một điều luật riêng như trong

BLHS năm 1985 cũng cho thấy sự hợp lí và thuận lợi cho việc nhận thức và áp
dụng trong thực tiễn, thể hiện rõ sự tiến bộ trong trình độ lập pháp của nhà nước.
Có thể nói, với việc nghiên cứu và đánh giá sơ lược lịch sử lập pháp của
tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đã
cho thấy một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của pháp
luật hình sự Việt Nam nói chung, của các tội xâm hại tính mạng con người và tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nói
riêng. Cùng với sự thay đổi của xã hội, mỗi thời kì, luật pháp có thể có những
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm và có những hình phạt hợp lí. Với việc quy định cấu thành tội phạm
(CTTP) cụ thể và những tình tiết định khung tăng nặng rõ ràng tại Điều 102
BLHS năm 1999 đã tạo ra căn cứ thuận lợi cho việc xử lí tội phạm và người
phạm tội này khi cá thể hóa TNHS và hình phạt, hạn chế đến mức thấp nhất việc
xử lí oan sai. Dù còn có điểm chưa hợp lí nhưng phải ghi nhận rằng quy định
của BLHS năm 1999 về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng là một sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam.
1.1.2. Khái niệm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng là tội phạm xâm hại đến tính mạng con người, nó không chỉ phản ánh
hành vi vi phạm pháp luật của một người không thực hiện những nghĩa vụ mà
pháp luật buộc phải thực hiện mà hơn thế nó còn thể hiện sự xuống cấp về mặt
đạo đức và truyền thống “thương người như thể thương thân” trong xã hội ta của
người phạm tội này.
Đặt dưới góc độ tương quan so sánh với các tội phạm khác trong nhóm
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, có thể thấy tội không cứu
giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chiếm tỉ lệ không cao
về số vụ bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm (chỉ chiếm khoảng 1.2%
trong tổng số các tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử thuộc nhóm tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người – Nguồn: báo cáo tổng kết toàn ngành

Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) năm 2003). Điều đó không có nghĩa là tính
chất của tội phạm này là ít nguy hiểm và không đáng lo ngại, mà trên thực tế,
những vụ án bị xét xử về tội phạm này rất được dư luận quan tâm, theo cách nói
của một số người thì tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng cũng được ví như là một hành vi “giết người không dao”.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng là tội phạm được quy định lần đầu tiên trong BLHS Việt Nam năm 1985
tại Điều 107 và cho đến hiện nay chưa có một văn bản pháp lí nào đưa ra định
nghĩa cụ thể về tội này. Khoản 1 Điều 102 BLHS năm 1999 cũng mới chỉ quy
định cấu thành cơ bản của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến hai năm” [2, 51] mà chưa đưa ra được định nghĩa thế nào là hành
vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Hiểu theo thuật ngữ đơn thuần thì không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi bất hợp pháp của một hay nhiều người
bỏ mặc người khác chết khi người đó gặp nguy hiểm đến tính mạng. Còn trong
khoa học luật hình sự: “Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng là hành vi không cứu giúp người khác đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng mà họ thấy và có điều kiện cứu giúp, dẫn đến
người đó chết” [6, 402].
Để xác định một hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng không khó nhưng rất khó để biết hành vi không cứu
giúp đó có CTTP hay không vì đây được coi là loại tội phạm ẩn. Chỉ hành vi nào
thỏa mãn các dấu hiệu định tội được nhà làm luật dự liệu trong CTTP quy định
tại Điều 102 mới bị coi là phạm tội.
1.2. Các dấu hiệu pháp lí của tội không cứu giúp người đang ở trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng.
1.2.1 Khách thể của tội phạm.

“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại” [6, 86]. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam,
những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những
quan hệ xã hội được quy định trong Điều 8 BLHS năm 2009, theo đó: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Khách thể của tội phạm thể hiện tính chất, nội dung, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm. Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng được quy định tại chương XII BLHS (chương các tội phạm
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người), điều này
có nghĩa là khách thể loại của tội không cứu giúp người khác trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng là quan hệ nhân thân còn khách thể trực tiếp của tội
này là quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng [6, 374].
Quyền sống của con người là quyền cơ bản và thiêng liêng nhất, điều đó
được ghi nhận từ rất sớm trên thế giới. Tội không cứu giúp người đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đã gián tiếp xâm hại đến quyền sống của
con người. Hành vi không cứu giúp người khác khi họ đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng mặc dù mình có đủ điều kiện cho thấy sự coi thường
tính mạng con người dẫn đến hậu quả là người không được cứu giúp chết. Hành
vi đó hoàn toàn trái với pháp luật và đạo đức xã hội, đáng bị lên án và trừng trị.
Tuy nhiên, khách thể của tội phạm này không phải là dấu hiệu quan trọng
để phân biệt tội phạm này với các tội phạm có tính chất tương tự như tội vô ý
làm chết người, tội giết người hay một số tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe
khác. Vì vậy, việc xác định khách thể của tội không cứu giúp người đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà không có ý

