Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn thạc sĩ truyền thuyết và lễ hội dân gian ở đồng hỷ, thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HƯƠNG CÚC

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
Ở ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thái Ngun, năm 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HƯƠNG CÚC

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
Ở ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hằng Phương


Thái Nguyên, năm 2017

c


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Thái Ngun, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hương Cúc

i

c


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, các thầy cô giảng viên khoa
Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái nguyên đã giảng dạy em trong suốt
khóa học.
PGS.TS Nguyễn Hằng Phương đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu để em hồn thành luận văn của mình.
Phịng văn hóa thơng tin huyện Đồng Hỷ, cùng nhân dân huyện Đồng

Hỷ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình đi điền dã sưu tầm.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hương Cúc

ii

c


MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
A. MỞ ĐẦU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 7
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 8
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
8. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9
9. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 9
B. NỘI DUNG ................................................................................................ 10
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC TÌM HIỂU
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN Ở ĐỒNG HỶ, THÁI

NGUYÊN........................................................................................................ 10
1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. . 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ....................................................................... 13
1.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa ............................................................... 17
1.2. Truyền thuyết và lễ hội ............................................................................ 20
1.2.1. Truyền thuyết ........................................................................................ 20
1.2.2. Lễ hội..................................................................................................... 24
1.2.3. Khái quát về truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. .. 30

iii

c


Chương 2: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN Ở ĐỒNG HỶ, THÁI
NGUYÊN........................................................................................................ 36
2.1. Truyền thuyết dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên nhìn từ phương diện
nội dung................................................................................................... 36
2.1.1. Phản ánh nhân vật, sự kiện lịch sử ........................................................ 36
2.1.2. Bộc lộ ước muốn, khát vọng của nhân dân ........................................... 43
2.1.3. Thể hiện cảm hứng ca ngợi, tôn vinh .................................................... 48
2.2. Truyền thuyết dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Ngun nhìn từ góc độ nghệ thuật. 49
2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 49
2.2.2. Yếu tố thần kì ........................................................................................ 51
2.2.3. Mơ típ điển hình .................................................................................... 53
2.2.4. Thời gian và khơng gian nghệ thuật...................................................... 57
Chương 3: LỄ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT
VỚI LỄ HỘI DÂN GIAN Ở ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN ...................... 61
3.1. Lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. .............................................. 61

3.1.1. Lễ hội Kim Sơn Tự, Chùa Hang ........................................................... 61
3.1.2. Lễ hội Hang Dơi, Linh Sơn ................................................................... 70
3.1.3. Lễ hội Đền Hích, Hịa Bình .................................................................. 72
3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên . 75
3.2.1. Mối quan hệ giữa Folklore với thực tiễn .............................................. 75
3.2.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên ... 77
3.2.3. Truyền thuyết và lễ hội trong đời sống dân gian hiện nay.................... 85
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC

iv

c


A. MỞ ĐẦU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Được nhân dân sáng tác, lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang
thế hệ khác bằng hình thức truyền miệng. Văn học dân gian đã trở thành nguồn
suối trong lành của tình yêu đất nước, của tâm hồn con người Việt trong suốt
chiều dài lịch sử, văn hóa của dân tộc. Điều đó đã được thể hiện rất rõ không
phải chỉ ở trong thần thoại - thể loại “khai sơn phá thạch” cho loại hình tự sự dân
gian mà ở trong thể loại truyền thuyết kế tiếp sau cũng vậy.
Gắn với những nhân vật, sự kiện, những biến cố lịch sử trọng đại của đất
nước trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, thêm vào đó là tâm
tư, tình cảm, thái độ ý nguyện của nhân dân… Truyền thuyết đã tạo nên một
nét riêng, một sức hút kì diệu, lơi cuốn với những con người từ thế hệ này sang
thế hệ khác.

Thế nhưng xã hội ngày càng hiện đại kéo theo đó là sự hội nhập và phát
triển không ngừng trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa. Bên cạnh sự tích
cực tiếp thu để làm giàu thêm vốn văn hóa dân tộc thì điều đó cũng khiến
những nét đẹp văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một và lãng quên. Bởi
vậy, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chú trọng tới sự phát
triển văn hóa, văn học dân tộc mà cụ thể như trong văn kiện lần thứ V Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn
hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [3]. Cho nên việc
nghiên cứu truyền thuyết dân gian kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội dân gian
chính là một việc có ý nghĩa thực tiễn đóng vai trị quan trọng nhất là trong thời
đại hội nhập và phát triển ngày nay.

1

c


1.2. Đồng Hỷ - một huyện nằm cách trung tâm thành phố Thái Ngun 3
km về phía Đơng Bắc là một vùng đất có nền văn hóa - văn học phát triển từ
lâu đời. Những thành tựu văn hóa - văn học đã phản ánh rất rõ sự sáng tạo qua
trí thơng minh “nhào nặn” khéo léo của con người nơi đây. Có thể nói, mỗi câu
chuyện lưu truyền, mỗi câu thơ để lại, mỗi câu hát dân gian… là những minh
chứng cho nét đẹp trí tuệ, là những trang lịch sử, văn hóa - văn học được khắc
ghi trong tâm thức của con người.
“Ai đã về thăm quê em Đồng Hỷ, qua cầu Gia Bảy tới làng Đông bạt
ngàn rau xanh đi qua Đồng Bẩm, xin hãy về thăm quê em Đồng Hỷ, qua Trại
Cài ngút ngát chè xanh mía ngọt dâu non xin về Minh Lập…”

