Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Luận văn thạc sĩ Truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ qua cái nhìn đối sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.17 KB, 52 trang )

Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Trong số các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian Việt Nam nh: thần
thoại, truyện cổ tích, truyện cời... thì truyền thuyết có số phận khá nghiệt ngã.
Bởi vì nếu nh các thể loại khác ngay từ khi ra đời đã nghiễm nhiên trở thành
những thể loại mang tính độc lập thì cho tới nay vấn đề truyền thuyết có phải là
một thể loại độc lập của loại hình tự sự văn học dân gian hay không vẫn còn là
vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu văn học ở nớc ta. Xu hớng
chính hiện nay, ngời ta công nhận truyền thuyết là thể loại độc lập. Với đề tài
này chúng tôi cũng tán đồng với xu hớng trên. Để góp phần khẳng định truyền
thuyết là một thể loại độc lập trong loại hình tự sự văn học dân gian Việt Nam,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu Truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên
địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ qua cái nhìn đối sánh.
1.2. Chùm truyện dân gian về Lê Lợi hình thành và phát triển từ sự kiện
lịch sử gắn với khởi nghĩa Lam Sơn của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Chùm truyện này
đã đợc su tầm chỉnh lí, giới thiệu trong hai cuốn sách đều do Nxb Thanh Hoá ấn
hành vào năm 1985 và 2005 với số lợng truyện khá phong phú, đa dạng và đợc lu
truyền phổ biến rộng rãi trong đó có hai vùng tồn tại với số lợng các mẫu truyện
kể lớn nhất đó là xứ Thanh và xứ Nghệ. Sở dĩ nh vậy bởi vì Thanh Hoá là đất dấy
nghiệp còn Nghệ Tĩnh là đất đứng chân. Tuy nhiên trên thực tế thì chùm truyền
thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở hai vùng này ngoài những điểm tơng
đồng còn có những điểm khác biệt. Mặc dù chùm truyện này là một hiện tợng
văn học khá độc đáo đã và đang đợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: Hoàng Tiến
Tựu, Đỗ Bình Trị, Hoàng Anh Nhân, Kiều Thu Hoạch,... nhng vấn đề trên thì cha
đợc đặt ra. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài Truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa
Lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ qua cái nhìn đối sánh để tìm hiểu
với hi vọng làm rõ đợc vấn đề trên.
1.3. Nếu giải quyết đợc những vấn đề mà đề tài đặt ra thì không những có
giá trị về mặt lý thuyết của một thể loại thuộc loại hình tự sự văn học dân gian
mà còn có giá trị thực tiễn vợt ra ngoài phạm vi nghiên cứu của văn học.
Trớc hết, khi làm rõ đợc vấn đề này sẽ giúp cho việc dạy học một số tác


phẩm thuộc chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đợc dạy trong
chơng trình Ngữ văn THCS và THPT nh: Sự tích Hồ Gơm,... có hiệu quả, có
những sự phân tích đánh giá chính xác, thoả đáng đối với những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm. Tránh tình trạng dạy học tác phẩm văn học dân gian không gắn
với đặc trng thể loại.
Ngoài ra, khi giải quyết đợc những vấn đề đặt ra trong đề tài còn tạo điều
kiện cho việc giải quyết những vấn đề ngoài lĩnh vực văn học đó là văn hoá.


Chính là việc phân vùng văn hoá - một vấn đề đã và đang đợc nhiều nhà nghiên
cứu về văn hoá vùng miền trong nớc quan tâm tìm hiểu.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên thực tế, chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn tồn tại
ở địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ với số lợng lớn và vô cùng phong phú. Nó tồn tại
trên hai địa bàn với những điểm tơng đồng và khác biệt nh thế nào về số lợng, về
nội dung và biện pháp nghệ thuật? Đó là những câu hỏi chính đòi hỏi chúng tôi
phải trả lời thấu đáo bằng việc khảo sát, thống kê, phân loại và phân tích một số
truyện tiêu biểu ở hai vùng để chứng minh.
Không chỉ dừng lại ở việc làm rõ sự tơng đồng và khác biệt mà chúng tôi
còn tìm ra nguyên nhân dẫn đến điều đó. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ ra đâu là
nguyên nhân chủ yếu.
Cũng qua đề tài này, chúng tôi cũng làm rõ những đặc trng của truyền
thuyết góp phần khẳng định sự tồn tại độc lập của thể loại này trong loại hình tự
sự của văn học dân gian Việt Nam, vì đây là một trong hai tiêu chí để khẳng định
sự tồn tại độc lập của một thể loại.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Để làm rõ đợc sự tơng đồng và khác biệt đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn
đến điều đó ở chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn
xứ Thanh và xứ Nghệ, chúng tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu sau:
Tập Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó chúng

tôi tập trung khảo sát phần truyền thuyết - cổ tích, phần giai thoại và một số
truyện thuộc phần thần tích, thần phả.
Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào một số truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa
Lam Sơn đợc đa vào Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam.
Chúng tôi còn dựa vào một số truyện đợc sinh viên trờng đại học s phạm
Vinh (nay là trờng đại học Vinh) su tầm ghi chép trong những lần điền dã về hai
huyện Quỳ Hợp và Thanh Chơng trong hai năm 1984 và 1989 (nguồn truyện này
đã đợc thầy Hoàng Minh Đạo công bố trong bài Truyền thuyết về Lê Lợi trên địa
bàn xứ Nghệ.
Gần đây có thêm cuốn truyền thuyết Lam Sơn của Nguyễn Sơn Anh. Về cơ
bản những truyện có trong cuốn sách này đã có ở Sáng tác dân gian về Lê Lợi và
khởi nghĩa Lam Sơn, chỉ có thêm một số truyện mới và một số dị bản của cuốn
sách mà Nxb Thanh Hoá ấn hành năm 1985.
Vì thế t liệu chính mà chúng tôi dùng vẫn là cuốn Sáng tác dân gian về Lê
Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn. Bởi nh đã nói ở trên, tài liệu này đã bao hàm nhiều
tài liệu khác. Tuy thế, trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi có sử dụng các


truyện mới đợc đa vào cuốn Truyền thuyết Lam Sơn cũng nh có sự đối chiếu các
dị bản.
4. Phơng pháp nghiên cứu.
Để triển khai đề tài này chúng tôi đã áp dụng các phơng pháp: thống kê,
phân loại, khảo sát, phân tích và so sánh.
Phơng pháp thống kê, khảo sát đợc chúng tôi dùng để tập hợp các truyện
kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ đã đợc
công bố. Sau đó, dùng phơng pháp phân loại để phân các truyện thành các nhóm
dựa vào nội dung phản ánh. Tiếp đó, dùng phơng pháp so sánh để tìm ra những
điểm tơng đồng và khác biệt trong chùm truyện này ở hai địa bàn trên. Đồng thời
chúng tôi cũng phân tích một số truyện tiêu biểu ở hai địa bàn để làm rõ điều đó.
Trong các phơng pháp trên, phơng pháp so sánh đợc chúng tôi áp dụng

nhiều nhất trong quá trình triển khai đề tài này.
5. Lịch sử vấn đề.
5.1. Việc nghiên cứu truyền thuyết ở Việt Nam nói chung.
Trong một thời gian dài trớc đây thì việc nghiên cứu về truyền thuyết cha
thật sự đợc chú ý. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ
yếu là vấn đề có hay không có thể loại truyền thuyết trong loại hình tự sự văn
học dân gian Việt Nam đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Tuy nhiên, xu hớng hiện nay thì phần lớn ngời ta đã công nhận sự tồn tại
độc lập của thể loại này. Do đó , cũng đã có nhiều công trình đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu về thể loại truyền thuyết: Trần Thị An có bài Nghiên cứu truyền
thuyết những vấn đền đặt ra và bài Yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian.
Kiều Thu Hoạch có Truyền thuyết anh hùng thời kì phong kiến và Bùi Quang
Thanh có bài Tìm hiểu kết cấu của dạng truyền thuyết anh hùng. Đến năm 2000,
Lê Trờng Phát trong cuốn bài giảng chuyên đề Thi pháp văn học dân gian có
một số bài tơng đối khái quát về thi pháp truyền thuyết....
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề
của truyền thuyết nói chung và truyền thuyết anh hùng nói riêng: không gian
nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, nhân vật, nhân vật ngời kể chuyện, kết cấu
chuỗi chùm...
5.2. Việc nghiên cứu truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn.
Truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn với số lợng các mẫu
truyện khá phong phú, đa dạng và đợc lu truyền phổ biến trên địa bàn tơng đối
rộng. Chùm truyện là một hiện tợng văn học độc đáo, do đó đã thu hút các nhà
nghiên cứu tham gia tìm hiểu ở những mức độ khác nhau.
Có một số công trình chỉ điểm qua những truyện này nh là những dẫn
chứng khoa học. Đó là cuốn Tục ngữ với truyền thuyết anh hùng của Trần Đức


Các, cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh.
Ngoài ra còn có Lòng yêu nớc trong văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn

Nghĩa Dân, bài viết Tìm hiểu kết cấu của dạng truyền thuyết anh hùng của Bùi
Quang Thanh, bài viết Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian của Chu
Xuân Diên. Đặc biệt cuốn giáo trình Thi pháp văn học dân gian của ông Lê Trờng Phát có bài Thi pháp truyền thuyết lịch sử đã lấy một số truyện thuộc chùm
truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn làm ví dụ minh hoạ.
Bên cạnh đó, đã có một số công trình lấy truyền thuyết về Lê Lợi và khởi
nghĩa Lam Sơn làm đối tợng trung tâm của việc nghiên cứu nh: Truyền thuyết và
cổ tích Lam Sơn của Phơng Anh, Hình tợng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trong
truyền thuyết của Hoàng Khôi. Đặc biêt, năm 1985 sở văn hoá thông tin Thanh
Hoá cho xuất bản cuốn Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn,
phần hai của cuốn sách có đăng hai bài viết của ông Hoàng Tiến Tựu và ông
Hoàng Anh Nhân rất đáng chú ý.
Trong bài viết Bớc đầu tìm hiểu sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa
Lam Sơn, ông Hoàng Tiến Tựu đã chỉ ra những đặc điểm của chùm truyền thuyết
này nh Tính chất kết hợp vừa là văn nghệ vừa là lịch sử, hiện thực gắn chặt với
lí tởng "cái có " hoà lẫn với "cái không" - một đặc điểm lớn của sáng tác dân
gian về đề tài lịch sử đã đợc thể hiện hết sức nổi bật và độc đáo ở bộ phận sáng
tác dân gian này [36,199]. Ông đã chứng minh điều đó qua thời gian, không
gian, nhân vật và mục đích sáng tác, lu truyền. Đặc điểm thứ hai là Số lợng
nhiều, quy mô mỗi tác phẩm không lớn [36,202]. Từ đặc điểm ông cũng chỉ ra
phơng pháp nhận thức, thởng thức bộ phận truyện này. Đồng thời, ở bài viết này
ông cũng đã làm nổi bật đợc những hình tợng tiêu biểu trong chùm truyện này
đó là: Lê Lợi, nghĩa quân và nhân dân anh hùng, hình tợng kẻ thù của Lê Lợi và
nghĩa quân Lam Sơn và chỉ ra các thủ pháp, phơng pháp xây dựng các hình tợng
nhân vật đó, Hai khuynh hớng thần thánh hoá và bình thờng hoá đã diễn ra
song song và chi phối lẫn nhau trong suốt cả quá trình sáng tác, xây dựng hình
tợng Lê Lợi của tác giả dân gian. [36,210]. Còn hình tợng kẻ thù của Lê Lợi và
nghĩa quân thì đợc nhân dân khắc hoạ bằng cách Khi kể chuyện, mỗi lần nhắc
đến chúng nhân dân ta thờng dùng những từ ngữ thể hiện đợc thật rõ sự khinh bỉ
và căm ghét cao độ của mình [ 36,213].
Ông Hoàng Anh Nhân trong bài Hình tợng Lê Lợi trong truyện kể dân

gian đã chỉ ra Lê Lợi sống trong sáng tác dân gian có những nét độc đáo, khác
với truyện kể dân gian về các anh hùng khác trong lịch sử dân tộc [36,220] và


ông đã nêu lên những điểm khác đó nh: Lê Lợi là trung tâm của mọi truyện kể
dân gian ( trong chùm truyền thuyết này), hình tợng Lê Lợi có nét độc đáo qua
xây dựng mô típ riêng về nhân vật anh hùng.
Những năm gần đây trong các khoá luận tốt nghiệp, nhiều sinh viên cũng
đã lấy chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn là đối tợng nghiên
cứu nh: Một số đặc điểm thi pháp truyền thuyết qua truyện kể dân gian về Lê
Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn của Nguyễn Việt Hùng; Quan niệm nghệ thuật về
con ngời trong truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn của Trần Thị Mỹ.
5.3. Việc nghiên cứu truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên địa
bàn xứ Thanh và xứ Nghệ.
Nh chúng tôi đã nói ở trên, nếu Thanh Hoá là nơi dấy nghiệp thì Nghệ
Tĩnh là đất đứng chân của Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn. Cho nên ở hai địa
bàn này tồn tại một số lợng mẫu truyện tơng đối lớn về Lê Lợi và khởi nghĩa
Lam Sơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chùm truyền thuyết về nhân vật
và sự kiện lịch sử này ở địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ còn rất ít ỏi.
ở Nghệ Tĩnh có cuốn Nghệ Tĩnh trong tổ quốc Việt Nam của Trần Thanh
Tâm và Ninh Viết Giao. Nh tên gọi của nó, tác giả đã đặt Nghệ Tĩnh trong chỉnh
thể tổ quốc Việt Nam để đánh giá. Trong công trình này cũng đã in một số mẫu
truyện kể về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn nh: Thành Nam ở Tơng Dơng; Trận
Bồ Đằng sấm vang chớp giật; Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay; Bắt Chu Kiệt giết
Hoàng Thành.... Thầy Hoàng Minh Đạo cũng có bài viết Truyền thuyết về Lê Lợi
trên địa bàn xứ Nghệ cũng đã nêu ra một số đặc điểm của các mẫu truyện kể về
nhân vật và sự kiện lịch sử ở vùng văn hoá này.
ở Thanh Hoá cũng đã có công trình Truyền thuyết Lam Sơn của Nguyễn
Sơn Anh. Đặc biệt ở hai bài viết của ông Hoàng Tiến Tựu và Hoàng Anh Nhân
trong cuốn Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn thì các tác giả

cũng chỉ mới bàn về truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn nói chung.
Tuy nhiên, điều ta thấy ở đây là các tác giả đã đi vào tìm hiểu chùm truyền
thuyết này ở hai địa bàn độc lập mà cha có sự so sánh về nó ở hai địa bàn với
nhau. Do đó tìm hiểu Truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên địa
bàn xứ Thanh và xứ Nghệ qua cái nhìn đối sánh là vấn đề còn mới mẻ cha đợc
tìm hiểu, nghiên cứu.
Tất cả những bài viết, công trình nghiên cứu trên là những gợi ý đáng quý
để chúng tôi triển khai đề tài này.
6. Cấu trúc khoá luận.
Gồm 3 phần:
Phần mở đầu.
Phần nội dung chính gồm 3 chơng:


Chơng 1: Những vấn đề chung
Chơng 2: Những điểm tơng đồng trong truyền thuyết về Lê Lợi và khởi
nghĩa Lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ.
Chơng 3: Những điểm khác biệt trong truyền thuyết về Lê Lợi và khởi
nghĩa Lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ.
Phần kết luận.
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận, khoá luận còn
có mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Phần nội dung chính
Chơng 1: Những vấn đề chung
1.1. Về khái niệm truyền thuyết và những đặc điểm tiêu biểu của nó.
1.1.1.Về khái niệm truyền thuyết.
Nh đã trình bày ở trên, nếu nh các thể loại tự sự dân gian khác: thần thoại,
cổ tích, truyện cời... ngay từ đầu đã đợc công nhận là một thể loại tồn tại độc lập
trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam thì cho tới nay, truyền thuyết vẫn phải

chịu một số phận khá nghiệt ngã. Bởi cho đến lúc này, vấn đề có nên phân hay
không nên phân truyền thuyết thành một thể loại độc lập vẫn đang tồn tại nhiều
ý kiến tranh luận.
Có thể thấy việc xác lập khái niệm cho một thể loại đang có nhiều tranh
cãi không phải là một điều dễ dàng. Khái niệm truyền thuyết cũng nằm trong
tình hình đó. Có thể nói có bao nhiêu ngời nghiên cứu về truyền thuyết thì có
bấy nhiêu định nghĩa về thể loại đó. Sau đây là một số định nghĩa mà chúng tôi
thống kê đợc.


Theo Nguyễn Đổng Chi: Truyền thuyết chỉ là những câu chuyện cũ,
những sự việc lịch sử đợc quần chúng truyền lại song không đảm bảo chính xác.
Truyền thuyết phần nhiều cha đợc xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là các
mẫu truyện... Hiện nay, truyền thuyết Việt Nam su tầm đợc rất ít, đợm vị cổ tích
nhiều hơn thần thoại. Vì thế khi su tầm có thể xếp vào cổ tích, xem nh cổ tích
[7, 12]. ở đây tác giả đã nhắc đến khái niệm truyền thuyết, tuy nhiên lại coi nh
truyện cổ tích, xếp vào truyện cổ tích. Nguyễn Đổng Chi cha công nhận sự tồn
tại độc lập của truyền thuyết cũng nh đặc trng thi pháp riêng của nó.
Cao Huy Đỉnh lại có quan điểm nh sau: Sau thần thoại lại là sử ca dân
gian tiếp tục phản ánh những sự kiện lớn, những vấn đề lớn liên quan tới vân
mệnh chung của toàn dân tộc. Sử ca dân gian gồm hệ thống truyền kể lời ca, trò
diễn, nh thần thoại..., nhng trong chừng mực nào đó đã theo sát lịch sử cụ thể
của dân tộc, đất nớc trong từng thời kỳ [12, 22]. Ta thấy ở đây cách gọi tên của
tác giả có khác, không gọi là truyền thuyết mà gọi là sử ca dân gian. Tuy nhiên,
về cơ bản ông đã ghi nhận sự tồn tại độc lập của truyền thuyết trong loại hình tự
sự dân gian Việt Nam và cũng chỉ ra đặc trng thi pháp của nó .
Thủ tớng Phạm Văn Đồng trong bài báo Nhân ngày giổ tổ Hùng Vơng
năm 1969 có viết: Những truyền thuyết dân gian có cốt lõi là sự thật lịch sử mà
nhân dân qua nhiều thế hệ đã gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng
với thơ và mộng, chắp đôi cách của sự tởng tợng và nghệ thuật dân gian làm

nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con ngời a thích. Tác giả không phải là
nhà nghiên cứu truyền thuyết chuyên nghiệp, song nhận định ấy đã nêu bật đợc
đặc điểm của truyền thuyết. Đó là tính lịch sử, tính nghệ thuật cũng nh giá trị t tởng thẩm mĩ của truyền thuyết. Bài báo của Thủ tớng đã xác lập vị trí xứng đáng
của truyền thuyết trong nền văn học dân tộc. Quan điểm của thủ tớng cũng đã
định hớng cho hàng loạt các công trình nghiên cứu truyền thuyết về sau .
Trên cơ sở tiếp thu tinh thần bài báo của Thủ tớng Phạm Văn Đồng, nhiều
nhà nghiên cứu đã đa ra khái niệm truyền thuyết.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, đa ra khái niệm truyền
thuyết nh sau: Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ
yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hởng quan
trọng đối với một thời kỳ, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phơng [ 29, 37]. Có thể thấy, các tác giả đã nêu đợc vị trí, chức năng của thể loại
truyền thuyết.


