Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn; trường đại học khoa học tự nhiên – đại học quốc gia hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

NGUYỄN DUY HIỆP

HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học KHXH&NV và Trường Đại
học KHTN Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Chuyên ngành: Xã hội học

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------

NGUYỄN DUY HIỆP

HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học KHXH&NV và Trường Đại
học KHTN Hà Nội)
Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa. Các số liệu, kết quả nghiên
cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học,
dựa vào kết quả khảo sát thực tế. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.
Học viên

Nguyễn Duy Hiệp


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Hoa đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công việc và
học tập để tôi có thể tập trung hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các
tình nguyện viên là những sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư của Trường
Đại học KHXH&NV và Trường Đại học KHTN Hà Nội, những người tham
gia hoạt động điều tra thông tin đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập các
thông tin và số liệu cho luận văn. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia
đình, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp đã luôn khuyến khích, động viên và

giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Ngƣời thực hiện

Học viên Nguyễn Duy Hiệp


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
ĐHKHTN: Đại học khoa học tự nhiên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHọN Đề TÀI...................................................................................... 1
2. TổNG QUAN VấN Đề NGHIÊN CứU ........................................................... 3
2.1. Những yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn hiện nay .......................... 3
2.2. Hành vi lệch chuẩn và một số biểu hiện hành vi lệch chuẩn hiện nay ........ 7
3. Ý NGHĨA LÝ LUậN VÀ Ý NGHĨA THựC TIễN ....................................... 11
3.1.Ý nghĩa lý luận .......................................................................................... 11
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 12
4. MụC ĐÍCH NGHIÊN CứU VÀ NHIệM Vụ NGHIÊN CứU ..................... 12
4.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 12
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 12
5. ĐốI TƢợNG, KHÁCH THể, PHạM VI NGHIÊN CứU ............................. 12
5.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 12
5.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 12
5.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 13

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CứU.................................................................. 13
6.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp ............................................... 13
6.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu) ....................... 14
6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.................................................................. 15
6.4. Phương pháp thảo luận nhóm: ............................................................... 15
7. CÂU HỏI NGHIÊN CứU ............................................................................... 16
8. GIả THUYếT NGHIÊN CứU ........................................................................ 16
9. KHUNG LÝ THUYếT ................................................................................... 17
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI... 18
1. CÁC KHÁI NIệM CÔNG Cụ ....................................................................... 18
1.1. Khái niệm chuẩn mực xã hội ................................................................. 18
1.2. Khái niệm hành vi ................................................................................... 18
1.3. Khái niệm lệch chuẩn ............................................................................. 20


1.4. Khái niệm hành vi lệch chuẩn ............................................................... 22
1.5. Khái niệm hành vi lệch chuẩn sinh viên ............................................... 24
1.6. Khái niệm sinh viên ................................................................................ 25
2. LÝ THUYếT ÁP DụNG VÀO Đề TÀI NGHIÊN CứU............................... 25
2.1. Lý thuyết phi chuẩn mực R.K. Merton ................................................ 25
2.2. Lý thuyết phi quy tắc của E.DurKheim................................................ 27
3. KHÁI QUÁT Về ĐịA BÀN NGHIÊN CứU- TRƢờNG ĐạI HọC
KHXH&NV VÀ ĐạI HọC KHTN- ĐHQGHN ................................................ 29
3.1. Vài nét về trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội ...... 29
3.2. Vài nét về Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội.................................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRONG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ................................................................. 32
2.THựC TRạNG HÀNH VI LệCH CHUẩN TRONG HọC TậP CủA SINH

VIÊN HIệN NAY ................................................................................................ 32
2.1. Nhận thức của sinh viên về hành vi lệch chuẩn trong học tập hiện nay
.......................................................................................................................... 33
2.2. Mức độ hiểu biết của sinh viên về một số nội quy, quy định trong học
tập của nhà trƣờng hiện nay ......................................................................... 49
2.3. Thái độ của sinh viên về một số hành vi lệch chuẩn trong học tậphiện
nay ................................................................................................................... 53
2.4. Biểu hiện hành vi lệch chuẩn của sinh viên trong trƣơng học hiện nay
.......................................................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI LỆCH
CHUẨN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ........................ 72
3. MộT Số YếU Tố TÁC ĐộNG ĐếN HÀNH VI LệCH CHUẩN CủA SINH
VIÊN TRONG HọC TậP HIệN NAY ............................................................... 72
3.1. Yếu tố giới tính ........................................................................................ 73
3.2. Yếu tố về trƣờng học .............................................................................. 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 81
1. KếT LUậN ....................................................................................................... 81