(Đồng Hỷ một miền quê )
Ai qua thành phố Thái Nguyên
Tới cầu Gia Bảy bến thuyền vui xinh
Nước non phong cảnh hữu tình
Thiên nhiên ưu ái đã đành nơi đây
Cảnh tình càng thắm càng hay
Càng yêu cảnh sắc càng say tình đời…
(Tiên Lữ Động, Ninh Bá Nhương)
Nhưng không phải cho đến tận ngày nay, mà từ xa xưa với tinh thần
đoàn kết dân tộc, gắn với truyền thống lịch sử của đất nước trong cuộc kháng
chiến chống quân Tống xâm lược dưới thời nhà Tiền Lê, nhà Lý… kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên, chống giặc Minh… mảnh đất và con người trên
quê hương Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã đi sâu vào trong lịng mỗi người thơng
qua những câu chuyện kể dân gian lưu truyền qua biết bao thế hệ. Vì thế việc
tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên sẽ là minh
chứng cho một kho tàng lưu giữ những nét đẹp đã đi sâu vào trong tiềm thức
con người nơi đây.

2

c


1.3. Xuất phát từ tình yêu của mình đối với mảnh đất quê hương Đồng
Hỷ, Thái Nguyên. Nơi tôi đã được ni dưỡng chính tâm hồn mình, đã nhận
được sự yêu thương, đã được tự hào bởi là một người con trên mảnh đất ấy.
Với tư cách là một học viên chuyên ngành Văn học Việt Nam rất yêu
thích Văn học dân gian, tơi muốn đi sâu tìm hiểu về truyền thuyết này để có cái
nhìn cụ thể, đa chiều về thể loại truyền thuyết, tìm ra mối quan hệ giữa truyền
thuyết và lễ hội cũng như mối quan hệ giữa văn học và văn hóa. Mặt khác, đây

sẽ là một cơ hội để bản thân, cá nhân mình trau dồi thêm kiến thức lịch sử, văn
hóa trên mảnh đất quê hương, là cơ hội để học hỏi áp dụng những kiến thức đã
được học vào nghiên cứu một vấn đề thực tiễn, là cơ hội để mọi người biết đến
truyền thống, nét đẹp lịch sử, văn hóa của địa phương.
Trên cơ sở những lí do trên, tơi xin mạnh dạn chọn “Truyền thuyết và lễ
hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu. Hi vọng luận
văn này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn
hóa dân gian quý báu của quê hương, dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội
Khái quát về lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu khác nhau mà trong đó có thể kể đến:
Đỗ Bình Trị trong cơng trình Nghiên cứu tiến trình của lịch sử văn học
dân gian Việt Nam (1978), đã nghiên cứu một cách hệ thống về truyền thuyết.
Theo nhà nghiên cứu, truyền thuyết gắn liền với lịch sử và sự ra đời trong thời
đại có nhiều sự kiện đáng ghi nhận của dân tộc. Nhân vật trong truyền thuyết
khá phong phú và đa dạng nhưng đều có đặc điểm chung là con người có thật
xuất phát từ lịch sử [47].
Tác giả Nguyễn Xuân Lạc trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam trong
nhà trường cũng đã chỉ ra hướng tiếp cận truyền thuyết dưới góc độ thể loại
của văn học dân gian góp một cách nhìn, cách nghiên cứu mới về truyền thuyết.
Song đó đều là những nghiên cứu riêng về truyền thuyết, chưa đi sâu tìm hiểu

3

c


khám phá khía cạnh mới của truyền thuyết trong mối quan hệ gắn bó giữa
truyền thuyết và sinh hoạt lễ hội[18].

Trong Tìm hiểu mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn
xướng tín ngưỡng phong tục (1973), tác giả Nguyễn Khắc Xương đã nêu lên
mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và lễ hội: “thần thoại, truyền thuyết
lưu truyền bằng miệng trong dân gian đã được tái hiện cụ thể và sinh động
trước nhân dân qua nghệ thuật diễn xướng hỗn hợp” [52].
Năm 1996 trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia
Khánh chủ biên đã đề cập đến: “Chức năng của truyện cổ dân gian là ghi nhận
và chuyên trở những yếu tố văn hóa… phản ánh khá trung thực, sống động các
yếu tố văn hóa bản địa do các dân tộc xây dựng lên, cùng với biết bao truyền
thống tốt đẹp khác, những truyện kể trên đã góp phần tạo nên cốt cách Việt
Nam”[14].
Cũng cùng năm 1996, tác giả Lê Văn Kỳ trong Mối quan hệ giữa
truyền thuyết người Việt và lễ hội về các anh hùng đã nêu lên định nghĩa hội,
lễ, mối quan hệ giữa hội và lễ: “Hội lễ là một cuộc vui lớn của cộng đồng
nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín ngưỡng, thi thố tài năng, biểu dương
sức mạnh, tái hiện cuộc sống con người trong trường kỳ lịch sử. Nó là một loại
hình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố văn hóa dân gian ln ln tương tác lẫn
nhau” [17] đó chính là những mối quan hệ có liên quan đến khóa luận này.
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Tác phẩm Con người và sự tích Bắc Thái (1986, Nxb Sở văn hóa thơng
tin Bắc Thái) [37] của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã tập hợp lại những
câu chuyện về những nhân vật, những sự kiện, sự tích về những địa danh đã đi
sâu vào trong đời sống của người dân. Đó là những con người đã làm nên
truyền thuyết như Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú… là những địa danh đã gắn
liền với sự tích như Đền Đuổm, Núi Văn, Núi Võ… Tác phẩm là một sự khái
qt chung nhưng mang tính chất rộng tồn tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù có mối

