Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tăng cường năng lực tự học cho sinh viên hoá học ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.38 KB, 27 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI





DƯƠNG HUY CẨN





TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG ĐHSP BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MOĐUN



Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số : 62.14.10.03






TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC













HÀ NỘI – 2009


2

Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Phương pháp dạy học
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Thị Oanh
2. GS.TSKH. Nguyễn Cương



1. Phản biện 1: PGS.TS Phùng Quốc Việt
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên


2. Phản biện 2: PGS.TS Võ Chấp
Trường Đạ
i học Sư phạm - Đại học Huế

3. Phản biện 3: PGS.TS Trần Quốc Đắc
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam





Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Nhà nước họp tại trường ĐHSP Hà Nội.
vào hồi … giờ……ngày……tháng… năm 2009






Có thể tìm đọc luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết lý về giáo dục thế kỉ XXI thể hiện vào tư tưởng chủ đạo là lấy “học
thường xuyên suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc
học là “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm

người”, hướng tới xây dựng một “xã hội học tập”.
Các nghị quy
ết của Đảng, Luật Giáo dục đã đặt ra yêu cầu đổi mới giáo
dục đại học Việt Nam, phát triển những giá trị nhân cách tích cực, sáng tạo,
năng lực giải quyết các vấn đề cho sinh viên (SV).
Phương pháp dạy học (PPDH) hóa học ở trường đại học phải hướng đến
dạy cách học cho SV, bồi dưỡng năng lực tự học, học tập liên tục, suốt đờ
i.
Vấn đề tự học cho SV, tự học theo tiếp cận mođun đã có một số công trình
nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên trong bộ môn PPDH Hóa học
cho đến nay chưa có ai vận dụng tiếp cận mođun để biên soạn tài liệu tự học có
hướng dẫn theo mođun học phần PPDH Hóa học 2. (PPDH HH2)
Từ các lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tăng cường năng lực tự học
cho sinh viên hóa họ
c ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn
theo mođun” thông qua học phần PPDH hóa học phổ thông - PPDH hóa học 2,
làm nội dung nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp để tăng cường năng lực tự học cho SV sư phạm
Hóa học thông qua học phần PPDH hóa học 2, nhằm nâng cao chất lượng học
tập bộ môn PPDH hóa học ở trường Đạ
i học Sư phạm, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng đào tạo cử nhân sư phạm hóa học hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận dạy học đại học, thực trạng tự học của
SV đại học, phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun.
- Thiết kế nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođ
un, thiết kế bài
giảng điện tử, bài tự học điện tử học phần PPDH hóa học 2.


4
- Đề xuất các biện pháp tự học: với tài liệu tự học có hướng dẫn theo
mođun; tự học bằng bài tự học điện tử ; rèn kỹ năng dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm vấn đề nghiên cứu.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình đào tạo sinh viên sư phạm hóa học về PPDH hóa
học phổ thông ở trường đại họ
c sư phạm.
- Đối tượng: Năng lực tự học và biện pháp tăng cường năng lực tự học cho
sinh viên ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun
thông qua học phần PPDH HH2.
5. Giả thuyết khoa học
Tổ chức cho SV sư phạm hóa học học tập học phần PPDH hóa học 2 bằng
phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođ
un và bài giảng điện tử có thể nâng
cao chất lượng dạy học và khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, tìm hiểu thực trạng dạy học đại học .
- Nghiên cứu thực nghiệm: dạy học thực nghiệm, thực nghiệm sư phạm
- Thống kê toán: xử lý số liệ
u thực nghiệm thu thập được trong điều tra.
7. Điểm mới của luận án
- Vận dụng tiếp cận mođun trong việc biên soạn, thiết kế dạy và học học
phần PPDH HH2 bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun.
- Thiết kế bài giảng điện tử, bài tự học điện tử học phần PPDH HH2
- Tổ chức rèn kỹ nă
ng dạy học học phần PPDH HH2 bằng PPDH vi mô.
- Tự học của sinh viên sư phạm hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn
theo môđun, bài tự học điện tử học phần PPDH HH2.

8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có 03 chương,
13 mục với 28 bảng, 22 sơ đồ, đồ thị, 103 tài liệu tham khảo, tổng cộ
ng luận án
gồm 248 trang.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đổi mới nền giáo dục đại học
1.1.1. Xu hướng trên thế giới và Việt Nam
Giáo dục đại học thế giới đang phát triển nhanh chóng, giáo dục đại học
càng được khẳng định: đào tạo những con người có trình độ chuyên môn cao,
có trách nhiệm công dân; học tập suốt đời; đóng góp vào sự phát triển giáo dục
nhất là trong việ
c đào tạo giáo viên.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2/11/2005 về
“Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục Đại học Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2020”. Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển
biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu
học tập của nhân dân.
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học đại học
- Đổi mới phương pháp dạy học đại học phải phát huy tích cực, chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học của SV; góp phần rèn luyện nghề nghiệp cho SV.
- Đổi mới các phương pháp dạy học đại học cần
đảm bảo các tiêu chí: Dạy
cách học, học cách học là tiêu chí bao quát hàng đầu của việc dạy và học ở đại

học…; Tính chủ động của người học là tiêu chí về phẩm chất quan trọng…;
Công nghệ thông tin và truyền thông là tiêu chí về công cụ…
1.2. Tự học và phương pháp tự học có hướng dẫn
1.2.1. Tự học
Tự học là người học tự quyết định việc l
ựa chọn mục tiêu học tập, các hoạt
động học tập,…tự học có hướng dẫn; tự học ở trường có hướng dẫn của GV,
biến quá trình dạy học thành quá trình tự đào tạo, đó là quá trình Dạy – Tự học.
1.2.2. Mođun dạy học
- Mođun dạy học theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang diễn đạt như sau: “
Mođun dạy học là một đơn v
ị chương trình tương đối độc lập, được cấu trúc
một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy
học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết
quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh”.

