Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Biến mục tiêu trở thành hiện thực ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.91 KB, 10 trang )





Biến mục tiêu trở thành hiện thực

Biến mục tiêu thành hiện thực là chuyện không dễ dàng, nhất là khi trong mỗi
giai đoạn cuộc đời, chúng ta phải cùng lúc hoàn thành nhiều mục tiêu khác
nhau
Biến mục tiêu thành hiện thực là chuyện không dễ dàng, nhất là khi trong mỗi giai
đoạn cuộc đời, chúng ta phải cùng lúc hoàn thành nhiều mục tiêu khác nhau. Với
các bạn đang còn là sinh viên, để mục tiêu trở thành hiện thực chúng ta cần phải
làm gì? Bài viết dưới đây là một số gợi ý để các bạn tham khảo:


1. Luôn tập trung vào mục tiêu của bạn
Viktor Frankl – một bác sĩ tâm thần người Đức gốc Do Thái, tác giả cuốn sách Đi
tìm lẽ sống là một trong số ít người còn sốt sót ở trại tập trung Auschwits của phát
xít Đức – nơi hàng chục nghìn người khác đã chết. Thoát khỏi trại tập trung khi
cuộc chiến tranh kết thúc, người ta hỏi: “Ông đã làm thế nào để sống sót? Phải
chăng ông có sức mạnh gì mà người khác không có?”. Ông trả lời: “Tôi luôn biết
chọn thái độ với mỗi sự việc, có thể là tuyệt vọng hoặc không nguôi hy vọng.
Nhưng để có thể hy vọng, tôi cần phải tập trung vào điều gì tôi muốn”…
Trong học tập cũng vậy. Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu chứ không
phải cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Hãy chia nhỏ những mục tiêu
học tập theo thứ tự ưu tiên và bắt đầu với những mục tiêu ưu tiên nhất hoặc thực tế
nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng mình làm được nhiều việc hơn.

2. Thử sức thực hành
Giờ hãy cấm bút lên. Bắt đầu vào thời điểm 20 năm tới, tính từ bây giờ. Lúc đó
bạn mong ước sẽ đạt được những mục tiêu nào? Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực


nào? Gia đình, bạn bè, tiền bạc, kỹ năng, lối sống, chuyên môn… như thế nào?
Nếu bạn còn chưa chắc chắn thì có mơ mộng một chút cũng chẳng sao. Không ai
có thể nói chắc chắn như đinh đóng cột tương lai mình sẽ như thế nào, vì vậy hãy
cứ việc tưởng tượng và suy đoán. Hãy viết ra. Thà bạn cứ cho mình những mục
tiêu mà có lẽ bạn sẽ thay đổi sau này, còn hơn là chẳng có được một mục tiêu nào
cả.
Tương tự như vậy, bạn hãy vạch kế hoạch bạn sẽ ở đâu trong vòng 5 năm tới?
Nhưng, trước tiên hãy coi xem 6 tháng nữa bạn sẽ hoàn thành những mục tiêu gì?
Rồi một tuần? Ba ngày? Ít hơn nữa là 1 ngày bạn sẽ làm những việc gì?

3. Đừng ngại đặt câu hỏi
Để học tốt, bạn cần phải tận dụng hết khả năng chất vấn vốn có của trí tuệ. Cụ thể
là bạn hãy không ngừng đặt câu hỏi cho đến khi hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Những câu hỏi sẽ giúp đầu óc trở nên linh hoạt và nhạy bén hơn trong quá trình cố
gắng tìm kiếm những câu trả lời thỏa đáng. Có thể xem việc đặt câu hỏi và giải
quyết vấn đề là “bài thể dục” hữu ích nhất mà bạn có thể áp dụng cho bộ não.
Học hỏi và thảo luận sẽ giúp bạn không ngừng tiến bộ. Đừng ngại học hỏi và chia
sẻ kiến thức với mọi người. Có người bảo sợ hỏi, vì như vậy chứng tỏ bạn không
biết, họ bị hổng kiến thức, là họ dốt… Nhưng ở đời ai dám chắm rằng mình có thể
biết và nhớ hết được mọi thứ?
4. Không ngừng khát khao chiến thắng
Những ngươi thành công có nhiều đặc tính giá trị. Một trong những đặc tính ấy là
hình dung được những gì họ khao khát và biến chúng thành động lực hành động để
đạt mục đích của chính mình. Họ nuôi dưỡng trong tâm trí những viễn cảnh về
cuộc sống mà họ khao khát, với hy vọng, dự tính và niềm tin vào một tương lai
tươi sáng. Những ước mơ ngày càng phát triển và định hình khi những khát khao
của họ ngày càng mạnh mẽ hơn. Sự khao khát là động lực cần thiết để hoàn thiện
ước mơ.
Bạn hãy viết ra ước mơ về những gì bạn muốn trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy
nhớ rằng chỉ viết ra những ước mơ mà bạn thật sự muốn thực hiện với tất cả sức