2. KHUYếN NGHị .............................................................................................. 83
2.1. Đối với nhà trƣờng .................................................................................. 83
2.2. Về phía bản thân sinh viên ..................................................................... 83
2.3. Đối với ngành giáo dục ........................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Ý kiến của sinh viên về hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay
.............................................................................................................................. 34
Bảng 2.2 :Ý kiến của sinh viên hai trường về hành vi “chạy điểm, mua điểm”

trong vấn đề học tập hiện nay .............................................................................. 38
Bảng 2.3: Ý kiến của sinh viên qua các năm học về hành vi“chạy điểm, mua
điểm” trong học tập hiện nay ............................................................................... 40
Bảng 2.4: Tương quan về giới: Ý kiến của sinh viên về hành vi “chạy điểm, mua
điểm” trong học tập hiện nay ............................................................................... 41
Bảng 2.5: Ý kiến của sinh viên về một số quan niệm sau trong vấn đề học tập . 43
Bảng 2.6: Ý kiến của sinh viên hai trường về một số quan niệm về hành vi tiêu
cực trong học tập .................................................................................................. 45
Bảng 2.7: Tương quan giới tính ý kiến của sinh viên về một số hành vi lệch
chuẩn trong học tập .............................................................................................. 47
Bảng 2.8: Mức độ hiểu biết của sinh viên hai trường về những nội quy, quy định
trong vấn đề học tập ............................................................................................. 51
Bảng 2.9: Thái độ của sinh viên hai trường khi thấy những hành vi tiêu cực trong
học tập .................................................................................................................. 56
Bảng 2.10: Ý kiến của sinh viên qua các năm học khi thường xuyên nhìn thấy
hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử hiện nay ................................................. 58
Bảng 2.11: Tương quan giới về mức độ biểu hiện hành vi lệch chuẩn trong học
tập hiện nay .......................................................................................................... 63
Bảng 2.12: Ý kiến của sinh viên hai trường về một sô hành vi tiêu cực hiện nay
.............................................................................................................................. 68
Bảng 2.13: Tương quan giới về mức độ hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh
viên hiện nay ........................................................................................................ 70
Bảng 3.1: Ý kiến của sinh viên về yếu tố giới có ảnh hưởng đến hành vi lệch
chuẩn trong học tập của sinh viên ........................................................................ 74


DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1: Ý kiến của sinh viên các năm học về hành vi quay cóp, gian lận trong
thi cử hiện nay ...................................................................................................... 36

Biểu 2.2: Mức độ hiểu biết của sinh viên về một số nội quy, quy định của nhà
trường hiện nay .................................................................................................... 50
Biểu 2.3: Thái độ của sinh viên về một số hành vi tiêu cực trong học tập .......... 54
Biểu 2.4: Ý kiến của sinh viên về một số biểu hiện hành vi tiêu cực trong học tập
.............................................................................................................................. 60
Biểu 2.5: Ý kiến của sinh viên về một số hành vi tiêu cực trong học tập hiện nay
.............................................................................................................................. 66


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hành vi sai lệch chuẩn mực là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Nó
tồn tại ở mọi nơi, trong tất cả các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Đặc
biệt, ở giai đoạn diễn ra những biến đổi xã hội sâu sắc thì hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội lại càng phát triển. Nó phong phú hơn về biểu hiện, phức tạp hơn về
nguyên nhân, gây ra những tổn thất nặng nề hơn cho xã hội, khó khăn hơn về
phương thức khắc phục. Trên thực tế, hiện tượng sai lệch trong sinh viên Việt
Nam có những diễn biến phức tạp và tác động sâu rộng đến sự phát triển chung
của xã hội. Sai lệch xã hội không chỉ được biểu hiện qua các hành vi lệch chuẩn,
hành vi vi phạm pháp luật mà còn nằm sâu trong quan điểm, định hướng, nhận
thức của sinh viên về các giá trị, chuẩn mực xã hội.
Hiện tượng sinh viên có hành vi lệch chuẩn đang ngày càng gia tăng và đã
trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Ngoài những hành vi vi phạm một số
chuẩn mực đạo đức thông thường như nói dối, vứt rác bừa bãi không đúng nơi
quy định, không giữ gìn bảo vệ của công, đi học muộn, ăn quà trong lớp…, con
số các em sinh viên có hành vi ăn chơi lêu lổng, đùa đòi nghiện nghập, hút sách,
cơ bạc, trộm cắp, mua bán tang trữ ma túy,.. đang làm chúng ta phải lo lắng. Tình
trạng giết người, bạo lực trong nhà trường cũng đã xuất hiện, tuy là hiện tượng cá
biệt nhưng tính chất rất trầm trọng vì nó đã chà đạp lên truyền thống “tôn sư

trọng đạo”, coi thường pháp luật, thách thức dư luận xã hội. Số vụ phạm pháp do
các em ở lứa tuổi vị thành niên gây nên gia tăng không chỉ mặt số lượng mà về
cả mức độ nghiêm trọng. Sự vi phạm chuẩn mực đạo đức thông thường của một
bộ phận thanh thiếu niên đang cắp sách đến trường là một vấn đề nổi cộm trong
xã hội hiện nay, đòi hỏi phải có những phương án giải quyết.
Việc sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, cao
đẳng nghề vi phạm các chuẩn mực hành vi trong học tập không những gây khó
khăn rất lớn cho xã hội mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách

1


của các bạn sinh viên. Việc vi phạm các chuẩn mực xã hội của sinh viên ở mọi
lứa tuổi nói chung và sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng… nói riêng đã
tạo sự “bất ổn” trong những nội quy, quy chế nơi trường học, gây lo lắng, hoang
mang cho gia đình, thầy cô, bạn bè và ảnh hưởng đáng kể đến tình hình trật tự
trường lớp, an toàn xã hội. Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên là
những biểu hiện xấu trong đặc điểm nhân cách của các bạn. Nếu sinh viên lặp đi
lặp lại những hành vi lệch chuẩn này nhiều lần sẽ có khả năng dẫn tới việc suy
thoái về đạo đức, lối sống và nhân cách.
Trong những năm gần đây, số học sinh sinh viên có hành vi lệch chuẩn
trong nhà trường ngày càng gia tăng, số hành vi lệch chuẩn ngày càng nhiều. Số
học sinh, sinh viên bị kỷ luật năm học sau nhiều hơn năm học trước, mức độ kỷ
luật ngày càng nặng.Số học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu, kém ngày
càng gia tăng. Một số hành vi lệch chuẩn xuất hiện ngày càng nhiều như sử dụng
chất kích thích (hút thuốc, uống rượu, quay cóp, trốn học…), bạo lực học đường,
bỏ học…đặc biệt là có những hành vi bạo lực với thầy/cô giáo. Nếu những người
làm công tác giáo dục không điều chỉnh và uốn nắn kịp thời thì có thể dẫn đến
khủng hoảng và lệch lạc về hành vi ở các em. Nhưng thế nào là hành vi lệch
chuẩn, nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa và can thiệp như thế

nào là hiệu quả thì không phải thầy cô giáo, nhà quản lý giáo dục nào cũng hiểu
rõ. Trong bài nghiên cứu này sẽ phần nào làm rõ khái niệm, biểu hiện, các yếu tố
tác động cũng như đề xuất một số biện phòng ngừa và can thiệp đối với hành vi
lệch chuẩn của học sinh, sinh viên trong trường học hiện nay.
Hành vi lệch chuẩn của sinh viên và các nguyên nhân dẫn đến hành vi
lệch chuẩn được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như triết học, xã hội học, giáo
dục học, đạo đức học, tâm lý học… Phần lớn các nghiên cứu này đã chú ý đến
những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường văn hóa- xã hội, nhóm bạn bè, nhà
trường, gia đình… Tuy nhiên, khi tìm hiểu nguyên nhân của hành vi lệch chuẩn
trong học tập, các tác giả mới chỉ tập trung phân tích những hiện tượng vi phạm

2


cụ thể, sự dụng phương pháp thống kê các vụ vi phạm để đánh giá thực trạng vị
phạm chuẩn mực đạo đức học tập trong sinh viên.
Do vậy, đề tài nghiên cứu: “Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh
viên hiện nay” có ý nghĩa cấp bách cả về mặt chính sách, nghiên cứu khoa học
và công tác thực tiễn phát triển sinh viên nói riêng và đất nước nói chung. Ý
nghĩa thực tiễn và lý luận của đề tài là hết sức quan trọng. Cụ thể, nghiên cứu sẽ
cung cấp bức tranh toàn thể về thực trạng hành vi lệch chuẩn trong học tập của
sinh viên hiện nay, những yếu tố tác động đến thực trạng này. Nghiên cứu được
xây dựng dựa trên cách tiếp cận liên ngành trong khoa học xã hội sẽ cho phép lý
giải những nguyên nhân đa dạng, phức tạp của hiện tượng này cũng như mối liên
hệ giữa chúng.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tổng quan những công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, xã hội
học… ở trong và ngoài nước về hành vi lệch chuẩn, chúng tôi nhận thấy các tác
giả này đã quan tâm đến những vấn đề liên quan đến hành vi lệch chuẩn. Đó là

những vấn đề về các xu hướng tiếp cận hành vi lệch chuẩn, về những biểu hiện
của hành vi lệch chuẩn…Trong các vấn đề, các nhà nghiên cứu đã có những mối
quan tâm, có những cách nhìn khác nhau về hành vi lệch chuẩn.
Hành vi lệch chuẩn là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Nó tồn tại ở mọi
nước trên thế giới và trong tất cả các giai đoạn phát triển xã hội của loài người.
Đặc biệt ở các thời kỳ có những biến đổi xã hội sâu sắc thì hành vi lệch chuẩn lại
càng xảy ra nhiều hơn: đa dạng hơn về biểu hiện, phức tạp hơn về nguyên nhân,
gây ra những tổn thất nặng nề cho xã hội và rất khó khăn về phương pháp khắc
phục.
2.1. Những yếu tố tác động đến hành vi lệch chuẩn hiện nay
Giới nghiên cứu đồng tình rằng môi trường gia đình và học đường có
nhiều khiếm khuyết ảnh hưởng lớn đối với quá trình hình thành nhân cách, định
hướng giá trị lệch lạc của thanh niên và những hành vi sai lệch xã hội phần lớn

3


xuất phát từ sự khiếm khuyết này [Lê Thị Quý, 1999; Hoàng Bá Thịnh, 2010].
Các nghiên cứu cho thấy sự sai lệch giá trị xuất phát từ bạo lực gia đình, bạo lực
học đường và chỉ ra mối tương liên chặt chẽ giữa hành vi sai lệch xã hội của
thanh thiếu niên và môi trường gia đình bất ổn. Kết quả các nghiên cứu thực
nghiệm gần đây như “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên
tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học
đường tại trường trung học cơ sở Lê Lai- Quận 8- TP Hồ Chí Minh năm 2009”
hay khảo sát “Domestic Violence in Vietnam” đã minh chứng rõ hơn cho hướng
lập luận này. Thanh thiếu niên có xu hướng rơi vào sai lệch xã hội nhiều hơn nếu
sống trong môi trường gia đình và nhà trường luôn chứa các yếu tố bạo lực và sai
lệch.
Nhiều nghiên cứu đề nghị một cách tiếp cận đa chiều hơn đối với các yếu
tố tác động đến hành vi lệch chuẩn trong thanh niên, theo đó bên cạnh yếu tố gia

