BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CHÂU TÀI TẢO
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁC NGUỒN TÔM SÚ
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) BỐ MẸ VÀ THỰC
NGHIỆM NUÔI TÔM THÀNH THỤC TRONG HỆ
THỐNG BỂ TUẦN HOÀN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
Cần Thơ, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CHÂU TÀI TẢO
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CÁC NGUỒN TÔM SÚ
(Penaeus monodon Fabricius, 1798) BỐ MẸ VÀ THỰC
NGHIỆM NUÔI TÔM THÀNH THỤC TRONG HỆ
THỐNG BỂ TUẦN HOÀN
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản nước Mặn, Lợ
Mã số: 62 62 70 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
Người hướng dẫn khoa học:
PGs.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG
PGs.TS. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
Cần Thơ, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận án này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện các thí nghiệm và phân tích. Tất cả các
số liệu và kết quả được trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa
được dùng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 06 năm 2012
Tác giả
Châu Tài Tảo
ii
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Thủy Sản, Khoa sau Đại Học, Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản, bộ môn
Dinh dưỡng và chế biến Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện
cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm qua.
Tôi xin cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Trường Đại học Cần Thơ,
Khoa Thủy sản, Bộ môn Kỹ thuật nuôi Hải sản và bộ môn Dinh dưỡng và chế
biến Thủy sản đã hỗ trợ kinh thí thực hiện luận án này.
Đặc biệt xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts. Nguyễn Thanh
Phương và PGs.Ts. Đỗ Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, quan tâm,
giúp đỡ, động viên và cho tôi những lời khuyên quí báu trong suốt thời gian
thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn PGs.Ts. Trần Ngọc Hải, PGs.Ts.
Trần Thị Thanh Hiền, PGs.Ts. Đặng Thị Hoàng Oanh, Ths. Hoàng Văn Súy,
Ths. Lý Văn Khánh, Ths. Nguyễn Hương Thùy, Ths. Trần Lê Cẩm Tú luôn
sẵn lòng giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy, cô, anh, chị nghiên cứu sinh
Khóa 6 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi thực
hiện luận án này.
Xin gởi lời cảm ơn đến Chi Cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Cà Mau, đã
cung cấp cho tôi số liệu để thực hiện luận án.
Sau cùng là lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn
bè đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án.
Cần Thơ, ngày 18 tháng 06 năm 2012
Tác giả
Châu Tài Tảo
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm tạ ii
Mục lục iii
Danh sách bảng x
Danh sách hình xii
Danh mục từ viết tắt xiv
Tóm tắt xv
Abstract xviii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
1.1 Hiện trạng nuôi tôm nước lợ trên thế giới và Việt Nam 7
1.1.1 Nuôi tôm nước lợ thương phẩm trên thế giới 7
1.1.2 Nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long 9
1.1.2.1 Diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ 9
1.1.2.2 Sự phát triển của các mô hình nuôi tôm nước lợ 11
1.2 Sản xuất giống tôm biển (Penaeus) trên thế giới và Việt Nam 16
1.2.1 Sản xuất giống tôm biển (Penaeus) trên thế giới 16
1.2.2 Sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Việt Nam 17
1.3 Nuôi vỗ thành thục tôm sú bố/mẹ trên thế giới và Việt Nam 19
1.3.1 Nuôi vỗ thành thục tôm sú (Penaeus monodon) bố/mẹ trên thế giới 19
1.3.2 Nuôi vỗ thành thục tôm sú (Penaeus monodon) bố/mẹ ở Việt Nam 23
1.4 Một số đặc điểm sinh học tôm sú 24
1.4.1 Vị trí phân loại 25
1.4.2 Tập tính sống 25
1.4.3 Phân bố của tôm sú 26
iv
1.4.4 Vòng đời phát triển của tôm sú 27
1.4.5 Đặc điểm sinh học dinh dưỡng 27
1.4.6 Đặc điểm sinh trưởng 28
1.4.7 Đặc điểm sinh học sinh sản 28
a) Kích cỡ thành thục 28
b) Cơ quan sinh dục đực và cái 28
c) Tập tính giao vỹ 29
d) Sự phát triển của buồng trứng 30
e) Tập tính đẻ trứng 31
1.5 Nhu cầu dinh dưỡng cho tôm bố/mẹ 31
1.5.1 Chất béo (lipid) 31
1.5.1.1 Chất béo tổng số 32
1.5.1.2 Các nhóm chất béo 32
1.5.1.3 A-xít béo 33
1.5.2 Chất đạm (protein) 34
