Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Lập KHSX ở Cty cơ khớ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.49 KB, 55 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Là một trong những ngành công nghiệp nặng, Ngành Cơ khí đang phát
triển và làm nền tảng cho công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Trong khi
nhiều doanh nghiệp đang vướng phải những khó khăn về lao động, tài chính,
công nghệ và khoa học quản lý, thì Công ty cơ khí Hà Nội hầu như không gặp
phải những mối quan ngại này. Vấn đề, Công ty đang phải đối diện hiện nay là
các chiến lược phát triển tổng thể có phù hợp hay không trong thời kỳ chuyển
đổi kinh tế - xã hội. Bước sang giai đoạn mới khi nền kinh tế nước ta chuyển
sang cơ chế thị trường, cũng như các ngành khác, ngành cơ khí đã bị thả nổi,
phải tự lo về mọi mặt.
Trong bối cảnh đó để tìm một giải pháp hợp lý để tồn tại và phát triển thì
Công ty cơ khí Hà Nội phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển riêng,
cụ thể như vấn để huy động vốn, phát triển thị trường tiêu thụ, đổi mới khoa học
– công nghệ, trang thiết bị máy móc…
Một trong những giải pháp trên mà em muốn đề cập đến đó là lập kế
hoạch sản xuất của Công ty bởi vì nó không những ảnh hưởng tới những mục
tiêu mà Công ty đã đạt ra từ trước mà còn là nhân tố quan trọng tận dụng triệt để
các nguồn lực nêu trên và đây cũng là chuyên đề thực tập mà em chọn “ Lập
KHSX ở Công ty cơ khí Hà Nội ’’ để nghiên cứu.
Được sự giúp đỡ của Phòng tổ chức Công ty và sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo Th.s Mai Xuân Được em đã hoàn thành chuyên đề này
Chuyên đề gồm 3 phần :
Phần 1 Tổng quan về Công ty cơ khí Hà Nội
Phần 2 Thực trạng công tác lập KHSX của Công ty cơ khí Hà Nội
Phần 3 Một số giải phảp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập
KHSX ở Công ty
1
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
1. 1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc bộ công


nghiệp nặng , chuyên chế tạo máy công cụ ( sản xuất máy móc thiết bị dưới
dạng BOT xây dựng ,vận hành, chuyển giao). Công ty được coi là con chim đầu
đàn của ngành cơ khí Hà Nội. Công ty có con dấu riêng, hạch toán độc lập, có
tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước.
Tên thường gọi : Công ty TNHH 1 thành viên Cơ khí Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Mechanical Company
Tên giao dịch viết tắt : HAMECO
Tài khoản Viêt Nam số : 710A – 00006 tại Ngân hàng công thương Quận
Đống Đa Hà Nội
Tài khoản ngoại tệ số : 362111307222 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
Trụ sở chính của Công ty : 74 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Công ty được thành lập ngày 12/04/1958 với tên gọi ban đầu là Nhà máy
cơ khí Hà Nội do Liên Xô (cũ) giúp đỡ về trang thiết bị kỹ thuật . Qua hơn
40 năm hoạt động, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn , song lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên của Công ty đã nỗ lực phát huy mọi tiềm năng nội lực để hoàn
thành nhiệm vụ .
Trong cơ chế thị trường công ty vẫn đứng vững và cung cấp cho xã hội
những sản phẩm mũi nhọn của ngành cơ khí chế tạo phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữa vững vị trí là một trung tâm cơ khí Việt
Nam
Qúa trình phát triển của Công ty được chia thành các giai đoạn sau :
Giai đoạn 1965-1975 ( Giai đoạn sản xuất và chiến đấu ) :
Trong thời gian này , nhà máy phải tích cực sản xuất vừa phải kiên cường
chiến đấu chồng lại sự phá hoại của giặc Mỹ. Sản xuất trong điều kiện chiến
2
tranh phá hoại ác liệt, song với tinh thần quyết tâm của Đảng bộ , lãnh đạo và
anh em công nhân viên nhà máy đã giúp cho nhà máy tồn tại và tiếp tục phát
triển .
Giai đoạn từ 1975-1985 ( sản xuất và chiến đấu ) :

Cùng cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự kiện Miền Nam được hoàn
thành giải phóng đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trên con đường phát triển của
nhà máy, toàn bộ cán bộ công nhân viên của nhà máy đã hoà mình vào niêm vui
của dân tộc, thống nhất đất nước đã đem lại những cơ hội, những thách thức mới
cho nhà máy. Nhà máy được giao nhiệm vụ phục vụ cho những công trình có
tầm cỡ của nhà nước như : Xây dựng lăng Bác Hồ, công trình phân lũ sông
Đáy ...địa bàn hoạt động được mở rộng, có thêm nhiều bạn hàng mới đã không
ngừng đưa nhà máy đi lên , cùng nhà nước xây dựng xã hội chủ nghĩa .
Giai đoạn từ 1986- 1993 ( chặng đường khó khăn ) :
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Nhà máy cơ khí Hà Nội phải đương
đầu với những khó khăn thử thách trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà máy đã gặp nhiều khó khăn do
quá trình chuyển đổi mới chậm, sản phẩm của nhà máy đã gặp nhiều khó khăn
do chất lượng kém , giá cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm, Nhà máy phải
bù lỗ, năng suất lao động thấp , nhiều lao động buộc phải nghỉ việc ( khoảng
30% ) do không có việc làm .
Đứng trước tình hình đó, nhà máy đã từng bược thay đổi để phù hợp với
tình hình mới như: Tổ chức lại sản xuất , đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ...
Giai đoạn từ 1994 đến nay ( Vững bước đi lên ) :
Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển xang nền kinh tế thị trường
nhà máy đã hoàn thành kế hoạch, sản xuất kinh doanh có lãi .Cũng từ đây với sự
giúp đỡ của Nhà nước, sự cố gắng của ban lãnh đạo, lòng quyết tâm của đội ngũ
cán bộ công nhân viên nhà máy đã đưa nhà máy đi lên ngày càng vững mạnh
3
Từ đó nhà máy đã đặt ra mục tiêu cho những năm tới là phấn đấu đặt tốc độ tăng
trưởng hàng năm sản xuất kinh doanh từ 20% - 50% và tiền lương của cán bộ
công nhân viên tăng từ 15 - 30% . Để đạt được điều đó , cần tiến hành đổi mới
trong hoạt động kinh doanh, đổi mới công tác tiếp thị đổi mới phong cách làm