Ông Đỗ Bình Trị, khi bàn về đề tài của truyền thuyết có nêu: Truyền
thuyết là những truyện dân gian về lịch sử [ 33, 83]. ý kiến này đã nhấn mạnh
nội dung phản ánh lịch sử của truyền thuyết.
Hoàng Tiến Tựu thì cho rằng: Truyền thuyết là loại truyện dân gian ra
đời sau thần thoại, có nhiều quan hệ với thần thoại, nhng khác với thần thoại về
nhiều phơng diện.
Về nội dung, truyền thuyết vừa phản ánh hiện thực cốt lõi của lịch sử, vừa
phản ánh khát vọng, mơ ớc của nhân dân. Về phơng pháp phản ánh, mặc dù còn
chịu nhiều ảnh hởng của phơng pháp sáng tác thần thoại ( tức là sự tởng tợng li
kì theo quan niệm thần linh) nhng nhờ bám sát vào phần cốt lõi của các sự kiện
và nhân vật lịch sử nên trong truyền thuyết hai yếu tố hiện thực và lí tởng đợc
kết hợp rõ hơn, trong đó yếu tố hiện thực vừa là xuất phát điểm, vừa là thành
phần chủ yếu [ 31, 38].
Trần Đức Các có quan điểm: Truyền thuyết đợc nhân dân sáng tạo da
trên cơ sở hiện thực, có khi vợt ra ngoài hiện thực ít nhiều mang màu sắc tín ngỡng [ 5 ]. ý kiến của tác giả đã chỉ ra sự đan xen giữa hiện thực và yếu tố kỳ ảo
ở truyền thuyết.

Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trớc, Kiều Thu
Hoạch đã đa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh về truyền thuyết: Truyền thuyết
là thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung
cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử, hoặc giải thích các
phong vật địa phơng theo quan điểm nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến là
phô trơng phóng đại, đồng thời sử dụng yếu tố kỳ ảo nh cổ tích, thần thoại. Nó
khác với cổ tích ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ
thể chứ không hoàn toàn trong trí tởng tợng và bằng tởng tợng [ 16, 39]. Đây là
một định nghĩa bao trùm hầu hết các phơng diện thi pháp của truyền thuyết nh :
vai trò thể loại, đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuật, phạm vi phản ánh.
Chúng tôi chọn định nghĩa này trong quá trình triển khai đề tài.
1.1.2. Những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyền thuyết.
1.1.2.1. Thời điểm ra đời và quá trình phát triển.
Nếu nh thần thoại ra đời khi xã hội cha có giai cấp thì truyền thuyết ra đời
khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp gay gắt. Con ngời khi đã bắt đầu chế ngự
đợc thiên nhiên thì của cải vật chất ngày càng d dật. Đó là nguyên nhân dẫn đến
chiến tranh giữa các cộng đồng cận kề lãnh thổ. Nếu nh kể thù chính của con ngời trong thần thoại là sức mạnh tự nhiên thì kể thù chính của họ bây giờ là cộng
đồng khác, là đồng loại. Khi phần nào chế ngự đợc kể thù Bốn chân, sự quan tâm


của con ngời bấy giờ tập trung mạnh vào trách nhiệm bảo vệ cộng đồng trớc kể
thù Hai chân. Một thể loại ra đời nhằm ca ngợi những thủ lĩnh đã có công trong
cuộc bảo vệ bộ tộc bộ lạc, đồng thời qua đó giáo dục con ngời trách nhiệm cộng
đồng đó là truyền thuyết.
Nh vậy, truyền thuyết xuất hiện sau thần thoại ra đời từ Bình minh lịch
sử dân tộc. Nó ra đời cùng với sự ra đời của các nhà nớc quốc gia. ở nớc ta,
nhà nớc xuất hiện đầu tiên là nhà nớc Văn Lang trong thời đại các vua Hùng.
Về quá trình phát triển ta thấy: truyền thuyết gắn với chiều dài lịch sử dân
tộc: thời Văn Lang có truyền thuyết về Thánh Gióng, Hùng Vơng, thời Âu Lạc có
truyền thuyết về An Dơng Vơng, thời Bắc thuộc có truyền thuyết về Bà Trng, Bà

Triệu. Sau đó, khi Việt Nam độc lập tự chủ có truyền thuyết về Lê Lợi , Quang
Trung, Nguyễn Huệ.
1.1.2.2. Chức năng.
Chức năng thể loại chính là yêu cầu và hoàn cảnh xã hội để thể loại ra đời.
Chính yêu cầu và hoàn cảnh xã hội đã tham gia hình thành những đặc trng thi
pháp của thể loại.
Thể loại truyền thuyết cũng nằm trong tình hình đó. Xã hội có giai cấp ra
đời với nhiều yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết, đó là việc nhận thức và lý giải
lịch sử. Truyền thuyết ra đời phần nào đã đáp ứng đợc nhu cầu đó.
Với thần thoại, chức năng chủ yếu là nhận thức và lý giải các hiện tợng tự
nhiên có ảnh hởng to lớn đến cuộc sống con ngời. Thần thoại là ớc mơ chinh
phục sức mạnh của tự nhiên, thần thoại quan tâm đến những vấn đề của vũ trụ
nh chuyện ma, gió, bão, lụt, những vấn đề mang tầm nhân loại nh nguồn gốc con
ngời. Ngợc lại, truyền thuyết có chức năng khác, Đó là đánh giá các nhân vật
lịch sử, các sự kiện lịch sử, qua đó giáo dục con ngời về trách nhiệm cộng đồng
[ 15, 19 ].
Đối với dân tộc ta, quá trình phát triển của lịch sử bao giờ cũng gắn với
hai công cuộc chủ yếu là dựng nớc và giữ nớc, mà nh Bác Hồ đã từng nói: Các
vua Hùng đã có công dựng nớc, Bác cháu ta phải giữ lấy nớc.
Công cuộc dựng nớc đợc phản ánh ở các truyền thuyết về vua Hùng. Tuy
nhiên, có công dựng nớc, xây dựng đất nớc ngoài việc giữ lãnh thổ thì quan
trọng hơn là xây dựng bản sắc văn hoá riêng, điều đó cũng đã đợc thể hiện ở
truyện Sự tích trầu cau, Sự tích bánh chng bánh giày, đó đều là truyền thuyết
thời Hùng Vơng. Công cuộc dựng nớc đó, về sau cũng đợc thể hiện một phần
trong truyền thuyết An Dơng Vơng.


Công cuộc giữ nớc đợc phản ánh rất nhiều ở các truyền thuyết về Thánh
Gióng, An Dơng Vơng, bà Trng, bà Triệu, Lê Lợi. Nó đã trở thành dòng truyền
thuyết chống xâm lăng.

1.1.2.3. Đặc điểm về thi pháp.
Thi pháp là xét về phơng diện hình thức của tác phẩm. Hình thức có tính
nội dung, mang tính quan niệm.
Thi pháp có thể hiểu là hệ thống các phơng thức, phơng tiện, thủ pháp biểu
hiện đời sống bằng hình tợng nghệ thuật trong sáng tác văn học.
Truyền thuyết là một thể loại độc lập nên nó cũng có hệ thống thi pháp
riêng của nó mà theo Nguyễn Xuân Đức, đặc trng thi pháp là một trong những
tiêu chí quan trọng để phân chia thể loại.
Nhân vật trong truyền thuyết nói riêng và trong văn học dân gian nói
chung đều là kiểu nhân vật chức năng. Tức là Nhân vật có các đặc điểm, phẩm
chất cố định không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm. Sự tồn
tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và
trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong
tác phẩm [29, 228].
Tuy nhiên, nhân vật trong truyền thuyết còn có những đặc điểm riêng của
nó. Nếu nh trong thần thoại nhân vật chính là các vị thần thì trong truyền thuyết
nhân vật chính lại là con ngời, nhng đó là con ngời có tầm vóc lịch sử, có phẩm
chất anh hùng, đó là những con ngời có thật ở ngoài đời. Tuy nhiên, không phải
bất cứ một nhân vật anh hùng nào ở ngoài đời sống cũng đợc phản ánh vào trong
truyền thuyết mà truyền thuyết đã có sự lựa chọn để phản ánh. Lê Trờng Phát đã
cho rằng: Nhân vật (và sự kiện) của truyền thuyết là những con ngời có thật
ngoài đời: những anh hùng có công chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc, những
lãnh tụ nông dân khởi nghĩa, những danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá. Nhng không phải bất cứ danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá nào cũng trở thành
nhân vật trung tâm đợc truyền thuyết miêu tả [26, 20].
Để khắc hoạ những nhân vật ấy thì tác giả dân gian thờng sử dụng thủ
pháp thần thánh hoá.
Thần thánh là lực lợng phi thờng có tài phép lạ. Trong quan niệm của dân
gian, họ là ngời có khả năng thần kỳ. Thần thánh hoá là cách thức xây dựng con
ngời bằng cách khoác cho họ chiếc áo thần linh, biến con ngời có khả năng nh
thần thánh.

Thần thánh hoá là một biện pháp miêu tả con ngời phổ biến trong truyền
thuyết bởi Truyền thuyết là những cốt lõi lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ


đã gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng thơ và mộng chắp đôi cánh
của sức tởng tợng làm nên tác phẩm văn hoá đời đời con ngời a thích [10 ].
Ngoài ra, truyền thuyết còn sử dụng phổ biến biện pháp bình thờng hoá,
lịch sử hoá khi miêu tả con ngời. Nhờ biện pháp này mà hình tợng con ngời
trong truyền thuyết trở nên gần gũi với nhân dân.
Bình thờng hoá là cách miêu tả con ngời mang những nét bình dị, gần với
cuộc sống của số đông quần chúng lao động nghèo khổ.
Nói đến tác phẩm tự sự thì phải nhắc đến một yếu tố không thể thiếu đó là
yếu tố cốt truyện.
Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể đợc tổ chức theo yêu cầu t tởng và
nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trong nhất trong hình thức
động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch [29, 99 ]. Đó là một
khái niệm vừa có tính hình thức vừa có tính nội dung. Hình thức thể hiện ở bố
cục, kết cấu. Nội dung thể hiện ở mâu thuẫn xung đột.
So với thần thoại thì cốt truyện của truyền thuyết xét về mặt hình thức nó
phức tạp, nhiều chi tiết hơn. Mà nh Hoàng Tiến Tựu đã nhận xét truyền thuyết về
An Dơng Vơng nh sau: Có thể nói, các chi tiết, các sự kiện trong truyền thuyết
về An Dơng Vơng, nó đan cài vào nhau giống nh cái mạng nhện xoay quanh các
nhân vật trung tâm [ 31,89]. Sở dĩ nh vậy là vì: truyền thuyết là sản phẩm nghệ
thuật của những con ngời có trình độ t duy đã phát triển cao.
Một truyền thuyết tồn tại trên thực tế thờng có kết cấu phổ biến đó là
chuỗi chùm. Mỗi hạt kể về một sự kiện hoàn chỉnh, xoay quanh một nhân vật,
nhiều hạt gắn kết với nhau thành chuỗi nhờ có một nhân vật xuyên suốt đóng vai
trò nhân vật trung tâm của cả một sự kiện lịch sử lớn [ 26, 29]. Có thể nói, đây
là đặc trng cơ bản nhất của truyền thuyết để phân biệt nó với thần thoại, cổ tích,
truyện cời, truyện ngụ ngôn.