1.5.3 Chất bột đường (carbohydrate) 35
1.5.4 Carotenoid 35
1.5.5 Vitamin 36
1.5.6 Chất khoáng 37
1.6 Thức ăn nuôi vỗ thành thục tôm biển. 37
1.6.1 Thức ăn tươi sống 37
1.6.2 Thức ăn nhân tạo 40
1.7 Những nghiên cứu về vitellogenin (protein tạo noãn hoàng) 41
1.7.1 Sơ lược về vitellogenin 41
1.7.2 Các nghiên cứu về Vitellogenin trên các loài giáp xác 42
1.8 Nghiên cứu về a xít arachidonic 44
1.8.1 Sơ lược về a-xít arachidonic (ARA) 44
1.8.2 Một số nghiên cứu về a-xít arachidonic 45
v
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1 Khảo sát tình hình khai thác và sử dụng tôm sú bố/mẹ ở tỉnh Cà Mau 48
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu và số mẫu điều tra 48
2.1.2 Cách chọn mẫu điều tra 48
2.1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 48
2.1.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 48
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu 49
2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của tôm sú có nguồn gốc biển và đầm 49
2.2.1 Đặc điểm sinh sản của tôm mẹ 49
2.2.1.1 Vật liệu thí nghiệm 49
2.2.1.2 Nguồn nước thí nghiệm 50
2.2.1.3 Hệ thống bể lọc và bể nuôi tôm mẹ 50
2.2.1.4 Nguồn tôm thí nghiệm 51
2.2.1.5 Bố trí thí nghiệm 51
2.2.1.6 Các chỉ tiêu ghi nhận 52
a) Các chỉ tiêu môi trường của bể nuôi tôm mẹ 52
b) Chỉ tiêu sinh học của tôm bố/mẹ 52
c) Chỉ tiêu sinh hóa 53
2.2.2 Phát triển của ấu trùng 56
2.2.2.1 Nguồn ấu trùng thí nghiệm 56
2.2.2.2 Thức ăn và thuốc phòng trị bệnh trong ương ấu trùng và hậu ấu trùng . 57
2.2.2.3 Chăm sóc ấu trùng 57
2.2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi trong thời gian ương tôm 58
a) Chỉ tiêu môi trường 58
b) Tăng trưởng ấu trùng 58
c) Tỉ lệ sống 58
vi
2.2.2.5 Phương pháp đánh giá chất lượng tôm bột (PL) 58
2.2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu 59
2.3 Nghiên cứu ứng dụng hệ thống lọc sinh học để nuôi thành thục và nuôi
phát dục tôm sú bố/mẹ 59
2.3.1 Hệ thống bể nuôi thành thục tôm bố/mẹ 59
2.3.2. Nguồn nước thí nghiệm 61
2.3.3 Vận hành bể nuôi 61
2.3.4 Thử nghiệm nuôi thành thục tôm bố/mẹ trong hệ thống bể lọc tuần hoàn. 61
2.3.4.1 Nguồn tôm bố/mẹ 62
2.3.4.2 Bố trí thí nghiệm 62
2.3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 63
a) Các yếu tố môi trường 63
b) Các chỉ tiêu sinh học của tôm 63
2.4 Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục tôm sú trong bể lọc tuần hoàn với thức
ăn có bổ sung acid arachidonic (ARA) 63
2.4.1 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ 63
2.4.2 Nguồn tôm bố mẹ 64
2.4.3 Bố trí thí nghiệm 64
2.4.4 Chăm sóc tôm bố/mẹ trong bể nuôi 66
2.4.5 Kích thích tôm mẹ sinh sản 66
2.4.6 Ương ấu trùng 68
2.4.6.1 Hệ thống ương ấu trùng 68
2.4.6.2 Nguồn ấu trùng 68
2.4.6.3 Nguồn nước thí nghiệm 68
2.4.6.4 Thức ăn và thuốc phòng trị bệnh để ương ấu trùng và hậu ấu trùng 68
2.4.6.5 Chăm sóc ấu trùng 68
2.4.6.6 Các chỉ tiêu theo dõi 69
a) Sinh trưởng và phát dục của tôm bố/mẹ 69
vii
b) Thí nghiệm ương ấu trùng 70
2.4.6.7 Phương pháp xử lý số liệu 70
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 71
3.1 Tình hình khai thác và sử dụng tôm sú (Peneaus monodon) bố/mẹ 71
3.1.1 Tình hình khai thác tôm sú bố/mẹ 71
3.1.1.1 Ngư dân và ngư trường khai thác tôm sú bố mẹ 71
3.1.1.2 Ngư cụ và mùa vụ khai thác 72
3.1.1.3 Số lượng tôm bố/mẹ khai thác qua các năm 73
3.1.1.4 Số lượng tôm bố/mẹ khai thác qua các tháng trong năm 74
3.1.2 Kênh phân phối tôm sú bố/mẹ 76
3.1.2.1 Đại lý cấp I 77
3.1.2.2 Đại lý cấp II 78
3.1.3 Giá bán tôm sú bố/mẹ năm 2007 78
3.1.4 Sử dụng tôm sú bố/mẹ trong trại sản xuất giống 80
3.1.4.1 Kích cở tôm bố/mẹ 80
3.1.4.2 Nuôi vỗ tôm bố/mẹ 81
3.1.4.3 Tỷ lệ tôm cái phát triển buồng trứng và tỷ lệ sống sau khi cắt mắt 82
3.1.5 Thuận lợi và trở ngại trong khai thác, phân phối 82
3.1.5.1 Thuận lợi 82
3.1.5.2 Trở ngại 83
3. 2 Đặc điểm sinh sản của các nguồm tôm sú bố/mẹ 84
3.2.1 Sự thành thục và sinh sản của tôm sú có nguồn gốc biển và đầm 84
3.2.1.1 Các yếu tố môi trường bể nuôi tôm mẹ 84
3.2.1.2 Tỷ lệ sống và tỷ lệ tôm đẻ sau khi cắt mắt 85
3.2.1.3 Sự biến động hàm lượng Vitellogenin trong máu theo giai đoạn phát
triển của buồng trứng qua các lần đẻ ở tôm sú 85
3.2.2 Ảnh hưởng của số lần đẻ đến chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng 92