đình, nhà trường cần chú ý đến sự biến đổi hệ chuẩn mức văn hóa, đạo đức xã
hội của thanh niên, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam bước vào nền kinh tế thị
trường. Nghiên cứu chủ đề này, học giả [Đặng Cảnh Khanh 2006, 2008] cho rằng
khoảng cách giữa tư duy về đổi mới, sáng tạo đến những sai lệch là rất nhỏ trong
văn hóa thanh niên. Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch trong văn hóa thanh niên
bao gồm: khía cạnh quan hệ của văn hóa thanh niên với văn hóa chung và xã hội;
bản thân sự chuyển hóa nội tại trong văn hóa thanh niên. Sự lệch lạc của văn hóa
thanh niên phản ánh sự lệch lạc của xã hội không thể tự điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội vận hành theo đúng chuẩn mực. Văn hóa thanh niên vừa là sản phẩm
của những điều kiện kinh tế - xã hội, vừa là sản phẩm của chính nền văn hóa của
xã hội đó. Do đó, sự lệch lạc văn hóa của thanh niên cũng xuất phát từ chính nền
tảng văn hóa chung của xã hội. Sự sai lệch chuẩn mực nói chung và những sai
lệch chuẩn mực của thanh niên nói riêng xuất phát từ những căn bệnh xã hội của
cơ chế thị trường; các hành vi sai lệch trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội có quan hệ
với các cấp độ của sự sai lệch (cá nhân, nhóm, thiết chế xã hội). Sự sai lệch
chuẩn mực trong thanh thiếu niên xuất hiện nhiều hơn so với các nhóm xã hội

4


khác và nó xuất phát từ những đặc điểm về mặt tâm, sinh lý chưa ổn định của
nhóm đối tượng này.Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra lược đồ cơ cấu các hành vi
sai lệch xã hội và việc nghiên cứu và phân tích lược đồ khái quát về những hành
vi sai lệch xã hội trên đây cho phép chúng ta đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể của
sai lệch xã hội mà không lạc mất phương hướng. Tác giả cũng đề xuất các giải
pháp về mặt chính sách nhằm ngăn chặn những hành vi sai lệch về chuẩn mực và
giá trị xã hội trong thanh thiếu niên như: hệ thống chính sách hướng vào cơ sở
kinh tế - xã hội; xây dựng các chuẩn mực xã hội, định hướng giá trị xã hội lành
mạnh; tấn công các sai lệch xã hội, xây dựng hệ thống tổ chức điều hành, quản lý
có hiệu lực.

Phát triển hướng tiếp cận này, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây lấy
khái niệm biến đổi lối sống của thanh niên làm trục xuyên suốt để phân tích về
hiện tượng sai lệch của thanh niên. Biến đổi lối sống, theo cả chiều hướng tích
cực và tiêu cực được nhiều học giả quan niệm là kết quả của quá trình biến đổi xã
hội. Lối sống tiêu cực là một yếu tố tác động mạnh đến sai lệch xã hội trong
thanh thiếu niên Việt Nam, đặc biệt từ sau Đổi mới, được bàn thảo kỹ lưỡng
trong nhiều công trình nghiên cứu. Nghiên cứu “Thanh niên và lối sống của
thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [Phạm Hồng
Tung, 2011] đã phân tích thực trạng và tình hình phát triển của một số xu hướng
biến đổi trong lối sống của thanh niên Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI,
trong đó có 4 xu hướng tiêu cực được chỉ ra gồm: lối sống buông thả bản thân;
hành xử hung bạo, bất chấp pháp luật; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm; tiếp thu
thiếu chọn lọc ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Tác giả cũng khẳng định thanh
niên chính là nhóm tiên phong trong việc khám phá những giá trị mới, những
kiểu hành vi hay chuẩn mới lệch so với chuẩn cũ. Do đó, không phải bất cứ xu
hướng, hành vi lệch chuẩn nào mới xuất hiện trong lối sống của thanh niên cũng
đều mang ý nghĩa tiêu cực, mà trên thực tế luôn bao hàm cả yếu tố tích cực và
tiêu cực. Một số nghiên cứu của [Nguyễn Quang Uẩn 2010, 2013].
Đề cập đến chủ để biến đổi lối sống của thanh niên, nhiều nhà nghiên cứu

5


nhấn mạnh đến vai trò của Internet [Phạm Hồng Tung, 2011; Nguyễn Quý
Thanh, 2011; Nguyễn Thị Hậu, 2013]. Các tác giả đã chỉ ra một số tác động tiêu
cực của Internet đến lối sống của thanh niên, đặc biệt là hình thành những nhận
thức tiêu cực, tiếp thu các giá trị lệch lạc từ đó dẫn đến các hành vi lệch chuẩn.
Mở rộng vấn đề, những tác giả này nhận định truyền thông đại chúng (đặc biệt là
Internet) chính là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đến định
hướng tư tưởng, lối sống và hành vi ứng xử của con người, đặc biệt là giới trẻ

