Tải bản đầy đủ (.doc) (287 trang)

Luận án Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 287 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

VƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH

QU¶N Lý ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN
Và truyền thông TRONG DạY HọC khối ngành kỹ
thuật ở các trờng đại học trên địa bàn THàNH
PHố Hà NộI HIệN NAY

LUN N TIN S QUẢN LÝ GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2022


BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

VƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH

QU¶N Lý ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN Và
truyền thông TRONG DạY HọC khối ngành kỹ thuật
ở các trờng đại học trên địa bàn THàNH PHố Hà
NộI HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Qun lý giáo dục
Mã số
: 914 01 14


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tuân
2. PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền


HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và các số liệu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất
xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vương Thị Như Quỳnh


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1.
1.2.
1.3.

Chương 2:

2.1.
2.2.

2.3.

Chương 3:

3.1.
3.2.

Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quản
lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng
trong dạy học
Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRONG DẠY HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở trường đại học
Lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở
trường đại học theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi”
Những yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối
ngành kỹ thuật ở các trường đại học
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRONG DẠY HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Khái quát tình hình giáo dục đại học thành phố Hà Nội
Tổ chức khảo sát thực trạng

Trang

5
14
14
20
28

33
33

53

76


81
81
86


3.3.
3.4.

3.5.
3.6.

Chương 4:

4.1.
4.2.
4.3.

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện
nay theo tiếp cận sự thay đổi
Đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
khối ngành kỹ thuật các trường đại học
Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học khối
ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn

thành phố Hà Nội

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY
HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM

Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
Thử nghiệm các biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG B Ố
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

89

94
114

115

121
121
149

156
169
172
173
186


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Cán bộ quản lý

CBQL

2

Công nghệ thông tin

CNTT

3

Công nghệ thông tin và truyền thông


ICT

4

Cơ sở vật chất

CSVC

5

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

6

Nhà xuất bản

Nxb

7

Phần mềm dạy học

PMDH

8

Phương pháp dạy học


PPDH

9

Quá trình dạy học

QTDH

10

Quản lý giáo dục

QLGD


DANH MỤC CÁC BẢNG

01

Tên
bảng
2.1

02

3.1.

03
04


3.2.
3.3.

05

3.4.

06
07
08
09
10
11

3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.

12

3.11.

13

3.12.

14


3.13.

15

3.14.

16
17
18

3.15.
3.16.
3.17.
3.18.

19
20
21
22

4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

23

4.5.


TT

Nội dung
Số lượng các trường đại học chính quy chuyên ngành
kỹ thuật ở Việt Nam
Thống kê các ngành và quy mô sinh viên khối ngành
kỹ thuật trong 3 năm
Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan
Thực trạng ứng dụng ICT trong tìm kiếm, lưu trữ và
khai thác tài liệu dạy học và quản lý
Thực trạng ứng dụng ICT của giảng viên trong dạy
học khối ngành kỹ thuật các trường đại học
Thực trạng ứng dụng ICT trong học tập của sinh viên
Thực trạng nhận diện và chuẩn bị cho sự thay đổi
Thực trạng kế hoạch hóa sự thay đổi
Thực trạng tổ chức thực hiện sự thay đổi ứng dụng ICT
Thực trạng chỉ đạo thực hiện sự thay đổi ứng dụng ICT
Kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo ứng dụng ICT
trong giảng dạy của giảng viên
Thực trạng quản lý ứng dụng ICT trong học tập
của sinh viên
Kết quả đánh giá thực trạng bồi dưỡng nâng cao năng
lực ICT cho CBQL, giảng viên
Kết quả đánh giá thực trạng đảm bảo cơ sở vật chất,
nguồn lực cho hoạt động ứng dụng ICT
Kết quả đánh giá thực trạng hình thành văn hóa thay
đổi trong nhà trường
Thực trạng kiểm tra đánh giá thay đổi trong quản lý
Đánh giá thực trạng khẳng định và tạo động lực thay đổi
Đánh giá thực trạng duy trì phát triển sự thay đổi tiếp theo

Kết quả đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý ứng
dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật
Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết các biện pháp
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất
Kết quả đổi mới nội dung, hình thức phương pháp bồi
dưỡng nâng cao năng lực ICT cho CBQL, giảng viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội sau
tác động thử nghiệm lần 1

Trang
45
84
88
89
91
93
94
96
98
99
101
103
105
106
108
109
111

112
114
150
150
152
154

161


24
25

4.6.
4.7.