3.2.2.1 Thành thục và đẻ trứng của tôm cái 92
viii
3.2.2.2 Đánh giá chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển và đầm
qua các lần đẻ 97
a) Các yếu tố môi trường bể ương ấu trùng 97
b) Sinh trưởng của các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng có nguồn gốc
tôm biển qua các lần đẻ 98
c) Sinh trưởng các giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng có nguồn gốc tôm
đầm qua các lần đẻ 99
d) So sánh chiều dài qua các lần đẻ của tôm biển và tôm đầm 100
e) Tỷ lệ sống PL
15
của tôm từ tôm cái biển và đầm qua các lần đẻ 102
f) Đánh giá chất lượng tôm PL
15
từ tôm mẹ biển và đầm bằng phương
pháp sốc 104
3.3 Ứng dụng hệ thống lọc sinh học nuôi thành thục tôm sú bố/mẹ 105
3.3.1 Các yếu tố môi trường của bể nuôi tôm bố/mẹ 105
3.3.2 Sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm sú bố/mẹ nuôi trong bể tuần hoàn 110
3.3.3 Tỉ lệ thành thục và đẻ trứng của tôm bố/mẹ nuôi thành thục trong bể 112
3.4 Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung acid Arachidonic (ARA) lên thành
thục và sinh sản của tôm sú bố/mẹ nuôi trong bể lọc sinh học 114
3.4.1 Các yếu tố môi trường bể nuôi vỗ thành thục tôm bố/mẹ 114
3.4.2 Tăng trưởng của tôm bố/mẹ 115
3.4.3 Tỷ lệ sống của tôm bố/mẹ 117
3.4.4 Lột xác, giao vĩ của tôm và tỉ lệ sống sau cắt mắt 118
3.4.5 Tỷ lệ tôm thành thục, đẻ và nở trứng sau khi cắt mắt và sau lột xác 119
a) Sau cắt mắt 119
b) Sau lột xác 120
3.4.6 Ương ấu trùng tôm sú từ tôm cái nuôi vỗ bằng các loại thức ăn có và
không có bổ sung ARA. 124
3.4.6.1 Các yếu tố môi trường 124
ix
3.4.6.2 Tăng trưởng của ấu trùng qua các lần đẻ của tôm cái cho ăn thức ăn
có bổ sung ARA 126
a) Giai đoạn Zoea-3 126
b) Giai đoạn Mysis-2 127
c) Giai đoạn hậu ấu trùng (tôm bột) 128
3.4.6.3. Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng (PL-15) 130
3.4.6.4 Đánh giá chất lượng của PL
15
bằng formol 150 ppm 131
3.5. Thảo luận chung 133
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 137
4.1 Kết luận 137
4.2 Đề xuất 138
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
x
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Cơ cấu diện tích nuôi tôm sú cả nước theo hình thức nuôi năm
2007 12
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ theo các phương thức
nuôi ở các tỉnh ĐBSCL qua một số mốc thời gian 13
Bảng 1.3. Các phương thức nuôi tôm sú ở ĐBSCL năm 2010 13
Bảng 1.4: Quy hoạch nuôi tôm sú theo phương thức nuôi ở ĐBSCL 15
Bảng 1.5: Số trại và sản lượng tôm sú giống của cả nước và ĐBSCL qua
các năm 17
Bảng 1.6. Tình hình SXG, kiểm dịch tôm giống các tỉnh ĐBSCL năm 2010 19
Bảng 2.1: Công thức thức ăn chế biến của các nghiệm thức 65
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 65
Bảng 3.1: Kích cở tôm sú bố/mẹ sử dụng ở các trại giống 81
Bảng 3.2: Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi 85
Bảng 3.3: Sự biến động hàm lượng Vitellogenin (µgALP/mg protein) trong
quá trình sinh sản của tôm đầm qua các lần đẻ 86
Bảng 3.4: Sự biến động hàm lượng Vitellogenin (µgALP/mg protein) trong
quá trình sinh sản của tôm biển qua các lần đẻ 87
Bảng 3.5: Hàm lượng vitellogenin và sức sinh sản tôm sú biển và tôm sú đầm. 91
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu sinh học của tôm biển qua các lần đẻ 94
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu sinh học của tôm đầm 96
Bảng 3.8: Các yếu tố môi trường nước trong các bể thí nghiệm 98
Bảng 3.9: Chiều dài (cm) của các giai đoạn của ấu trùng và hậu ấu trùng
tôm sú 99
Bảng 3.10: Chiều dài (cm) của các giai đoạn của ấu trùng và hậu ấu trùng
tôm đầm 100
xi
Bảng 3.11: Chiều dài (cm) của tôm biển và tôm đầm qua các giai đoạn 101
Bảng 3.12: Tỷ lệ sống (%) của tôm PL
15
qua các lần đẻ của tôm biển và đầm 103
Bảng 3.13: Tỷ lệ PL
15
từ tôm mẹ biển và tôm đầm chết khi sốc formol và
độ mặn 105
Bảng 3.14: Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi 106
Bảng 3.15: Sinh sản của tôm sú cái nuôi vỗ thành thục (g/cá thể) 113
Bảng 3.16: Các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi 115
Bảng 3.17: Tăng trưởng trung bình của tôm bố/mẹ sau 90 ngày nuôi 116
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh học của tôm sau khi cắt mắt 122