6
- Như vậy, so với giáo trình, bài giảng môn học thì mođun dạy học chứa
đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống
công cụ đánh giá. Vì vậy mođun dạy học có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt
ra của quá trình dạy học. Chúng tôi vận dụng tiếp cận mođun để thiết kế tài liệu
tự họ
c có hướng dẫn học phần PPDH hóa học 2.
1.2.3. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun
-Từ nội dung các mođun học mà SV được hướng dẫn để từng bước đạt
được mục tiêu dạy học. SV có thể tự học và tự đánh giá trình độ nắm kiến thức,
kỹ năng và thái độ, có thể tự học theo nhịp độ và khả năng riêng.
- Phương pháp t
ự học có hướng dẫn theo mođun đảm bảo nguyên tắc cơ
bản trong quá trình học tập: (a) Cá thể hóa trong học tập; (b) Đảm bảo hình

thành ở SV động cơ học tập; (c) Đảm bảo phản hồi thông tin kịp thời cho SV.
1.3. Phương pháp dạy học vi mô
1.3.1. Khái niệm về PPDH vi mô (PPDHVM)
PPDHVM là phương pháp lấy hoạt động của người học làm trung tâm, rất
có hiệu quả trong việc đào tạ
o ban đầu cho SV sư phạm nắm chắc từng kỹ năng
riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học.
1.3.2. Vai trò của PPDHVM
- PPDHVM với cách tổ chức hoạt động là hình thành và phát triển nhanh
các năng lực sư phạm riêng biệt, cơ bản, xác định cho SV.
- Năng lực sư phạm được hình thành, củng cố, phát triển và hoàn thiện dần
dựa vào các đặc điểm củ
a PPDHVM: hoạt động cá nhân, yêu cầu lặp lại,…
- PPDHVM cần thiết và kích thích sử dụng thiết bị dạy học hiện đại
- PPDHVM đánh giá một cách rõ ràng năng lực sư phạm của SV. Đồng
thời phát triển năng lực quan sát phân tích tình huống, tự đánh giá, tự phê phán.
1.4. Xây dựng bài giảng điện tử
1.4.1. Dạy học với phương tiện điện tử
Dạy học sử
dụng mạng điện tử, mạng thông tin điện tử và đa phương tiện
để trình bày các thông tin và tổ chức sự tương tác giữa người dạy và người học.
CNTT và truyền thông đã góp phần hỗ trợ đổi mới nội dung và PPDH.
1.4.2. Dạy học chương trình hóa

7
Trong dạy học chương trình hóa, nội dung dạy học được chia thành từng
phần, hoạt động của người học cũng được chia thành từng bước. Dạy học
chương trình hóa là cơ sở tốt cho việc tự học của SV .
1.4.3. Bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử là bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT, trong đó các học liệu

điệ
n tử được tổ chức theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và
kĩ năng cho người học một cách có hiệu quả.
1.4.4. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử
Chuẩn bị kịch bản; Chuẩn bị học liệu điện tử
1.4.5. Thiết kế bài giảng điện tử
Xác định mục tiêu bài học; Xác định tr
ọng tâm và kiến thức cơ bản; Xây
dựng kịch bản dạy học ; Xác định tư liệu cho các hoạt động; Lựa chọn phần
mềm công cụ và số hóa kịch bản dạy học; Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện.
1.5. Năng lực tự học của sinh viên hóa học trường ĐHSP
1.5.1. Năng lực tự học
- Năng lực tự học củ
a SV sư phạm Hóa học là khả năng thực hiện có hiệu
quả hoạt động học tập cả về chuyên môn và nghiệp vụ nghề môn Hóa học.
- Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng, vì có năng lực tự học mới
có thể tự học suốt đời. Vì vậy, ở đại học, quan trọng nhất là học cách học.
1.5.2. Một số n
ăng lực tự học cần bồi dưỡng cho sinh viên hóa học ĐHSP
- Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập về hóa học,
- Năng lực giải quyết vấn đề đổi mới PPDH, vấn đề khó chương trình,…
- Năng lực vận dụng kiến thức để dạy các bài hóa học phổ thông,…
- Năng lực đánh giá và tự đ
ánh giá kết quả học tập, thí nghiệm, …
1.5.3. Hệ thống kỹ năng học tập
- Kỹ năng khai thác, tìm kiếm các nguồn thông tin cho học hóa học;
- Kỹ năng tổ chức, xử lý, đánh giá thông tin và nội dung học tập;
- Kỹ năng áp dụng, phát triển những kết quả nhận thức, kiến thức lý thuyết
vào thực nghiệm, thực hành kiểm chứng;
1.6. Thực tr

ạng về tự học của sinh viên.
Tổng hợp điều tra trên 303 SV của 6 trường ĐHSP: Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Đồng Tháp, ĐH An Giang về tự học:
1.6.1. Về quan niệm tự học, ý thức tự học ở đại học.

8
Về ý thức tự học: học theo hướng dẫn (40,26%); còn sự chủ động tự học,
tự tìm kiếm, tự nghiên cứu kiến thức là rất ít (3,64%).
1.6.2. Về sử dụng thời gian tự học.

SV mất nhiều thời gian cho học tập nhưng chưa hiệu quả hoặc học sơ qua, chờ
mùa thi (20,47%). Vì vậy GV có hướng dẫn về nội dung, phương pháp học cho SV.
1.6.3. Về cách thức học bài.
SV học lại bài trên lớp (46,86%) hoặc thực hiện công việc do thầy giao
(40,59%); ở lớp thì SV nghe giảng bài của thầy là chính (51,12%);
1.6.4. Về chuẩn bị bài khi lên lớp học.
Các số liệu điều tra cho thấy SV không chuẩn bị gì cho bài học (58,75%).
Như vậy, SV không chuẩn bị bài là do SV không được yêu cầu phải chuẩn bị
1.6.5. Về đánh giá tổ chức dạy học của giảng viên.
Hoạt động của thầy (57,75%); các hình th
ức dạy học khác (25,08%). Do đó
tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của SV vẫn chưa được phát huy.
1.6.6. Về điều kiện, khó khăn trong học tập.
Có 20,80% SV cho là kiến thức học rộng, khó bao quát; 44,88% SV cho là
thiếu hướng dẫn học tập; 34,32% thiếu tài liệu để học tập, tham khảo.
1.6.7. Về tác động đến kết quả học tập.
Các số liệu cho thấy 32,34% SV: là do thầy giao việ
c; 46,20%, cho là sự
chủ động học của SV theo tài liệu hướng dẫn.
1.6.8. Về tự học thường xuyên.