nghĩa về mặt thực tiễn xét xử.
1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm là biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao
gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan như: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của
việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp,
thời gian, địa điểm phạm tội) [8, 78].
Một trong những dấu hiệu quan trọng của mặt khách quan của tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Một hành vi được coi là hành vi khách quan của
tội phạm khi nó hội tụ đủ ba đặc điểm sau:
Thứ nhất: hành vi đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội, đây là đặc điểm
cơ bản để phân biệt hành vi phạm tội với những hành vi khác. Tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi thể hiện ở chỗ hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nếu hành vi đó không
xâm hại đến các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự thì sẽ không
phải là hành vi của tội phạm.
Thứ hai: hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và có ý
chí. Nếu hành vi đó là cách xử sự của một con người không có nhận thức, không
có ý chí thì nó không phải là hành vi phạm tội.
Thứ ba: hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình
sự, có nghĩa là hành vi đó được quy định là hành vi khách quan của một tội
phạm cụ thể trong BLHS. Khi thõa mãn cả ba đặc điểm trên đây thì một hành vi
sẽ được coi là hành vi khách quan của tội phạm [6, 104].
Từ những cơ sở lí luận trên, tác giả đi sâu vào phân tích để làm sáng tỏ
mặt khách quan của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng.
* Hành vi khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi (không hành động) không cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà họ thấy. Từ quy định này,

cần làm rõ một số khái niệm sau:
- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi không hành động phạm tội.
“Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật
yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm” [6, 108]. Trong luật hình sự
Việt Nam, các tội phạm hầu hết được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội,
loại tội không hành động chiếm tỉ lệ không nhiều, và tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là một ví dụ điển hình về loại
tội này. Ở đây, chủ thể tội phạm đã không thực hiện một hành vi mà pháp luật
quy định đó là nghĩa vụ pháp lí của chủ thể và chủ thể có đủ điều kiện để thực
hiện nghĩa vụ này (hành vi không cứu giúp người khác dẫn đến hậu quả người
không được cứu giúp chết). Không hành động là một biểu hiện tiêu cực, lẽ ra
một người phải có nghĩa vụ làm mọi việc để loại trừ sự nguy hiểm cho xã hội
nhưng lại không làm nên dẫn đến hậu quả. Cần phân biệt hành vi (không hành
động) không cứu giúp với hành vi có hành động nhưng vẫn dẫn đến hậu quả
chết người, nếu một người đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cũng không coi là phạm tội
[11, 124].
Ví dụ: Một người là cảnh sát cứu hỏa, thấy một người khác đang vùng vẫy trong
đám cháy lớn đã xông vào để cứu, nhưng thực tế là người đó đang bị bao vây
bởi một biển lửa quá lớn không có lối vào nên người cứu giúp mặc dù đã có
hành vi cố gắng cứu người nhưng không thể cứu được nạn nhân.
Tuy nhiên, nếu một người đang thực hiện hành vi cứu giúp, không có một
trở ngại nào ngăn cản mà tự ý dừng lại mặc dù vẫn còn điều kiện cứu mà không
cứu để người bị nạn chết thì vẫn bị coi là phạm tội.
Ví dụ: Một người làm nghề đánh cá, thấy một người sắp chết đuối định chèo
thuyền đến cứu vớt, nhưng người vợ lại nói: “cứu người chết đuối làm ăn chẳng
ra gì”. Vì nghe lời vợ, người đó đã không cứu mà để người bị nạn chết, trong
trường hợp này, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không cứu

giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của mình [11, 125].
Hầu hết, hành vi (không hành động) không cứu giúp người là do chủ thể
không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, hoặc một số bộ phận
dân cư do quan niệm lạc hậu sợ xúi, hoặc sợ bị hiểu nhầm mình là người gây ra
tình trạng đó cho nạn nhân nên đã không hành động cứu giúp người bị nạn mà
bỏ mặc cho người bị nạn chết.
- Người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà
tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời
của người khác, nếu không sẽ dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người.
Tình trạng nguy hiểm đang diễn ra hết sức khẩn cấp, tự bản thân nạn nhân
không khắc phục được mà cần phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu
không có sự cứu giúp hoặc cứu giúp không kịp thời thì có thể dẫn đến sự nguy
hại cho tính mạng của nạn nhân.
Ví dụ: Chị K đang trên đường đi làm về bỗng lên cơn đau bụng dữ dội, chị ngã
xuống và nằm lăn lộn giữa đường một lúc thì bất tỉnh. Lúc đó có G là người xe
ôm thường xuyên đứng ở gần vị trí đó để đón khách. Thấy chị K trong tình trạng
ấy, G không những không quan tâm mà còn thản nhiên phóng xe đi mất. Lúc
này, có thể thấy, tính mạng của chị K đang thực sự bị đe dọa, rất cần sự cứu giúp
kịp thời của người khác.
Sự nguy hiểm này có thể do tai nạn bất ngờ (bị thương do tai nạn giao
thông, tai nạn lao động… đòi hỏi phải được cấp cứu) hoặc có thể do những rủi
ro khác như người không biết bơi bị ngã xuống ao, hồ, thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn
hoặc có thể do bị bệnh tật (đau ruột thừa, trụy tim…) cần phải được cấp cứu. Sự
nguy hiểm đến tính mạng có thể do bên ngoài đưa lại hoặc có thể do chính bản
thân người đang trong tình trạng nguy hiểm đó tự gây ra. Người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng do hành vi tự sát của họ gây ra (như treo cổ,
uống thuốc độc…) cũng thuộc trường hợp này [6, 402].
Nếu một người chưa thực sự ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,
nghĩa là họ còn có khả năng tự cứu mình và người đó vẫn chưa ở trong tình
trạng như ví dụ đã nêu trên mà có người không cứu giúp thì cũng không bị coi là

phạm tội. Người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không được cứu
mà bị chết thì mới có dấu hiệu cấu thành tội không cứu giúp. Việc xem xét dấu
hiệu này phải được tiến hành một cách cụ thể khoa học và chính xác để tránh
nhầm lẫn trong việc xác định một người có tội hay không có tội.
- Người phạm tội phải “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng.
Đây là dấu hiệu pháp lí được quy định trong BLHS mà thực tế đã được
hiểu và áp dụng không thống nhất. Có quan điểm cho rằng “thấy” là mắt “nhìn
thấy”, có quan điểm lại cho rằng thấy là “biết rõ”.
Theo công văn của TANDTC số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 về việc
giải đáp bổ sung một số vấn đề về áp dụng pháp luật có giải thích như sau:
“Thấy quy định trong Điều 107 BLHS hoặc là “mắt nhìn thấy” hoặc là tuy mắt
không nhìn thấy nhưng “có đầy đủ căn cứ để biết rõ” người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến
chết người” [5, 1].
Tòa án nhân dân tối cao đã giải đáp “thấy” ở đây không phải hiểu theo
nghĩa rộng như các cách khác nhau được giải thích trong Từ điển tiếng Việt,
nhưng cũng không phải hiểu theo nghĩa hẹp là chỉ nhìn thấy. Tuy nhiên, những
giải đáp nói trên chỉ nêu ra phạm vi, cách hiểu mà chưa nêu ra bản chất của khái
niệm pháp lí này.
Trước hết, từ “thấy” được xem xét ở đây là một khái niệm pháp lí trong
BLHS và là một dấu hiệu bắt buộc của CTTP quy định tại Điều 102 BLHS. Dấu
hiệu “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng trước
hết thể hiện sự nhận thức của chủ thể về tình trạng nguy hiểm của nạn nhân.
Nhận thức là việc chủ thể ý thức được nạn nhân và tình trạng nguy hiểm của nạn
nhân bằng các cách khác nhau như nghe, nhìn hoặc bằng tri thức khoa học hay
kinh nghiệm mà biết được rằng nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng của họ thông qua những biểu hiện cụ thể của hiện thực khách quan
đang diễn ra. Ví dụ: một bác sĩ khi gặp một nạn nhân bị thương tích, sau khi
xem xét vị trí vết thương, tác nhân gây thương tích, mức độ tổn thương có thể sơ