[Phạm Hồng Tung, 2011]. Với chức năng đa dạng và sự gia tăng ngày càng
nhanh số lượng thành viên, mạng xã hội trên internet đã có tác động làm thay đổi
nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn
hóa... ở một bộ phận khá lớn trong giới trẻ [Nguyễn Thị Hậu, 2013]. Từ đó, các
nghiên cứu này cũng gợi ý cần có những phân tích sâu hơn về tác động internet
nói riêng và các phương tiện truyền thông mới nói chung đến các hành vi sai lệch
trong thanh niên hiện nay.
Bên cạnh việc chỉ ra các nhân tố tác động có tính định hướng trong quá
trình biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, các tác giả cũng đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống lành mạnh trong thanh niên
bao gồm 6 nhóm giải pháp liên quan đến đường lối chính sách cho thanh niên;
các tổ chức đoàn thể của thanh niên; gia đình và giáo dục gia đình đối với thanh
niên; giáo dục học đường đối với thanh niên; truyền thông đại chúng; và nhóm
giải pháp liên quan đến chính bản thân thanh niên.
Ngoài ra, một số nghiên cứu từ phía các học giả nước ngoài quan tâm đến
ảnh hưởng của môi trường công việc đến các hành vi lệch chuẩn của thanh niên
[Colber & Harter, 2004; Mitchell & Ambrose, 2007; Suna Yuksel, 2012]. Những
nghiên cứu này cho rằng thanh niên cũng bị “tập nhiễm” nhiều thói hư tật xấu khi
gia nhập thị trường lao động. Môi trường làm việc tại các công ty, công sở,
xưởng sản xuất,…luôn chứa đựng nhiều mẫu sai lệch xã hội và thanh niên rất rễ
bị cuốn theo bởi họ đang ở trong giai đoạn đầu của việc hình thành các giá trị về
việc làm, nghề nghiệp và các quan hệ xã hội nơi làm việc [Colber & Harter,

6


2004]. Giới nghiên cứu quốc tế gần đây chú ý nhiều đến hướng đi này.Tuy nhiên,
những nghiên cứu về mối quan hệ giữa môi trường làm việc với hiện tượng sai
lệch xã hội của thanh niên ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa nhận được
sự quan tâm thích đáng.

Đối với những thanh niên có hành vi vi phạm pháp luật, nhiều nghiên cứu
cũng làm rõ hơn các yếu tố tác động đối với nhóm xã hội này. Nghiên cứu của
[Mạc Văn Trang, 1979; Phạm Minh Hạc và cộng sự, 1981] từ góc độ tâm lý học
nhân cách đã đi sâu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự suy thoái nhân cách
của thanh thiếu niên có hành vi phạm pháp. Nhiều bằng chứng từ nghiên cứu này
cho thấy quan hệ với bạn bè xấu là khâu có tính chất quyết định, trực tiếp dẫn
đến sự phát triển lệch lạc về mặt nhân cách, hình thành hành vi chống đối xã hội,
vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Từ đây, các tác giả khái quát giao tiếp
nhóm là một yếu tố cơ bản và trực tiếp đưa thanh niên tới phạm pháp. Tác giả
Nguyễn Thị Hoa trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức
tiêu cực đối với hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thanh niên” (2004) cũng đưa
ra những kết luận tương tự. Bên cạnh đó là một số bài viết chuyên biệt của
[Nguyễn Thị Quý, 2011] về “Tìm hiểu nguyên nhân những đối tượng vị thành
niên đã qua trường giáo dưỡng vi phạm pháp luật khi tái hòa nhập cộng đồng”.
Tác giả nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật của những vị
thành niên đã qua trường giáo dưỡng khi họ tái hòa nhập cộng đồng. Đó là, do
thói quen sống buông thả, thích hưởng thụ nhưng lại lười lao động; do sự suy
thoái ở những mức độ khác nhau về đạo đức, lối sống và nhân cách; do mặc cảm, tự ti,
thiếu ý chí phấn đấu.
2.2. Hành vi lệch chuẩn và một số biểu hiện hành vi lệch chuẩn hiện nay
Khi nói đến hành vi lệch chuẩn trong xã hội trước hết phải kể đến hành vi
vi phạm pháp luật. Đây là một trong những hành vi lệch chuẩn ở mức độ trầm
trọng. Dạng HVLC này gây rất nhiều tổ thất về vật chất cho xã hội, gây không
khí lo sợ cho mọi người và làm tổn hại đến an ninh, trật tự cuộc sống. Những

7


biểu hiện của hành vi vi phạm pháp luật hiện nay khá đa dạng và phức tạp.
[Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến] [10],[20].