4

c



liên hệ với nội dung của luận văn nghiên cứu nhưng lại chưa thực sự đề cập cụ
thể về vấn đề truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Tiếp theo là tác phẩm Nàng tiên thứ bảy - Truyện cổ Bắc Thái (1986,
Nxb Sở văn hóa thông tin Bắc Thái) [35]. Nội dung của tác phẩm lúc này
khơng cịn là những câu chuyện có thật trong lịch sử mà là những câu chuyên
mang tính hư cấu với nhân vật là những nàng tiên xinh đẹp, là con gái của
Ngọc Hoàng - vị vua của thế giới tiên cảnh tượng trưng cho ước mơ khát vọng
của người dân về cuộc sống. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng chỉ mang tính chất
khái quát, lí giải phần nào về những câu chuyện lưu truyền trong dân gian ở đất
Thái Nguyên về các lực lượng siêu nhiên chứ không phải là sự nghiên cứu cụ
thể truyền thuyết về lực lượng siêu nhiên ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Đến năm 2008 một tài liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên
được lưu hành nội bộ mang tên Văn học Thái Nguyên (Tài liệu giảng dạy văn
học địa phương cấp THCS - Lưu hành nội bộ) [34]. Trong đó là sự sưu tầm
chung của văn học Thái Nguyên và cũng có những sưu tầm về Văn học dân
gian Thái Nguyên.
Gần đây nhất là tác phẩm do Tỷ Khiêu Thích Nguyên Thanh chủ biên,
Chùa Hang - Kim Sơn Tự - Thái Nguyên (Nxb Thế giới) [42]. Tác phẩm là sự
nghiên cứu cụ thể về Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên từ truyền thuyết, lịch
sử hình thành cho đến những minh chứng lâu đời về sự thật lịch sử được khắc
trên bia đá trong chùa bằng Hán văn. Thơng qua đó ta có thể tìm hiểu sâu hơn
về Chùa Hang nhưng tác phẩm lại chỉ là sự nghiên cứu đứng về góc độ văn
hóa, đem đến cho người đọc sự hiểu biết về Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái
Nguyên không phải là nghiên cứu về “Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng
Hỷ, Thái Nguyên” một cách chung nhất.
Các tác giả trong cuốn Thống kê lễ hội Việt Nam [4] đã hệ thống và
miêu tả sơ lược lại những lễ hội trên địa bàn cả nước. Họ đã có cơng sưu
tầm, ghi chép những khía cạnh khác nhau của văn hóa dân gian Thái


5

c


Nguyên. Song các nhà sưu tầm mới chỉ nhìn nhận vấn đề ở góc độ văn hóa
mà chưa chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa truyền thuyết và lễ hội ở Đồng
Hỷ, Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, cũng có một số đề tài, luận văn, nghiên cứu khoa học về
nhiều vấn đề khác nhau ở Đồng Hỷ như:
Bài viết của Mai Thị Hồng Lĩnh, Một số tín ngưỡng dân gian của người
Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Tạp chí dân tộc học số 3/2013)
[23] đưa ra một số thơng tin chi tiết về tín ngưỡng của người Sán Dìu ở Đồng
Hỷ song chỉ dừng lại ở vấn đề tín ngưỡng dân gian.
Đề tài nghiên cứu khoa học lịch sử Phan Đình Thuận, Tìm hiểu tơn giáo tín ngưỡng của người Nùng ở xã Tân Long, Huyện Đồng Hỷ (Đại học Sư phạm
Thái Nguyên) [44].
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Anh Tuấn, Tang ma người Nùng Phàn
Slình ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Đại học khoa học xã
hội nhân văn, Hà Nội) [40].
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Bình, Lễ cấp sắc của dân tộc
Dao Sơn Đầu ở xã Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Đại học Khoa học Thái
Nguyên) [2] đã bước đầu tìm hiểu phần lễ của dân tộc Dao tại Đồng Hỷ chứ
chưa đi sâu vào mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội.
Luận văn thạc sĩ Lịch sử Hồng Liên Gấm, Văn hóa tinh thần của
người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945-2010) (Đại học Sư
phạm Thái Nguyên) [7].
Luận văn thạc sĩ Lịch sử Lê Thị Thanh Vân, Phong tục và tín ngưỡng,
tơn giáo của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên (Đại học Sư phạm
Thái Nguyên) [53].

Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam của Hồng Thúy Nga, Sli, lượn và
lễ hội c Pị của người Nùng Phàn SLình ở Hịa Bình, Đồng Hỷ, Thái
Nguyên (Đại học Sư phạm Thái Nguyên) [25] đã đề cập đến lễ hội của người