việc .
Mở rộng thị trường , tăng cường phục vụ và hướng tới xuất khẩu là những
mục tiêu mà Công ty phấn đấu . Mặt khác, giữ vững thị trường truyền thống, thị
trường mới... giữ vững và nâng cao chất lượng thẩm mỹ sản phẩm truyền thống,
tạo và gia tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
1. 2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cơ khí Hà Nội
1.2.1 Chức năng của Công ty cơ khí Hà Nội
Là đơn vị kinh tế chuyên sản xuất mặt hàng phục vụ cho nền công nghiệp,
mục tiêu của Công ty là hoàn thiện và phát triển sản xuất sản phẩm của mình
phục vụ nhu cầu thị trường .
1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty cơ khí Hà Nội
Với chức năng trên Công ty cơ khí Hà Nội có nhiệm vụ sau :
- Bảo tồn và phát triển vốn được giao .
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất cho cán
bộ (CBCNV), bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV
- Bảo vệ công việc sản xuất của Công ty, bảo vệ môi trường, giữ trật tự
toàn Công ty, giữ gìn an ninh chính trị, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng đối với
đất nước .
- Đẩy mạnh đầu tư, mở rộng công suất, đổi mới thiết bị áp dụng nền khoa
học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới nhằm mục đích nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm để kinh doanh có hiệu quả.
Hiện nay, Công ty cơ khí Hà Nội đang hoạt động trong các ngành kinh
doanh chủ yếu sau :
+ Công nghiệp sản xuất cát gọt kim loại .
4
+ Thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế .
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị .
+ Sản xuất tôn định hình mạ mầu, mã kẽm ,sản xuất kinh doanh máy và
thiết bị nâng hạ.

+ Thiết kế chế tạo lắp đặt sửa chữa thiết bị áp lực.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.3.1 Tổ chức sản xuất
Với các phân xưởng sản xuất và các phòng ban có liên quan, Công ty Cơ
khí Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ và cho đến nay để bắt kịp với
qui mô sản xuất và quản lý mới đem lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh
trong giai đoạn của nền kinh tế thị trường, Công ty đã đưa ra mô hình tổ chức
sản xuất trực tuyến chức năng như sau :
5

Hình 1 Sơ đồ cơ cấu sản xuất của Công ty Cơ khí Hà Nội
Các đơn vị SXKD
hạch toán độc lập
do công ty góp
vốn
Trợ lý giám đốc
P.KT-TK-
TC
Bộ phận
NC ĐT và
QLDA
Vp công
ty
P.QL
CLSP
TT.TK-
TĐH
P.bảo vệ
P.y tế
TT.XDC

B
TT.TK-
ĐHSX
Bp chế tạo,
cb c.cụ giá
lắp
P.Q.trị
đời sống
XN.
LĐSCTB
6
Chủ tịch Công ty
kiêm tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
phụ trách điều
hành sản xuất
Phó tổng giám đốc
phụ trách kỹ thuật
KHCN.CLSP
Phó tổng giám đốc
phụ trách đời sống,
bảo vệ,XDCB
Bộ phận
KD
KDXNK
Trường
THCNCT
M
Tr. Mầm
non hoa

sen
XN vật tư
Kho vật

X.cán
thép
XN. đúc
X.GCAL
&NL
X.kết cầu
thép
X.cơ khí
lớn
X.cơ khí
chính xác
X.cơ khí
chế tạo
X.lắp ráp
X.bánh
răng
P.tổ chức
Xem sơ đồ ta thấy sự liên quan chặt chẽ và luôn có sự giám sát từ trên
xuống dưới. Nó giúp cho Công ty luôn đảm bảo thông tin chính xác và cập nhật
từ dưới lên trên.
1.3.2 Bộ máy quản lý
Các chức danh của Công ty gồm có :
Một giám đốc, hai phó giám đốc, các trưởng phòng, các đội trưởng do
giám đốc Công ty bổ nhiệm
Các phòng chức năng của Công ty bao gồm :
- Phòng hành chính