Có 51,48% số SV cho là tự học tập theo tài liệu hướng dẫn, có nội dung
câu hỏi, bài tập; với 36,96% số SV vẫn theo thói quen học tập qua loa,…
1.6.9. Về sử dụng Internet cho học tập.
Thực tế số liệu có 41,91% SV sử dụng khi làm tiểu luận, làm bài tập; cho
thấy nếu được giao việc, yêu cầu thự
c hiện thì SV mới học tập tích cực.
1.6.10. Về ý kiến đánh giá việc tự học hiện tại của SV.
- Các ý kiến cho rằng phần đông SV chưa có cách học tốt nên hoặc là mất
nhiều thời gian hoặc học qua loa nên kết quả học tập đạt được thấp.
- Việc tự học của SV chủ yếu là học thuộc lại bài trên lớp, nên kiến thức
tích lũy đượ
c là hạn chế và kém bền, thụ động và thiếu tự tin trong học tập.
1.6.11. Phân tích kết quả điều tra.
Từ số liệu điều tra cho phép chúng tôi nêu ra một số nguyên nhân:

9
- Cách dạy học ở trường phổ thông đã tạo nên cách học lệ thuộc vào thầy;
vì vậy khi vào đại học SV vẫn có thói quen chờ thầy từ bài học đến bài thi.
- SV cho là nguồn tài liệu học tập thiếu: 34,32%; thiếu sự hướng dẫn cho
việc học tập: 44,88%; Thực tế do thiếu hướng dẫn của GV hay tài liệu học tập,
mặt khác khả năng thu thập, xử lý thông tin trong học tập c
ủa SV còn yếu.
- Các GV đã tổ chức xemina hay giao bài cho SV nhưng chưa nhiều
(25,08%), trong đó vẫn còn: 57,75%, GV chỉ thuyết trình, giảng giải; không có
sự hướng dẫn, yêu cầu vấn đề học tập cụ thể. Từ đó, SV “được” tự học mà nội
dung học, tổ chức việc tự học, tự chuẩn bị bài không xác định nên lúng túng:
học rất nhiều hoặc học đại khái qua loa, chờ mùa thi.
Thự
c trạng này cho thấy đối với SV Việt Nam ở giai đoạn hiện nay thì việc
học tập nói chung, việc tự học của SV rất cần có sự hướng dẫn học tập của GV.

Đây chính là cơ sở quan trọng cho tác giả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp
nghiên cứu của luận án.

Chương 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
TỰ HỌC CHO SINH VIÊN S
Ư PHẠM HÓA HỌC
2.1. Cơ sở của việc xây dựng các biện pháp tự học
2.1.1. Các cơ sở xây dựng biện pháp
Triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI; Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục
về đổi mới phương pháp dạy học đại học; Sự phát triển của công nghệ thông tin
và truyền thông; Thực trạng dạy học đại học hiện nay.
2.1.2. Các nguyên tắ
c xây dựng biện pháp
Đảm bảo tính khoa học; Đảm bảo tính sư phạm của nội dung các biện
pháp; Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp.
2.2. Biện pháp 1. Tự học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun.
Nội dung của biện pháp này là bằng tài liệu tự học có hướng dẫn biên soạn
theo mođun của học phần PPDH HH2, SV tự họ
c theo hướng dẫn trong từng
mođun. Tổ chức thảo luận trên lớp để nắm vững nguyên tắc, PPDH, tổ chức

10
dạy học; nội dung chương trình và SGK hóa học phổ thông; phân tích, vận dụng
để thực hành dạy học các loại bài hóa học phổ thông.
2.2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung học phần PPDH HH2
- PPDH HH2 nghiên cứu về PPDH, hình thức tổ chức; về cấu trúc chương
trình, SGK hóa học phổ thông trong đó có những vấn đề mới, khó, cần lưu ý.
- Nghiên cứu giúp SV nắm vững PPDH, các hình thức tổ chức; chương
trình, SGK hóa học phổ thông; k

ỹ năng thiết kế kế hoạch bài dạy, kỹ năng dạy
học và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT.
- Học phần PPDH HH2 bao gồm 6 chương, thời lượng: 3 đvht = 45 tiết:
trong đó lý thuyết 30 tiết, thực hành 15 tiết (viết tắt là 45 (30;15))
Chương 1. Phân tích chương trình - sách giáo khoa hóa học phổ thông. 3(3,0)
Chương 2. PPDH chương trình và SGK hóa học THCS. 8(5,3)
Chương 3. PPDH các bài nội dung về
thuyết và định luật hoá học cơ bản trong
chương trình hoá học phổ thông. 15(10,5)
Chương 4. PPDH về các nguyên tố và chất hóa học. 9 (6,3)
Chương 5. PPDH về các hợp chất hữu cơ. 6 (4, 2)
Chương 6. PPDH các bài luyện tập, ôn tập, thực hành. 4 (2,2)
2.2.2. Thiết kế nội dung học phần PPDH HH2 theo mođun
a. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun
- Thiết kế tài liệu gồm 6 mođun từ
HH/PP2.01 đến HH/PP2.06; Thành phần
chính của mođun: (1) Tên mođun và mã số, (2) Mục tiêu của mođun, (3) Tài
liệu học tập, (4) Giới thiệu khái quát về mođun (5) Hướng dẫn tự học: nội dung
các tiểu mođun. (6) Test ra.
- Mỗi mođun gồm từ 2 đến 8 tiểu mođun, mã số HH/PP2.01.01; Thành phần
một tiểu mođun gồm:
+ Mục đích, yêu cầu: là những kết quả mà SV phải đạt được sau khi nghiên
cứu ti
ểu mođun đó. Căn cứ vào các mục đích đó mà GV theo dõi, hướng dẫn,
kiểm tra đánh giá SV một cách cụ thể, chính xác;
+ Nội dung và phương pháp: yêu cầu SV thực hiện để đạt được mục đích
về nội dung kiến thức và PPDH. Chúng tôi căn cứ vào khả năng thực tế về thời