Hình tợng nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại trong một thời gian và không
gian nhất định. Thời gian và không gian đó đợc gọi là thời gian và không gian
nghệ thuật. Cũng nh không gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học
nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian và
cái đợc trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, đợc biết qua thời gian
trần thuật.
Thời gian trong truyền thuyết là thời gian mang tính xác định. Các truyền
thuyết thờng kể về các sự việc đã xảy ra trong quá khứ và gắn với các giai đoạn,
các thời điểm lịch sử xác định. Để cho thời gian mang tính xác định thì các
truyền thuyết thờng đợc mở đầu bằng công thức "Vào đời... ", hoặc "Năm thứ...".


Có thể nói rằng, thời gian của truyền thuyết là thời gian mang màu sắc
lịch sử. Điều quan tâm lớn nhất đối với họ là nhuốm cho truyền thuyết màu sắc
lịch sử để bộc bạch niềm tin và thuyết phục ngời khác tin theo. Trong truyền
thuyết, tính chất lịch sử rất quan trọng và tác giả dân gian luôn tìm cách để đảm
bảo nó. Dờng nh chất sử là yếu tố mang tính giá trị, bảo đảm cho những điều đợc kể đáng tin cậy và ngợc lại, tính biểu tợng của thời gian sẽ mở ra biên giới
không cùng cho tởng tợng, có khả năng dung chứa những điều bí ẩn [ 2 ].
Thời gian trong truyền thuyết còn là thời gian đột biến và thời gian vĩnh
cửu.
Thời gian đột biến nghĩa là thời gian có sự nhảy vọt, thời gian vận động
trong truyền thuyết đợc tính bằng những bớc dài, có khi là mấy năm [ 2]. Đó
cũng là sự lựa chọn tất yếu của truyền thuyết để miêu tả lịch sử trong tính quá
trình, trong sự vận động mang tính bề sâu của nó.
ở truyền thuyết, còn có thời gian vĩnh cửu, nghĩa là thời gian bất biến,
không thay đổi. Điều này thể hiện rất rõ trong truyền thuyết về Thánh Gióng.
Nh vậy, thời gian trong truyền thuyết vừa bám vào lịch sử, vừa h cấu ớc lệ,
vừa thực vừa h, cho nên nếu nói truyền thuyết không phản ánh lịch sử thì không
đúng, nhng nếu coi truyền thuyết là những cứ liệu lịch sử thì phải hết sức cẩn
trọng. Đúng hơn, phải thấy truyền thuyết phản ánh lịch sử theo cách riêng của

mình. Do đó các yếu tố thời gian trong truyền thuyết nên coi là những chi tiết
nghệ thuật hơn là chi tiết lịch sử xác thực, sự sai lệch giữa chúng là điều tất yếu.
Xét về mặt quan niệm, thời gian nh là một sản phẩm của ý thức. Thời gian trong
truyền thuyết vừa mang tính tuyến tính vừa mang tính chu kỳ.
Không gian nghệ thuật trong truyền thuyết đều là không gian lịch sử, vì
thể loại này tác giả dân gian tái hiện vùng nơi đã xảy ra sự kiện lịch sử trọng đại
đó là vùng Trung Châu (ở truyền thuyết Thánh Gióng), vùng Cổ Loa (ở truyền
thuyết về An Dơng Vơng), là nơi đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn đã từng đi qua
(ở truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn).
Không gian nghệ thuật trong truyền thuyết nó có tính xác định cụ thể vì
nó thờng gắn với địa danh có thực. Không gian nghệ thuật xác định cụ thể để tạo
ra niềm tin đối với ngời nghe, rằng đây là câu chuyện có thật.
Nói đến truyện dân gian không thể không nhắc đến vai trò của nhân vật kể
chuyện. Nh chúng ta đã biết, truyện kể dân gian hình thành từ lời kể của các
nghệ nhân. Vì vậy, ngời kể chuyện, đồng thời cũng là ngời sáng tạo có vai trò hết
sức quan trọng trong việc hình thành những đặc trng thi pháp của từng thể loại
truyện và với mỗi thể loại, ngời kể cũng giữ vai trò khác nhau.


Nếu nh ngời kể chuyện thần thoại cũng là tín đồ của những lí giải trong
truyện, hay nói cách khác, ngời kể chuyện thần thoại cũng tin một cách ngây thơ
vào điều đợc kể ra, thì trong truyền thuyết lại khác. Ngời kể luôn luôn cố tạo
lòng tin cho ngời nghe, còn bản thân anh ta có tin vào điều đợc kể hay không
không phải là việc quan trọng. Đây là điểm khác nhau rất cơ bản về vai ngời kể
chuyện ở thần thoại và truyền thuyết.
Nh vậy, truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian có tính đặc thù.
1.2. Về địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ.
ở nớc ta, vào thời phong kiến, thờng sử dụng khái niệm xứ để gọi những
vùng đất khác nhau: xứ Lạng, xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Quảng...
Xứ là tên gọi dùng để chỉ khu vực địa lí có chung một số đặc điểm tự

nhiên, hoặc xã hội nào đó [ 27, 1083]. Xứ Thanh và xứ Nghệ cũng có ý nghĩa
này.
Xứ Thanh là tên gọi dùng để chỉ tỉnh Thanh Hoá. Trớc đây có một thời kì
dài Thanh Hoá còn đợc gọi là Thanh Hoa do nó trùng với tên tục của một vị vua,
nhng sau đó, nó đã đợc trả lại tên gọi ban đầu. Đây là mảnh đã sinh ra rất nhiều
nhân vật lịch sử lỗi lạc, trong đó có một số vị vua. Vì thế mà trong dân gian th ờng truyền nhau câu tục ngữ Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần. Thanh Hoá cũng là
nơi phát xuất nền văn hoá Đông Sơn.
Xứ nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu cũ ( bao gồm hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh). Từ thời Hậu Lê, hai vùng này cùng chung một vùng văn hoá, đó là
văn hoá Lam Hồng, có chung biểu tợng là núi Hồng sông Lam - nằm ở ranh giới
giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông
Lam và phủ Đức Quang, phủ Anh Đô khi xa, tức là các huyện Hơng Sơn, Đức
Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh và các huyện
Thanh Chơng, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lơng,
Anh sơn của Nghệ An ngày nay.
Danh xng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành
thứ hai. Lúc đó gọi là Nghệ An châu trại, sau đó thì đổi thành trại Nghệ An và
Nghệ An phủ, Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu
Hồng Đức thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là
xứ Nghệ), đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ nh: xứ Kinh Bắc,
xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh Hoá, xứ Lạng Sơn.
Năm 1831 thời vua Minh Mệnh, xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An
và Hà Tĩnh.
Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn là Nghệ Tĩnh.
Năm 1991, lại tách ra thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nh ngày nay.


Nh vậy, xứ Thanh cũng nh xứ Nghệ ( bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh) là hai
vùng văn hoá cận kề, có ảnh hởng, tác động qua lại.
1.3. Khảo sát, thống kê, phân loại truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa

Lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ.
Truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trải suốt từ Bình Trị Thiên
ra đến tận Lạng Sơn. Không gian mênh mông rộng lớn nh vậy, nhng trong đề tài
này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát nó ở xứ Thanh và xứ Nghệ.
Muốn xác định đợc những truyện kể về Lê Lợi tại địa bàn xứ Thanh và xứ
Nghệ cần dựa vào các căn cứ: đó là những truyện đợc lu truyền trên mảnh đất
này và do ngời dân nơi đây kể lại. Nội dung của chúng có nói tới các địa danh,
các nhân vật cùng với các sự kiện, các chứng tích có liên quan tới cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo diễn ra trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ.
Với căn cứ đó, chúng tôi đã khảo sát thống kê đợc ở xứ Thanh có tất cả
121 truyện. Trong đó, ở cuốn Truyền thuyết Lam Sơn của Nguyễn Sơn Anh đã
công bố có 46 truyện và 75 truyện đợc công bố ở cuốn Sáng tác dân gian về Lê
Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn của nhiều tác giả. Trong số đó, có một số truyện đều
có ở cả hai cuốn sách về cơ bản là giống nhau, còn có một số truyện thì lại có
những dị bản khác nhau. Chẳng hạn truyện Tiểu tôn thần Canh Hoạch, ở hai
cuốn thì truyện này có tên giống nhau nhng lại có một số tình tiết khác nhau, hay
nh truyện Dới gốc cây thị, anh em kết nghĩa, truyện Ngời em kết nghĩa của Lê
Lợi..., với những truyện đó chúng tôi vẫn khảo sát chúng với t cách là những
truyện độc lập, trên cơ sở đó để đối sánh những dị bản.
Dựa vào tiêu chí nội dung phản ánh, chùm truyền thuyết về Lê Lợi trên
địa bàn xứ Thanh có thể chia thành các nhóm sau:
Những truyện kể về các địa danh mà tên gọi của chúng tơng truyền là do
Lê Lợi đặt (gồm 61 truyện). Tiêu biểu nh các truyện: Sự tích núi Mục, Ngôi đền
Quốc Mẫu, Giếng hộ quốc, Núi Đá, Làng Bà, Làng Hơng, Làng Sắt, Làng Tiên
Nông, Sông Chàng - Sông Nàng, Cầu Ván, Làng Nhân...
Những truyện kể về các nhân vật đều là danh tớng của Lê Lợi (gồm 17
truyện) nh: Chuyện Lê Văn Linh duổi hổ; Nguyễn Chích và khu căn cứ Hoàng
Sơn; Tráng sĩ thành Tây Đô; Ngời anh hùng đánh két; Chuyện Nguyễn Thị Bình
đánh giặc; Lu Trung - Lu Nhân chú - Phạm Công phù Lê Lợi; Tráng sĩ thành
Xuân Lôi...