- Phòng kế toán
- Phòng kinh doanh
- Phòng quản lý sản xuất
Giám đốc Công ty căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để bố trí
tổ chức cho phù hợp và gọn nhẹ.
1.4 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới công tác lập KHSX
của Công ty
1.4.1 Đặc điểm về công nghệ và sản phẩm
Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn
cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá
thành. Sản phẩm của công ty có rất nhiều loại, mỗi loại có một qui trình sản xuất
riêng, sau đây là qui trình công nghệ sản xuất máy công cụ mặt hàng truyền
thống của công ty :
Xưởng mộc mẫu : Làm mẫu để đúc phôi gang, thép để giao cho đúc.
Xưởng đúc : GCAL …
Xưởng KCL, máy công cụ bánh răng, kết cấu chung ở kho bán thành phẩm và
qui chế điều độ sản xuất, nhận chi tiết mua ngoài hoặc ở kho vật tư về lắp chung
.
Do nhu cầu của thị trường Công ty ngày càng ký kết được những hợp
đồng mà sản phẩm không phải là sản phẩm truyền thống của Công ty cho nên
7
việc đa dạng hóa sản phẩm của công ty là cần thiết và quan trọng đáp ứng nhu
cầu của thị trường, những sản phẩm chủ yếu của Công ty trong những năm gần
đây :
- Thiết bị thuỷ điện và các sản phẩm cho ngành điện
- Thiết bị xi măng
- Thiết bị cho ngành mía đường
- Máy công cụ
Công ty phải chế tạo các loại máy móc, thiết bị với nhiều chi tiết phức tạp
và mang tính chính xác cao. Cho nên qui trình công nghệ của Công ty là một qui

trình khép kín mang tính phức tạp cao. Đó là qui trình kéo dài, phức tạp nhiều
công đoạn. Tuy nhiên, nó có thể đáp ừng nhu cầu sản xuất đơn chiếc, vừa có thể
tổ chức sản xuất hàng loạt với khối lượng vừa và nhỏ theo yêu cầu của đơn vị
đặt hàng.
1.4.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng
Trong những năm gần đây, Công ty đã tích cực và chủ động tham gia vào
các thị trường thiết bị đồng bộ như thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện, xi măng,
cán thép,mía đường và máy CNC. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Chủ tịch
kiêm Tổng giám đốc Công ty, Công ty đã thực hiện mục tiêu đề ra một cách
khoa học: Xây dựng các đề án khách hàng mục tiêu; Tích cực mở rộng thị
8
Hợp đồng
sản xuất
Phòng kỹ
thuật
Phòng thiết
kế
Đúc
KCC
Lắp ráp
Nhập kho bán
TP
Đúc
Nhâp kho thành
phẩm
Tiêu thụ
trường xuất khẩu ( Cộng hoà Séc, Nhật, Canada, Hàn Quốc ); Mở rộng thị
trường bằng việc mở các chi nhánh tại Đã Nẵng, T.P Hồ Chí Minh.
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty, nên Công ty có 4 nhóm khách hàng
- Các doanh nghiệp quốc doanh ( mua các máy công cụ )

- Các nhà máy đường trong nước ( mua các máy nghiền )
- Các doanh nghiệp nước ngoài ( mua các sản phẩm thô, bán thành phẩm )
- Nhóm khách hàng thuộc khu vực tư nhân và các cá nhân người tiêu
dùng
1.4.3 Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị nguyên vật liệu
Công ty cơ khí Hà Nội có diện tích 127,976 m
2
, bao gồm rất nhiều nhà
xưởng, đều được xây dựng rất lâu. Vị trí của Công ty nằm tại Quận Thanh Xuân
ngay mặt đường cái do vậy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và thu hút lao
động cao của thành phố.
Phần lớn máy móc và công nghệ có từ thời kỳ Xô Viết - Tiệp Khắc.Trong
tổng số 625 máy móc và thiết bị cơ khí của nhà máy bao gốm máy cưa các loại,
máy phay các loại, máy bào, máy doa, máy khoan,…máy nén khí, cần trục lò
luyện thép, lò luyện gang, hầu hết sản xuất từ rất lâu
Trong nhưng năm gần đây, do khoa học - công nghệ phát triển Công ty đã
đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị hiện đại nhằm nâng cao tính cạnh tranh
của sản phẩm cũng như giảm được chi phí hao phí nguyên vật liệu và thời gian
gia công của sản phẩm.
Các loại máy móc mà Công ty mới nhập về trong những năm gần đây:
Tên máy móc Năm đưa vào sử dụng Năng lực sản xuất
Máy phay 6p12 số 22+25 12/03 Tôi đa
Máy cưa vây BS 4508A 7/01
Lò cảm ứng trung tần 2t/ mẻ 12/01
Lò cảm ứng trung tần 0.5t/mẻ 12/01
Lò 2KOS 013 7/00
Máy trộn CB200lít.4kw 05/02
Vali dụng cụ cầm tay
(Gồm 71 chi tíêt HHN)
12/01

9
Xe cẩu hàng KC 45629 – 02 – 86 12/01
Xe cẩu hàng KC29 - 26 – 18 12/01
Cần trục 3115T202 -1,5 12/01
Cần trục số 2,3,4,5,6,7,8 12/01
Xe ủi kiểu LS 180 07/01
Xe nâng 3T KH TCM30
( Model FG 30T6H)
07/01
Gàu rớt 5T 07/02
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên sản
phẩm nên việc cung ứng đủ về chất lượng, chủng loại, kịp thời để cho quá trình
sản xuất cân đối, nhịp nhành và liên tục. Chủ yếu Công ty nhập khẩu NVL
( thép ) từ các nước như : Nga, Ấn Độ, CHLB Đức, Hồng Công, còn lại là công
ty tự sản xuất một số loại NVL nhằm giảm chi phí giá thành sản phẩm.
1.4.4 Đặc điểm về lao động và điều kiện lao động
Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế lớn đang có những bước phát
triển vững mạnh. Công ty đã giải quyết tốt những vấn đề lao động; năm 1980 lao
động là 3000; năm 2003 lao động là 1058; năm 2005 lao động là 823
Cơ cấu lao động của Công ty 31/12/2005
TT Nội Dung Số Lượng Tỷ lệ Ghi Chú
A Tổng số lao đông trong công
ty
823 96,23
B Tổng số lao động đi làm
thường xuyên
792 22,24
1 Độ tuổi
Tuổi trung bình chung
Tuổi trung bình nam