Kết quả bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng ICT
cho đội ngũ CBQL, giảng viên ở các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội sau thử nghiệm lần 2
Kết quả đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng
ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật sau
2 lần tác động thử nghiệm
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

163
164

TT Tên sơ đồ
Nội dung
Trang

01
2.1
Mơ hình TPACK (Teachnological pedagogical content knowledge
- Kiến thức về nội dung, phương pháp và cơng nghệ)
47
02
2.2.
Mơ hình 3 giai đoạn của Kurt Lewin
03
2.3.
Mơ hình tám bước của Jonh Kotter
60
04
2.4.
Qui trình quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối
ngành kỹ thuật ở các trường đại học
76

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên
TT
Nội dung
Trang
biểu đồ
01
Kết quả ứng dụng ICT trong tìm kiếm, lưu trữ và khai
3.1
thác tài liệu dạy học và quản lý
91
02

3.2
Biểu đồ kết quả ứng dụng ICT trong học tập của sinh viên
94
03
3.3
Biểu đồ thực trạng kế hoạch hóa sự thay đổi
98
04
3.4
Biểu đồ thực trạng chỉ đạo thực hiện sự thay đổi ứng dụng ICT
101
05
Biểu đồ thực trạng ứng dụng ICT trong giảng dạy của giảng
3.5
viên
103
06
3.6
Biểu đồ thực trạng kiểm tra đánh giá thay đổi ứng dụng ICT 110
07
Thực trạng thực trạng duy trì phát triển sự thay đổi tiếp
3.7
theo về ứng dụng ICT trong dạy học
113
08
Biểu đồ tương quan giữa đánh giá của giảng viên, CBQL
3.8
và sinh viên về các yếu tố tác động của ứng dụng ICT
115
08

4.1
Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý
151
09
4.2
Tính khả thi của các biện pháp đề xuất
153
10
4.3
So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
154
11
4.4
Đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng ứng dụng
ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay sau tác
động thử nghiệm lần 1
161
12
4.5
Đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng ứng dụng ICT
trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay sau tác động thử nghiệm lần 2
163
13
4.6
Kết quả đánh giá phương pháp, hình thức bồi dưỡng ứng 165
dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật của sinh



viên sau 2 lần tác động thử nghiệm


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có GD&ĐT.
Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học sẽ thay đổi sâu rộng từ mơi trường
giáo dục, vai trị của người dạy, người học đến phương pháp dạy học… Nhận
thức được vai trò to lớn của ICT, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh ứng dụng ICT
trong giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khố, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học” [41, tr.128-129]. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 - 2020
cũng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến
năm 2020, 100% giảng viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thơng có khả năng
ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông trong dạy học” [29, tr.25].
Đặc biệt, đối với dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học hiện
nay, việc ứng dụng ICT càng cần phải tổ chức triển khai sâu rộng, thực chất
như một giải pháp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học hữu hiệu, đáp ứng
yêu cầu của kỷ nguyên số. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn cịn hết sức
khiêm tốn. Ngay ở địa bàn thủ đô Hà Nội, nơi điều kiện kinh tế, xã hội và

khoa học kỹ thuật phát triển cao thì khó khăn, vướng mắc và thách thức vẫn
cịn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Một số giảng viên
chưa hiểu biết về ICT hoặc chưa hiểu nhưng ứng dụng ICT trong dạy học