bộ đánh giá bệnh nhân có ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay
không? [19, 24].
Theo sự đánh giá của tác giả Nguyễn Văn Hương trong bài “Dấu hiệu
thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng trong CTTP
quy định tại Điều 102 BLHS” đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2004 thì
dấu hiệu “thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”
không chỉ là sự “nghe thấy” như nghe thấy tiếng kêu cứu hay “nhìn thấy” như
nhìn thấy có người trong hỏa hoạn… Theo tác giả , trên thực tế có thể có trường
hợp nghe thấy, nhìn thấy, thậm chí vừa nghe có người kêu cứu, vừa nhìn rõ có
người đang chới với dưới sông mà một người đã “không thấy” được nạn nhân
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nên đã không cứu giúp [19,
25]. Ví dụ: Nguyễn Văn A thường đi qua đoạn đường gần khúc sông sâu, vào
mùa hè những đứa trẻ chăn trâu thường tắm ở đó. Một hôm khi đi đến gần đoạn
sông nọ, A nghe thấy tiếng kêu cứu “Có người chết đuối” của đám trẻ. A nhìn
xuống sông thấy một đứa trẻ đang chới với như sắp chết đuối, A vội vàng dừng
xe xuống cứu. Sau một hồi lặn xuống mò tìm không được, A ngẩng lên thấy
đám trẻ đang ngồi cả ở bờ sông cười đùa chế giễu. A biết mình bị lừa nên bỏ đi.
Một lần khác, cũng ở đoạn sông này, A lại nghe thấy tiếng kêu cứu “Cứu người
chết đuối” của đám trẻ. A thấy một đứa trẻ như sắp kiệt sức đang chới với, A
xuống cứu và lại bị lừa. Lần thứ ba đi qua khúc sông đó, A cũng nghe tiếng kêu
cứu và nhìn thấy một đứa trẻ đang vùng vẫy mặc dù đã dừng xe nhưng nghĩ
mình bị lừa nên A đã không xuống cứu và do vậy có đứa trẻ bị chết đuối. A có
phạm tội theo điều 102 BLHS hay không? Trường hợp này tuy “nhìn thấy, nghe
thấy” nhưng A có thấy đứa trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
hay không? Trên thực tế A đã không thấy được điều đó. Trong nhận thức của A
khi đó chỉ thấy mình bị đám trẻ lừa để làm trò cười cho chúng. Chính vì vậy, A
đã không có hành vi cứu giúp [19, 25].
Theo tôi, cách hiểu mà tác giả Nguyễn Văn Hương đưa ra là hoàn toàn
hợp lí, bản chất pháp lí của dấu hiệu “thấy” không chỉ đơn giản là nhìn thấy hay
nghe thấy mà phải biết rõ, bởi có nhiều trường hợp tuy nhìn thấy, nghe thấy

nhưng lại không thấy nạn nhân đang đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng cần phải được cứu giúp như ví dụ đã nêu trên.
Một trường hợp khác cũng được đánh giá là “thấy”, tuy nhiên trong
trường hợp này, việc xác định có tội hay không có tội đang là vấn đề gây nhiều
tranh cãi, đó là trường hợp thấy một người đang bị người khác tấn công xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe.
Ví dụ: A, B, thấy D đang đánh đập một đứa trẻ rất dã man, vì lí do là đứa trẻ
này đã ăn trộm gà của nhà D. D đã dùng gậy gỗ đánh liên tiếp vào người đứa trẻ
mặc dù đứa trẻ đã ra sức van xin D và cầu cứu A, B giúp. Do quá sức chịu đựng,
đứa trẻ đã lịm đi nhưng D vẫn tiếp tục đánh.
Ở đây, A và B, không chỉ nhìn thấy, nghe thấy đứa trẻ bị đánh đập kêu
cứu mà còn biết rất rõ tình trạng nguy hiểm của đứa trẻ. A, B đều có đủ điều
kiện để cứu giúp tuy nhiên cả A và B đều không có hành động cứu giúp nào.
Lúc này, việc A, B, chỉ đứng nhìn mà không có hành vi can ngăn hay cứu giúp
đứa trẻ thì có được coi là hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng không? Đứa trẻ đang bị tấn công có được coi là ở
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không? Nếu bị truy cứu TNHS thì A,
B sẽ bị truy cứu với tội danh gì? Đây là một vấn đề rất cần được làm sáng tỏ.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, thì rõ ràng trong trường hợp này A, B sẽ
phải chịu TNHS nếu như đứa trẻ chết. Hành vi không cứu giúp của A, B có đủ
dấu hiệu để cấu thành tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quy định hay một hướng
dẫn nào để giải quyết tình huống trên, mặc dù nó đã xảy ra khá nhiều trên thực
tế. Đặc biệt, nếu ở đây A, B là người có chức vụ, có trách nhiệm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, nhân dân (ví dụ như A, B là công an) thì rõ ràng A, B phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng. Vì khi đứa trẻ không thể tự bảo vệ được mình thì
trong trường hợp này, với tư cách là người có chức vụ có trách nhiệm bảo vệ lợi
ích của nhân dân thì phòng vệ chính đáng là nghĩa vụ pháp lí của A, B. Khi
không có hành vi cứu giúp đứa trẻ nghĩa là A, B đã vi phạm nghĩa vụ của mình