11
gian, năng lực tự học, tài liệu nghiên cứu và các điều kiện hiện có của SV mà

thiết kế nội dung tự học theo mức độ yêu cầu tăng dần khả năng tự học, tìm
kiếm phát triển thông tin của SV. Căn cứ giáo trình PPDH HH2, kiến thức hóa
học phổ thông và đối tượng SV, chúng tôi thiết kế một số yêu cầu:
. Trình bày nội dung cơ bản về vấn đề nghiên cứu.
. Phân tích, dẫn chứng làm rõ nội dung kiến thức, PPDH.
. Vận dụng thực tế để dạy các bài trong SGK hóa học phổ thông.
+ Bài tập vận dụng
+ Các thông tin phản hồi.
b. Tài liệu bổ trợ kiến thức tự học.
- Các mođun bổ trợ mã số từ HH/BT2.01 đến HH/BT2.08; Gồm: 1) Các quan
điểm, định hướng về đổi mới chương trình, SGK hóa học phổ thông; 2) Các
PPDH hóa học; 3) Một số nội dung tóm tắ
t về các học thuyết và các định luật
hóa học cơ bản; 4) Những kiến thức mới, khó cần lưu ý trong các bài, các
chương, trong chương trình và SGK hóa học phổ thông.
2.2.3. Thiết kế phương pháp dạy học PPDH HH2 theo mođun
a. Những yêu cầu sư phạm:
- Tạo điều kiện cho SV học tập chủ động: học theo tài liệu tự học có hướng
dẫn theo mođun, SV chủ động và chuẩ
n bị bài theo hướng dẫn. Mỗi SV tự giác,
tích cực để hoàn thành nhiệm vụ học tập với từng bài, thể hiện việc nắm nội
dung, biết vận dụng, bám sát chương trình và SGK hóa học phổ thông;
- Sự phản hồi kịp thời: SV nhận ra những ưu điểm, hạn chế, cái đã nhận
thức được, rèn luyện được, cái mà họ chưa làm được hoặc sai sót, từ đó giúp
cho SV tự điều chỉnh quá trình học tập của mình;
- Đảm bảo tính vững chắc của kiến thức và các kỹ năng: kiến thức và kỹ
năng SV có được đảm bảo vững chắc bằng cách vận dụng thực hành kết hợp
kiểm tra, tự đánh giá và đánh giá của SV;
- Tạo không khí làm việc: tạo mối quan hệ, hợp tác làm việc giữa GV với
SV, giữa các SV trong nhóm và giữa các nhóm SV vớ

i nhau là rất cần thiết;

12
- Sự chuẩn bị nội dung học tập: GV căn cứ vào nội dung giáo trình, tài liệu
tự học có hướng dẫn để tổ chức học tập cho SV và cách xử lý các tình huống có
thể xảy ra trong khi SV phân tích bài, vận dụng minh họa.
b. Các bước tổ chức dạy học: - Công việc chuẩn bị bài; - Hoạt động học tập ở
nhà; - Hoạt động dạy học trên lớp học: kiểm tra; chia nhóm thảo luậ
n; các nhóm
trình bày; tranh luận, kết luận, tự đánh giá, đánh giá của GV.
c. Hướng dẫn dạy học theo mođun.
2.2.4. Thiết kế tài liệu hướng dẫn tự học PPDH HH2 theo mođun
- Thiết kế 06 chương PPDH HH2 thành 6 mođun tự học có hướng dẫn; thiết kế
các mođun bổ trợ tự học.
- Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn, tài liệu bổ trợ
PPDH HH2 theo mođun
và hướng dẫn dạy học.
2.2.5. Minh họa thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun
Tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun được trình bày như sau:
Trang bìa, ký hiệu viết tắt, giới thiệu.
Cấu trúc tài liệu gồm:
- Mở đầu: mục tiêu, nội dung, tài liệu học tập, sử dụng tài liệu học tập.
- Nội dung: gồm 6 mođun, sau đây là mođ
un minh họa:
MOĐUN III
PPDH CÁC BÀI NỘI DUNG VỀ THUYẾT VÀ ĐỊNH LUẬT HÓA HỌC CƠ BẢN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC PHỔ THÔNG
Mã số: HH/PP2.03
I. MỤC TIÊU
II. TÀI LIỆU HỌC TẬP

III. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MOĐUN
IV. TEST VÀO MOĐUN III
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tiểu mođun 1: Vị trí, ý nghĩa các thuyết và định luật hóa học cơ bản.
Mã số: HH/PP2.03.01
1. Mục đích:

13
- Nắm được tên, vị trí, ý nghĩa các thuyết và định luật hóa học cơ bản được
thể hiện trong chương trình hóa học phổ thông.
- Biết vận dụng nội dung các thuyết và định luật hóa học cơ bản để làm rõ
các kiến thức, các sự kiện hóa học và hiểu về các thuyết và định luật hóa học.
2. Nội dung và phương pháp
1) Hãy kể tên các thuyết và định luật hóa học cơ bản đượ
c trình bày trong
chương trình và SGK hóa học phổ thông ?
- các thuyết:
-các định luật:
2) Hãy cho biết vị trí và phân tích ý nghĩa của các thuyết, định luật hóa học cơ
bản trong chương trình hóa học phổ thông ?
a. Các thuyết trong chương trình hóa học phổ thông:
- vị trí:
TT Tên thuyết Vị trí trong chương trình
1.