6

hoặc hiểu nhưng ứng dụng ICT trong dạy học không hiệu quả. Nguyên nhân
cơ bản có thể do nhiều giảng viên ngại thay đổi thói quen dạy học trước đây,
ngại tiếp cận với những cái mới dẫn tới càng ngày càng khơng theo kịp với sự
phát triển nhanh chóng của ICT. Sức ì về mặt tâm lý và hạn chế về năng lực
ứng dụng ICT là những rào cản cơ bản cần được giải quyết bằng những biện
pháp quản lý của người đứng đầu trường đại học để trường đại học có thể tận
dụng sức mạnh của cơng nghệ và nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo.
Hơn nữa, ứng dụng ICT trong dạy học chịu sự tác động trực tiếp từ cách
thức quản lý của CBQL. Tiếp cận từ góc độ quản lý, có thể thấy các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội phần lớn mới dừng lại ở chủ trương ứng dụng
ICT trong dạy học và quản lý, còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và
liên kết được người dạy với người học, chưa tạo được động lực của việc ứng
dụng ICT trong dạy học và quản lý, chưa lựa chọn những nội dung ứng dụng
thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức ứng dụng ICT trong dạy học và quản lý
một cách khoa học, hiệu quả, vì thế chưa tạo nên sự chuyển biến rõ nét về ứng
dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học.
Thực tiễn cho thấy, quản lý ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và
trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học nói riêng đã trở thành nhu
cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT ở các
trường đại học. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của CBQL các trường đại
học để thực hiện có hiệu quả ứng dụng ICT trong dạy học đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay và những năm tiếp theo.
Thành phố Hà Nội hiện có 21 trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật.

Đây là ngành học có đặc điểm nghề nghiệp đặc thù, gồm nhiều chuyên ngành
học khác nhau như khối ngành kỹ thuật cơ khí, xây dựng, vận tải, khối ngành
công nghiệp, khối ngành điện - điện tử và các khối ngành liên quan đến kỹ
thuật. Mặc dù, mỗi chuyên ngành có một đặc thù riêng và áp dụng những
thành tựu khoa học - công nghệ vào từng lĩnh vực cụ thể... nhưng quá trình
dạy học khối ngành kỹ thuật có đặc điểm chung là giảng viên và sinh viên


7

thường xuyên phải tiếp xúc, ứng dụng thành tựu của ICT vào quá trình dạy
học. Với những đặc điểm đặc thù trên, việc quản lý hoạt động ứng dụng ICT
trong dạy học khối ngành kỹ thuật là vấn đề cần thiết.
Ứng dụng ICT trong dạy học và quản lý ứng dụng ICT trong dạy học
đã có nhiều cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đề cập
đến. Tuy nhiên, vấn đề: Quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ
thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và cụ thể.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý ứng dụng
ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành
phố Hà Nội hiện nay” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý ứng dụng ICT trong
dạy học khối ngành kỹ thuật bậc đại học, đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng
ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Luận giải cơ sở lý luận về ứng dụng ICT, quản lý ứng dụng ICT trong dạy

học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng ICT và quản lý ứng
dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.
Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành
kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm một
số biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học.


8

Đối tượng nghiên cứu
Quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay theo quan điểm “Quản lý sự thay đổi”.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý ứng dụng
ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học công lập của
Thành phố Hà Nội hiện nay theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.
Phạm vi về khách thể khảo sát: 03 trường đại học đại diện cho các
trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: Tiến hành điều tra nghiên cứu và sử dụng các số
liệu để phân tích thực trạng từ năm 2016 đến nay.
4. Giả thuyết khoa học
Ứng dụng ICT trong nhà trường nói chung, trong dạy học nói riêng cần
xuất phát từ sự phát triển của khoa học công nghệ, từ mục tiêu chiến lược

trong phát triển nhà trường, phù hợp với lý thuyết quản lý, hướng tới nâng cao
chất lượng dạy học. Nếu các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật
trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để quản
lý hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học thì sẽ góp phần đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học và thay đổi về chất lượng dạy học của các
nhà trường trong bối cảnh chuyển đổi số.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
các quan điểm, chủ trương đổi mới GD&ĐT và QLGD của Đảng. Đồng thời
đề tài vận dụng các quan điểm tiếp cận quản lý sự thay đổi, hệ thống - cấu
trúc, lịch sử - lôgic, quan điểm thực tiễn, tiếp cận thông tin và quan điểm phát
triển trong triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
Quan điểm tiếp cận lý thuyết “Quản lý sự thay đổi”: Mục tiêu của
ứng dụng ICT vào dạy học xét đến cùng là việc đưa những tiến bộ khoa