và A, B sẽ phải chịu TNHS với tội không cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng.
Vì chưa có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền nên vấn đề này vẫn còn rất nhiều tranh cãi và chưa đi đến sự thống nhất
trong cách giải quyết. Điều đó đặt ra yêu cầu là cần phải có một văn bản chính
thức, hướng dẫn đầy đủ để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thực hiện
một cách đồng bộ, có hiệu quả, tránh hiện tượng bỏ lọt tội phạm.
- Người phạm tội là người có đủ điều kiện để cứu giúp, ngăn chặn hậu
quả chết người xảy ra mà lại không thực hiện hành vi cứu giúp.
Khả năng của bản thân cũng như những điều kiện bên ngoài khác hoàn
toàn cho phép người phạm tội có khả năng cứu giúp người đang trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng. Việc cứu giúp không gây nguy hiểm cho bản thân
người cứu giúp cũng như người khác. Nhưng người phạm tội đã không cứu
giúp, không thực hiện việc làm mà pháp luật cũng như đạo đức đều đòi hỏi phải
làm. Người không cứu giúp phải chịu TNHS về tội này khi người đang trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị chết. Hậu quả chết người xảy ra là do nạn
nhân không được cứu giúp, nếu được người phạm tội cứu giúp hậu quả đó sẽ
không xảy ra.
Một người khi thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, có điều kiện cứu giúp được người đó khỏi chết mà không cứu dẫn đến
người đó bị chết thì bị coi là có tội. Ví dụ: một người đi qua đường thấy người
khác bị tai nạn, máu chảy đầm đìa tuy có điều kiện cứu giúp nhưng vì sợ bị liên
lụy nên đã không cứu, dẫn đến người này bị chết.
Điều kiện để cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng là khả năng thực tế có thể cứu được người sắp chết. Khả năng này có thể
do bẩm sinh như có khả năng thính giác rất tốt, do rèn luyện, học tập như khả
năng nhịn thở khá lâu trong môi trường nước, hoặc do tính chất nghề nghiệp mà
có như bác sĩ, công an…
Việc kết luận một người thực hiện hành vi không cứu giúp người khác
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là có tội hay không có tội phải

phụ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể và khả năng của người cứu giúp.
Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên thì chưa đủ yếu tố để CTTP. Ví dụ: một bác
sĩ phẫu thuật, ngày chủ nhật vào rừng săn bắn, gặp một người bị đau ruột thừa
cấp tính, nếu không được mổ ngay thì sẽ chết. Vì không có phương tiện (bộ đồ
kĩ thuật), khu rừng lại xa khu dân cư, ít người qua lại. Người bác sĩ này đã cõng
bệnh nhân ra khỏi khu rừng nhưng vì không kịp mổ nên bệnh nhân đã chết [11,
123]. Do đó, khả năng sẵn có của một người chỉ là tiền đề tạo điều kiện để có
thể cứu được người bị nguy hiểm đến tính mạng, còn thực tế có cứu được hay
không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Khả năng của con người
chỉ phát huy được khi nó có những điều kiện cần thiết. Ngược lại, điều kiện có
nhưng người ở trong điều kiện lại không có khả năng mà không cứu được người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến người này chết thì
cũng không coi là phạm tội. Ví dụ: Xe cấp cứu của bệnh viện đang trên đường đi
về thì gặp chị D đang đau bụng dữ dội chuẩn bị sinh, do sinh thiếu tháng, chị H
lại có tiền sử bệnh tim nên cần phải được phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, trên xe
lúc này, mặc dù có bộ đồ phẫu thuật nhưng do chỉ có hai y tá, cả hai người đều
không có khả năng chuyên môn, vì vậy, chị D đã chết trên đường đi cấp cứu.
Chủ thể có nghĩa vụ cứu giúp khi thấy người khác đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng. Khi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, chủ thể cũng thấy được người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm cần phải được cứu giúp. Chủ thể nhận thức được là nếu không được cứu
giúp, nạn nhân sẽ bị chết hoặc có thể bị chết. Trách nhiệm pháp lí phải cứu giúp
chỉ phát sinh khi chủ thể “Thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng”. Tuy nhiên chủ thể cũng thấy mình có đủ điều kiện cứu giúp và
việc cứu giúp đó không nguy hiểm đến tính mạng của bản thân hoặc người khác.
Điều luật quy định “…tuy có đủ điều kiện mà không cứu giúp…”. Điều đó khẳng
định rằng: một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng nhưng không có điều kiện để cứu giúp nên đã không có hành vi cứu
giúp nạn nhân thì cũng không phải chịu TNHS về tội này. Điều kiện để cứu giúp
là điều kiện thực tế bao gồm khả năng của chủ thể và những điều kiện bên ngoài