Những truyện kể về dấu tích còn lại của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn (gồm 23 truyện) nh: Thung Voi; Hòn đá khao; Hai cây sung khi tơi khi héo;
Cánh đồng Ao Voi; Bãi cát rộng vùng đồi Nh Xuân; Hòn đá mài mực; Viên đá
có dấu chân ngời; Bàn tay ông Lê Lợi; Cây lim bến Chủa ....


Những truyện kể về một số trận đánh giặc Minh cùng với mu mẹo của Lê
Lợi cũng nh các mu sĩ của ông và một số ngời khác (gồm 6 truyện) nh: Sông cầu
Chày chó lợi đứt đuôi; Ngọn gơm thần ông Lê Lợi....
Những truyện kể về sự ra đời của Lê Lợi cùng với gia đình quê hơng và
việc ông đợc thần linh phù hộ thu hút đợc lắm nhân tài (gồm 15 truyện) nh:
Mảnh đất dựng nền sáng nghiệp; Chuyện về Mã Phật Hoàng; Chuyện Lê Lợi đợc gơm thần; Nguyễn Trãi đi tìm minh chủ; Gơm thần Lê Lợi ; Thành Hoàng
Nam Ngạn....
(Tên các truyện cụ thể ở từng nhóm xin xem ở phần phụ lục).
Cũng với căn cứ trên, qua khảo sát chúng tôi đã tập hợp và thống kê đợc
40 mẫu truyện kể về Lê Lợi trên địa bàn xứ Nghệ. Trong đó ở cuốn Sáng tác dân
gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn của nhiều tác giả có 6 truyện, cuốn Truyền
thuyết Lam Sơn của Nguyễn Sơn Anh có 6 truyện và 10 truyện ở cuốn Nghệ Tĩnh
trong tổ quốc Việt Nam Của Trần Thanh Tâm và Ninh Viết Giao. Trong những
lần điền dã ở huyện Quỳ Hợp và huyện Thanh Chơng tỉnh Nghệ An vào các năm
1984 và 1989, sinh viên khoa Ngữ văn trờng ĐHSP Vinh (nay là trờng Đại học
Vinh) còn su tầm đợc 18 truyện. (Nguồn truyện này đã đợc công bố trong bài
Truyền thuyết về Lê Lợi trên địa bàn xứ Nghệ của thầy Hoàng Minh Đạo - giảng
viên khoa Ngữ văn trờng Đại học Vinh).
Căn cứ vào tiêu chí nội dung phản ánh, chùm truyền thuyết về Lê Lợi trên
địa bàn xứ Nghệ đã đợc su tầm và công bố có thể chia thành các nhóm:
Những truyện kể về các địa danh (gồm 9 truyện) nh: Làng Cẩm Bào; Sự
tích tên làng Đong; Thành Nam ở Tơng Dơng; Làng Cầm Lơng - Hữu Lễ; Làng
Vĩnh Lộc....
Những truyện kể về các nhân vật đều là các danh tớng của Lê Lợi xuất

thân từ xứ Nghệ (gồm 12 truyện): Dới gốc cây thị anh em kết nghĩa; Bạch Mã
đại Vơng; Đền thờ Tuyên Nghĩa Hầu; Nguyễn Biên và động Choác; Ngời xây
thành Lục Niên; Cơng quốc công Nguyễn Xí....
Những truyện kể về một số trận đánh giặc Minh với mu mẹo của Lê Lợi
và các mu sĩ của ông (gồm 14 truyện): Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật; Hiến
kế đốt doanh trại nghi binh; Miền Trà lân trúc chẻ tro bay; Bắt Chu Kiệt, giết
Hoàng Thành; Vây thành Diễn Châu, Trơng Hùng đại bại.
(Tên các truyện cụ thể ở từng nhóm xin xem ở phần phụ lục).
Việc phân ra thành các nhóm truyện nh vậy đối với các truyền thuyết về
Lê Lợi ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ chỉ có tính chất tơng đối vì trong nhóm truyện
kể về địa danh có truyện cũng gắn với các nhân vật có công nh truyện Làng An
có nói tới ngời tù trởng Vi Thủ An (dân tộc Thái). Ngợc lại những truyện kể về


các nhân vật ít nhiều đều có gắn với các địa danh nh truyện Thần tích Phan Đà
có liên quan tới tên làng Võ Liệt ở huyện Thanh Chơng....

Chơng 2: Những điểm tơng đồng trong truyền thuyết về
Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn xứ Thanh và xứ
Nghệ
2.1. Về nội dung phản ánh
Chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn xứ
Thanh và xứ Nghệ, nh tên gọi của nó đã tập trung tái hiện những nhân vật và sự
kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa này. Các truyện đã tập trung làm rõ vai trò
của vị chỉ huy là Lê Lợi cùng với các tớng sĩ và nhân dân đã làm nên chiến thắng
lịch sử là đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi nớc ta. Để làm rõ nguyên nhân đi
đến thắng lợi đó thì truyền thuyết về Lê Lợi trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ
đã tập trung phản ánh một số nội dung mà nh chúng tôi đã phân loại thành từng
nhóm ở phần trớc.
Có thể nói rằng, chùm truyền thuyết về Lê Lợi ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ,

đều tập trung kể về các tớng sĩ của Lê Lợi xuất thân từ địa bàn xứ Thanh và xứ
Nghệ: Nguyễn Vĩnh Lộc, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí.... Điều đặc biệt khi miêu tả
các tớng lĩnh, tác giả dân gian ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ không hề miêu tả một
cách chung chung mà mỗi tớng sĩ đợc hiện lên với những nét tiêu biểu không lẫn
đợc giữa tớng sĩ này với các tớng sĩ khác. Họ hiện lên với những nét riêng.
Nguyễn Xí đợc tái hiện với tài dạy chó đánh giặc, Nguyễn Chích đợc khắc hoạ ở
tài nuôi bồ câu đa tin, nhắc đến Lê Văn Linh là nghĩ ngay đến bài văn đuổi hổ
của ông, Trần Soi có tài đánh két qua đó để tập luyện binh sĩ... Mỗi ngời đợc
nhấn mạnh ở một nét nào đó khiến cho bức tranh nghĩa quân Lam Sơn hội tụ
đầy nhân tài hào kiệt.
Nội dung của truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở xứ Thanh
và xứ Nghệ còn kể về các tên đất tên làng mà các tên gọi này tơng truyền là do


Lê Lợi đặt cho hoặc cũng có thể là do nhân dân đặt ra để thể hiện lòng ngỡng mộ
, biết ơn của họ đối với Lê Lợi nói riêng và nghĩa quân Lam Sơn nói chung.
Chẳng hạn, truyện Sự tích làng Đong nh tên gọi của nó đã cho ta biết xuất
xứ của làng Đong. Làng này, thuộc huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Truyện kể
lại rằng: có lần nghĩa quân Lam Sơn hành quân qua vùng này và đóng căn cứ ở
đây. Bây giờ, cuộc khởi nghĩa đang diễn ra quyết liệt và nghĩa quân Lam Sơn
đang gặp rất nhiều khó khăn. Một hôm có con voi trận của nghĩa quân đột nhiên
bị chết. Nhân dân làng này liền bàn nhau giúp nghĩa quân bằng tiền đồng. Số
tiền nhân dân giúp đỡ nghĩa quân đã đạt tới con số rất lớn, không đếm xuể mà
phải đong bằng đấu. Do đó, Lê Lợi đã đặt tên cho làng này là làng Đong để ghi
nhớ công ơn của dân làng đã giúp đỡ nghĩa quân khi gặp khó khăn. Truyện Làng
Cẩm Bào cũng kể về nguồn gốc tên gọi làng Cẩm Bào ở xã Diễn Trờng. Chuyện
kể rằng: Lê Lợi trên đờng tìm gặp Nguyễn Vĩnh Lộc thì bị giặc Minh ở thành
Diễn Châu phát hiện và truy đuổi. Trong lúc chạy loạn vua tôi lạc nhau mỗi ngời
một ngã, Lê Lợi gặp cha con ngời đi nhủi. Ngời cha sau khi dặn dò con mấy điều
thì liền đổi áo cho vua đồng thời cũng trao nhủi lại. Vì thế mà vua đã thoát đ ợc

nạn, còn ngời đi nhủi bị cắt đầu. Sau khi chôn cất cha xong ngời con đã dẫn Lê
Lợi đến gặp Nguyễn Vĩnh Lộc và xin gia nhập đội quân. Khi thiên hạ đại bình,
để nhớ ơn cha con ngời đi nhủi, Lê Lợi đã đặt tên làng là làng Cẩm Bào. Có dị
bản kể rõ hơn: Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Nhớ tới công
ơn cứu mạng của cha con ngời đi nhủi dới chân một chiếc cầu ở Nghệ An, vua
Lê đã gửi về cho dân làng nơi đó một chiếc áo bào và cho lập đền thờ ngời đã
khuất. Vì thế, chiếc cầu từ đó có tên là cầu Cẩm Bào.
Hay là ở xứ Thanh cũng có câu chuyện về tên gọi Cánh đồng Mẫu Hậu.
Đây là tên gọi cánh đồng mà Lê Lợi đặt cho nhằm ghi nhớ công ơn của ngời đàn
bà đã cứu Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn trong lúc đói khát, đó là truyện
Cánh đồng Mẫu Hậu. Còn truyện Sự tích núi Dầu kể về tên gọi của ngọn núi
này. Tên gọi này cũng do Lê Lợi đặt để tởng nhớ mụ hàng dầu yêu nớc đã cung
cấp dầu cho nghĩa quân để thắp sáng ngọn đèn chiêu quân.
Nói đến một nghĩa quân hùng mạnh, một vị tớng tài ba không thể không
nhắc đến những chiến công của họ. Có những chiến công đã gắn với nghĩa quân
ngời ta liền nghĩ ngay đến nó nh một phản xạ. Do đó, cả truyền thuyết về Lê Lợi
ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ đều tái hiện rất nhiều chiến công của nghĩa quân để
làm rõ thế mạnh chính nghĩa của họ.
ở xứ Nghệ, nghĩa quân Lam Sơn đã lập đợc nhiều chiến công, trong số đó
có hai chiến công đã đợc phản ánh trong hai truyện Trận Bồ Đằng sấm vang
chớp giật và Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay khiến nhân dân muôn đời không thể