sống và nghị lực của mình. Chúng ta hãy gọi đó là “ước mơ mạnh mẽ” hãy suy
nghĩ “có định hướng”. Tất cả thành công trên đời này đều là kết quả của sự suy
nghĩ có định hướng vì đó là con đường tốt nhất để tập trung suy nghĩ.


5. Xây dựng niềm tin vào bản thân
Bạn hoàn toàn có thể xây dựng lòng tự trọng bằng cách tin vào bản thân, tôn trọng
mình và tôn trong người khác. Nếu biết tôn trọng bản thân, biết rõ đâu là điểm
mạnh, điểm yếu của mình, thì bạn đã tặng cho mình món quà lớn nhất rồi đó.
Một khi không tin vào bản thân, không đánh giá một cách tích cực, không cảm
thấy có giá trị, có khả năng, thì bạn sẽ ứng xử và hành động đúng như những gì
bạn tự nghĩ. Khi không tin vào chính mình nghĩa là bạn đã tự đặt giới hạn lên khả
năng của bản thân trong việc đối phó với những thay đổi, thách thức trong cuộc
đời mình.
Chỉ có lòng tin vào chính mình, tôn trọng mình và tôn trọng người khác mới giúp
bạn nhẹ nhõm bước đến những mục tiêu có định hướng của cuộc đời. Có một câu
nói rất hay: “Dẫu tôi là ai hay làm gì đi nữa, tôi vẫn ổn. Tôi có thể và sẽ đạt được
bất cứ điều gì tôi cần phải đạt được. Tôi tự do!”.


6. Tạo động lực thúc đẩy
Nhiều nhà tâm lý học khẳng định hoạt động học tập của chúng ta được thúc đẩy
bởi nhiều động cơ. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các
kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là
phụ, là thứ yếu. Vì thế, chỉ khi nào xác định được động cơ học tập đúng đắn thì
bạn mới có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn, khoa học.
Trước hết, động lực có thể đến từ sự yêu thích. Thích ở đây là cảm giác hài lòng
khi thực hiện. Sự hài lòng khiến chúng ta hạnh phúc và tự nhiên năng lượng nhiệt
huyết sản sinh tràn trề. Nếu bạn thích đọc sách, khi cầm một quyển sách hay trong
tay bạn sẽ hăm hở đọc ngay. Bạn thích viết lách, thì chỉ cần một ý tưởng nhen

nhóm, bạn có thể sang tạo và nảy sinh nhiều ý tưởng khác để có thể viết thành một
bài súc tích và sâu sắc …


7. Hành động là yếu tố quyết định
Bạn có một ước mơ đẹp. Bạn tin là ước mơ ấy sẽ thanh hiện thực. Nhưng mơ ước
mãi mãi là ước mơ nếu nó chỉ xuất hiện loáng thoáng suy nghĩ hay các bản kế
hoạch của chúng ta.
Vậy hãy hành động nếu bạn muốn biến ước mơ thành hiện thực. Hãy để tương lai
có cơ hội xảy ra và xảy ra đúng cách mà bạn muốn! Hãy cho thành công có cơ hội
xuất hiện! Bạn không thể nào chiến thắng cuộc đua, trừ khi bạn có can đảm bước
vào đường chạy. Hàng triệu người đang ấp ủ những giấc mơ lập lòe, nhưng lại
chẳng bao giờ cho nó có cơ hội bùng cháy thành ngọn lửa lớn. Hãy thôi nói về
những dự định của mình. Hãy bắt tay thực hiện ngay nếu bạn không muốn chúng
lụi tàn, bạn nhé!

×