khác. Ví dụ: Để cứu giúp người sắp chết đuối, chủ thể cần có khả năng bơi lội
hoặc những phương tiện như tàu thuyền, phao, sào, dây… hoặc để cứu bệnh
nhân bị đau ruột thừa cấp thì ngoài trình độ phẫu thuật, người bác sĩ cần có
những điều kiện khác như những loại thuốc cần thiết khác, dụng cụ phẫu thuật,
ánh sáng… [19, 14].
Như vậy, dấu hiệu “thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng” không chỉ là thấy nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, thấy nạn nhân cần được cứu giúp mà chủ thể còn thấy mình có
đủ điều kiện cứu giúp nạn nhân. Trường hợp, do những hạn chế về chủ quan,
khách quan (như năng lực, trình độ hoặc các phương tiện kĩ thuật…), chủ thể
không nhận thức được rằng mình có khả năng cứu giúp nạn nhân nên đã không
có hành vi cứu giúp thì việc không cứu gúp đó cũng không thỏa mãn dấu hiệu
CTTP này.
* Hậu quả của hành vi phạm tội
“Hậu quả của tội phạm là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho
những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ” [6, 110]. Hậu quả của tội phạm
thường được hiểu là những thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần, được
biểu hiện dưới hình thức thiệt hại về tài sản, thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm con người. Hậu quả của tội phạm phản ánh tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
là tội có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội
này. Việc xác định hậu quả có xảy ra hay không có ý nghĩa to lớn trong việc
định tội. Tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng là tội do lỗi cố ý gián tiếp gây ra, do vậy nó không có các giai đoạn
chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, ranh giới của nó chỉ là có tội hay không
có tội. Vì thế, nếu người bị nạn chưa chết mặc dù bị thương tích rất nặng thì
cũng không đủ yếu tố để cấu thành tội này vì điều luật quy định: “…làm người
đó chết”. Tuy nhiên một điều có thể thấy là dù hậu quả chết người có xảy ra hay
không thì người không thực hiện hành vi cứu giúp đã lựa chọn một xử sự tiêu

cực vừa vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định vừa vi phạm đạo đức làm người.
* Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và hậu quả
Quan hệ nhân quả là điều kiện để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội. Điều đó đòi hỏi giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả thiệt hại
phải có mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả không chỉ có ý nghĩa đối
với việc xác định trách nhiệm hình sự mà còn có ý nghĩa đối với việc đánh giá
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và là yếu tố để quyết định áp dụng
trách nhiệm hình sự [6, 114]. Xét mối quan hệ nhân quả khi nghiên cứu tội
không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tại Điều
102 BLHS năm 1999 ta thấy hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: theo tinh thần lời văn điều luật thì chỉ coi một
người phạm tội này nếu giữa hành vi không cứu giúp của người đó với cái chết
của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả mang tính nội tại tất yếu. Tức là vì nạn
nhân không được sự cứu giúp của người phạm tội nên mới dẫn đến chết. Điều
này cũng có nghĩa xảy ra các khả năng thực tế sau:
- Thứ nhất: cho dù nạn nhân không được người phạm tội cứu giúp nhưng
đã được người khác cứu giúp kịp thời, song có thể do vết thương quá nặng chỉ
sau một thời gian ngắn nạn nhân bị tử vong hoặc do những lí do khách quan
khác như xa bệnh viện, trang thiết bị y tế lạc hậu,… nạn nhân vẫn bị tử vong.
Trường hợp này thì người có hành vi không cứu giúp cũng không phạm tội, vì
cái chết của nạn nhân không có mối quan hệ nhân quả với hành vi không cứu
giúp của họ.
- Thứ hai: người có hành vi không cứu giúp người bị hại là người có
nghĩa vụ phải cứu giúp đã thấy rõ người bị hại đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn như người lái xe thấy người bị hại điều khiển xe
máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đã quệt vào thành xe của mình rồi ngã vật ra
đường nằm bất động, người lái xe vẫn cho xe chạy bình thường mà không dừng
xe cho nạn nhân đi cấp cứu. Ta thấy trong trường hợp này mặc dù người lái xe
không có lỗi trong việc gây ra tai nạn nhưng họ phải nhận thức được nạn nhân
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và họ có nghĩa vụ cứu giúp