6

c


Nùng Phàn SLình ở Đồng Hỷ nhưng chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa Sli, lượn
và lễ hội.
Luận văn thạc sĩ Lịch sử Nguyễn Khắc Thái, Đền, chùa, đình làng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945 (Đại học Sư phạm Thái
Nguyên) [41] nghiên cứu một cách hệ thống đền, chùa và đình làng ở Đồng Hỷ,
tuy nhiên mục đích của luận văn lại để nhằm đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa
đền, chùa, đình làng và vai trị của nó đối với đời sống tinh thần của nhân dân
Đồng Hỷ
Cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào thật khái qt,
đầy đủ về truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Những
nghiên cứu, những bài viết trước đây chỉ dừng lại sự sưu tầm chung ở Thái
Nguyên, nghiên cứu cụ thể trên góc độ dân tộc học, văn hóa, lịch sử Đồng Hỷ
chứ chưa lí giải, đi sâu phân tích truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ,
Thái Ngun. Tuy vậy, những cơng trình nghiên cứu ấy sẽ là những tài liệu bổ
ích và quan trọng trong việc nghiên cứu luận văn “Truyền thuyết và lễ hội dân
gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu truyền thuyết này để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật
của truyền thuyết ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Tìm ra mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội của người Việt ở nơi
đây từ đó đi đến cái nhìn khái qt về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội,

giữa hai lĩnh vực văn học và văn hóa.
- Góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương và
của dân tộc, nhất là trong ngày nay vào thời đại hội nhập thì vấn đề bảo tồn nét
đẹp bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, chúng tơi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn này là:

7

c


- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến luận văn Truyền
thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết dân gian ở Đồng
Hỷ, Thái Ngun.
- Tìm hiểu một cách có hệ thống để thấy được mối quan hệ giữa truyền
thuyết và lễ hội dân gian ở nơi đây.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Trong phạm vi khóa luận này, chúng tơi nghiên cứu truyền thuyết dân
gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên và những dị bản của truyền thuyết này.
- Đồng Hỷ có sự tồn tại của các nghi thức tín ngưỡng dân gian nên
chúng tơi chọn tìm hiểu lễ hội tiêu biểu Kim Sơn Tự (Chùa Hang), lễ hội Hang
Dơi và lễ hội Đền Hích trong mối quan hệ với truyền thuyết.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
+ Các tư liệu của chính tác giả sưu tầm trong đời sống nhân dân qua điền dã.
+ Tư liệu tập hợp từ cuốn Lí lịch di tích lịch sử văn hóa huyện Đồng Hỷ,
tỉnh Thái Ngun, Phịng văn hóa thơng tin Đồng Hỷ.

+ Những tư liệu ở vùng khác để so sánh, đối chiếu.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu về Truyền thuyết và lễ hội
dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên từ góc độ Văn học dân gian.
7. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những thế mạnh và hạn chế. Bởi
vậy, để đạt hiệu quả cao hơn trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng
nhiều phương pháp kết hợp với nhau. Đó là:
- Phương pháp điền dã văn học dân gian: Chúng tôi đã tiến hành điền dã
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Chúng tơi cũng tham quan các di tích có liên quan
đến truyền thuyết và lễ hội ở Đồng Hỷ. Gặp gỡ và trao đổi với những cán bộ
văn hóa, cán bộ quản lí di tích lịch sử, những người dân địa phương ở địa bàn.
- Phương pháp thống kê: Tập hợp và thống kê các tư liệu có liên quan
đến truyền thuyết và lễ hội ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

8

c


- Phương pháp so sánh đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để làm rõ
một số vấn đề trong luận văn như: So sánh với các vùng khác của Thái Nguyên để
thấy được nét khác biệt cơ bản của truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tơi sử dụng phương pháp này
trước hết là để tiếp cận đối tượng khoa học một cách cụ thể, chi tiết, sau đó là
để đảm bảo vấn đề được đánh giá một cách toàn vẹn, khái quát.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn này chúng tôi vận dụng
những phương pháp thuộc nhiều lĩnh vực: Lịch sử, dân tộc, văn hóa… để lí giải
một số vấn đề liên quan đến luận văn.
8. Đóng góp của luận văn
- Thực hiện luận văn này, người viết đã sưu tầm và khảo sát, ghi lại thành

văn các truyền thuyết dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên với những dị bản của
truyền thuyết này đã và đang được lưu truyền trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
- Đi sâu vào việc phân tích, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ
thuật của truyền thuyết dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian, góp
phần gìn giữ và bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân gian cổ truyền của
quê hương đất nước đang có nguy cơ bị lãng quên.
9. Bố cục của luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tế của việc tìm hiểu truyền thuyết và lễ
hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Chương 2: Truyền thuyết dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Chương 3: Lễ hội và mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội dân gian
ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9

c


B. NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC TÌM HIỂU
TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN
Ở ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN
Đồng Hỷ là một huyện thuộc phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Đây

là một địa danh có bề dày văn hóa, văn học, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế
riêng và của cả nước nói chung. Bên cạnh sự cố gắng phát triển về đời sống vật
chất nhằm xây dựng cuộc sống, quê hương thì con người trên mảnh đất này cũng
không ngừng bồi đắp để làm giàu thêm cho tâm hồn mình bằng những lễ hội,
những câu chuyện kể… trong chiến lược phát triển kinh tế chính trị xã hội của
vùng. Như vậy, đời sống vật chất, những điều kiện tự nhiên cũng có sự tác động
rất lớn tới đời sống tinh thần của cư dân bản địa. Cho nên việc tìm hiểu, nghiên
cứu về điều kiện tự nhiên xã hội chính là cơ sở bước đầu, làm tiền đề để tìm hiểu
kho tàng văn hóa dân gian phong phú nơi đây.
1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Theo sách Đại Nam nhất thống chí:“Huyện Đồng Hỷ ở cách phủ 14 dặm
về phía đơng bắc, đơng tây cách 41 dặm, nam bắc cách nhau 97 dặm, phía
đơng đến địa giới huyện Tư Nơng 6 dặm, phía tây đến địa giới huyện Phú
Lương phủ Tùng Hóa 35 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phổ Yên 45 dặm,
phía bắc đến địa giới huyện Võ Nhai 52 dặm” [22].
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Địa phận của
huyện dài từ 12°32’ đến 21°51’ vĩ Bắc, 105°46’ đến 106°04’ kinh Đơng. Phía
Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Cạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và
thành phố Thái Ngun, phía Đơng giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện
Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.