Bảng 3.19. Các chỉ tiêu sinh học của tôm sau khi lột xác đẻ lại 123
Bảng 3.20: Nhiệt độ (
o
C) trung bình của các nghiệm thức qua các lần đẻ 124
Bảng 3.21. pH trung bình của các nghiệm thức qua các lần đẻ 125
Bảng 3.22: TAN (mg/L) trung bình của các nghiệm thức qua các lần đẻ 125
Bảng 3.23: NO
2
-
(mg/L) trung bình của các nghiệm thức qua các lần đẻ 126
Bảng 3.24: Chiều dài trung bình của zoea-3 (cm) ở các nghiệm thức thí
nghiệm qua các lần đẻ 127
Bảng 3.25: Chiều dài trung bình của tôm giai đoạn mysis-2 ở các nghiệm
thức thí nghiệm qua các lần đẻ 128
Bảng 3.26: Chiều dài trung bình của hậu ấu trùng ở các nghiệm thức qua
các lần đẻ 129
Bảng 3.27: Tỷ lệ sống (%) trung bình của tôm ở giai đoạn PL-15 của các
nghiệm thức qua các lần đẻ 131
Bảng 3.28: Tỷ lệ tôm chết (%) của tôm PL-15 khi sốc bằng formol 150 ppm 132
xii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1: So sánh sản lượng các loài tôm biển nuôi trên thế giới (1999-2008) 8
Hình 1.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2000-2010 9
Hình 1.3: Sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL giai đoạn
2001-2010 10
Hình 1.4: Diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ theo tỉnh ở ĐBSCL giai
đoạn 2001-2010 11
Hình 1.5: Hệ thống nuôi gia hóa tôm sú (Penaeus monodon) ở CSIRO (Úc) 21
Hình 1.6: Vòng đời của tôm sú (Penaeus monodon) 27
Hình 1.7: Quá trình giao vỹ của tôm sú (Penaeus monodon) 29
Hình 1.8: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm sú 30
Hình 1.9: Thức ăn (Tôm ký cư) cho tôm mẹ 39
Hình 1.10: Cấu trúc của a-xít arachidonic 44
Hình 2.1: Hệ thống lọc sinh học và bể nuôi tôm mẹ 51
Hình 2.2: Thức ăn (Tôm ký cư) cho tôm mẹ 52
Hình 2.3: Cách lấy máu tôm mẹ và trữ mẫu trong nước đá 53
Hình 2.4: Hệ thống bể ương ấu trùng 57
Hình 2.5. Thiết kế hệ thống bể lọc tuần hoàn nuôi tôm bố/mẹ 60
Hình 2.6. Sơ đồ mặt cắt hệ thống lọc nuôi vỗ tôm bố/mẹ 60
Hình 2.7: Chuyển hóa đạm trong hệ thống lọc sinh học (Thomas. 2000) 61
Hình 2.8: Dùng dây thung cột cuống mắt tôm 67
Hình 2.9: Hệ thống bể nuôi phát dục tôm sú mẹ 67
Hình 2.10: Hệ thống bể ương ấu trùng 69
Hình 3.1: Ngư trường khai thác tôm sú bố/mẹ 71
Hình 3.2: Phương tiện lưu trữ tôm sú bố/mẹ trên tàu khai thác 73
Hình 3.3: Số lượng tôm sú bố/mẹ khai thác qua các năm 73
xiii
Hình 3.4: Số lượng tôm sú cái khai thác từ năm 2007 đến 2010 75
Hình 3.5. Số lượng tôm sú đực khai thác từ năm 2007 đến 2010 75
Hình 3.6 : Sơ đồ phân phối tôm sú bố/mẹ khai thác tự nhiên 76
Hình 3.7: Hình thức mua bán tôm sú bố/mẹ trên tàu của đại lý cấp I 77
Hình 3.8: Giá mua của tôm mẹ tại trại sản xuất tôm sú giống 79
Hình 3.9: Sơ đồ biến động giá tôm tăng từ tàu khai thác đến trại sản xuất
giống 80
Hình 3.10: Hàm lượng Vitellogenin trước khi đẻ của tôm biển và tôm đầm 89
Hình 3.11: Tương quan giữa hàm lượng vitellogenin và sức sinh sản của tôm
đầm 89
Hình 3.12: Tương quan giữa hàm lượng vitellogenin và sức sinh sản của tôm
biển 90
Hình 3.13: Tương quan giữa hàm lượng vitellogenin và sức sinh sản của tôm
biển và tôm đầm 90
Hình 3.14: Biến động của nhiệt độ trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 106
Hình 3.15: Biến động của pH trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 107
Hình 3.16: Biến động của độ cứng trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 108
Hình 3.17: Biến động của độ kiềm trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 108
Hình 3.18: Biến động TAN trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 109
Hình 3.19: Biến động của N-NO
2
-
trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 109
Hình 3.20: Biến động của N-NO
3
-
trong thời gian nuôi vỗ tôm bố/mẹ 110
Hình 3.21: Sinh trưởng của tôm bố/mẹ sau 120 ngày nuôi thành thục 111
Hình 3.22: Tỷ lệ sống của tôm sú bố/mẹ sau 120 ngày nuôi thành thục 111
Hình 3.23: Tỷ lệ sống của tôm cái sau 90 ngày nuôi 118
Hình 3.24. Tỷ lệ sống của tôm đực sau 90 ngày nuôi 118
Hình 3.25: Tôm PL-15 dùng đánh giá chất lượng 132
xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
QC: Quảng canh
QCCT: Quảng canh cải tiến
BTC: Bán thâm canh
TC: Thâm canh
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
SXG: sản xuất giống
ARA: A xít Arachidonic
PPP: Phosphate protein
ALP: Alkali-labile phosphate.