quên đợc. Nó cũng từng đi vào sử sách và đã đợc Nguyễn Trãi nhắc đến ở Bình
Ngô đại cáo qua hai câu văn:
Trận Bồ Dằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Có thể nói rằng, đây là hai câu văn bất hủ khi nói về hai chiến thắng này. Nó đã
bao quát đợc khí thế oai hùng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại nặng nề
của giặc Minh. Chính vì vậy, nên tác giả dân gian cũng đã lấy ngay hai câu văn

này để đặt tên cho hai truyện kể về hai chiến công lừng lẫy đó của nghĩa quân.
Không chỉ dừng lại ở việc tái hiện những chiến thắng oanh liệt bằng đấu
tranh vũ trang mà truyền thuyết về Lê Lợi ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ đã tập
trung tái hiện những thắng lợi có đợc nhờ những mu mẹo nhỏ của nghĩa quân.
Trong chiến tranh, những thắng lợi có đợc nhờ đấu tranh vũ trang có vai trò
quyết định. Tuy nhiên, những thắng lợi có đợc nhờ mu mẹo cũng không kém
phần quan trọng, bởi nó giúp cho cuộc khởi nghĩa có những bớc nhảy vọt lớn và
hạn chế tổn thất về ngời và của. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nghĩa
quân Lam Sơn cũng đã nhiều lần giành đợc những thắng lợi nh thế. Chẳng hạn, ở
xứ Nghệ có truyện Kết bù nhìn rơm, nghi binh lừa địch, bằng mu mẹo, các tớng
sĩ của nghĩa quân Lam Sơn đã kết những bù nhìn bằng rơm để đánh lừa địch.
Chính vì thế, giặc Minh đã rất hoảng sợ trớc lực lợng "ảo" của ta cho nên không
dám tấn công, tạo điều kiện cho nghĩa quân có nhiều thời gian cũng cố và xây
dựng lực lợng chuẩn bị cho những trận đánh lớn.
Tham gia chống giặc Minh không chỉ có nghĩa quân Lam Sơn mà còn có
đông đảo nhân dân thuộc nhiều lứa tuổi, đủ các giới tính và nghề nghiệp khác
nhau... do đó họ cũng là chủ nhân của nhiều mu mẹo của nhiều chiến công.
Chẳng hạn ở truyện Sông cầu Chày chó lội đứt đuôi đã nói về sự ứng xử
rất thông minh và can đảm sẵn sàng hi sinh của một bác phờng săn. Nhng điều
đáng nói ở đây là mu mẹo của bác phờng săn nghĩ ra hết sức thông minh, mu
mẹo đó đã đợc bao quát trong câu nói của bác phờng săn, đồng thời đó cũng là
nhan đề của truyện. Hay nh ở truyện Em gái thành Tây Đô kể về em gái bé còn
rất nhỏ tuổi nhng đã chung tay vào việc giết giặc bằng mu mẹo nhỏ hết sức
thông minh. Truyện kể về một vùng, dân bị bắt đi phu phen tạp dịch. Dân chúng
tìm cách trốn, ở làng chỉ có vài ba ngời già và trẻ em. Một hôm đi càn, giặc
Minh đi qua một ngôi nhà thấy một số rơng hòm nên đã chui vào đó để ăn, hút
vừa tránh đợc gió vừa tránh đợc ban chỉ huy đốc thúc. Từ xa em trông thấy thanh
gơm chống nắp rơng, em đã gạt chân chống tủ rơm xung quanh đốt nên lũ giặc
đã bị đốt thành than. Nh vậy, một em gái bé cũng đã góp công sức của mình để
đánh giặc. Không chỉ dừng lại ở những bé gái, bác phờng săn mà những bà già



cũng đã tham gia vào việc giết giặc. Chẳng hạn ở truyện Ngôi đền Quốc Mẫu thì
bà già hàng nớc đã cứu giúp Lê Lợi thoát khỏi vòng truy đuổi của giặc Minh.
Hơn cả thế nữa, ngời đi nhủi trong truyện Làng Cẩm Bào đã sẵn sàng lấy thân
mình chịu thay cái chết cho vua Lê Lợi. Có thể nói, tất cả đã làm nên hình ảnh
về cuộc chiến tranh nhân dân. Qua chùm truyền thuyết ta thấy rằng, nhiều lúc
những ngời nông dân, những bà già đã hiện lên nh ông Bụt, bà Tiên để cứu giúp
vị chủ tớng Lê Lợi thoát khỏi cảnh khốn cùng, có nhiều lúc tởng chừng nh sắp
phải đối mặt với cái chết. Đây là yếu tố tạo nên tính cộng đồng trong nội dung
phản ánh của truyền thuyết. ở đây tính cộng đồng đợc tạo nên bởi sự tham gia
đông đảo của các loại ngời, hạng ngời.
Một cuộc chiến tranh đi qua cùng với những chiến công thì bao giờ cũng
để lại những chứng tích của nó. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhân
dân ta và nghĩa quân Lam Sơn vào thế kỷ XV cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Do đó, để cho hình ảnh về một nghĩa quân hùng mạnh, một cuộc chiến tranh
ác liệt nhng thắng lợi vẻ vang thuộc về ta đợc trọn vẹn thì truyền thuyết về Lê
Lợi ở trên địa bàn xứ Thanh và xứ Nghệ cũng đã tái hiện chứng tích còn lu lại
của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
ở xứ Thanh, những truyện phản ánh nội dung này rất nhiều (gồm 23
truyện). Chẳng hạn, truyện Bãi cát rộng vùng đồi Nh Xuân, kể về một bãi cát tự
nhiên ở vùng đồi núi phía tây nam Thanh Hoá. Chuyện kể rằng, sở dĩ có bãi cát
đó là do vốc cát tự tay Lê Lợi rang măng đổ ra lớn lên mà thành. Còn ở truyện
Bàn tay ông Lê Lợi thì nói về tục thờ bàn tay. Chuyện kể về những ngày đầu Lê
Lợi đi tập hợp lực lợng, thu hút nhân tài để dấy nghiệp, khi gặp dợc ngời nào đó
mình đã tin tởng, hoặc khi đợc ai đó giúp đỡ thì ông thờng in dấu bàn tay mình
lên vải khi thì bằng chàm, khi thì bằng bùn, khi thì bằng son, có khi bằng cả máu
để sau này dùng làm vật tín nhận ra nhau. Hay là ở truyện Hòn Đá Ngồi kể về
hòn đá mà Lê Lợi đã ngồi trên đờng đi vào Trinh Vạn để lo việc chiến đấu. Cũng
chính nơi đây, ông nhớ lại những nơi mà mình cũng nh nghĩa quân đã đi qua và

dừng chân để dặt tên cho các vùng đó. Hòn Đá Ngồi là hòn đá khá vuông vắn,
nhẵn thín. Vì ngồi nhiều nên có hai chỗ lõm xuống in hình hai bên hông và chiếc
mông ngời ngồi.
ở xứ Nghệ, cũng có những truyện phản ánh nội dung này (gồm 5 truyện):
Sự tích chiếc áo lụa của Lê Lợi; Ngôi miếu nhỏ bên bờ sông Lam; Bãi tập Lê
Lợi; Đền Bạch Mã và sự tích chiếc áo lụa; Núi Cờ núi Kiếm. Chẳng hạn ở
truyện Sự tích chiếc áo lụa của Lê Lợi, kể về chiếc áo lụa của Lê Lợi đã để lại
cho gia đình bác nông dân có đứa con mới sinh ra nhng khóc thét suốt ngày. Nhờ
có chiếc áo đó mà mỗi lần đứa bé khóc thì vợ chồng ngời nông dân đắp chiếc áo
đó lên thì đứa trẻ nín bặt. Điều kì lạ là: Khi lớn lên, đứa bé ấy rất sáng dạ, học


rất giỏi đỗ đạt cao, đợc bổ làm quan to dới triều Lê Thái Tông và Lê Nhân
Tông [ 36, 57].
2.2. Về nghệ thuật.
2.2.1. Kết cấu chuỗi chùm.
Điểm tơng đồng dễ nhận thấy ở truyền thuyết kể về Lê Lợi của xứ Thanh
và xứ Nghệ là kết cấu chuỗi chùm. Đây cũng là đặc trng thi pháp nổi bật của thể
loại truyền thuyết. Kết cấu chuỗi chùm là dạng kết cấu có nhiều mẫu truyện kết
thành một chuỗi mà nội dung của chúng đều tập trung tái hiện hình tợng ngời
anh hùng dân tộc. Qua chùm truyện ta thấy nổi bật ngời anh hùng Lê Lợi trên
nền cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây cũng là một đặc điểm về thi pháp rất quan
trọng để phân biệt truyền thuyết với các thể loại truyện dân gian khác: Thần
thoại, truyện cổ tích. Vì thế dạng kết cấu này chúng ta còn bắt gặp ở một số
truyền thuyết khác: Truyền thuyết về Thánh Gióng, truyền thuyết về An Dơng Vơng.
Nh đã trình bày ở mục: Khảo sát, thống kê ( ở chơng 1), chùm truyền
thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở xứ Thanh gồm có tất cả 121 mẫu
truyện đã đợc su tầm công bố. Cũng tơng tự nh vậy, chùm truyện kể về nhân vật
lịch sử này ở xứ Nghệ gôm có 39 mẫu truyện đã đợc su tầm, giới thiệu. (Những
số liệu đã đợc thống kê cha phải là tất cả. Bời vì có những truyện còn đợc lu giữ