10

c


Địa hình của huyện có đặc điểm thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam.
Độ cao trung bình là 80m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là Lũng Phương
xã Vân Lăng và Mỏ Ba xã Tân long trên 600m; nơi thấp nhất là Huống Thượng

200m. Vùng Bắc và Đơng Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, có nhiều
khu suối có độ cao trung bình là 120 m. Vùng giữa là địa hình vùng núi thấp
đồi núi bát úp xen kẽ những cánh đồng ruộng, tương đối bằng phẳng. Điều này
sẽ gây khó khăn về giao thông nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc song cũng tạo nên nguồn tài
nguyên thiên nhiên chủ yếu là rừng ngun sinh với nhiều loại gỗ có giá trị…
Tồn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng
7.146,6 ha. Ngồi ra huyện cịn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất
trống đồi núi trọc đã tạo nên những điều kiện nhất định cho sự phát triển kinh tế
của vùng.
Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu của
tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Đồng Hỷ nói riêng mang tính chất của khí
hậu nhiệt đới gió mùa . Theo sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Đồng
Hỷ là huyện có khí lam chướng hơi nhẹ” [22]. Khí hậu được chia làm bốn
mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đơng. Vào mùa hạ tiết trời nóng bức, nhiệt độ trung
bình từ 25 - 27°C, có nắng to, độ ẩm lớn vì mưa nhiều. Lượng mưa tương đối
cao, cường độ mạnh và mưa tập trung, có trận mưa chỉ trong một ngày mà
khiến nhiều nơi bị ngập úng. Chuyển sang mùa thu khí hậu mát dần, đến cuối
thu trời bắt đầu se lạnh. Mùa đơng có gió mùa đơng bắc, nhiệt độ hạ thấp dần
từ 12 - 15°C có năm xuống 7°C (Năm 2016). Bước vào mùa xuân thường có
mưa phùn, nhiệt độ ấm dần, các loài động vật, thực vật có dịp sinh sơi, phát
triển.
Sự xuất hiện của mùa đơng lạnh, khí hậu khơ hanh đã gây nhiều trở ngại
cho sản xuất và đời sống của con người. Song sự đa dạng về khí hậu đã có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển của động vật và thực vật ở Đồng Hỷ. Nhiều loại cây

11

c



có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng và quay vịng nhiều lần trong một
năm. Bản chất nóng ẩm của khí hậu là một trong những điều kiện thuận lợi rất
căn bản để đẩy nhanh quá trình sinh trưởng cây trồng, nâng cao hiệu quả trao
đổi chất và góp phần tăng sản lượng mùa màng. Đây chính là cơ sở cho sự đa
dạng hóa cơ cấu sản phẩm nơng nghiệp, phát huy lợi thế của các yếu tố sinh
thái vùng.
Đồng Hỷ có hai con sơng lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Sông
Cầu - bắt nguồn từ xã Bằng Phúc (Chợ Đồn) chảy theo hướng Bắc Nam, dài 47
km, nằm ở biên giới phía tây Đồng Hỷ tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện
với các vùng lân cận. Lưu lượng nước lớn nhất trung bình hàng năm 1.090
m3/gy, có lúc lên tới 4.300 m3/gy, mắc nhỏ nhất trung bình là 430 m3/gy.
Đoạn sơng ở thượng nguồn dịng nước chảy xiết, càng về hạ lưu thì tốc độ dịng
chảy chậm lại, mặt sơng trở nên phẳng lặng, hiền hịa, thuận lợi cho thuyền bè
đi lại. Sơng Cơng bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (Định Hóa) chảy qua Định Hóa,
Đại Từ và Đồng Hỷ. Bên cạnh đó Đồng Hỷ cịn có các con suối như: Khe Mo,
Suối Tiên, Ngàn Khe… Có thể nói, sơng ngịi khơng chỉ là tuyến đường thủy
quan trọng, nguồn nước tưới cho đồng ruộng mà hàng năm còn bồi đắp cho
huyện một lượng phù sa lớn, giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
chính trị của địa bàn.
Đồng Hỷ có nhiều loại đất khác nhau trong đó núi chiếm 49% hình
thành do sự phong phú trên đá mác ma, đá biến chất, đá trầm tích. Đất đồi
chiếm 36% chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù
sa cổ kiến tạo. Ruộng đất bãi chiếm hơn 10% được phân phối dọc theo sông,
suối, chịu tác động của chế độ thủy văn. Loại đất có giá trị sử dụng trong sản
xuất nông nghiệp là feralit màu nâu vàng phát triển trên đá phù sa cổ, tập
trung chủ yếu ở các xã Tân Long, Hóa Trung… tạo điều kiện phát triển cây
công nghiệp dài ngày (chè) và cây cơng nghiệp hàng ngày, cây ăn quả, đồng
thời có khả năng cải tạo làm đồng cỏ chăn nuôi. Bên cạnh đó là đất phù sa bồi