Chương Lớp



- ý nghĩa:
b. Các định luật hóa học trong chương trình phổ thông:
- vị trí:
TT Tên định luật Vị trí trong chương trình
1.



Chương Lớp


- ý nghĩa:
3. Bài tập vận dụng
Định luật thành phần không đổi được vận dụng như thế nào ?
4. Thông tin phản hồi
- Các thuyết và định luật đã được giới thiệu trong chương trình hóa học
phổ thông Lớp 8: Thuyết nguyên tử - phân tử, Định luật bảo toàn khối lượng,
Định luật Avogađro; Lớp 10: Thuyết cấu tạo nguyên tử, Liên kết hóa học, Lý

14
thuyết về phản ứng hóa học, Định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Lớp
11: Thuyết điện ly, thuyết axit – bazơ, Thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ
- Tham khảo mođun bổ trợ HH/BT2.03
VI. TEST RA MOĐUN III
Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn để gợi ý, định hướng cho SV nghiên
cứu, cách học, cách làm việc với nội dung kiến thức, phương pháp mà SV
hướng tới. Như vậy, cách tự học chung chung, không biết tự học cái gì hoặc
đọc lại giáo trình một cách máy móc sẽ được thay thế dần bằng thói quen tự học
có mục đích rõ ràng.
2.3. Biện pháp 2. Tăng cường năng lực tự học cho SV qua việc rèn kỹ năng

dạy học bằng PPDH vi mô (PPDHVM)
Học phần PPDH HH2 (45 tiết: 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành) yêu cầu
SV nghiên cứu các nội dung, nguyên t
ắc, PPDH và nắm vững chương trình
SGK hóa học phổ thông. Đồng thời phải vận dụng các kiến thức đó để thực
hành, rèn kỹ năng dạy học các loại bài hóa học phổ thông.
Trên cơ sở các đặc điểm, vai trò của PPDHVM trong dạy học, chúng tôi sử
dụng PPDHVM để thực hành rèn luyện và hình thành những năng lực sư phạm,
những kỹ năng dạy học cho SV. Sử dụng PPDHVM, các k
ỹ năng sư phạm lần
lượt được củng cố, được đánh giá, tự đánh giá, tự điều chỉnh một cách thích
hợp. Từ đó giúp SV có năng lực, kỹ năng cần thiết và bản lĩnh để bước lên bục
giảng bằng sự tự tin vững chắc.
2.3.1. Yêu cầu của phương pháp dạy học vi mô
Để thực hiện tốt PPDHVM vận d
ụng trong dạy học hóa học, rèn luyện các
năng lực sư phạm cho SV cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- PPDHVM vận dụng thích hợp cho học tập với nhóm khoảng 10 đến 15
SV, được chia thành các nhóm nhỏ hơn từ 3 đến 5 SV để thực hiện;
- Thiết bị phục vụ: phòng học chức năng, thiết bị để ghi hình, ghi âm;
- Phiếu đánh giá: sử dụng cho thành viên các nhóm quan sát ghi nhận xét,
theo dỏi tiến trình dạy học. Phiếu có thể đánh giá toàn bộ các kỹ năng hoặc từng
kỹ năng riêng rẽ .

15
Chúng tôi thiết kế mẫu phiếu đánh giá cho các kỹ năng như sau:
Mẫu 1.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG DẠY HỌC
Người nhận xét: Người dạy:
Bài, mục dạy:


Stt Nội dung Ý kiến nhận xét
1 Kiến thức chính xác, đầy đủ, khoa học, hệ thống
2 Làm nổi bật trọng tâm kiến thức cần dạy
3 Đảm bảo tính giáo dục, tính thực tiễn
2.3.2. Tổ chức theo phương pháp dạy học vi mô.
- Để rèn luyện các kỹ năng có hiệu quả cần tuân theo nguyên tắc cơ bản: Sự
kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành; học bằng hoạt động; rèn luyện từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; toàn diện nhưng có trọng điểm; thường
xuyên; kết hợp rèn kĩ n
ăng, hình thành nhân cách với việc cung cấp kiến thức.
- PPDHVM với những ưu điểm nổi bật, rất thích hợp cho việc rèn kỹ năng
sư phạm, vì vậy chúng tôi sử dụng cho các tiết thực hành về PPDH các loại bài
hóa học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.
2.3.3. Rèn luyện một số kĩ năng dạy học thông qua học phần PPDH HH2
Để việc rèn luyện một số kĩ
năng dạy học đạt hiệu quả và có chất lượng tốt
chúng tôi đã tiến hành ở các dạng bài sau:
- Bài dạy có nội dung về thuyết, định luật hóa học
- Bài dạy về chất và nguyên tố hóa học
- Bài dạy về hóa học hữu cơ
- Bài dạy về luyện tập, ôn tập, thực hành
Qui trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị; Bước 2. Trên lớp; Bước 3. Nhận xét,
đánh giá lần 1;Bước 4.
Ghi hình lần 2; Bước 5. Nhận xét đánh giá lần 2.
2.4. Biện pháp 3. Tự học bằng bài tự học điện tử
- Học phần PPDH HH2 nghiên cứu về dạy học hóa học phổ thông, với khối
lượng kiến thức về PPDH, tổ chức dạy học và kiến thức hóa học phổ thông mà