Một biểu hiện hành vi lệch chuẩn khác có thể gây ra hậu quả nặng nề là
nạn tham nhũng. Đây là hành vi có chủ ý, có ý thức làm tổn hại đến chế độ chính
trị- xã hội và làm tê liệt sự phát triển kinh tế của đất nước. “thông thường người
ta hiểu tham nhũng là hành vi lạm dụng ảnh hưởng của vị trí quyền lực nhằm thu
vén, phục vụ cho mục đích cá nhân” [Nguyễn Bá Dương] [2]. Hành vi tham
nhũng thường gây tổn hại về kinh tế và hàng loạt các hậu quả tâm lý như giảm
lòng tin của nhân dân vào chính quyền, làm suy yếu những quy tắc trật tự,
nguyên tắc làm việc trong một số cơ quan, xí nghiệp [Trần Quốc Thành, Trần
Hữu Luyến] [20].
Khí nói đến hành vi lệch chuẩn, chúng ta không thể bỏ qua hành vi vi
phạm một số chuẩn mực đạo đức như các tệ nạn xã hội. Không phải mọi sự sai
lệch chuẩn mực đều là tệ nạn xã hội, nhưng mọi tện nạn xã hội đều là hiện tượng
sai lệc chuẩn mực xã hội. Tệ nạn xã hội là những hành vi lệch chuẩn gây tác hại
xấu hoặc dẫn đến những nguy cơ làm phá vỡ cấu trúc và làm suy sụp đời sống xã
hội như tệ nghiện hút, cơ bạc, nghiện rượu, mại dâm… Những tệ nạn này vừa
làm suy yếu nhân cách con người, vừa nêu gương xấu cho xã hội. Các loại hành
vi lệch chuẩn này có ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục vừa là cái nôi sinh
sản ra tội phạm, gây ra những bệnh tật làm suy thoái nòi giống [Nguyễn Linh
Khiếu, Nguyễn Quang Uẩn] [10] [20].
Ngoài những biểu hiện hành vi lệch chuẩn vừa nêu trên, trong xã hội, nhất
là ở các đô thị còn tồn tại một dạng hành vi lệch chuẩn khác không kém phần
nguy hại cho xã hội. Loại hành vi lệch chuẩn này là những hành vi vi phạm luật
lệ giao thông của một số người dân. Với ý thức chấp hành luật lệ giao thông kém
coogj với thói quen tự do tùy tiện trên đường phố, thói quen không nhừng nghị
người khác cùng với thói ngông cuồng và liều lĩnh, các hiện tượng đi trái đường;
đi vào đường một chiều; chen lấn; phóng nhanh; vượt ẩu; đánh võng… vẫn

8



thường xuyên diễn ra trên các tuyến đường, đặc biệt là trên các đường phố đô thị
[Mai Thanh Thế] [18].
Trong giai đoạn gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên có hành vi lệch
chuẩn không còn là chuyện cá biệt nữa mà đang trở thành một hiện tượng khá
phổ biến được cảnh báo hang ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sự
vi phạm chuẩn mực của một bộ phận học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển nhân cách của các em, trở thành nguy cơ đe dọa thành quả của nền
giáo dục và đang hủy hoại các truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc. Hành vi
lệch chuẩn ở học sinh, sinh viên đang trở thành mối quan tâm chung của mọi
người dân trong xã hội.
Hành vi lệch của ở học sinh, sinh viên là rất đa dạng và có những mức độ
phức tạp khác nhau. Biểu hiện hành vi lệch chuẩn đầu tiên và đang có chiều
hướng gia tăng trong học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng trốn học, bỏ tiết để
đi chơi [Vũ Thị Nho, 1996] [14]), [Nguyễn Khuê, 1991] [11], [Lưu Song Hà,
1999] [3]; [Hoàng Gia Trang, 2003] [19]. Hiện tượng này đã khiến các bậc cha
mẹ cũng như các thầy cô giáo và xã hội quan tâm, nhưng hầu như chưa có biện
pháp khắc phục hậu quả.Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ
chính bản thân mỗi học sinh, sinh viên, các nguyên nhân khách quan cũng phần
nào làm cho hiện tượng này càng phổ biến hơn. Một trong những nguyên nhân
khách quan này là do phải chịu nhiều sức ép trong học tập, mải mê trong cuộc
chạy đua giành giật điểm số, một số cha mẹ đã buộc con mình phải học ngày, học
đêm mà không tính đến khả năng của các em. Bên cạnh đó một số bậc phụ huynh
bộc phải đẩy con mình vào guồng quay chung của xã hội do chịu sức em của các
chương trình học luôn thay đổi, của việc học them, dạy thêm tràn lan. Việc học
quá tải này đã làm cho một số em luôn sống trong trạng thái bất an,lo lắng, sợ hãi
đến điểm số của mình, từ đó nảy sinh tâm lý sợ học, chán học, càng bắt học càng
lười, lâu dần có phản ứng trơ lì khi bị người lớn thúc ép, thậm chí có trường hợp
bị ép buộc các em đã bỏ học.