Tuổi trung bình nữ
Đến 20 tuổi
Từ 21- 25
39,09
39,12
38,99
3
124
10
Từ 26 - 30
Từ 31- 35
Từ 36 – 40
Từ 41 – 45
Từ 46 – 50
Từ 51 – 55
Từ 56 tuổi
119
78
58
132
185
62
31
2 Trình độ
2.1 Số có trình độ trên đại học 4 HĐLĐ không
BHXH
2.2 Số có trình độ đại học
Cử Nhân
Kỹ sư
Khác

163
66
95
2
Công nhân :4
2.3 Số có trình độ cao đẳng
Kinh tế
Kỹ thuật
Khác
13
0
9
4
2.4 Số có trình độ THCN 69 Công nhân: 44
2.5 Sơ cấp 26
2.6 CNKT 488
2.7 LĐPT 29
3 Chức năng chuyên môn
3.1 Chủ tịch kiêm tổng giám đốc
và các Phó TGĐ
3
3.2 Cán bộ quản lý các đơn vị
- Trưởng phòng ban
- Phó phòng ban
- Giám đốc trung tâm xí
nghiệp
- Phó giám đốc trung tâm, xí
nghiệp
- CBQL dưới cấp phó đơn vị
52

13
15
8
16
9
11
3.3 CNV phòng ban
- Chuyên viên
- Kỹ thuật viên
- Cán sự nhân viên
- Công nhân
164
57
9
57
41
3.4 CNV Trung tâm, Xí nghiệp
- Chuyên viên
- Kỹ thuật viên
- Cán sự nhân viên
- Công nhân, LĐPT
564
8
35
17
504
3.5 Công nhân KT
-Tiện
- Phay
- Bào

- Nguội
- Doa
- Mài
- Nấu rót kim loại
- Làm khuôn đúc
- Rèn
- Nhiệt luyện
- Hàn
- K.C.S
- Hoá phân tích
- Các nghề khác
488
42
19
4
49
8
8
12
14
7
6
102
9
2
231
12
6 Công nhân kỹ thuật
Bậc 2/7
Bậc 3/7

Bậc 4/7
Bậc 5/7
Bậc 6/7
Bậc 7/7
Bậc khác ( lái xe, nhân viên )
488
18
103
50
63
126
101
27

Qua bảng đánh giá trình độ lao động trong Công ty ta thấy trình độ đại
học cao đẳng chiếm tỷ lệ chưa cao bởi vậy Công ty cần chú trọng hơn vào chính
sách đào tạo và tuyển dụng vì chính nền giáo dục và trình độ khoa học kỹ thuật,
kỹ năng của nguồn nhân lực sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty
nhất là trong nền kinh tế thị trường. Khi có được đội ngũ lao động có trình độ thì
việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như chuyển giao công nghệ sẽ được giảm
nhiều chi phí và có cơ hôi cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển điều kiện lao động của Công
ty cũng đuợc cải thiện rõ rệt theo tiêu chí sau:
- Ban an toàn lao động hoạt động thường xuyên, tích cực, giảm được tai
nạn lao động nặng
- Duy trì thường xuyên nhiệm vụ triển khai, kiểm soát và đôn đốc người
lao động thực hiên ATVSLĐ, tham gia vào các công trình lắp đặt thiết bị đảm
bảo công tác an toàn tốt cho người lao động.
- Thực hiện kế hoạch BHLĐ gồm cấp BHLĐ cho người lao động, cải tạo
nhà xưởng, tổ chức huấn luyện cho người lao động.