nạn nhân. Nhưng kết quả giám định tử thi cho thấy nạn nhân chết ngay tại chỗ,
do vậy việc cứu giúp hay không cũng không có ý nghĩa gì. Trong trường hợp
này người lái xe cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự vì giữa hành vi
không cứu giúp của họ và cái chết của nạn nhân không có mối quan hệ nhân quả.
Quan điểm thứ hai: Chỉ cần có hành vi không cứu giúp mặc dù người
không cứu giúp có đủ điều kiện để cứu giúp và hậu quả chết người xảy ra thì coi
là có tội.
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm thứ hai, tuy nhiên nếu như vậy thì vô
hình chung chúng ta lại chưa lý giải được bản chất mối quan hệ nhân quả. Tội
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội có
cấu thành vật chất, giữa hành vi và hậu quả thực tế xảy ra phải có mối quan hệ
nhân quả thì mới CTTP. Nhưng nếu theo quan điểm thứ nhất thì khó có thể xử lí
được người phạm tội, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tính giáo dục và tính trừng
trị của pháp luật. Theo như những lập luận của quan điểm thứ nhất thì sẽ gây rất
nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc định tội đối với hành vi
này. Nếu người phạm tội có hành vi không cứu giúp người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, song sau đó lại phản bác rằng nếu có cứu
thì cũng không sống nổi mà các cơ quan tiến hành tố tụng lại chấp nhận coi đó
là không có tội thì hoàn toàn bất hợp lí, không có tác dụng giáo dục, răn đe. Như
vậy điều luật khó có thể thi hành trong thực tế.
1.2.3. Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm theo luật Hình sự Việt Nam hiện hành là con người
cụ thể thực hiện hành vi phạm tội khi có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu
TNHS. Việc xác định năng lực TNHS có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xem
xét lỗi của người phạm tội khi họ có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người được
coi là có năng lực TNHS khi họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
của mình. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người
đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp
luật của hành vi mình thực hiện và có khả năng điều khiển hành vi ấy theo đòi
hỏi của xã hội.

Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, một người được coi là có năng
lực TNHS khi đạt độ tuổi chịu TNHS và không ở trong tình trạng không có năng
lực TNHS. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về độ tuổi chịu TNHS như sau:
“1. Người từ đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm.
2. Người từ đủ mười bốn tuổi trở lên, nhưng chưa đủ mười sáu tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.”
Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
là tội được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp và có hai khung hình phạt, khung
hình phạt cơ bản khoản 1 là tội ít nghiêm trọng; khung tăng nặng theo khoản 2 là
tội nghiêm trọng. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS năm 1999: “Tội
phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù, tội phạm nghiêm trọng
là tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến 7 năm tù…”. Theo các quy định này thì tội không cứu giúp người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định vừa là tội phạm ít
nghiêm trọng vừa là tội phạm nghiêm trọng.
Theo quy định của Điều 12, khoản 3 Điều 8 và Điều 102 BLHS có thể kết
luận chủ thể của tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng là người có năng lực TNHS và từ đủ 16 tuổi trở lên. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 102 còn có một loại chủ thể là chủ thể đặc biệt. Chủ thể đặc biệt
phải là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm hoặc là người mà theo pháp
luật hoặc nghề nghiệp quy định phải có nghĩa vụ cứu giúp. Việc quy định chủ
thể đặc biệt không phải để truy cứu TNHS những người có đặc điểm riêng biệt
về nhân thân mà vẫn nhằm truy cứu TNHS những hành vi nguy hiểm cho xã hội
do những người có những đặc điểm nhất định về nhân thân thực hiện.
Như vậy, nếu mọi trường hợp thực hiện hành vi thỏa mãn những dấu hiệu
pháp lí khác của CTTP nhưng không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể thì hành vi
không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cũng