12

c


đắp bởi các con sông: sông Cầu, sông Công… phân bố trên một diện rộng các
xã trên địa bàn đã tạo nên điều kiện thích hợp cho việc trồng các loại rau màu,
cây lương thực…
Đồng Hỷ nằm trong vành đai sinh khống Đơng Bắc Việt Nam thuộc
vành đai sinh khống Thái Bình Dương cho nên tài ngun khống sản phong
phú, đa dạng với một trữ lượng tương đối lớn. Sách Đại Nam nhất thống chí có
ghi “ sắt ở huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và Phú Lương…” [22]. Loại có trữ lượng
lớn nhất là cụm mỏ sắt Trại Cau, khoảng 20 triệu tấn và mỏ Linh Sơn 1-3 triệu
tấn. Theo tài liệu Pháp để lại có ghi Mỏ sắt Trại Cau là mỏ lộ thiên, quặng
thuộc loại tốt. Tư bản Pháp đã thăm dò từ năm 1927, 1928; đến 1939 chúng bắt
đầu tuyển mộ công nhân từ các tỉnh miền xuôi. Năm 1940, 1941 chúng bắt đầu
khai thác để xuất cảng cho Nhật và Ý. Ngồi ra cịn có nhiều khoáng sản vật
liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit...
Giao thông của huyện tương đối phát triển với tổng chiều dài 729,8 km
trong đó với tuyến đường quan trọng 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn qua địa
bàn huyện dài 15,5 km, đường liên tỉnh dài 27 km, đường liên huyện dài 57,5
km, đường liên xã 171 km, đường liên xóm 404 km. Với Mật độ giao thơng
tồn huyện bình qn đạt 13,4 km/km2 đã tạo thêm sự tăng cường thuận lợi
cho giao lưu giữa các vùng trong khu vực cũng như ngoài khu vực.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Với những đặc điểm của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên nêu trên bên
cạnh những khó khăn, hạn chế thì Đồng Hỷ cũng có những điều kiện thuận lợi
riêng để phát triển cho kinh tế nâng cao đời sống cho người dân.
Trong những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ tiếp tục xác định tập trung
thực hiện khâu đột phá về xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao

thông nông thôn, coi đây là một trong những yếu tố quan trọng để đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo hoàn thành tất cả các chỉ chỉ tiêu chủ yếu
mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới 2015 - 2020 đã đề ra. Bên cạnh

13

c


đó, Đồng Hỷ cũng tăng cường đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều
giải pháp từ ưu tiên nguồn lực, huy động sức dân, tập trung chuyển đổi sản
xuất, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của người dân.
Mặc dù cịn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên cùng
với sự hỗ trợ của nhà nước và lồng ghép các chương trình dự án, huyện Đồng
Hỷ đã ưu tiên mọi nguồn lực ngân sách tại chỗ tiến hành khởi công và xây
dựng hàng loạt các cơng trình giao thơng quan trọng điển hình như tuyến
đường: Linh Nham - Khe Mo - Đèo Nhâu, tuyến đường Hòa Khê 1 - La Đàn xã
Văn Hán, Đường ĐT 272 Văn Lăng đi Phú Đô và tuyến đường Cầu treo Văn
Khánh đi Bản Tèn xã Văn Lăng. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến con đường bê
tơng dài 4 km với tổng mức đầu tư trên 35 tỷ đồng nối Bản Tèn - bản người
Mông đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ với trung tâm xã Văn Lăng sẽ
được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn nữa. Con đường
này không chỉ có ý nghĩa sống cịn với sự phát triển của gần 100 hộ đồng bào
Mơng Bản Tèn mà nó cịn mở ra nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn tới.
Bên cạnh việc đầu tư, xây dựng, làm mới các tuyến đường cũng phải kể
đến sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu của phong trào này có thể
kể đến xã Huống Thượng - đơn vị đầu tiên của huyện Đồng Hỷ cán đích xây
dựng nơng thơn mới. Chỉ trong một thời gian ngắn bằng việc huy động sức dân
với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" gần 60 km đường bê tông

nông thôn cùng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất đã được xây
dựng hoàn tất. Hầu hết các cơng trình phúc lợi xã hội phục vụ lợi ích dân sinh
và phát triển kinh tế đã được đầu tư xây dựng khang trang tạo nên diện mạo
mới, sự thay đổi rõ rệt ở một vùng quê thuần nông.

14

c


Một trong những nội dung cốt lõi của xây dựng nơng thơn mới đó là thay
đổi tư duy sản xuất, hình thành các mơ hình sản xuất mới theo hướng tập trung,
chuyên canh, nâng cao giá trị sản phẩm, phục vụ nhu cầu của thị trường hướng
tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống của người nông dân.
Theo đó, huyện Đồng Hỷ đã huy động sức dân, chung tay cùng nhà nước
xây dựng được trên 50 km đường bê tông tại 15 xã, vận động nhân dân hiến
gần 9 ha đất để xây dựng các cơng trình hạ tầng nông thôn.
Kết thúc giai đoạn 2010 - 2015, trong số 16 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ
yếu, huyện Đồng Hỷ có tới 14 chỉ tiêu có mức tăng trưởng dương. Đảm bảo
duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,1%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nâng mức thu
nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng.
Kinh tế tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá, góp phần làm
thay đổi bức tranh kinh tế xã hội trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Giá trị sản xuất cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp bình qn hàng năm tăng
20,6%; các nhóm ngành, sản phẩm là thế mạnh của huyện (như: Khai thác và
chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng…) luôn được quan tâm, tạo
điều kiện phát triển. Đến nay, tồn huyện có 230 doanh nghiệp và 15 làng nghề
truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nơng

