Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến trúc nhà vườn - nét đặc trưng văn hóa của Huế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.42 KB, 6 trang )

Kiến trúc nhà vườn - nét đặc trưng
văn hóa của Huế
Nhìn chung, hầu hết kiến trúc nhà vườn Huế đều xây dựng theo quy luật “dịch lý”
và “phong thủy”, bao gồm: Cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà.
Kiến trúc nhà vườn truyền thống đã đem lại một không gian xanh đậm đà nét Huế. Sản
phẩm du lịch “nhà vườn” là một thế mạnh không thể phủ nhận của du lịch cố đô.

KTS Hoàng Đạo Kính nhận xét: “Huế - một đô thị không gào thét; một đô thị khảm nạm
vào thiên nhiên, và thiên nhiên vẫn còn ngự trị với vai trò chủ đạo…”. Đa số nhà vườn
Huế tập trung nhiều ở nội thành và vùng phụ cận như các khu phố Gia Hội, Kim Long,
Nguyệt Biều, Bao Vinh và Vĩ Dạ. Bởi lẽ, thời xưa đây là nơi các ông hoàng, bà chúa, các
quan lớn xây dựng phủ đệ cho mình. Điển hình nhất là khu phủ đệ rộng lớn của các ông
hoàng, bà chúa nằm ở khu phố cổ Gia Hội, tập trung tại các trục đường chính Chi Lăng -
Bạch Đằng - Nguyễn Du - Nguyễn Chí Thanh.
Lối vào nhà trồng râm bụt hoặc chè tàu cắt xén cẩn thận.

Trải qua biết bao năm tháng, thời gian vẫn không làm phai mờ vẻ đẹp văn hóa-nghệ
thuật, kết tinh thành vẻ đẹp kiến trúc nhuần nhị trên mỗi di tích nhà vườn. Nhìn chung,
hầu hết kiến trúc nhà vườn Huế đều xây dựng theo quy luật “dịch lý” và “phong thủy”,
bao gồm: Cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà. Cổng thông thường được
xây bằng gạch, lối vào được trồng những hàng râm bụt hoặc chè tàu ngày ngày cắt xén
cẩn thận. Sau bình phong là bể cạn, hòn non bộ, hồ trồng sen, hoa súng và nuôi cá cảnh…
Trước nhà có bình phong, bể cạn, hòn non bộ…

Khách đến chơi phải đi qua một cổng ngõ thênh thang, thiết kế theo ý đồ gia chủ, băng
qua một cái sân rộng lát gạch vồ, rồi mới đến mái hiên nhà. Xung quanh nhà trồng rất
nhiều cây ăn trái, những loại hoa, quanh năm tươi tốt, mùa nào thức ấy. Trong khu vườn
Huế, trồng nhiều loại cây lưu niên để cho bóng mát, quả chín bốn mùa. Không thiên hẳn
về mục đích kinh tế, chủ nhân ở đây chỉ muốn bảo tồn một phong cách sống gần gụi với
môi trường của con người. Ở phường Vỹ Dạ, đôi khi trong nhà vườn (đằng sau) còn có
ngôi mộ của người đã có công tạo lập.


Trải qua bao năm tháng, vẻ đẹp kiến trúc của nhà vườn vẫn
được lưu giữ. Ảnh: Lê Phú

Đứng trầm mặc giữa khu vườn tươi đẹp là ngôi nhà rường truyền thống. Nhà rường được
làm bằng gỗ, kết cấu thay vì đóng đinh là kỹ thuật ghép mộng mực tinh xảo. Nhà rường
có nhiều dạng, nhỏ thì một gian hai chái, ba gian hai chái, hoặc rộng lớn năm gian hai
chái. Trong nhà thường trưng bày sập gụ, tủ chè, treo hoành phi, câu đối và rất nhiều đồ
cổ.
Một góc nhà vườn Mộng Viên. Ảnh: Lê Phú

Sáng hay chiều, trong khu vườn đều ngập tràn tiếng
chim hót líu lo, hương hoa ngát thơm giữa không
gian tĩnh mịch, khiến cho lòng người thư thái, nhẹ
nhàng. Mỗi khu vườn như vậy là một thế giới biệt
lập, một không gian xanh toàn bích. Vào những ngày
rằm, mồng một, sẵn có hoa trái trong vườn, chủ nhân
hái để cúng Phật và tổ tiên. Nếu biết tằn tiện, ngôi
vườn cũng đủ cung cấp thực phẩm nuôi sống chủ
nhân, sống thanh thản không bon chen, và tạm đủ
cho con cái ăn học. Cây lá hoa cỏ trong vườn cũng
ẩn chứa những triết lý sống sâu sắc. Nhà nghiên cứu
Phan Thuận An nhận xét: “Nhà vườn Huế là môi
trường thích hợp nhất để bảo tồn thuần phong mỹ tục của dân tộc, đặc biệt là đạo lý
truyền thống của gia đình. Không gian văn hóa nhà vườn Huế bảo lưu được những giá trị
Hiện nay nhà vườn vẫn còn nhiều
ở các phường Kim Long, Gia Hội,
Phú Hiệp, Vỹ Dạ, Phường Đúc,
An Cựu, Bao Vinh, Nguyệt
Biều Theo thống kê sơ bộ, tại 25
phường, xã thuộc địa bàn thành

phố Huế còn được 4.228 nhà
vườn có diện tích từ 400 m2-600
m2 trở lên, trong đó còn 705 nhà
rường và 186 nhà cổ thuộc diện
quý hiếm
văn hóa vật thể và cả phi vật thể của từng gia đình và cộng đồng”.

Giờ đây đã qua rồi một thời nhà vườn Huế được ví von là “nơi trú ngụ của những tâm
hồn xứ Huế, kín đáo, thanh tao và hồn hậu”. Từ năm 1976 đến những năm 1990, nhà
vườn ở Huế bị biến dạng trầm trọng, do việc cắt đất trong khuôn viên chia chác, mua bán.
Hậu quả nhãn tiền là sự biến mất hẳn phủ Diên Khánh vương (Vỹ Dạ), phủ An Phước
quận vương và phủ Hoài Đức (Gia Hội), vườn Mai Viên của cụ Đào Tấn ở đường
Nguyễn Du cũng cùng chung số phận. Sau khi báo chí và giới kiến trúc lên tiếng, từ năm
2006 trở lại đây, nhà vườn Huế đã hồi sinh, số lượng khách du lịch thăm nhà vườn cũng
gia tăng đáng kể. Theo sau những đô thị phát triển theo chiều hướng hiện đại, sản phẩm
du lịch nhà vườn đang là một thế mạnh không thể phủ nhận của du lịch Huế. Tiêu biểu
như nhà vườn An Hiên ở Kim Long hay vườn nhà cụ Đô ở Gia Hội, nhà vườn công chúa
Ngọc Sơn, nhà vườn Gia Hưng vương, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn
Thường Lạc…

×