không bị coi là tội phạm.
1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm.
“Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan.
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm còn mặt chủ quan
là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, động cơ, mục đích
của người phạm tội” [6, 133]. Mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một
cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Điều này đã
chứng tỏ việc làm sáng tỏ các yếu tố trong mặt chủ quan của tội phạm là điều rất
quan trọng.
Lỗi là một trong những dấu hiệu bắt buộc của tội phạm và là điều kiện
chủ quan không thể thiếu được trong việc xác định TNHS đối với người phạm
tội. Lỗi cho thấy tính chất nguy hiểm của hành vi cũng như nhân thân người
phạm tội vì vậy việc xác định đúng lỗi của chủ thể trong việc thực hiện hành vi
không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ giúp
cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định được hành vi đó đã CTTP hay chưa đồng
thời còn có thể cá thể hóa TNHS và hình phạt một cách chính xác.
Lỗi của người có hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng là lỗi cố ý và thường là lỗi cố ý gián tiếp. Tức là ở đây
người phạm tội nhận thức được hành vi (không hành động) không cứu giúp của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra.
Cũng không loại trừ có trường hợp người không cứu giúp mong muốn hậu quả
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chết, tức lỗi của người
phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Chẳng hạn như: A là người thường xuyên dậy sớm
mang gậy dài đi vợt ốc thì phát hiện thấy B là người hàng xóm đang sắp chết
đuối dưới ao, biết rõ B là người không biết bơi nhưng vì trong cuộc sống B
thường xuyên mâu thuẫn và cãi nhau với gia đình A, thậm chí có lần B ném cả
phân vào bể nước ăn nhà A nên khi thấy B đang sắp chết đuối A không những
không thò gậy xuống cứu B mà còn mong muốn cho B bị chết để khỏi mâu
thuẫn với gia đình nhà mình và A đã ngồi trên bờ chờ cho đến khi B chìm hẳn

mới đi [18, 16]. Song dù với lỗi cố ý trực tiếp thì các giai đoạn thực hiện tội
phạm cũng không được đặt ra với tội này, bởi nếu một lí do nào đó mà nạn nhân
không chết nằm ngoài ý muốn của người phạm tội thì cũng không thể truy tố,
xét xử người phạm tội được. Vì điều luật quy định hậu quả chết người xảy ra là
yếu tố bắt buộc khi định tội như phân tích ở trên, cho nên các giai đoạn trước
của người có hành vi không cứu giúp sẽ không được tính đến nếu hậu quả này
chưa xảy ra. Theo tôi, việc quy định hậu quả như vậy là hoàn toàn phù hợp với
nhận thức về đường lối xử lí đối với những người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp
là: hậu quả xảy ra đến đâu thì xử lí đến đó. Nhưng nó lại không logic, phù hợp
với những trường hợp với lỗi cố ý trực tiếp. Trở lại với ví dụ ở trên, giả sử trong
lúc A đang ngồi trên bờ cầu mong cho B chết đuối thì có C là người cùng thôn
phát hiện đã nhảy xuống cứu vớt B lên, kết quả B đã được cứu sống. Rõ ràng
đến lúc này ta hoàn toàn có thể đánh giá đối với người có hành vi không cứu
giúp (với A) là: có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, hậu quả chết người
không xảy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của người này. Đáng lẽ ra theo quy
định tại Điều 18 BLHS thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về trường hợp phạm
tội chưa đạt, nhưng theo quy định tại Điều 102 thì họ lại không phải chịu trách
nhiệm hình sự (vì B không chết) [18, 27]. Đây chính là điều không logic, bất
hợp lí trong kĩ thuật lập quy mà cần phải có hướng dẫn giải thích cụ thể.
Ở tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng mục đích và động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan
của tội này. Vì người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp nên khi thực hiện hành vi
phạm tội người phạm tội có thể do các động cơ khác nhau thúc đẩy và nhằm
những mục đích hành động nhất định và chúng không được coi là mục đích hoặc
động cơ phạm tội.
1.3. Phân biệt tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng với một số tội phạm khác trong BLHS năm 1999.
1.3.1. Phân biệt tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng với tội giết người.
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính

mạng (Điều 102) và tội giết người (Điều 93) đều là những tội phạm thuộc nhóm
các tội xâm phạm đến tính mạng. Vì vậy, hai tội này có khách thể trực tiếp

×