PL1: Postlavae1
PL4: Postlavae4
PL8: Postlavae8
PL12: Postlavae12
PL15: Postlavae15
xv
TÓM TẮT
Chủ động nguồn tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ chất lượng tốt là
vấn đề quan trọng cho nghề sản xuất giống tôm và nuôi tôm nói chung ở nước
ta. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tình hình khai thác và sử dụng
tôm sú bố mẹ ở Cà Mau và cải tiến kỹ thuật nuôi phát dục tôm sú trong bể để
góp phần phát triển bền vững nghề sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL.
Nghiên cứu về tình hình khai thác và sử dụng tôm sú (Penaeus
monodon) bố mẹ được thực hiện tại vùng cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau từ tháng 11/2006 đến 06/2007 thông qua phỏng vấn 32 tàu
khai thác tôm bố mẹ, 23 đại lý mua bán cấp 1 và 13 đại lý cấp 2; và số lượng
tôm khai thác được cập nhật vào 2/2011. Khảo sát về sử dụng tôm sú bố mẹ ở
trại giống được thực hiện ở hai cụm trại sản xuất giống tôm sú trọng điểm là
huyện Đầm Dơi và Năm Căn của tỉnh Cà Mau. Kết quả cho thấy số lượng tôm
sú bố mẹ khai thác tăng nhanh qua các năm từ 2007 đến 2010; năm 2010 khai
thác được 145.027 con tôm cái và 42.675 con tôm đực. Mùa vụ khai thác tôm
quanh năm nhưng tập trung vào tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau ở
ngư trường vùng biển phía Tây và Tây Nam. Tôm được khai thác bằng lưới rê
3 màng. Các đại lý cấp I thu gom tôm bố mẹ từ ngư dân ngay trên biển (trung
bình 162 con/tháng) và bán cho các đại lý cấp II với giá trung bình (năm 2007)
là 826.087 đồng/con tôm cái và 78.043 đồng/con tôm đực. Số tôm cái của mỗi
đại lý cấp II (mua từ đại lý cấp I) phân phối trong tỉnh là 1.213 con/năm và
ngoài tỉnh là 4.571 con/năm với giá bán trung bình là 1.321.145 đồng/tôm cái
và 109.615 đồng/tôm đực. Tôm sú cái sử dụng ở các trại giống có kích cỡ
trung bình là 189 g/con. Tôm cái được nuôi phát dục với mật độ trung bình
5,63 con/m
2
; thức ăn là ốc mượn hồn; tỉ lệ tôm phát triển buồng trứng 82,6%;
tỷ lệ sống và tỷ lệ đẻ là >80%.
Nghiên cứu so sánh một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm sú bố
mẹ có nguồn gốc khác nhau gồm tôm khai thác từ biển (tôm biển) và tôm bắt
từ đầm nuôi quảng canh cải tiến (tôm đầm) được thực hiện với các bể nuôi có
thể tích 200 lít, mỗi bể nuôi 1 tôm cái, được kết nối với bể lọc sinh học tuần
xvi
hoàn. Tôm bố mẹ có khối lượng trung bình là 190–210 g/con tôm cái và 80
g/con tôm đực. Kết quả cho thấy hàm lượng vitellogenin trong huyết tương
của tôm cái thay đổi theo qui luật là tăng dần từ giai đoạn I, đạt cực đại ở giai
đoạn IV và giảm thấp khi đẻ, và chu kỳ được lặp lại ở lần phát dục và đẻ trứng
tiếp theo. Tôm sú có nguồn gốc biển có hàm lượng vitellogenin trung bình cao
nhất (8,53 µgALP/mg protein) ở giai đoạn IV của lần tái phát dục trước khi đẻ
lần 2; trong khi tôm đầm có hàm lượng vitellogenin cao nhất (4,95 µgALP/mg
protein) ở giai đọan IV trước khi đẻ lần 1, và các giá trị này khác biệt nhau có
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có mối tương quan thuận giữa hàm lượng
vitellogenin và sức sinh sản của cả hai nguồn tôm biển và tôm đầm. Sức sinh
sản, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của PL
15
, tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu trùng của
tôm biển cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tôm đầm
qua các lần đẻ.