16
SV cần nắm là rất lớn. Do đó, nếu chỉ từ giáo trình, văn bản, SGK, SGV,…là
không đáp ứng yêu cầu thông tin học tập hiên tại cũng như chuẩn bị cho dạy
học hóa học ở phổ thông trong xu thế đổi mới PPDH.
- Chúng tôi xây dựng bài giảng điện tử, bài tự học điện tử học phần PPDH
HH2, kết hợp tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun
để tạo nguồn tư liệu
phong phú hỗ trợ việc tự học cho SV.
2.4.1. Vai trò, ý nghĩa của bài giảng điện tử trong dạy học
- Bài giảng điện tử trong dạy học trên trang Web có ý nghĩa sư phạm:
SV sử dụng Web như công cụ hỗ trợ học tập: SV tự học tập qua trang Web
theo trình tự đã lập sẵn, có hướng dẫn học tập hoặc có s
ự hỗ trợ của GV. Cách
học này giúp cho SV hứng thú học tập, chủ động, tích cực hơn, tự đánh giá nhờ
tính năng tương tác, hình ảnh sinh động.
GV sử dụng Web như công cụ hỗ trợ dạy học: GV có thể hướng dẫn học
tập dưới dạng câu hỏi, sử dụng các đoạn phim, các mô phỏng, hình ảnh để minh
họa cho những thí nghiệm khó thực hiện, không an toàn, hi
ện tượng khó quan
sát như tia âm cực, lò cao, điều chế clo…
Tạo môi trường tương tác để SV học tập, trao đổi thông tin qua Internet
với SV trong nhóm, với GV một cách chủ động, nhanh chóng.
- Tự học với tài liệu tự học điện tử. Sự hấp dẫn và tính hiệu quả của tài liệu
tự học điện tử được thể hiên qua các ưu điểm:
Tài liệu tự
học điện tử tạo ra sự tương tác cao với người học: Với tài liệu
tự học điện tử biên soạn gồm: mục đích, nội dung và phương pháp, bài tập vận
dụng, thông tin phản hồi, bổ trợ và các test bắt đầu, kết thúc; SV không chỉ học
tập từ các văn bản mà còn bằng quan sát hình vẽ, sơ đồ, ảnh và video.
Tài liệu tự học đ

iện tử bao gồm các hướng dẫn tự học: Tài liệu tự học điện
tử thể hiện rõ mục tiêu học tập, những điều kiện tiên quyết khi tham gia bài học,
có những thông tin mô tả tóm tắt về nội dung của bài học và tài liệu tham khảo,
những nhiệm vụ SV cần thực hiện, xác định những kỹ năng
Tài liệu tự học điệ
n tử cho phép người học tự kiểm tra đánh giá mức độ
kiến thức của bản thân thông qua các bài tập trắc nghiệm: Tài liệu tự học điện

17
tử bao gồm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm đánh giá đầu vào, đầu ra của SV ở
mỗi bài hoc. Thông qua việc trả lời các câu hỏi, SV có thể kiểm tra mức độ lĩnh
hội kiến thức, biết tự điều chỉnh trong học tập. Mặt khác, trả lời câu hỏi trên
máy tính giúp SV khắc phục được tâm lí sợ sai, học tập qua sai lầm.
Học tập với tài liệu tự học
điện tử, tạo cho SV tính tích cực chủ động sáng
tạo, tương tác trực tiếp với nội dung học tập, hình thành phương pháp tự học.
Sử dụng tài liệu tự học trên lớp với sự trợ giúp của giảng viên, sử dụng tài liệu
tự học ở nhà qua việc sử dụng đĩa CD, qua mạng Internet. Tài liệu tự học điện
tử giúp làm phong phú nội dung, tài nguyên tự họ
c cho SV, thêm một kênh
thông tin SV tiếp cận kiến thức
2.4.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng điện tử trên trang Web
(a) Đảm bảo tính khoa học; (b) Đảm bảo tính sư phạm; (c) Đảm bảo tính khả
thi; (d) Đảm bảo tính thẩm mỹ.
2.4.3. Thiết kế bài giảng điện tử học phần PPDH HH2
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài giảng
Bước 2: Xác đị
nh kiến thức cơ bản và trọng tâm
Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học
Bước 4: Xác định tư liệu cho các bước của bài giảng.

Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ và số hóa kịch bản bài giảng
Bước 6: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng
2.4.4. Sử dụng bài giảng điện tử trên trang Web
- Chúng tôi xây dựng bài giảng đi
ện tử để khai thác lĩnh vực này cho SV có
thêm hình thức tự học với nguồn tư liệu phong phú và sinh động.
- Bài giảng điện tử PPDH HH2 được dùng làm tài liệu cho SV tự học, tự
nghiên cứu và chuẩn bị tốt hơn cho các nội dung trước khi đến lớp.
- Khi tự học SV có thể hoàn thành bài tập vận dụng và câu hỏi từ nội dung
hướng dẫn, SV tìm kiếm bổ sung thông tin, hình ảnh, thí nghiệm,…tự thiết k
ế
nội dung nghiên cứu dạng văn bản hoặc PowerPoint để trình bày, minh họa.
- GV có thể tham khảo để hướng dẫn SV nghiên cứu bài ở nhà, thảo luận,
trình bày nội dung bài ở lớp.

18
- Sử dụng từ đĩa CD hoặc qua mạng nội bộ, Internet.
Mẫu thiết kế bài giảng điện tử, bài tự học điện tử học phần PPDH HH2
được trình bày như sau:
Mẫu 1: Bài giảng điện tử PPDH HH2



Mẫu 2: Bài tự học điện tử PPDH HH2



19
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và
tính hiệu quả những biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận án.
- Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra trong luận án.
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
TT Năm học Trường TN Lớp TN Lớp ĐC
1 2005 -2006 ĐHSP Hà Nội K52A K52B
ĐHSP Hà Nội K53CT K53AB 2

2006 -2007
ĐH Đồng Tháp N1- Hóa 2004 N2 - Hóa 2004
ĐHSP Hà Nội K54A K54B
ĐH Đồng Tháp Hóa 2005A Hóa 2005B
ĐHSP Huế Hóa 3AB Hóa 4AB
ĐHSP Đà Nẵng 04HH 03HH
ĐHSP TP HCM Hóa 2B Hóa 2A




3




2007 - 2008
ĐH An Giang DH6H DH5H
3.3. Tổ chức và nội dung thực nghiệm
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1.1. Giảng viên tham gia thực nghiệm.