- Môi trường lao động phải công bằng có thưởng, có phạt theo điều lệ của
Công ty
- Cơ hội thăng chức cho CBCNV của Công ty
1.4.5 Đặc điêm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
13
Là một công ty TNHH nhà nước một thành viên, cơ khí Hà Nội luôn phát
huy vai trò nòng cốt của ngành cơ khí chế tạo máy công cụ bằng nguồn vốn của
mình. Tổng nguồn vốn của công ty là 140 tỷ đồng do nhiều nguồn hình thành
như vốn cấp, vốn vay, vốn tự có. Vốn cố định của Công ty là 51 tỷ chiếm
36.4%, vốn lưu động là 89 tỷ đồng chiếm 63.6% trong tổng nguồn vốn điều đó
cho thấy Công ty phân phối vốn khá hợp lý vì các đối tác các doanh nghiệp công
nghiệp thì vốn lưu động khoảng 60 - 70% tổng số vốn điều đó đó khẳng định
Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị luôn chủ động trong sản xuất kinh doanh
không phụ thuộc nhiều vào nhà nước, cụ thể là Công ty đưa ra những đưa ra
những chiến lược quyết định. Và song song với vấn đề này là sự đổi mới chính
sách kinh tế và công cụ tài chính của nhà nước ở tầm vĩ mô thì việc khai thác tạo
lập nguồn vốn cho Công ty càng trở nên linh hoạt tạo điều kiện sản xuất kinh
doanh của Công ty hiện tại và tương lai.
Song là một doanh nghiệp Nhà nước mới chuyển đổi sang công ty TNHH
1 thành viên nên sản xuất với quy mô lớn cần phải có chính sách ưu đãi về vốn
vay đồng thời tiến độ cấp phát vốn và giải ngân hợp lý bởi thực tế Công ty cơ
khí Hà Nội còn thiếu vốn để đi sâu đầu tư cho sản xuất công nghiệp. Có được
như vậy thì Nhà nước sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích
ngành cơ khí đầu tư phát triển đặc biệt là số vốn cố định cần được bổ xung.
1.4.6 Môi trường kinh doanh của Công ty
Môi trường kinh doanh là một nhân tố có ảnh hưởng mang tính chất quyết
định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tác nhân đó có thể mang
lại những thuận lợi, vừa mang lại những khó khăn cho Công ty và mức độ tác
động của từng nhân tố tới Công ty trong những điều kiện khác nhau là khác
nhau. Chính vì vậy mà nó đòi hỏi điều kiện các doanh nghiệp cần phải nghiên

cứu kỹ môi trường của mình
Những mặt thuận lợi :
- Chế độ chính trị ổn định
- Môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
14
- Xu hướng toàn cầu hoá mở ra cho Công ty hội nhập kinh tế quốc tế
- Sự phát triển của các ngành khác sẽ tạo ra tác động qua lại với ngành cơ
khí
- Sản phẩm của Công ty chưa phải canh tranh nhiều ở trong nứơc
Những mặt khó khăn :
- Gía thành còn cao
- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô nên lợi nhuận thu lại
không cao.
- Khả năng tìm kiếm khách hàng còn hạn chế
- Xây dựng kế hoạch và chương trình khai thác khách hàng mục tiêu của
công ty còn chưa hiệu quả.
PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.1 Nội dụng của phương pháp lập KHSX của công ty
2.1.1 Xây dựng các căn cứ lập KHSX
2.1.1.1 Mục tiêu và căn cứ chung để xây dựng kế hoạch sản xuất
Mục tiêu cuối cùng của kế hoạch sản xuất là phải xác định được nhiệm vụ
cụ thể cho từng phân xưởng, ngành, tổ sản xuất và nơi làm việc. Muốn xác định
chính xác các nhiệm vụ này phải xuất phát từ các căn cứ sau :
Các chỉ tiêu về hiện vật của kế hoạch năm và quí
Quy trình công nghệ chế tạo các loại sản phẩm đó
Định mức thời gian lao động và sử dụng máy móc thiết bị ở từng bước công việc
của các bộ phận sản xuất.
Thời gian hoàn thành hoặc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường
Năng lực sản xuất, ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất

Nội dung của bản kế hoạch tác nghiệp
Tính toán chính xác nhiệm vụ sản xuất cụ thể trong từng khoàng thời gian ngắn
cho các bộ phận sản xuất chính ( phân xưởng, ngành, tổ sản xuất, nơi làm việc ).
15
Việc tính nhiệm vụ cụ thể sao cho đảm bảo sự cân đối chung giữa nhiệm vụ với
khả năng để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn .
Tính toán chính xác nhiệm vụ sản xuất cụ thể cho các bộ phận phù trợ ( động
lực, sữa chữa…) nhằm phục vụ kịp thời, liên tục cho các bộ phận sản xuất
chính.
Tính toán nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận phục vụ về cung cấp nguyên vật liệu,
nữa thành phẩm , dụng cụ …trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý các phương
tiện vận chuyển và hệ thống kho tàng hiện có.
Các nguyên tắc cần được quán triệt khi xây dựng kế hoạch tác nghiệp
Phải đảm bảo thời gian hoàn thành sản phẩm mà doanh nghiệp đã qui
định. Muốn vậy, phải xác định một cách đúng đắn, thời hạn hoàn thành nhiệm
vụ sản xuất của mỗi phân xưởng theo trình tự ngược chiều với quá trình công
nghệ. Nghĩa là phải xuất phát từ ngày xuất sản phẩm của phân xưởng cuối cùng
rồi tính ngược trở lại cho tới phân xưởng bắt đầu thực hiện quá trình công nghệ
Phải đảm bảo môt cách nghiêm ngặt mối quan hệ về số lượng và chất
lượng nữa thành phẩm giữa các bộ phân sản xuất. Muốn vậy phải nghiên cứu và
đưa vào áp dụng một cách hợp lý các biện pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật nhằm
giải quyết kịp thời những khâu yếu có thể nẩy sinh trong quá trình sản xuất
Phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của các bộ phận sản xuất chính để xác
định nhiệm vụ cụ thể và thời hạn phục vụ cho các bộ phận sản xuất phù trợ và
phục vụ
Trong quá trình tính toán và xác định nhiệm vụ sản xuất cho các bộ phận
phải luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn hoá, giảm bớt số
lượng mặt hàng cùng sản xuất trong thời kỳ kế hoạch và phải coi trọng nhiệm vụ
phát triển và cải tiến kỹ thuật, nhiệm vụ chế thử sản phẩm mới
2.1.1.2 Căn cứ để lập kế hoạch dài hạn :