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bể tuần hoàn có lọc sinh học ở đáy để
nuôi thành thục tôm sú bố mẹ được thực hiện trong 4 tháng với tôm cái có
khối lượng ban đầu trung bình 112 g/con và tôm đực 66,7 g/con. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường nước trong hệ thống bể nuôi vỗ rất
thích hợp cho tôm phát triển. Sau 120 ngày nuôi, tôm cái và tôm đực đạt khối
lượng trung bình lần lượt là 151 g và 99 g; tỷ lệ sống tương ứng đạt 66,7% và
50%; sức sinh sản đạt từ 3.783 đến 4.234 trứng/g tôm mẹ và tỷ lệ nở từ 58,5-
79%. Kết quả cho thấy hệ thống bể nuôi này hoàn toàn phù hợp cho nuôi vỗ
phát dục tôm sú.
Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục tôm sú bằng thức ăn có bổ sung a-xít
arachidonic (ARA) được thực hiện với 3 nghiệm thức gồm (i) thức ăn chế biến
không bổ sung a-xít arachidonic; (ii) bổ sung a-xít arachidonic với tỷ lệ
0,45%; và (iii) bổ sung a-xít arachidonic tỷ lệ 1,06 %. Tôm thí nghiệm có
nguồn gốc biển với khối lượng tôm cái và đực lần lượt là 150–155 g/con và
60-65 g/con. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 90 ngày nuôi, khối lượng trung
bình của tôm ở các nghiệm thức có bổ sung và không bổ sung ARA đạt tương
đương nhau (173-174 g/tôm cái và 72-73 g/tôm đực). Tỉ lệ sống của tôm cái ở
nghiệm thức bổ sung ARA 0,45% và 1,06% đạt 55%; trong khi ở nghiệm thức
xvii
không bổ sung ARA chỉ đạt 50% . Tỉ lệ tôm lột xác và giao vỹ của cả 3
nghiệm thức là 100%. Sức sinh sản của tôm cũng có xu hướng giảm dần qua 3
lần đẻ ở tất cả các nghiệm thức; sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức không có
bổ sung ARA thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với sức sinh sản của tôm ở
nghiệm thức có bổ sung ARA 0,45% và 1,06% qua các lần đẻ (p<0,05). Tỷ lệ
nở của trứng ở nghiệm thức bổ sung 0,45% và 1,06% ARA qua các lần đẻ
khác nhau không có ý nghĩa, nhưng cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức
không bổ sung ARA (p<0,05). ARA không ảnh hưởng đến chất lượng của ấu
trùng và hậu ấu trùng tôm sú.
xviii
ABSTRACT
Preparing readily high-quality black tiger shrimp (Penaeus monodon)
broodstocks is a very important issue for shrimp seed production, and for
shrimp culture industry, generally, in Vietnam. The objectives of this study
were to evaluate the status of exploitation and use of the tiger shrimp
broodstocks in Ca Mau province, and to improve the technologies for
maturation culture of broodstocks in tanks in order to contribute to sustainable
development of shrimp seed production in the Mekong Delta.
Study on fishing and use of the tiger shrimp broodstocks was conducted
in Rach Goc estuary area, Ngoc Hien district of Ca Mau province from
11/2006 to 06/2007 through the interview of 32 shrimp broodstock fishing
boats, 23 first-level distributors, and 13 second-level distrubitors of shrimp
broodstocks. The numbers of caught shrimp broodstocks were updated in
02/2011. Survey on the use of shrimp broodstocks at hatcheries was
conducted in two main shrimp hatcheries areas of Dam Doi and Nam Can
districts, Ca Mau province. The results shown that the numbers of caught
shrimp broodstocks increased rapidly from the year 2007 to 2010; a total of
145,027 female and 42,675 male broodstocks were caught in 2010. Fishing
season was year-round with the peak period from October of the previous year
to June of the following year. Shrimp broodstocks were caught mainly in the
West and South–West sea areas of Ca Mau province using 3-layer gillnet. The
first-level distributors bought shrimp broodstocks from fishermen right at the
fishing ground with average number of 162 shrimps/month, and sold to the
second-level distributors with average price of 826,087 VND/female and
78,043 VND/male (in 2007). The second-level distributors provided averagely
1,213 ind./year for Ca Mau province and 4,571 ind./year for other provinces at
the prices of 1,321,571 VND/female shrimp and 109,615 VND/male shrimp.
Female broodstocks used in the hatcheries had an average body weight of 189
g. Shrimp broodstocks were cultured for maturation at stocking density of
xix
5.63 ind./m
2
and fed with hermit crabs. The maturation rates were about
82.6%; and the survival rates and spawning rates were normally over 80%.