Các giảng viên tham gia thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy
học phần PPDH HH2 và đã dạy học phần này nhiều năm.
TT Họ và tên Giảng viên Trường Năm
1 Đặng Thị Oanh ĐHSP Hà Nội 2005 - 2008
2 Đặng Thị Thuận An ĐHSP Huế 2007 - 2008
3 Nguyễn Thị Lan Anh ĐHSP Đà Nẵng 2007 – 2008
4 Trần Thị Vân ĐHSP TP HCM 2007 - 2008
5 Đặng Công Thiệu ĐH An Giang 2007 - 2008
6 Dương Huy Cẩn ĐH Đồng Tháp 2005 - 2008
3.3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
Lần thứ nhất, Trong năm học 2005 - 2006, thực nghiệm thăm dò, lấy ý kiến
nhận xét và đánh giá về tài liệu đã biên soạn.
Lần thứ hai: Trong năm học 2006 - 2007, thực nghiệm chính thức lần thứ nhất
về tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun; bài giảng điện tử.

20
Lần thứ ba: Trong năm học 2007 - 2008, thực nghiệm chính thức lần thứ hai về
tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun; bài giảng điện tử.
3.2.2. Nội dung thực nghiệm
- Thực nghiệm lấy ý kiến nhận xét và đánh giá: Tài liệu tự học có hướng
dẫn theo môđun, tài liệu dạy học bằng bài giảng điện tử và bài tự học điện t
ử.
- Thực nghiệm dạy học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun, bài
giảng điện tử , bài tự học điện tử và rèn kỹ năng dạy học bằng PPDH vi mô.
- Thực nghiệm về khả năng vận dụng học phần PPDH HH2 trong quá trình
học tập để đánh giá độ bền kiến thức sau khi học.
3.4. Kết quả thực nghi
ệm
3.4.1. Kết quả điều tra sinh viên
Ý kiến đánh giá qua phiếu điều tra của 303 SV của 6 trường ĐHSP: Hà

Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp:
- Đánh giá vai trò quan trọng của giáo trình, tài liệu tự học có hướng dẫn,
bài tự học điện tử cho việc chuẩn bị bài học, có 172/303 SV chiếm 56,76% .
- Với tài liệu tự học có hướng dẫn, giáo trình điệ
n tử là điều kiện cần thiết
để SV chủ động, học tập tích cực, dễ học, hiệu quả có 208/303 ý kiến chiếm
69,97% . Điều này nói lên sự phù hợp của SV với tài liệu tự học.
- Tài liệu tự học có hướng dẫn có tác dụng định hướng tốt việc học tập tích
cực cho SV, chuẩn bị bài và tạo cơ hội để tranh luận, chiếm 52,80%.
Nh
ư vậy việc biên soạn các tài liệu học tập, hướng dẫn tự học, có tác dụng
tính tích cực trong hoạt động tự học tập của SV.
3.4.2. Kết quả điểm thi của SV khi kết thúc học phần PPDH HH 2.
3.4.2.1. Tại trường ĐHSP Hà Nội.
- Năm học 2005 - 2006. Kết quả học tập của lớp TN, K52A và lớp ĐC, K52B
Bảng 3.8. Bảng % số SV đạt điểm X
i
trở xuống của lớp TN (K52A) và lớp ĐC
(K52B), khoa Hóa học, trường ĐHSP Hà Nội.
Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống Lớp Số
SV
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 44 0 0 0 0 0 0 18,18 40,91 77,27 100
ĐC 43 0 0 0 0 0 0 30,23 53,49 86,05 100

21













- Năm học 2006 - 2007. Kết quả học tập của lớp TN, K53CT và lớp ĐC, K53AB
Bảng 3.11. Bảng % số SV đạt điểm X
i
trở xuống của lớp TN (K53CT) và lớp
ĐC (K53AB), khoa Hóa học, trường ĐHSP Hà Nội.
Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống Lớp Số
SV
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 57 0 0 0 0 3,51 21,05 38,59 57,89 85,96 100
ĐC 77 0 0 0 0 7,79 24,67 54,54 68,83 96,10 100













- Năm học 2007 - 2008. Kết quả học tập của lớp TN, K54A và lớp ĐC, K54B
Bảng 3.14. Bảng % số SV đạt điểm X
i
trở xuống của lớp TN (K54A) và lớp ĐC
(K54B), khoa Hóa học, trường ĐHSP Hà Nội.
Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống Lớp Số
SV
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 37 0 0 0 0 0 0 5,40 78,37 100 100
ĐC 40 0 0 0 0 0 0 27,50 87,50 100 100
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN
(
K52A
)
và lớ
p
ĐC
(
K52B
),
t
r
ườn
g

ĐHSP Hà N

i.
Lớp TN
Lớp ĐC
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN
(K53CT) và lớp ĐC (K53AB), trường ĐHSP
Hà Nội.
Lớp TN
Lớp ĐC

22












3.4.2.2. Tại trường ĐH Đồng Tháp.
- Năm học 2006 - 2007. Kết quả học tập nhóm 1, TN và 2, ĐC lớp Hóa 2004
Bảng 3.17. Bảng % số SV đạt điểm X
i
trở xuống của nhóm1-TN và nhóm 2-
ĐC, lớp Hóa 2004, khoa Hóa học, trường ĐH Đồng Tháp.

Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống
Nhóm
Số
SV
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 20 0 0 0 0 5,00 30,00 80,00 100 100 100
ĐC 20 0 0 0 0 15,00 60,00 95,00 100 100 100












- Năm học 2007 - 2008. Kết quả học tập lớp TN, H2005A và ĐC, Hóa 2005B
Bảng 3.20. Bảng % số SV đạt điểm X
i
trở xuống của lớp TN (Hóa 2005A) và
lớp ĐC (Hóa 2005B), năm thứ 3, trường ĐH Đồng Tháp.
Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống Lớp Số
SV

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 32 0 0 0 0 9,37 40,63 90,63 100 100 100
ĐC 33 0 0 0 0 12,12 66,67 96,97 100 100 100
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả của nhóm 1-TN và
nhóm 2-ĐC lớp Hóa 2004, trường ĐH Đồng Tháp
Lớp TN
Lớ
p
ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN (K54A)
và lớp ĐC (K54B), trường ĐHSP Hà Nội

23








- Năm học 2007 - 2008. Kết quả điểm thi tốt nghiệp của nhóm 1, TN và nhóm
2, ĐC lớp Hóa 2004
Bảng 3.23. Bảng lũy tích của nhóm 1-TN và nhóm 2-ĐC, lớp Hóa 2004
Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống
N

hóm Số
SV
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 17 0 0 0 0 0 17,65 41,18 82,35 100 100
ĐC 17 0 0 0 0 5,88 52,94 82,36 88,24 100 100








3.4.2.3. Tại các trường ĐHSP Huế, ĐH An Giang, ĐHSP TP Hồ Chí Minh,
ĐHSP Đà Nẵng.
Năm học 2007 – 2008. Kết quả điểm thi các lớp TN (3AB, DH6H, 2B, 04HH)
và các lớp ĐC (4AB, DH5H, 2A, 03HH)
Bảng 3.26. Bảng % số SV đạt điểm X
i
trở xuống các lớp TN và các lớp ĐC
Số % SV đạt điểm từ X
i
trở xuống Các
Lớp
Số
SV
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 207 0 0 0,96 1,92 5,30 17,38 51,20 80,67 100 100
ĐC 221 0 1,36 4,98 8,60 14,93 28,50 66,06 85,07 98,64 100
Hình 3.12. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả nhóm 1-TN và nhóm 2-

ĐC lớp Hóa 2004 (tốt nghiệp), trường ĐH Đồng Tháp
Lớ
p
TN
Lớ
p
ĐC
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả lớp TN (Hóa2005A) và
lớp ĐC (Hóa 2005B), trường ĐH Đồng Tháp
Lớ
p
TN
L
ớp
Đ
C


24









3.4.2.4. Tại 6 trường thực nghiệm.
Bảng 3.27 . So sánh các tham số giữa các lớp TN và các lớp ĐC ở 3 khu vực

thực nghiệm: ĐHSP Hà Nội, ĐH Đồng Tháp và Các trường ĐH khác.
ĐHSP Hà Nội ĐH Đồng Tháp Các trường ĐH khác Tham số
Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC
X

8,22 7,79 6,91 6,37 7,43 6,91
2
S

1,34 1,39 0,88 0,73 1,39 2,49
S 1,16 1,18 0,94 0,85 1,18 1,58
V(%) 14,11 15,15 13,60 13,34 15,88 22,86
ε

0,10 0,09 0,11 0,10 0,88 0,11
T 3,16 >
,
f
t
α
= 1,96 3,52 >
,
f
t
α
= 1,96 3,87 >
,
f
t
α

= 1,96
Bảng 3.28. Tổng hợp các tham số của các lớp TN và các lớp ĐC ở 6 trường Đại
học đã tham gia thực nghiệm.
Tham số
X
2
S
S V(%)
ε
Số SV
TN 7,60 1,50 1.23 16,18 0,06 414
ĐC 7,14 2,09 1,45 20,31 0,07 451
T = 5,05 lớn hơn giá trị t lí thuyết t = 1,96 với bậc tự do f = 863
Nhận xét:
- Theo kết quả của phương án thực nghiệm cho thấy đã có tác động tích
cực trong việc học tập theo tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun. Kết quả
học tập của SV đa số các lớp TN đều cao hơn, có ý nghĩa so với các lớp ĐC với
mức ý nghĩa 0,05.
- Theo chúng tôi kết quả thu được về điểm số của các lớp thực nghiệm cao

n, bằng thậm chí thấp hơn so với các lớp đối chứng, vẫn là kết quả tốt. Bởi vì
Hình 3.14. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả của các lớp TN
và các lớp ĐC của 4 trường Đại học
L
ớp
T
N

L
ớp

Đ
C


25
SV tự học, tự nghiên cứu mà điểm thi vẫn đạt kết quả, mặt khác độ bền kiến
thức sau khi học lại cao hơn. Điều đó nói rằng nếu có tài liệu hướng dẫn và tổ
chức tốt việc học, thì việc tự học của SV là khả thi; bằng cách tự học theo tài
liệu hướng dẫn, SV vẫn có thể tích lũy tốt kiến thức, vậ
n dụng và rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp, kỹ năng học tập cho bản thân mình.
Như vây, phương pháp tự học của SV bằng tài liệu tự học có hướng dẫn
theo mođun, bài tự học điện tử học phần PPDH HH2 là khả thi và có hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài luận án, chúng tôi đ
ã
thực hiện nghiên cứu được các vấn đề sau:
1. Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc
nghiên cứu nội dung của đề tài bao gồm:
- Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học đại học hiện nay, các tiếp
cận làm cơ sở cho sự đổi mới phương pháp dạy học hóa học, dạy học vớ
i
phương tiện điện tử , ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học hóa học.
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các cơ sở lý luận về tự học và phương pháp
tự học có hướng dẫn theo mođun, năng lực tự học và tăng cường năng lực tự
học cho sinh viên sư phạm hóa học.
2. Đề ra các cơ sở, nguyên tắc xây dựng các biện pháp tăng cường năng lực tự
học cho SV và xây dựng 3 biện pháp cụ thể gồm:
- Biện pháp 1. Tự học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun.

- Biện pháp 2. Tăng cường năng lực tự học cho SV qua việc rèn kỹ năng
dạy học bằng phương pháp dạy học vi mô.
- Biện pháp 3. Tự học bằng bài tự học điện tử.
3. Thiết kế được 3 tài liệ
u để tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu ra:
- Thiêt kế tài liệu tự học có hướng dẫn học phần PPDH HH2 gồm 6
chương thành 6 mođun dạy học với 26 tiểu mođun.
- Thiết kế bài giảng điện tử, bài tự học điện tử học phần PPDH HH2 trên
trang Web, gồm 6 mođun với phần hướng dẫn tự học và các minh họa.

×