Trên cơ sở phân tích cơ hội, nguy cơ từ thị trường và tiềm lực, hạn chế
của doanh nghiệp.
16
Công tác xây dựng chiến lược của Công ty rất được chú trọng. Tất cả cán bộ
công nhân viên trong Công ty đều có quyền lợi và có trách nhiệm trong việc xây
dựng chiến lược, kế hoạch của Công ty thông qua các cuộc họp nội bộ, ý kiến
đóng góp, cao hơn là tham gia vào các đề tài khoa học để xây dựng chiến lược
cho các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Tuy nhiên sự đầu tư nhân lực, tiền của
cho công tác xây dựng chiền lược mới dừng lại ở bề nồi, chiều rộng mà còn
thiếu tính hiệu quả , phương pháp và cách làm chưa khoa học
Định hướng phát triển của Công ty và chính sách phát triển, chế độ của
Nhà Nước
Căn cứ tình hình kinh doanh trên thế giới và khu vực
Đinh hướng phát triển của ngành cơ khí trong tương lai
Triển khai và phát huy hiệu quả dự án đầu tư chiều sâu của Công ty, tận
dụng các nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ.
Tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, giáo dục ý thức làm việc và chuyển dịch cơ
cấu lao động hợp lý.
Về sản phẩm : Nghiên cứu khai thác các sản phẩm trọng điểm của chính phủ
đặc biệt là thiết bị thuỷ điện, giấy, xi măng, cán thép … thuộc nhóm thiết bị toàn
bộ , nghiên cứu các ứng dụng công nghệ cao để sản xuất máy công cụ từ đó
hướng ra thị trường nước ngoài với tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu là chủ yếu
Về kinh doanh : Phân tích mạng lưới tiếp thị trong và ngoài nước, triển khai
hình thức thương mại điện tử
Về cơ cấu tổ chức : Từng bước tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con,
nhằm phát huy sức mạnh tổng thể của Công ty con, tạo đầu điều kiện thuận lợi
cho đầu tư đổi mới công nghệ ở các công ty theo hướng chuyên môn hoá.
Bảng kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản dến năm 2009
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Doanh thu 264000 380160 456192 547450

Nộp ngân
sách
9408 18439 25815 36141
Lợi nhuận 345.6 497.7 597.3 716.6
17
trước thêu
Lao động 1100 1200 1240 1300
Thu nhập
binh
quân/tháng
1660 1830 2220 24440
Bảng mẫu đăng kí sản xuất sản phẩm của Công ty
Stt Sản phẩm Hợp đồng Số lượng (cái) Giá bán Ghi chú
Từ bảng đăng kí này phòng kế toán tổng hợp đưa ra kế hoạch sản xuất sản
phẩm ứng với năng lực sản xuất của các xưởng, đội…trong Công ty. Do đặc
điểm của sản phẩm phụ thuộc vào phần lớn các hợp đồng đã ký kết nên Công ty
có kế hoạch dự trữ sản phẩm cũng như cung ứng đủ theo yêu cầu của khách
hàng nên Công ty thu được một số lượng doanh thu khá lớn khi có nhu cầu phát
sinh tăng về sản phẩm
Mục tiêu dài hạn và chiến lược kinh doanh của Công ty
Chiến lược kinh doanh luôn là căn cứ để xây dựng mọi kế hoạch sản xuất
kinh doanh. Với bộ phận kế hoạch hàng năm, thì chiến lược và đinh hướng phát
triển Công ty là một trong những căn cứ quan trọng nhất. Công ty có mục tiêu
chiến lược là : tăng doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng hàng năm 15 -20%,
hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách Nhà Nước, sản xuất ra sản phẩm chất lượng
cao, giá thành hạ, phấn đấu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao… Như vậy
mục tiêu chiến lược của Công ty rất chung chung, đó là điều khó khăn trong việc
lập kế hoạch sản xuất
2.1.1.3 Căn cứ lập kế hoạch trung hạn :
Dựa vào kế hoạch dài hạn đã xây dựng và căn cứ vào tình hình hiện tại

của thị trường cũng như dự kiến các biến động trong thời gian trung hạn để xây
dựng chương trình hành động tổng quát.
2.1.1.4 Căn cứ để lập kế hoạch sản xuất hàng năm :
Tình hình thực hiện kế hoạch năm trước
18
Đây là căn cứ cơ bản, quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch sản xuất
hàng năm. Từ bản báo cáo kết quả kinh doanh mà phòng Thống kê tài chính kế
toán xây dựng, phòng kế toán phân tích thực hiện kế toán sản xuất kinh doanh
của Công ty trong toàn năm. Từ đó tạm thời dự kiến kế hoạch sản xuất cho năm
tới bằng cách tăng các chỉ tiêu sản xuất của năm trước lên một tỷ lệ ngầm định
nào đó tuỳ theo sự đánh giá của người làm kế hoạch. Sau đó kết hợp với các căn
cứ khác để điều chỉnh và đưa ra bản dự thảo kế hoạch đầu tiên.
Khă năng thực tế về nguồn lực, trình độ khai thác tiềm năng của Công ty
Để xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm có hiệu quả, các cán bộ lập kế
hoạch sản xuất tiến hành nghiên cứu kỹ tình hình sản xuất của năm trước, kết
quả nghiên cứu tình hình thị trường và các nguồn lực hiện có của Công ty. Bởi
vì một bản kế hoạch có giá trị là bản kế hoạch phù hợp với nhu cầu của thị
trường.
Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật
Công ty áp dụng hệ thống định mức kỹ thuật của Ngành cơ khí, có sự điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình Công ty và thực tế thị trường các yếu tố đầu vào
2.1.2 Trình tự xây dựng KHSX
Giai đoạn chuẩn bị :
Kết thúc quý III sang quý IV hàng năm, Công ty chuẩn bị xây dựng kế
hoạch cho năm sau. Phòng kế hoạch Công ty tiến hành đánh giá tình hình kế
hoạch sản xuất trong 9 tháng đầu năm thông qua báo cáo hàng tháng về tình
hình sản xuất của các xưởng, đội sản xuất và các bộ phận khác, nhận dạng tình
hình để xây dựng và gửi lên bộ công nghiệp đề nghị điều chỉnh kế hoạch năm để
đảm bảo hoàn thành kế hoạch cả năm. Căn cứ vào tình hình thực hiên kế hoạch
năm báo cáo, phòng kế toán – tài chính đưa ra quyết toán kế hoạch năm