trong trí nhớ của ngời dân ở hai vùng này mà cha đợc su tầm ghi chép).
Nh vậy, dù ở xứ Thanh hay xứ Nghệ, truyền thuyết về Lê Lợi và khởi
nghĩa Lam Sơn do nhân dân sáng tác, lu truyền tiêu biểu cho kiểu kết cấu chuỗi
chùm trong thi pháp của một thể loại có đặc trng riêng.
2.2.2. Sử dụng biện pháp thần thánh hoá.
Để làm nổi bật đợc hình ảnh của ngời anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam
Sơn, truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử này ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ
đều sử dụng cách thức xây dựng nhân vật là thần thánh hoá.
Thần thánh là những lực lợng có khả năng phi thờng, có tài, có phép lạ.
Trong quan niệm của dân gian, họ là ngời có khả năng làm những việc mà ngời
thờng không thể nào làm đợc. Thần thánh hoá là cách thức xây dựng con ngời
bằng cách khoác cho họ chiếc áo thần linh, biến con ngời có khả năng nh thần
thánh.
Thần thánh hoá là một biện pháp miêu tả con ngời phổ biến trong truyền
thuyết bởi Truyền thuyết là những cốt lõi lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ
đã gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng chắp đôi
cánh của sức tởng tợng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hoá đời
đời con ngời a thích [ 10]. Quả thật vậy, truyền thuyết dựa trên cốt lõi lịch sử


song nhân dân đã thêm vào đó những yếu tố mang tính chất h cấu tởng tợng để
tạo nên những hình tợng nghệ thuật mang đậm dấu ấn chủ quan của ngời nghệ
sĩ. Trên cơ sở đó, biện pháp thần thánh hoá đợc xem nh là một cách thức độc đáo
phản ánh những h cấu nghệ thuật của dân gian. Đây là cách miêu tả con ngời đầy
tính sáng tạo.
ở truyền thuyết về Thánh Gióng, biện pháp thần thánh hoá đợc sử dụng tơng đối dày đặc. Nó đợc sử dụng khi nói về nguồn gốc ra đời, quá trình đánh
giặc và cả ngay sau khi đánh thắng giặc Ân. Tất cả đã tạo nên một Thánh Gióng
bán thần.
Đến truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghiã Lam Sơn, biện pháp thần thánh
hoá vẫn đợc tác giả dân gian sử dụng, tuy có phần ít hơn. Nhng theo chúng tôi,

yếu tố thần kỳ vẫn có vai trò phụ trợ rất to lớn cho cuộc đời và sự nghiệp của Lê
Lợi. Chúng tôi đã khảo sát phần Truyền thuyết - cổ tích ở cuốn Sáng tác dân gian
về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn thì có 13/31 truyện có sử dụng yếu tố thần kỳ
khi miêu tả Lê Lợi (chiếm 42%).
Mặc dù các truyện trong chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam
Sơn không đợc ngời soạn sách sắp xếp theo trình tự thời gian việc nào xảy ra trớc
thì sắp xếp trớc, việc nào xảy ra sau thì sắp xếp sau, mà lại sắp xếp lộn xộn, nhng
khi chúng ta hệ thống lại thì thấy, ngay từ truyện kể về nguồn gốc ra đời của Lê
Lợi đã mang yếu tố thần kỳ. Quá trình Lê Lợi trởng thành và xây dựng đại
nghiệp đợc tác giả dân gian kể với số lợng truyện khá lớn. Đặc biệt xây dựng Lê
Lợi ở quá trình này, tác giả dân gian sử dụng khá nhiều yếu tố thần linh.
Ngay nguồn gốc ra đời của ông cũng mang dáng dấp thần thánh. Dờng
nh ở con ngời ấy đã mang trong mình những gì đợc coi là biểu tợng của sức
mạnh. Dân làng trong vùng nghiệm thấy ở Du Sơn, sau rừng cây quế có một
con hổ đen rất quen ngời. Đến khi Lê Lợi sinh ra ngày mùng sáu tháng tám năm
ất Sửu thì không thấy con hổ nữa. Ai cũng cho là ông đợc thác sinh từ hổ. Vì ông
càng lớn càng khoẻ, đi nh rồng, bớc nh hổ, ăn uống gấp ba ngời thờng [36, 15].
Đặc biệt khung cảnh khi Lê Lợi sinh ra cũng rất li kì. Lúc ấy, ánh sáng đỏ đầy
nhà, mùi thơm lạ bay khắp xóm [ 3, 8]. Nguồn gốc của ông mang những dấu
hiệu phi thờng. Điều đó nh muốn dự báo rằng: con ngời này khi trởng thành,
nhất định lập đại nghiệp. Yếu tố thần kì về nguồn gốc của Lê Lợi khiến ngời
nghe có cảm giác ông nh là một vị thần.
Khi miêu tả ngoại hình của Lê Lợi, biện pháp thần thánh hoá cũng đợc tác
giả dân gian sử dụng phổ biến. ở truyện Gơm thần Lê Lợi có kể: Ông càng lớn
càng khoẻ, đi nh rồng, ăn nh hổ, ăn uống gấp ba ngời thờng [36, 15]. Chuyện


Sự tích đền thờ Đon Ban và tên núi Pù Tiên cũng kể: Ăn xong ngời trán cao,
mắt sáng, miệng rộng, nói vui [36, 64]. ở truyện Mảnh đất dựng nền sáng
nghiệp cũng có đoạn: Lê Lợi dáng vẻ tinh anh, cứng cáp khoẻ mạnh, mắt sáng,

miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai bên tả có bảy nốt ruồi, đi nh rồng, bớc nh
hổ, lông lá đầy ngời, tiếng nói vang nh chuông [3, 9].
Có thể nói, Lê Lợi là ngời có sức khoẻ phi thờng, có dáng dấp của bậc
thần thánh. Con ngời này mang tớng mạo của ngời anh hùng. Đây là ngời đại
diện cho sức mạnh thời đại. Dự báo sẽ lập nên những chiến tích lừng lẫy.
Khi miêu tả ngoại hình của Lê Lợi, có khi tác giả dân gian miêu tả ông với
dáng dấp của những vị thần trong thần thoại: thần Trụ Trời, thần Núi, thần Biển.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, Lê Lợi còn đợc miêu tả với vẻ đẹp của trí tuệ
thông thái với trán cao mắt sáng nh ông Bụt, ông tiên trong truyện cổ tích. Đây
là sản phẩm của sự phát triển cao về t duy nghệ thuật mà đến thời điểm thể loại
truyền thuyết ra đời thì nó đã đợc thể hiện rất rõ.
Biện pháp thần thánh hoá còn đợc tác giả dân gian sử dụng khi nói về buổi
đầu dấy nghiệp của Lê Lợi. Đó là việc Lê Lợi đợc thần linh ủng hộ.
Trớc hết, thần linh ủng hộ giúp đỡ Lê Lợi bằng việc cho Lê Lợi mợn vũ
khí để giết giặc - đó là chiếc gơm thần Thuận Thiên, nghĩa là thanh gơm thuận
lòng trời. Nói khác đi, đại nghiệp của Lê Lợi phù hợp với lòng trời, đáp ứng
nguyện vọng với lòng ngời. Tuy vậy, việc Lê Lợi có đợc thanh gơm không phải
là điều dễ dàng, bởi lỡi gơm ở tận dới đáy biển sâu, chuôi gơm ở trong lòng đất,
vỏ gơm lại ở trên rừng. Thanh gơm đợc quy tụ từ ba chiều không gian. Các bộ
phận của nó đều qua tay thần linh trớc khi đến với Lê Lợi, khi đó mới trở thành
gơm Thuận Thiên. Thanh gơm là bằng cớ xác thực nhất để đánh dấu Lê Lợi đợc
thần linh ủng hộ cho làm đại nghiệp. Ông chính là ngời đợc trời thuận cho làm
vua. Dờng nh ý nghĩa của thanh gơm không chỉ là vật chuyên chở sự ủng hộ của
thần linh tới Lê Lợi mà ngay cả bản thân nó đã mang một sức mạnh diệu kỳ. Nó
quy tụ sức mạnh của bốn phơng, của hồn thiêng sông núi, của lòng ngời. Bởi thế,
thanh gơm này chỉ núi núi tan, chỉ sông sông cạn, chỉ giặc giặc rụng đầu hoá
đá. Nh vậy, thanh gơm là minh chứng cho sự ủng hộ phù trợ của thần linh đối
với sự nghiệp của Lê Lợi. Nhờ nó một phần mà Lê Lợi đã đánh thắng những trận
giòn giã và cuối cùng đã đánh đuổi đợc giặc Minh ra khỏi đất nớc.
Bên cạnh thần linh cho Lê Lợi mợn vũ khí thì thần linh còn giúp đỡ Lê

Lợi bằng việc báo mộng cho các tớng sĩ. Đối với các tớng sĩ thì việc tìm ra một
vị minh chủ hợp với lí tởng của mình, đồng thời hợp với lòng dân là điều rất


quan trọng, vì lúc đó họ có điều kiện dốc hết sức lực và trí lực của mình để thực
hiện lí tởng.
Trong chùm truyền thuyết về Lê Lợi, những ngời tớng sĩ đợc thần linh báo
mộng tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn. Điều này đợc thể hiện
rõ nhất ở truyện Tìm minh chủ, Trần Nguyên Hãn ngủ trọ ở đền thờ vị thần Hy
Khang Đại Vơng Lý Ông Trọng và đợc báo mộng. Sau đó, Nguyễn Trãi và Trần
Nguyên Hãn mang lễ đến chùa Tiên Dung hỏi mộng thì đợc trả lời: Ông Trãi ơi!
Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm thần mà không biết sao [36, 29]. Từ đó,
Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã một lòng đi theo Lê Lợi. Tuy nhiên, thời kì
đầu họ gặp rất nhiều khó khăn vì phải qua một thời gian thì họ mới kiểm chứng
đợc lời thần báo mộng. Việc báo mộng ở đây cũng đầy dụng ý của tác giả dân
gian. Tại sao thần linh không báo mộng cho Lê Lợi mà lại báo mộng cho các mu
sĩ của ông? Bởi khi báo mộng cho những ngời này, sẽ giúp họ tìm đợc minh chủ
nh nguyện vọng. Hơn nữa, báo mộng cho họ sẽ giúp họ có căn cứ để tin và đi
theo Lê Lợi khi mà họ cha có nhiều điều kiện để hiểu về ông. Rõ ràng, thần linh
vừa ủng hộ Lê Lợi vừa dẫn nhân tài đến với ông. Nhờ thế, càng ngày Lê Lợi
càng có đợc đội ngũ mu sĩ, tớng sĩ tài giỏi, trung thành nhiệt huyết.
Ngoài ra, trong một số trờng hợp cụ thể, mỗi khi Lê lợi gặp cơn bĩ cực,
khó khăn khôn cùng thì thần linh lại trực tiếp giúp đỡ ông và nghĩa quân. Chẳng
hạn, bảy vị tiên trong truyện Bảy con chim thớc xuống trần gian giúp đỡ Lê Lợi
đánh giặc, hay ông khổng lồ trong truyện Cánh đồng Ao Voi đã cứu đàn voi của
Lê Lợi thoát khỏi cơn khát.
Truyện Sự tích Hồ Gơm là truyện mang tính chất kết thúc một quá trình
chiến đấu và giành thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn nhng nó đã kể lại một quá
trình dài trớc đó. Mặc dù câu chuyện lại xảy ra ở hồ Tả Vọng (nay là Hồ Hoàn
Kiếm) ở Hà Nội chứ không thuộc về địa bàn xứ Thanh cũng nh xứ Nghệ, là tài