9

học cơng nghệ vào q trình dạy học một cách phù hợp nhằm tạo ra những
thay đổi tích cực về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Mặt khác có thể thấy, mọi sự vật, hiện
tượng ln có sự vận động, thay đổi theo những qui luật nhất định, q trình
ứng dụng ICT vào dạy học cũng khơng nằm ngồi qui luật đó, q trình này
ln diễn ra theo qui trình từ xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực, triển
khai và kiểm tra đánh giá. Trong mỗi giai đoạn của q trình này ln chứa
đựng những thay đổi nhất định. Thay đổi là tiền đề cho sự phát triển. Để q
trình này mang lại hiệu quả tích cực, đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc quy
luật, đánh giá được những rào cản của sự thay đổi, để từ đó đưa ra những

quyết định quản lý nhằm xố bỏ rào cản của sự thay đổi, dẫn dắt, thúc đẩy sự
thay đổi đó phát triển theo chiều hướng tích cực, góp phầntriển khai ứng dụng
ICT trong dạy học một cách sâu rộng, thực chất và bền vững ở các trường đại
học khối ngành kỹ thuật, trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Quá trình ứng dụng ICT và quản
lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở trường đại học là một hệ
thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau. Các thành tố
đó khơng tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Sự vận động,
phát triển của thành tố này là cơ sở cho sự vận động và phát triển của các thành tố
khác và ngược lại. Hệ thống các biện pháp quản lý ứng dụng ICT trong dạy học
khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học cũng mang tính chất ổn định một cách
tương đối, chúng luôn vận động và phát triển theo yêu cầu phát triển của xã hội,
được cụ thể hóa trong từng giai đoạn phát triển GD&ĐT.
Quan điểm lịch sử - lôgic: Phương pháp tiếp cận lịch sử - lôgic cho
phép nghiên cứu các vấn đề cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu trong những
điều kiện lịch sử theo những mốc thời gian cụ thể, những hạn chế và nguyên
nhân, những thành tựu, triển vọng và lôgic phát triển của hệ thống. Với cách
tiếp cận này, nghiên cứu quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ
thuật ở các trường đại học phải tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của


10

mơ hình quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học theo các giai đoạn phát triển của nhà trường và tính lơgic của
quá trình quản lý. Quy trình quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành
kỹ thuật ở các trường đại học là hệ thống các bước thực hiện nội dung theo
trình tự, do đó cần được xây dựng theo lôgic hợp lý. Tiếp cận lôgic cho thấy
mối liên hệ và tác động lẫn nhau của các biện pháp quản lý.
Quan điểm thực tiễn: Quan điểm tiếp cận này đòi hỏi phải xem xét

quản lý hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học phải xuất phát từ thực tiễn của mỗi trường đại học. Thực tiễn
về nhận thức, trình độ và năng lực ứng dụng ICT trong dạy học, trong quản lý
của CBQL và giảng viên, thực tiễn về hệ thống thiết bị dạy học về ICT trong
mỗi nhà trường.
Quan điểm tiếp cận thông tin: Quan điểm tiếp cận này thể hiện qua việc
làm rõ bản chất của quá trình dạy và học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại
học chính là q trình truyền thơng và thơng tin, thể hiện q trình thu nhận
thơng tin, xử lí thơng tin, ra quyết định chính xác và hiệu quả nhất.
Quan điểm phát triển: Quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành
kỹ thuật ở các trường đại học không phải là vấn đề tĩnh mà luôn thay đổi dưới
sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau thuộc về chủ thể quản lý;
đối tượng quản lý và môi trường quản lý,...
Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố, mơ hình hố… các tài liệu, các văn bản
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về QLGD, về
ICT và ứng dụng ICT; chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Bộ GD&ĐT về ứng dụng ICT và quản
lý việc ứng dụng ICT nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ các tiết dạy có ứng dụng ICT
các tiết thao giảng, bài thi giảng viên giỏi. Quan sát hoạt động dạy học tại các


11

trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội để thấy được thuận lợi, khó khăn
từ đó đánh giá về thực trạng và đề xuất các biện pháp có tính hiệu quả về quản lý
ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học.

Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của 60
CBQL, 240 giảng viên và 600 sinh viên các trường đại học để thu thập ý kiến
về ứng dụng ICT và quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật
ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khảo sát trình độ ứng dụng ICT của CBQL, giảng viên đánh giá thực
trạng ứng dụng ICT và quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ
thuật ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố.
Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra
những thơng tin đảm bảo tính khách quan, tin cậy.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các kế
hoạch, quyết định, báo cáo tổng kết học kỳ, năm học để đánh giá thực trạng
ứng dụng ICT và quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở
các trường đại học trên địa bàn Thành phố.
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành trao đổi, tọa đàm với Ban Giám
hiệu, giảng viên để thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia; các nhà khoa học
giáo dục, QLGD; các nhà giáo có chun mơn sâu và có kinh nghiệm về ứng
dụng ICT trong giáo dục để làm rõ các nhiệm vụ của đề tài.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành các nghiên cứu sản
phẩm giáo dục, tổng kết kinh nghiệm của CBQL các trường đại học với quản
lý ứng dụng ICT trong dạy học để xác định các biện pháp quản lý phù hợp.
Phương pháp khảo nghiệm: Để khẳng định tính khoa học, cần thiết,
khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất để
khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đó trong thực tiễn.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ thơng qua việc sử dụng thuật toán và phần
mềm Excel và SPSS 16.0 xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều


12


tra thực trạng, trong thử nghiệm ứng dụng ICT và quản lý ứng dụng ICT
trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội; sử dụng phần mềm tin học để vẽ sơ đồ, đồ thị...
6. Những đóng góp mới của luận án
Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
được cơng bố và thực tiễn hoạt động ứng dụng ICT vào quá trình dạy học
khối ngành kỹ thuật các trường đại học, luận án đã xây dựng khung lý luận,
luận giải các vấn đề về ICT, ứng dụng ICT trong quá trình dạy học, quản lý
ứng dụng ICT trong quá trình dạy học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại
học hiện nay.
Hai là, trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về quản lý sự thay, luận án đã xây
dựng khung lý luận về quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ ở
các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quan điểm quản lý sự
thay đổi, đồng thời chỉ ra nội dung quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối
ngành kỹ thuật.
Ba là, từ việc phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong cũng như
mối quan hệ với các yếu tố bên ngồi q trình quản lý, luận án đã phân tích
làm rõ những yếu tố tá động trực tiếp đến quản lý ứng dụng ICT trong dạy
học khối ngành kỹ thuật ở các trường đại học.
Bốn là, xuất phát từ đặc điểm dạy học khối ngành kỹ thuật, từ quy trình
quản lý hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học, luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động ứng dụng
ICT và quản lý ứng dụng ICT vào dạy học khối ngành kỹ thuật theo quy trình
6 bước, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, xác định rõ nguyên nhân của ưu
điểm khuyết điểm trong quá trình quản lý.
Năm là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý ứng
dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật, luận án đã đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật trên địa
bàn Thành phố Hà Nội theo quy trình quản lý sự thay đổi.



13

7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án nghiên cứu thành cơng sẽ góp phần phát triển lý luận về ứng
dụng ICT và quản lý ứng dụng ICT trong dạy học nói chung, dạy học khối
ngành kỹ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những luận cứ khoa học để
CBQL các cấp tham khảo vận dụng vào chỉ đạo, tổ chức thực hiện các khâu,
các bước quản lý ứng dụng ICT trong dạy học khối ngành kỹ thuật ở các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và các địa phương khác.
8. Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu gồm Mở đầu; 4 chương (18 tiết); kết luận và kiến
nghị; danh mục các cơng trình khoa học đã công bố, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.



×