The comparative study on reproductive biology of the black tiger
shrimp broodstocks sourced from marine catch (marine-caught broodstocks)
and from extensive shrimp farms (farmed broodstocks) were conducted in
recirculating tanks of 200 L, each tank stocked one female shrimp. The female
and male broodstocks were about 190-210 g and 80 g in body weight,
respectively. The results of the study showed that the vitellogenin content in
blood plasma changed with developmental stages the ovary which increased
from stage I to stage IV and reduced after spawning; and the rhythm was
repeated for the second maturation and spawning. Marine-caught broodstocks
had the highest vitellogenin content (8.53 µgALP/mg protein) at stage IV of
the second maturation, meanwhile the farmed broodstocks had the highest
content (4.95 µgALP/mg protein) at stage IV of the first maturation; and these
values were significantly different from each other (p<0.05). There was
positive correlation between vitellogenin content and fecundity of both shrimp
broodstock sources. The fecundity, hatching rates, survival rates of PL
15
, and
the growth of larvae and postlarvae of marine-caught shrimp broodstocks were
significantly higher than those of the farmed-broodstocks (p<0.05) through
different spawning and rearing cycles.
Study on indoor recirculating tank with biofilter on bottom for the
maturation culture of the tiger shrimp broodstocks were conducted for 4
months using female and male broodstocks of 112 g and 66,7 g in initial body
weight, respectively. The results of the study shown that the water quality
parameters of the tanks were very good for shrimp growth and maturation.
After 120 days of culture, the female and male broodstocks reached the
average body weight of 151 g and 99 g; and the survival rates of 66.7% and
50%, respectively. The fecundity of shrimps was in range of 3,783 to 4,234
eggs/spawner; and the hatching rates were in range of 58.5-79%. The results
indicated that the recirculating tanks with bio-filter at the bottom was very
appropriate for maturation culture of the tiger shrimp broodstocks.
xx
Study on maturation culture of shrimp broodstocks using pellet feed
supplemented with arachidonic acid (ARA) were conducted with 3 treatments
including (i) the control, feed without ARA supplement; (ii) feed with ARA
supplement at 0.45%; and (iii) feed with ARA supplement at 1.06%. Marine-
caught shrimp broodstocks with initial body weight of 150–155 g for female
và 60-65 g for male were used. After 90 days of culture, the results showed
that body weight of shrimps were similar for all the treatments with and
without ARA supplement (173-174 g for female and 72-73 g for males
broodstocks). The survival rates of female shrimps in the treatments with
0.45% ARA and 1.06% ARA supplement were all 55%, meanwhile those in
the control without ARA supplement were only 50%. The molting and mating
rates of the shrimps from all the treatments were 100%. The fecundity of
shrimps in all the treatments decreased through 3 spawning times. Through
different spawning times, the fecundities of shrimps in the control without
ARA supplement were significantly lower than those of shrimps in the
treatments with 0.45% ARA and 1.06% ARA supplement (p<0.05). The
hatching rates of eggs in the treatments with 0.45% ARA and 1.06% ARA
supplement were not significantly different from each other; however, all were
significantly higher than those from the control (p<0.05). ARA did not
significantly effect to quality of larvae and postlarvae.
1
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) là loài có kích thước lớn,
thịt ngon, thích ứng rộng với độ mặn môi trường, lớn nhanh và đặc biệt có giá
trị xuất khẩu,… nên tôm được chọn là đối tượng nuôi quan trọng của ngành
nuôi trồng thủy sản thế giới và Việt Nam. Theo FAO (2002) thì tôm sú được
nuôi ở hơn 22 quốc gia trên thế giới. FAO (2010a) cũng cho biết tổng sản
lượng tôm sú nuôi trên thế giới năm 2008 là 721.867 tấn, trong đó Việt Nam là
324.600 tấn chiếm 44% sản lượng toàn thế giới. Năm 2010 sản lượng tôm sú
nuôi của Việt Nam là 333.174 tấn trên diện tích nuôi 613.718 ha; trong đó
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm sú trọng điểm của cả
nước (Tổng cục Thủy sản, 2010). Tổng diện tích nuôi tôm sú ở ĐBSCL năm
2010 là 558.740 ha mà phần lớn là diện tích nuôi QCCT (55%), nuôi tôm-lúa
luân canh (25%), nuôi BTC/TC (13%), tôm rừng (5%) và tôm – vườn (2%)
(Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, 2010). Theo quy hoạch đến năm 2020 thì cơ
cấu phương thức nuôi tôm biển ở các tỉnh ĐBSCL theo xu hướng tăng diện
tích nuôi thâm canh và giảm diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (Bộ
NN&PTNT, 2009).