Sau khi thu thập các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu
năm, phòng kế hoạch cùng phòng kế toán thống kế tài chính phân tích tình hình,
khả năng phát huy năng lực sản xuất để thực hiện kế hoạch năm của Công ty. Rà
soát lại hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đánh giá lại tiềm lực của Công ty.
19
Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn tới. Từ đây những nguyên nhân
của việc chưa hoàn thành hay hoàn thành vượt mức kế hoạch sẽ được phát hiện
làm căn cứ để điều chỉnh kế hoạch năm báo cáo và dự kiến kế hoạch cho năm
sau
Phòng kế hoạch dựa trên những hợp đồng đã ký kết, các công trình dự
kiến, các sản phẩm vẫn bán được trên thị trường( Thông tin dựa trên cáo báo
nghiên cứu thị trường ) để chuẩn bị xây dựng dự thảo kế hoạch.
Xây dựng dự thảo kế hoạch :
Sau khi hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, phòng kế hoạch Công ty xây dựng
kế hoạch dự thảo lần I . Trình lãnh đạo công ty và gửi cho các đơn vị phòng ban
đóng góp ý kiến. Sau đó nhận lại những phản hồi từ các bộ phận kinh doanh.
Phòng kế hoạch tổng hợp, cân đối xây dựng bản kế hoạch chính thức. Bản kế
hoạch cho năm tới phải được hoàn thành trước ngày 20/11 năm nay. Bản kế
hoạch này có đầy đủ các bộ phận kế hoạch năm của Công ty
Trình giám đốc và giao kế hoạch chính thức .
Bản dự thảo kế hoạch mà phòng kế hoạch tổng hợp và xây dựng, sau khi được
giám đốc Công ty thông qua và có sự bổ xung sữa chữa kịp thời bản thảo sẽ trở
thành bản KH chính thức
Căn cứ kế hoạch đăng ký, căn cứ đánh giá của tổng Công ty về khả năng
và nguồn lực của Công ty mà tiến hành giao các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu cho
các bộ phân phân xưởng, đội.
Bản kế hoạch sản xuất bao gồm :
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm hiện tại
( Kế hoạch giao và dự kiến thực hiện )
Đăng ký kế hoạch sản xuất năm của các phân xưởng, đội

Dựa vào các hợp đồng ký kết phân nhóm các loại sản phẩm
Điều chỉnh kế hoạch :
Sau khi bản kế hoạch năm thực hiện được 9 tháng, vào cuối quý III hàng
năm, đồng thời với việc chuẩn bị xây dựng kế hoạch cho năm sau, Công ty trình
20
Giám đốc nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm. Việc điều chỉnh này căn cứ
vào tình hình thực hiện kế hoạch trong 9 tháng đầu năm của Công ty. Công ty
tiến hành đánh giá, sơ kết đánh giá tìm ra những mặt làm được và chưa làm
được, trên cơ sở nguồn lực hiện có của Công ty và sự biến động của thị trường
mà Công ty có sự điều chỉnh cho phù hợp
Sự điều chỉnh này là hết sức cần thiết ; đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm
mà Công ty đã đăng kí trong bản kế hoạch, từ đó quỹ lương và kế hoạch phân
phối của Công ty được ổn định và không ngừng nâng cao. Việc điều chỉnh này
còn có tác dụng giúp Công ty tiết kiệm nguồn lực, chống lãng phí nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Công ty không nên lạm dụng việc
điều chỉnh này mà cần làm tốt, làm đúng ngay từ đầu, điều chỉnh chỉ là những
yếu tố ngẫu nhiên không lường trước được. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới
được cao hơn.
Hình 2 Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất hàng năm của Công ty
Đăng ký KH
Trình
21
Các đơn vị SX
Phòng kế toán
Các hợp đồng kinh
tế
Phòng kế
hoạch
Tổng
hợp