thơn, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. Nơng nghiệp tiếp
tục khẳng định vai trị nền tảng quan trọng của nền kinh tế. Các dự án, chương
trình hỗ trợ sản xuất và chuyển giao áp dụng khoa học kỹ thuật ứng dụng vào
sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao, góp phần tăng năng
suất, chất lượng, giảm chi phí cho sản phẩm nơng nghiệp. Từng bước hình
thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như: lương thực, rau, hoa và
vùng chè chất lượng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích
năm 2015 ước đạt 93 triệu đồng/ha (tăng 8 triệu đồng so với chỉ tiêu đề ra);
tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch lúa đạt gần 97% diện tích sản xuất
15

c


nông nghiệp. Trong những năm vừa qua, huyện đã trồng mới, trồng lại
được 778 ha chè, (tăng 438 ha so với chỉ tiêu đề ra). Ngành chăn nuôi chuyển
dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, đến nay đã có 75 trang trại chăn
ni quy mơ cơng nghiệp, tăng 50% …
Trên địa bàn cũng có nhiều trường học ở các cấp mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông: Trường mầm non Núi Voi, trường mầm
non Chùa Hang, trường tiểu học Núi Voi, trường tiểu học Chiến Thắng,
trường trung học cơ sở Chùa Hang I, trường trung học cơ sở Chùa Hang II,
trường THPT Đồng Hỷ…. Với sự phổ cập đầy đủ các cấp đã đáp ứng được
mục tiêu nâng cao dân trí của khu vực trong tổng thể toàn bộ chiến lược phát
triển của vùng.
Đồng Hỷ hiện nay gồm 18 đơn vị hành chính trong đó bao gồm 3 thị trấn
(Chùa Hang, Sơng Cầu, Trại Cau) và 15 xã: Cây Thị, Hịa Bình, Hóa Thượng,
Hóa Trung, Hợp Tiến, Huống Thượng, Khe Mo, Linh Sơn, Minh Lập, Nam
Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng.
Đồng Hỷ có diện tích 520.59km2, dân số khoảng 114.608 người, gồm 6

dân tộc anh em là: Kinh, Nùng, Tày, Dao, Hmơng, Sán Chí đã tạo nên đời sống
xã hội - văn hóa của vùng tuy khá phức tạp nhưng chính điều đấy cũng là
những nét đặc trưng riêng. Mỗi một dân tộc trên khu vực luôn mang trong mình
nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc mình. Từ những bộ trang phục tinh tế,
cầu kì của dân tộc Nùng, dân tộc Dao… cho đến những truyền thống cưới xin,
ma chay, lễ hội, truyền thống trong dòng tộc luôn theo một tôn ti trật tự làm
cho đời sống văn hóa của vùng phong phú và đa dạng hơn khơng riêng về vật
chất mà cịn cả tinh thần. Từ đó nâng cao hơn nhu cầu của người dân về đời
sống tinh thần, tâm linh. Nhiều đình, đền, chùa đã được xây dựng với một quy
mô phân bố rộng lớn. Con người nơi đây, họ coi mái đình, đền chùa là nơi trao
đổi văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh, đáp ứng cho những khát vọng cao đẹp,
những ước muốn trong mỗi con người về cuộc sống tốt đẹp.

16

c


1.1.3. Truyền thống lịch sử, văn hóa
Được biết đến là một vùng đất đáng tự hào không chỉ bởi sự cổ xưa của
vùng đất đã có người sinh sống mà với bề dày văn hóa gắn với chiều dài lịch sử
- văn hóa trong truyền thống của dân tộc. Đồng Hỷ đã tự mang trong đó những
tiền đề vơ cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững.
Vào thời Lý (1010 - 1225) miền đất Thái Nguyên là Châu Thái Nguyên.
Đó là một vùng đất rộng lớn gồm Thái Nguyên, Bắc Cạn và một phần Cao
Bằng ngày nay được xem như là “phiên dậu thứ hai về phương Bắc”. Trong đó
Đồng Hỷ được coi là một nơi quan trọng nối liền mạch máu kinh tế, văn hóa,
xã hội giữa vùng biên giới phía Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ.
Từ những điều kiện mang đặc trưng riêng của một mảnh đất thuộc nơi
vùng núi, Đồng Hỷ đã trở thành địa thế thuận lợi gắn bó với nhân dân trong

suốt chiều dài truyền thống lịch sử bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược từ
những năm chống Bắc thuộc cho đến ngày đất nước hồn tồn giải phóng.
Trong thời kì chống xâm lược phương Bắc, đặc biệt vào thế kỉ XV dưới
ách xâm lược của giặc Minh. Năm 1408 nhân dân trong vùng đã nổi dậy
chống giặc dưới sự lãnh đạo của Trần Nguyên Khang và Nguyễn Đa Bí. Đồng
bào các dân tộc đã trực tiếp tham gia vào đội quân “Áo đỏ” mở rộng địa bàn
hoạt động, nhờ vào sự tham gia của người dân biết dựa vào địa thế đánh du
kích phong trào tuy kéo dài suốt 17 năm nhưng đã để lại khơng ít tổn thất cho
qn xâm lược.
Từ giữa thế kỉ XIX lợi dụng sự suy yếu của nhà Nguyễn thực dân Pháp
đã vào xâm lược nước ta. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị chúng đã tiến hành
chiến lược đánh lên vùng miền núi phía Bắc, tại đây quân giặc đã vấp phải sức
chiến đấu của nhân dân dưới sự sự lãnh đạo của nhiều vị anh hùng dân tộc:
Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn, Lương Ngọc Quyến… Tại Đồng Hỷ chúng
đã đẩy mạnh việc phân biệt đối xử, chia rẽ khối đại đoàn kết, ra sức bóc lột sức
người sức của của nhân dân. Chính những điều đó đã đẩy phong trào chống