sản chung của quốc gia nhng có thể nói nó vẫn gắn với xứ Thanh và xứ Nghệ.
Bởi vì, để có sự kiện cuối cùng này thì đó là kết quả của hàng loạt sự kiện trớc
đó mà những sự kiện này lại gắn với cả xứ Thanh và xứ Nghệ. ở truyện này, biện
pháp thần thánh hoá cũng đợc khai thác triệt để. Truyện kể rằng sau mời lăm
năm kháng chiến, giặc Minh đã bị quét ra khỏi bờ cõi nớc ta, một hôm vua Lê
Thái Tổ dạo thuyền trên hồ Tả Vọng thì bỗng nhiên thanh gơm vua đeo bên
mình cử động rồi rơi xuống nớc và có con rùa nổi lên mặt nớc đón gơm. Cũng vì
thế mà hồ Tả Vọng đợc đổi thành hồ Hoàn Kiếm. Có thể nói rằng, việc rùa thần
lấy hai thanh kiếm cũng đã thể hiện đợc t tởng của nhân dân ta là chuộng hoà
bình. Cầm vũ khí đứng dậy nh là một hành động của một dân tộc khát vọng hoà
bình, còn khi giặc đã ra khỏi bờ cõi thì nhân dân ta lại mong muốn một cuộc


sống ấm no hạnh phúc, không có mùi binh đạo. Sự tích Hồ Gơm cùng với các
truyện khác đã tạo nên chủ đề lớn trong chùm truyền thuyết về Lê Lợi và khởi
nghĩa Lam Sơn là chiến tranh và hoà bình.
Nh vậy, có thể nói biện pháp thần thánh hoá là biện pháp đợc tác giả dân
gian ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ sử dụng khi miêu tả Lê Lợi và một số tớng sĩ của
ông: Phan Đà, Nguyễn Xĩ, Lê Khôi, Đinh Lễ từ khi dấy nghiệp cho đến khi hoà
bình.
2.2.3. Sử dụng biện pháp hiện thực hoá.
Hiện thực hoá là biện pháp miêu tả con ngời khá phổ biến trong thể loại
truyền thuyết. Đây là cách miêu tả con ngời mang những nét nét bình dị đời thờng, gần với cuộc sống các hạng ngời, các tầng lớp ngời trong xã hội.
Trong truyền thuyết về Lê Lợi ở cả xứ Thanh và xứ Nghệ, biện pháp này
đợc sử dụng rất nhiều. Cũng xuất phát từ cơ sở này mà Hoàng Anh Nhân từng
cho rằng: Lê Lợi cũng nhận gơm thần, cũng chỉ sông sông cạn, chỉ núi núi tan,
chỉ giặc giặc rụng đầu. Nhng thanh gơm thần trong tay Lê Lợi cán cũng bằng
gỗ, lỡi gơm cũng mài mới sắc, có khác gì đâu một thanh gơm bình thờng. Nhất
là trong giai đoạn đầu, khó khăn gian khổ chồng chất khó khăn gian khổ. Lê Lợi
phải trải qua bao nhiêu thử thách nhng cha có một lần hiển linh, lại cũng không

có rồng hiện lên giúp ông làm cầu qua sông đánh giặc nh Đinh Bộ Lĩnh, không
có cọp đen đứng canh cho ông đánh giặc nh Tống Duy Tân mà Lê Lợi vợt qua
những thử thách, những phút hiểm nguy nhất do những ngời dân bình thờng nh
bà hàng nớc, bác thợ săn, ông lão mò cua... che chở bằng tấm vạt áo, bằng đánh
lửa giặc, nhận làm con trai... những hành động đó ở đâu mà chẳng gặp, nhng
thông qua những việc làm ấy càng thấy Lê Lợi sống trong lòng dân. Lê Lợi có
lòng tin ở dân thì nhân dân mới tin vào Lê Lợi. Cái lý tởng nh thờng tình,nhng dễ
gì có đợc mối quan hệ tốt đẹp nh vậy giữa ngời anh hùng với nhân lao động, thế
thì đơng nhiên yếu tố thần linh bị loại trừ vì không còn ý nghĩa gì đối với cuộc
sống thực tại [36, 229].
Có thể thấy Hoàng Anh Nhân đã xuất phát từ một căn cứ là yếu tố thần kỳ
trong truyền thuyết về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn không còn nhiều nh trong
các truyền thuyết khác để đi tới kết luận nh trên. Song ở một góc độ nào đó ta
vẫn thấy tác giả tỏ ra hơi cực đoan khi phủ nhận hoàn toàn vai trò của thần linh
đối với sự nghiệp của Lê Lợi. Tuy nhiên, sự cực đoan đó nhằm để nói tới, nhấn
manh đến biện pháp hiện thực hoá mà tác giả dân gian ở cả xứ Thanh và xứ
Nghệ đã sử dụng trong việc xây dựng hình tợng nhân vật Lê Lợi.
Theo chúng tôi, thủ pháp hiện thực hoá là một cách miêu tả Lê Lợi nằm
trong quỹ đạo chung của việc miêu tả nhân vật này ở thể loại truyền thuyết. Thủ


pháp này không phải là thủ pháp chiếm u thế hay có vai trò tuyệt đối khi miêu tả
về Lê Lợi. Về cơ bản, biện pháp hiện thực hoá chiếm u thế trong miêu tả nhân
dân. Tác giả dân gian đa biện pháp này vào không nhằm tầm thờng hoá vị minh
chủ của nghĩa quân Lam Sơn, cũng không nhằm bày tỏ sự ngang vai bằng vế của
họ đối với Lê Lợi. Có chăng, họ đa ra biện pháp này vào việc miêu tả Lê Lợi là
để bày tỏ khát vọng vủa họ về vị vua gần gủi dung dị, xuất phát từ nhân dân mà
ra. Dân gian không nhằm mục đích kéo Lê Lợi về với những gì trần tục nhất mà
đối với họ, ông là một lãnh đạo mang dáng dấp thần linh đầy quyền uy.
Biện pháp hiện thực hoá đợc sử dụng trong một số trờng hợp sau:

Tả hành động ăn uống của Lê Lợi, Lê Lợi ngồi trong góc cửa, vén quần
lên tận đùi, một chân duỗi dọc; tay xách chiếc đùi lợn, tay kia cầm dao xẻo ăn
một cách ngon lành [36, 25]. Hành động ăn uống của Lê Lợi có phần phàm tục
chẳng khác gì ngời thờng. Cũng vì chứng kiến cảnh này mà Trần Nguyên Hãn và
Nguyễn Trãi cùng thở dài chê Lê Lợi là phờng tầm thờng, bô suyết [36, 25].
Biện pháp hiện thực hoá còn đợc sử dụng trong trờng hợp miêu tả công
việc của Lê Lợi Lê Lợi đang mặc áo cộc, vác bừa, đuổi bò từ ruộng về [36, 29].
Trong quá trình chiến đấu, có khi Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn cũng đã
gặp rất nhiều khó khăn. Trong những hoàn cảnh ấy, Lê Lợi cũng phải nhờ đến sự
giúp đỡ của những ngời dân: bà hàng nớc, bác nông dân, bác phờng săn. Chẳng
hạn trong truyện Ngôi đền Quốc Mẫu kể lại, trong một lần giặc Minh rợt đuổi
thì Lê Lợi phải nhờ đến sự che chở của bà hàng nớc thi mới thoát nạn đợc. Hay
trong truyện Sông cầu Chày chó lội đứt đuôi thì nhờ bác phờng săn che chở thì
Lê Lợi mới giữ đợc tính mạng. Có thể nói, chó săn là tài sản có giá trị nhất của
những ngời làm nghề đi săn. ấy thế mà, trong hoàn cảnh vị minh chủ của nghĩa
quân Lam Sơn gặp hoạn nạn thì họ đã sẵn sàng cống hiến của cải quý giá đó.
Qua đó ta thấy, để làm nên chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn thì một phần
không nhỏ là nhờ vào sự giúp sức của các hạng ngời, lớp ngời trong xã hội.
Không chỉ hi sinh tài sản mà họ còn hi sinh cả tính mạng của mình để cứu Lê
Lợi. Nh ở truyện Sự tích cầu Cẩm Bào đã kể về hai cha con ngời đi nhủi. Trong
hoàn cảnh Lê Lợi gặp hoạn nạn, dờng nh đã bị truy đuổi đến bớc đờng cùng, thế
mà hai cha con ngời đi nhủi đã xuất hiện nh vị cứu tinh. Ngời cha đã đổi áo cho
nhà vua và cũng đồng nghĩa với việc chịu thay cái chết cho nhà vua. Có thể nói,
trong những hoàn cảnh nh thế, nếu không có sự che chở giúp đỡ của ngời dân thì
tính mạng của vị minh chủ Lam Sơn cũng khó lòng mà giữ đợc.
2.3.4. Sử dụng biện pháp lý tởng hoá.
Khi xây dựng hình tợng nhân vật Lê Lợi, tác giả dân gian ở xứ Thanh và
xứ Nghệ đều sử dụng biện pháp lí tởng hoá. Tức là xây dựng nhân vật Lê Lợi



×