Theo sự phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm thì nhu cầu con
giống sẽ tăng lên rất cao. Năm 2009 cả nước có khoảng 3.377 trại sản xuất
giống tôm sú, trong đó ĐBSCL có 1.100 trại (Cục Nuôi trồng Thủy sản,
2010); năm 2010 ở ĐBSCL có 1.220 trại với sản lượng giống là 20,915 tỷ con
đáp ứng được 50,8% lượng giống thả nuôi của vùng (Sở NN&PTNT các tỉnh
ĐBSCL, 2010). Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm sú phát triển bền vững thì số
lượng và chất lượng tôm mẹ có ý nghĩa quyết định đến sản lượng và chất
lượng tôm giống thả nuôi. Hiện nay, hầu hết các trại sản xuất giống tôm sú
đều phải lệ thuộc vào nguồn tôm bố/mẹ khai thác từ biển dẫn đến việc khai
thác tôm sú bố/mẹ quá mức làm tăng áp lực đến nguồn lợi tôm tự nhiên. Theo
Withyachumnarnkul (2000) thì sự gia tăng khai thác nguồn tôm sú bố/mẹ
2
ngoài tự nhiên trên toàn thế giới để cung cấp cho các trại sản xuất giống đã
làm giảm đi nguồn lợi tôm tự nhiên và giá tôm tăng cao làm ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất của các trại giống. Bên cạnh đó, những năm gần đây chất
lượng tôm sú bố/mẹ khai thác được rất khác nhau mà phần lớn là tôm chất
lượng thấp và giá tôm cái chất lượng tốt tăng cao; để giảm chi phí trong sản
xuất nên các trại có xu hướng cho tôm đẻ nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất
lượng ấu trùng và hậu ấu trùng.
Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn tôm bố/mẹ đánh bắt từ biển đã
có một số công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau liên quan đến tôm
bố/mẹ. So sánh sự thành thục và sinh sản của tôm cái có nguồn gốc từ biển và
đầm của Menasveta et al. (1993), Wyban (1997), Withyachumnarnkul et al.
(1998), Phạm Văn Tình (1998), Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2009). Gia
hóa tôm sú nhằm tạo ra tôm bố/mẹ chất lượng cao của Ruchimat el al. (1994),
Makinouchi & Hirata (1995), Liao & Chien (1996), Crocos et al. (1997),
Hetzel et al. (1999), Preston et al. (1999), Nguyễn Thanh Phương và ctv.
(2005), Nguyễn Quốc Hưng (2008) và Nguyễn Hoàng Ân và ctv. (2009). Các
nghiên cứu về các loại thức ăn để cải thiện sự thành thục tốt của tôm cái như
Rothlisberg (1998) và Phạm Văn Tình (2003). Nuôi vỗ thành thục tôm sú
bố/mẹ trong lồng ở biển và trong bể xi măng của Nguyễn Cơ Thạch và Phan
Đình Phúc (2000). Nuôi tôm bố/mẹ trong bể lọc tuần hoàn của Menasveta et
al. (2001); Nguyễn Thanh Phương và Châu Tài Tảo (2004). Bên cạnh, các
nghiên cứu về bổ sung a-xít arachidonic vào thức ăn cho cá biển bố/mẹ nhằm
tăng sức sinh sản, tỷ lệ nở, chất lượng của ấu trùng cũng được tiến hành
(Furuita et al., 2000, 2003; Mazorra et al., 2003; Ogata et al., 2004; Salze et
al., 2005); nhưng các nghiên cứu về bổ sung a-xít arachidonic cho tôm sú cái
và đực ở giai đoạn nuôi phát dục chưa thấy công bố nhiều.
Nghiên cứu tiếp tục về kỹ thuật nuôi phát dục tôm sú trong điều kiện có
kiểm soát nhằm đạt chất lượng cao là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh
hiện nay để giảm lệ thuộc nguồn tôm cái và đực tự nhiên và chủ động nguồn
tôm bố/mẹ cho các trại sản xuất giống. Với các lý do trên luận án “So sánh
đặc điểm sinh sản các nguồn tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798)
3
bố/mẹ và thực nghiệm nuôi tôm thành thục trong hệ thống bể tuần hoàn”
được thực hiện.
2. Mục tiêu của luận án
a) Mục tiêu tổng quát
Nhằm tìm hiểu sản lượng khai thác tôm sú bố/mẹ tự nhiên cùng với sự
phân phối và sử dụng nguồn tôm bố/mẹ ở các trại giống; đồng thời phát triển
kỹ thuật nuôi vỗ thành thục tôm sú bố/mẹ trong điều kiện có kiểm soát (trong
bể) để tạo ra nguồn tôm chất lượng cao phục vụ cho các trại sản xuất giống
góp phần làm giảm sự lệ thuộc vào nguồn tôm khai thác tự nhiên.
b) Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận án là nhằm:
- Xác định được hiện trạng khai thác, phân phối và sử dụng nguồn tôm
sú bố/mẹ khai thác từ biển ở vùng trọng điểm ĐBSCL.
- Xác định được một số đặc điểm sinh sản của tôm sú cái có nguồn gốc
biển và đầm; và sự ảnh hưởng số lần đẻ của tôm cái đến chất lượng của ấu
trùng và hậu ấu trùng.
- Xác định khả năng nuôi vỗ thành thục tôm sú bố/mẹ trong bể có hệ
thống lọc sinh học trong (ở đáy bể).
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung a-xít arachidonic vào thức ăn chế
biến trong cải thiện sự thành thục và chất lượng sinh sản của tôm bố/mẹ nuôi
trong bể tuần hoàn.
3. Nội dung của luận án
a) Điều tra tình hình khai thác, phân phối và sử dụng tôm sú bố/mẹ ở
tỉnh Cà Mau, vùng trọng điểm của ĐBSCL.
b) Nghiên cứu các đặc điểm sinh sản của tôm sú bố/mẹ có nguồn gốc
biển và đầm.