9



Trẻ bỏ học rồi bỏ nhà “đi bụi” là hiện tượng đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều
lúc.Đa số học sinh, sinh viên đi bụi. Có nghĩa là hiện tượng đi bụi thường xẩy ra
trong độ tuổi đang phát triển tâm sinh lý, nhưng lại chưa đủ độ chin chắn trong
suy nghĩ, hành động; thiếu kinh nghiệm sống; sôi nổi, nhiệt tình nhưng nông nổi.
Cũng do những đặc điểm tâm lý này mà các em khi bỏ nhà đi thường dễ sa vào
con đường phạm pháp và phạm tội.
Ngoài việc nghỉ học không lý do rồi bỏ học, các bạn học sinh, sinh viên
còn có một số hành vi lệch chuẩn có lien quan đến việc vi phạm nội quy, quy chế
học tập như: nhìn bài bạn; giở sách vở; sử dụng phao; vứt bài; nhắc bài cho bạn
khi làm bài kiểm tra; không học bài, không làm bài đầy đủ khi đến lớp. [Nguyễn
Thị Hoa, 1999, Nguyễn Thị Kỉ, 1994, Hoàng Gia Trang 2003] [6],[12],[19].
Biểu hiện thứ hai của hành vi lệch chuẩn trong học sinh, sinh viên hiện
nay là tật nói dối [Hà Ngân Dung, 1981, Lê Ngọc Văn, 1996; Nghiêm Thị Phiến,
2000], [1][21][61]. Lời nói dối ở tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường thường có
liên quan đến vấn đề học tập của chúng; nói dối về thời gian học ở lớp để có thời
gian đi chơi, tụ tập với bạn bè, nói dối về các khoản phải đóng góp cho nhà
trường để lấy tiền tiêu pha, dấu sổ liên lạc và ký khống thay cha mẹ khi bị điểm
kém v.v…
Biểu hiện thứ ba của hành vi lệch chuẩn là những hành vi có liên quan đến
quan hệ với những người khác như cãi, đánh, chửi lại thầy cô giáo, cha mẹ và
những người lớn khác; cãi, đánh, chửi nhau với bạn bè [Nguyễn Thị Kỉ, 1994,
Hoàng Gia Trang, 2003] [12] [19].
Ngoài những biểu hiện hành vi lệch chuẩn trên, các bạn học sinh, sinh
viên còn có các hành vi lệch chuẩn liên quan đến một số nội quy khác ở trường
học như: ăn quà trong giờ học; quấy rối làm mất trật tự ở trường, lớp (nói
chuyện, đùa nghịch, trêu chọc nhau,…) và những biểu hiện hành vi lệch chuẩn
liên quan đến một số quy định về trật tự an toàn xã hội như vứt rác không đúng
nơi quy định; hút thuốc lá; uống rượu; nói tục; chửi bậy; mang đồ cấm đến


10


trường (dao, lưỡi lê, vật nhọn, băng hình cấm…) [Nguyễn Thị Kỉ, 1994 Nghiêm
Thị Phiến, 2000, Hoàng Gia Trang, 2003] [16], [12], [19]
Điều đáng lo ngại trong những năm gần đây, trẻ em nói chung và học sinh
phổ thông nói riêng đã vi phạm hầu hết các tội danh trong bộ luật hình sự như:
giết người, cướp đoạt tài sản công dân, nghiện hút ma túy, mua bán
dâm…[Nguyễn Khuê, 1991] [11], [ Võ Quang Phúc, 1991] [5], [ Nguyễn Minh
Ngọc, 1992] [13], [ Đặng Xuân Hoài, 1992] [7], [Hoàng Gia Trang, 2003] [19].
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù vấn đề nghiên cứu, chẩn đoán và điều
chỉnh hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam thực sự còn rất
mới nhưng nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà Tâm lý học, xã hội học và
bác sỹ có tâm huyết với vấn đề này. Mặc dù, mới chỉ có điều kiện nghiên cứu chủ
yếu ở khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh song các tác giả đều nhận thức
được ảnh hưởng của rối loạn tâm lý, hành vi đến sự phát triển của thế hệ tương
lai. Như đã đề cập đến ở phần trên, tỷ lệ thanh thiếu niên có những hành vi lệch
chuẩn ngày càng có chiều hướng gia tăng ở mọi thành phần, lứa tuổi đặc biệt là ở
lớp sinh viên và học sinh, vì vậy nhất thiết phải có những công trình nghiên cứu
khác nhau trong khi chờ đợi một công trình cấp quốc gia nghiên cứu về vấn đề
hành vi lệch chuẩn ở học sinh. Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng hoàn
chỉnh chương trình, chiến lược dự phòng, phát hiện, điều chỉnh hành vi lệch
chuẩn cho thanh thiếu niên. Việc nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong học tập
của sinh viên cũng là một đóng góp nhất định theo hướng nghiên cứu này.

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1.Ý nghĩa lý luận
Trong luận văn, các kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các chiều
cạnh của lý thuyết, cơ sở lý luận nhằm nhận diện động cơ và yếu tố chi phối đến

hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay.

11


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý, nhà khoa học
một bức tranh khái quát về hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện
nay. Những dữ liệu thu thập được về hành vi lệch chuẩn cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay sẽ là cơ sở để
nhà quản lý có các giải pháp về mặt chính sách có hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn,
giảm bớt hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên.

4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hành vi lệch chuẩn trong học tập của
sinh viên hiện nay, từ đó để xuất một số khuyến nghị nhằm phòng ngừa hành vi
sai lệch trong học tập của sinh viên.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
(khái niệm hành vi, hành vi lệch chuẩn, hành vi lệch chuẩn xã hội…)
- Khảo sát thực trạng hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện
nay, trên cơ sở đó phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch chuẩn
trong học tập của sinh viên.