17

c


giặc ngoại xâm phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng
Hoa Thám lãnh đạo. Năm 1908 nghĩa quân đã từng hoạt động ở Hóa Thượng,
Trại Cau và nhận được sự nhiệt tình ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. Chúng đã
phải thừa nhận rằng: “Toàn bộ vùng nam Thái Nguyên… đều thuộc Đề Thám và
có thái độ chống đối rõ rệt các nhà cầm quyền Pháp và bản xứ”.
Vào những năm sau khi có Đảng cầm quyền lãnh đạo cụ thể là 1942 1943 Đồng Hỷ đã hình thành nên cơ sở cách mạng đầu tiên ở vùng Đông Bắc
và Tây Nam Thái Nguyên. Từ đây, Đồng Hỷ đã chính thức cùng cả nước bước
vào thời kì kháng chiến giải phóng đất nước. Từ 3/1945 một bộ phận Cứu Quốc

qn do đồng chí Hồng Thế Thiện phụ trách đã về xã Cây Thị, Khe Mo, Hợp
Tiến… phát động quần chúng nhân dân trừ gian diệt ác, cũng trong khoảng thời
gian đó mà các đội tự vệ cũng ra đời. Xứ ủy đã cử đồng chí Trịnh Thị Tâm
cùng một số cán bộ về chỉ đạo tại khu vực phía Tây Nam Đồng Hỷ. Đến cuối
3/1945 các cơ sở cách mạng đã được củng cố và phát triển, thêm nhiều căn cứ
được xây dựng hơn.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nhân
dân trong vùng cũng đã hăng hái góp sức trong sự nghiệp chung của nước nhà.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), toàn huyện đã dốc sức
xây dựng dân quân du kích, ủng hộ sức người, sức của, nhiều đình, đền, chùa
đã trở thành căn cứ cánh mạng. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 1975), nhân dân trong vùng tiếp tục tham gia chiến đấu tất cả vì miền Nam ruột
thịt, lần lượt vào Nam tham gia chiến đâu. Bên cạnh đó, những người ở lại
cũng luôn làm tốt trách nhiệm hậu phương vững chắc của mình, thi đua sản
xuất phát triển kinh tế đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù.
Trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ,
nằm trong tình trạng chung của địa phương, mọi cơ sở hạ tầng dân sinh đều bị
tàn phá nặng nề, khơng có sự trơng coi, có lúc là nơi bộ đội trú quân, khi là
trạm cấp cứu, lúc làm bệnh viện dã chiến, là trường phổ thông sơ tán… Nhiều

18

c


đình, đền, chùa và di tích đã bị lãng qn hương lạnh khói tàn, đồ thờ tượng
phật thất lạc mất mát, hư hỏng hầu hết, đất bị chiếm dụng, trở nên hoang phế.
Sau chiến tranh bị đế quốc Mĩ bao vây cấm vận, chiến tranh biên giới xảy ra,
kinh tế lâm vào khủng hoảng. Trước nhiều bức xúc của nhân dân và để đảm
bảo an sinh xã hội, ổn định quốc phịng, huyện có Nghị quyết tạm hỗn việc
xây dựng cơ quan công sở, tập trung ưu tiên phần ngân sách có được để xây

dựng “5 cơng trình lịng dân” đó là: Bệnh viện, trường cấp ba, đài tưởng niệm
liệt sĩ, chợ huyện, khơi phục đình, đền, chùa và di tích trên địa bàn huyện. Chủ
trương đã được nhân dân ủng hộ tham gia tích cực, các cơng trình nhanh chóng
hồn thành đem lại hiệu quả nhiều mặt.
Tất cả những chiến cơng của nhân dân trong vùng đã góp phần khơng
nhỏ vào chiến thắng vẻ vang của tồn dân tộc ngay từ những cuộc kháng
chiến đầu tiên cho đến ngày giải phóng. Mảnh đất và con người nơi đây xứng
đáng là mảnh đất của những con người anh hùng gắn bó với lịch sử, vận mệnh
nước nhà.
Đồng Hỷ là vùng đất đã được hình thành từ lâu đời, là nơi sinh sống của
các dân tộc như Kinh, Nùng, Tày, Dao, Hmơng, Sán Dìu. Chính vì vậy, Đồng
Hỷ nói riêng, Thái Nguyên nói chung là nơi có truyên thống văn hóa đa dạng
và phong phú. Mỗi dân tộc trong huyện đều có bản sức văn hóa riêng của
mình , đồng thời trên cơ sở cộng cư đã hình thành niềm cộng cảm trong cộng
đồng dân tộc. Trong sự đùm bọc, nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau giữa các làng,
bản, giữa các vùng trong quan hệ vừa là thân thuôc, vừa là láng giềng mà câu
tục ngữ đã nói “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” đã giúp cho người Kinh
cũng như người Tày, người Nùng và các dân tộc khác tiếp nhận các giá trị văn
hóa của nhau, góp phần tạo nên tính cộng đồng cao của nhiều thế hệ người
dân nơi đây.

19

c


×