Bản
thảo
KH
lần I
Ý
kiến
đóng
góp
Bản thảo lần
II
Lãnh đạo
Công ty
Tổng
Công ty
Kế hoạch SX
chính thức
Trình duyệt
2.1.3 Phân công xây dựng kế hoạch sản xuất
Phòng kế hoạch - tiếp thị của Công ty có trách nhiệm hoàn thành bản kế
hoạch chính thức năm của Công ty. Tuy nhiên, không phải phòng kế hoạch xây
dựng tất cả các bộ phận kế hoạch. Nhiệm vụ chính của phòng là tổng hợp, phân
tích, xây dựng kế hoạch sản xuất và các bộ phận khác dựa trên bản đăng ký kế
hoạch của các đơn vị, phòng ban khác trong Công ty cụ thể :
Các đơn vị sản xuất : - Đăng ký kế hoạch sản xuất
Phòng kế toán : - Đăng ký doanh thu về các mặt hàng ( truyền thống,
thiết bị máy móc,CNC..)
- Xây dựng kế hoạch tài chính
Phòng tổ chức : - Xây dựng kế hoạch lao động
Phòng quản lý sản xuất : - Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm
Phòng kinh doanh : + Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh chung toàn Công

ty
+ Xây dựng kế hoạch Maketing
+ Xây dựng kế hoạch tiền lương
+ Xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản và sữa chữa lớn
+ Xây dựng kế hoạch Vật tư
2.1.4 Phương pháp lập KHSX của Công ty
2.1.4.1 Các bảng lập kế hoạch sản xuất
Kế hoạch được phản ánh thông qua hệ thống các biểu mẫu, bao gồm các
chỉ tiêu và các chỉ tiêu đều được thể hiện bằng các con số cụ thể. Trong cơ chế
cũ, các chỉ tiêu kế hoạch thường được các cơ quan cấp trên giao xuống theo
nhiệm vụ của từng ngành, do đó thường không sát với thực tế từng cơ sở, trong
qua trình thực hiện phải điều chỉnh xuống mới có thể thực hiện được, làm cho
vai trò của kế hoạch bị hạ thấp trong công tác quản lý doanh nghiệp. Khi nước ta
22
chuyển sang nền kinh tế thị trường thì mới tạo cho môi trường kế hoạch hoạt
động, nghĩa là kế hoạch phải xuất phát từ yếu tố thị trường, từ khả năng thực tế
của doanh nghiệp và trong điều kiện pháp luật cho phép. Xuất phát từ cơ sở này,
kế hoạch mới thực sự trở thành một công cụ quản lý quan trọng nhằm xác định
mục tiêu phương hướng của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó mới
xác định hướng phát triển và đầu tư mở rộng hoặc thu hẹp qui mô sản xuất của
doanh nghiệp cho thích ứng với môi trường kinh doanh. Về lĩnh vực sản xuất
nhờ có kế hoạch doanh nghiệp mới tạo cho mình thế chủ động trên mọi lĩnh vực
như:
- Chủ động khai thác triệt để mọi nguồn khả năng tiềm tàng về vốn, vật
tư, thiết bị và lao động hiện có
- Chủ động trong việc mua sắm vật tư, thiết bị trong việc đổi mới kỹ thuật
và công nghệ
- Chủ động trong việc tạo và tìm các nguồn vốn, chủ động trong việc liên
doanh liên kết và hợp tác sản xuất với đơn vị bạn
- Chủ động trong việc tìm thị trường mua nguyên liệu và tiêu thụ sản

phẩm …
Ví dụ như các bảng biểu mẫu của Công ty :
Kế hoạch tổng quát :
Đơn vị tính : triệu đồng
Stt Chỉ tiêu Thực hiện năm trước Kế hoạch năm nay
1 Giá trị TSL
2 Tổng D.thu trong đó:
D. thu SXCN
Kinh doanh thương mại
3 Thu nhập bình quân
( triệu đồng/người/tháng
4 Các khoản trích nộp
ngân sách
23
5 Giá trị hợp đồng ký
(trong đó gối đầu cho
năm sau)

24
Kế hoạch sản xuất sản phẩm :
Stt Chỉ tiêu Thực hiên năm trước Kế hoạch năm nay
Giá bán
(1000
đ
)
Số lượng
( cái )
Ghi chú Giá bán
(1000
đ

)
Số lượng
( cái )
Ghi chú
1 Máy tiện T
6
P
16
L 27300 90
2 Máy tiện T
18
L 20400 21900
3 Máy tiện T
6
M
12
L 18000 18000
4 Máy tiện T
630
L 61800 61800
5 Máy khoan cần
K252
13700 14500
6 Máy bào B365 24200 25200
7 Máy tiện T
630
LD 73600 73600
8 Máy tiện T
14
L 18000 19100

9 Máy khoan bàn
K612
2600 3200
10 Máy tiện T
6
A
20
80000 80000
11 Máy tiện T
6
A
25
85000 85000
12 Máy tiện T
16
x 1000 35000 35000
13 Máy tiện T
16
x3000 47300 47000
14 Máy tiệnT
30
80000
15 Máy tiện T
18
A 36000
16 Máy đại tu 17500 17500
17 Máy chuyên dụng 65000 65000
18 Máy phay P
72
40000 40000

Những năm gần đây Công ty không ngừng đa dạng hoá sản phẩm nên
ngoài sản xuất những mặt hàng truyền thống Công ty còn nhận thêm các đơn
hàng khác như lắp đặt tại các công trình thuỷ điện, sản phẩm cho ngành điện,
thiết bị xi măng, thiết bị cho ngành mía đường, máy công cụ… cho nên việc lập
kế hoạch sản xuất phụ thuộc rất lớn vào việc ký các hợp đồng kinh tế
2.1.4.2 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất
Tuỳ từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng phương pháp lập
kế hoạch sản xuất phù hợp cho doanh nghiệp mình để tạo ra lợi thế khác biệt so
với đối thủ cạnh tranh
Phương pháp mà Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất gồm 3 bước sau :
Bước1 :
25

×