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn và Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.


5.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên hai trường: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và
Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội

12


- Thầy cô giáo đang giảng dạy tại hai trường trong địa bàn nghiên cứu là:
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn và Trường Đại học Khoa học tự
nhiên Hà Nội.

5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Việc nghiên cứu toàn bộ các sinh viên trên cả nước là một việc làm không
khả thi đối với một cá nhân khi thực hiện một công trình nghiên cứu, do những
hạn chế về nguồn lực, vật lực và tài chính.Vì thế tác giả lựa chọn nghiên cứu
trường hợp. Hai địa bàn nghiên cứu được tác giả lựa chọn là Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà
Nội.
- Phạm vi thời gian
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3-12/2016
- Phạm vi nội dung
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh
viên hiện nay.Hành vi lệch chuẩn trong học tập là hành vi không phù hợp với
chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, những quy định chung. Trong trường
học hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi lệch chuẩn trong học tập của
sinh viên và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này. Vì vậy, cần phải có
một nghiên cứu để đưa ra được những biện pháp để phòng ngừa cũng như can
thiệp sớm nhằm ngăn chặn và giảm thiểu vấn đề này trong trường học.


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về
hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên hiện nay. Quá trình tổng quan tài
liệu cho phép hình dung về các biểu hiện của sai lệch xã hội, hành vi lệch chuẩn

13


và các yếu tố tác động cũng như hình thành cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu. Tài liệu tổng quan chủ yếu bao gồm: các nghiên cứu có sẵn về chủ đề này,
các văn bản chính sách, tư liệu báo chí v.v...
Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan
nhằm tìm ra những nội dung của vấn đề còn chưa được giải quyết, hoặc được giải
quyết chưa thấu đáo. Trên cơ sở tổng hợp các nội dung, nhóm nghiên cứu định
hướng rõ hơn những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.Phân tích lý thuyết và nhóm
các vấn đề nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên các tài liệu có sẵn.
Ngoài ra, phân tích số liệu cho phép tổng hợp và xác định thực trạng hành
vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên qua các nghiên cứu, số liệu tổng hợp ở
các ban ngành. Các cứ liệu của các báo cáo nghiên cứu có ý nghĩa như số liệu
nền làm cơ sở so sánh để tìm hiểu sự biến đổi trong hành vi sai lệch xã hội ở hiện
tại. Các cứ liệu do các ban ngành cung cấp là dữ liệu chính để mô tả thực trạng
sai lệch xã hội nói chung và hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên nói
riêng.
Nguồn thu thập dữ liệu bao gồm: Báo cáo nghiên cứu, đề tài của các cơ
quan có nghiên cứu. Dữ liệu tổng hợp của một số cơ quan liên quan.

6.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu)
Điều tra xã hội học (điều tra chọn mẫu): là phương pháp nghiên cứu chủ

yếu của đề tài. Cuộc điều tra chọn mẫu sẽ tiến hành tại 2 trường đại học trên đại
bàn Thành phố Hà Nội: Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội và
Trường Đại học khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Cuộc nghiên cứu tiến hành điều tra 200 sinh viên: Trong đó Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn là 100 phiếu và Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà Nội là 100 phiếu.

14


Trong 100 phiếu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nhóm
nghiên cứu đi vào lấy ý kiến của sinh viên hai khoa chủ yếu là Khoa xã hội học
và Khoa Khoa học quản lý, với tổng số mẫu chia đều cho mỗi khoa là 50 phiếu.
Đối với trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nhóm nghiên cứu vào
lấy ý kiến của khoa Vật lý và Khoa Sinh học, mỗi khoa cũng là 50 phiếu.
Cuộc điều tra xã hội học sẽ tập trung vào làm rõ thực trạng nhận thức, thái
độ và hành vi của sinh viên về những biểu hiện hành vi lệch chuẩn trong học tập.
Tại mỗi trường, nhóm nghiên cứu chọn mẫu dựa trên một hệ các tiêu chí có sẵn
được xây dựng riêng. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên hệ thống.

6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Cùng với phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối với
phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả phỏng vấn sâu hai nhóm đối tượng là: Thầy
cô giáo đang giảng dạy tại hai trường trong địa bàn nghiên cứu: trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn và trường Đại học khoa học Tự nhiên và sinh viên
đang theo học tại hai trường trong địa bàn nghiên cứu.
Về số lượng phỏng vấn sâu được thực hiện:
Phỏng vấn sâu sinh viên 10 cuộc: 05 cuộc phỏng vấn sâu sinh viên trường

ĐHKHXH&NV; 05 cuộc sinh viên trường ĐHKHTN
Phỏng vấn sâu giảng viên hai trường 06 cuộc: 03 giảng viên trường
ĐHKHXH&NV và 03 giảng viên trường ĐHKHTN

6.4. Phương pháp thảo luận nhóm:
Bên cạnh những cuộc phỏng vấn sâu, nhằm khái thác thêm thông tin để có
nhiều luận cứ chặt chẽ hơn, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Thảo
luận nhóm được tiến hành trên địa bàn hai trường: trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn và trường Đại học Khoa học tự nhiên.

15


×