Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Môn học pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tóm tắt bản án số 18a2016dsst ngày 1562016 của tòa án nhân dân tp tuy hoà tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.83 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
GIẢNG VIÊN: LÊ THANH HÀ
LỚP QT46B2
DANH SÁCH NHÓM (NHÓM 1)
ST
T

HỌ TÊN

MSSV

1

Vũ Thụy Giang Thanh

2153801015236

2

Mai Nguyễn Phương Thảo

2153801015240

3

Hồ Mai Thy



2153801015258

4

Nguyễn Hồng Thy

2153801015259

5

Võ Anh Thy

2153801015260

6

Lê Huỳnh Lam Trà

2153801015261

7

Trần Lê Hồng Trâm

2153801015266

8

Đoàn Ngọc Thảo Vy


2153801015283

9

Phạm Châu Kim Yến

2153801015295


MỤC LỤC
Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng........................................................1
*Tóm tắt Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Tịa án nhân dân TP.
Tuy Hoà tỉnh Phú Yên:...........................................................................................1
1. Theo Toà án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lô đất
chuyển nhượng không?..........................................................................................1
2. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung
cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng khơng? Vì sao?.........................................1
3. Việc Tồ án đã theo hướng giao dịch dân sự vơ hiệu do nhầm lẫn có thuyết
phục khơng? Vì sao?.............................................................................................2
4. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo hướng
giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn không? Vì sao?............................3
Vấn đề 2: Hợp đồng vơ hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vơ hiệu.................4
*Tóm tắt Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao:...............................................................................4
* Tóm tắt Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự
Tòa án nhân dân tối cao:.........................................................................................4
1. Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời..................................................................................................................... 4
2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản

chung của hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ
gia đình?................................................................................................................5
3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?...........................................5
4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.............................................................6
5. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.. .6
6. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định
như thế nào?..........................................................................................................8
7. Quyết định số 319, Tịa dân sự cho biết ơng Vinh sẽ được bồi thường như thế
nào?....................................................................................................................... 8
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa dân sự.........................8
9. Với các thơng tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?.................................................................9
Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn...........................10


*Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa
án nhân dân tối cao:..............................................................................................10
1. Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?...................................10
2. Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo
lãnh của Ngân hàng khơng?.................................................................................11
3. Theo Tồ án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có cịn trách
nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?.......11
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.. .11
Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.....................13
Tình huống.............................................................................................................13
1. Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế.....................................................................13

2. Trong tình huống nêu trên, việc Tịa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức
bồi thường có thuyết phục khơng? Vì sao?..........................................................15
Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...................17
*Tóm tắt Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao Trà:.......................................................................................17
1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?.......................................................17
2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...........................................................................17
3. Tịa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
không?................................................................................................................. 18
4. Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại?.......................18
5. Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân?.....................................................................................................19
6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân......................................................................................................19
Vấn đề 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.....................21
* Tóm tắt Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Yên:................................................................................................................. 21
1. Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.........................................21


2. Hồn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?..................................................................22
3. Nếu hồn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực,
hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án khơng? Vì sao?.............23



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

DSPT

Dân sự phúc thẩm

DSST 

Dân sự sơ thẩm

BLDS 

Bộ luật dân sự

BTTH 

Bồi thường thiệt hại

UBND

Ủy ban nhân dân


Vấn đề 1: Thơng tin trong giao kết hợp đồng
*Tóm tắt Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Tòa án nhân dân TP.
Tuy Hồ tỉnh Phú n:

Ngun đơn: ơng Hà Văn Linh, bà Lê Thị Mỹ Lộc.
Bị đơn: ông Đỗ Kim Thành, bà Trần Thị Ngọc Dinh. 
Ngày 29/9/2015, vợ chồng ông Linh, bà Lộc có giao kết hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với ông Thành, bà Dinh; vợ chồng ơng Linh có đặt cọc
50.000.000 đồng cho vợ chồng ông Thành. Tuy nhiên, sau cọc, ông Linh tìm hiểu
thì được biết lô đất mà ông đang mua của vợ chồng ông Thành là đất cấp theo Nghị
định 64 và đã có thơng báo thu hồi, khơng phải đất thổ cư như ơng Thành nói, đất
thuộc quyền sở hữu của ông Trần Dậu. Tòa xét việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất này là không hợp pháp nên hợp đồng đặt cọc đương nhiên vô hiệu, buộc vợ
chồng ông Thành phải trả lại 50.000.000 đồng cho ơng Linh.
1. Theo Tồ án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lơ đất
chuyển nhượng khơng?
Theo Tồ án, bên bán phải có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lô đất
chuyển nhượng. Cụ thể:
Xét yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ơng Hà Văn Linh thì thấy rằng: Mục đích vợ
chồng ơng Linh mua đất là để xây dựng nhà ở mà phải là đất thổ cư theo quy định
của pháp luật; Tuy nhiên diện tích đất mà vợ chồng ông Thành bán cho vợ chồng
ông Linh là đất vườn theo nghị định 64 của Chính phủ và đã có thơng báo thu hồi
đất nhưng khi giao kết hợp đồng đặt cọc vợ chồng ông Thành không cung cấp rõ
thông tin về lô đất; Mặt khác quyền sử dụng đất mà vợ chồng ông Thành chuyển
nhượng cho vợ chồng ông Linh không thuộc quyền sử hữu của mình mà của ơng
Trần Dậu nhưng vợ chồng ơng Thành chuyển nhượng cho vợ chồng ơng Linh. Vì
vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không hợp pháp cho nên hợp đồng
đặt cọc giữa vợ chồng ông Hà Văn Linh và vợ chồng ông Đỗ Kim Thành đương
nhiên vơ hiệu.
2. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung
cấp thơng tin về lơ đất chuyển nhượng khơng? Vì sao?
Cơ sở pháp lý:
+ khoản 1 Điều 387 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp một bên có thơng tin ảnh
hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên

kia biết.”
+ Điều 443 BLDS 2015:
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thơng tin cần thiết về tài sản mua
bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán khơng thực hiện
1


nghĩa vụ này thì bên mua có quyền u cầu bên bán phải thực hiện trong một
thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua khơng
đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng
và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Từ những nội dung được quy định trong BLDS ở trên, ta thấy khi một bên có thông
tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải có trách
nhiệm thơng báo. Mục đích của hợp đồng là mang lại lợi ích cho các bên. Mỗi chủ
thể khi tham gia vào một quan hệ hợp đồng đều có cho mình những quyền và lợi
ích, tuy nhiên, việc tìm kiếm lợi ích đó khơng được ảnh hưởng đến quyền của bên
cịn lại. Nên khi có thơng tin chứa đựng nội dung quan trọng, có liên quan đến
những điều khoản cơ bản hợp đồng mang tính chất quyết định, những thơng tin liên
quan đến chủ thể, đối tượng của hợp đồng bị thay đổi thì việc báo lại cho bên kia là
cần thiết. Việc thơng báo này thể hiện sự cân bằng lợi ích giữa cá nhân và lợi ích
chung giữa những người giao kết hợp đồng với nhau, đảm bảo sự công bằng thông
tin, không dẫn đến trường hợp giao dịch dân sự lừa dối.
Ngồi ra, Điều 443, BLDS 2015 cũng có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin
đối với tài sản chuyển nhượng. Thế nên, đối với hoàn cảnh như trong vụ án thì
BLDS 2015 đã buộc bên bán phải cung cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng.
3. Việc Tồ án đã theo hướng giao dịch dân sự vơ hiệu do nhầm lẫn có thuyết
phục khơng? Vì sao?
Theo phần Quyết định của bản án, Tòa án đã áp dụng Điều 137 “Giao dịch dân sự
vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”. Cụ thể với bản án số 18A/2016/DSST là
giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối. Bởi vì, vợ chồng ơng Thành thừa nhận bản thân

là chủ sở hữu đất tức là họ biết và buộc phải biết mảnh đất nằm trong quy hoạch và
đang bị UBND phường 9, Tp Tuy Hòa thu hồi. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng
ông Thành chuyển nhượng cho vợ chồng ông Linh không thuộc quyền sở hữu của
họ, thuộc về bên thứ ba là ông Trần Dậu. Và ban đầu, vợ chồng ông Linh cũng đã
nêu nguyện vọng là muốn tìm mua đất thổ cư, đất của vợ chồng ông Thành bán là
đất vườn theo Nghị định 64 của Chính phủ. Thế nhưng vợ chồng ơng Thành vẫn
khơng cung cấp rõ thông tin về lô đất, ký kết hợp đồng và nhận 50.000.000 đồng
tiền cọc.
Việc Toà án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn là chưa đủ thuyết
phục. Bởi vì:
Để một giao dịch dân sự xác lập được xem là nhầm lẫn cần phải đảm bảo các điều
kiện: phải có sự nhầm lẫn của một bên; vì sự nhầm lẫn này các bên khơng thể đạt
được mục đích. Trong vụ việc này, bên bán là vợ chồng ông Linh, dưới tư cách chủ
2


sở hữu quyền sử dụng đất họ phải biết việc đất đang bị quy quy hoạch và đã có
quyết định thu. Xét về thực tế, quyền sử dụng đất thật sự cũng thuộc về bên thứ ba.
Nói việc khu đất trong trong giao dịch thuộc quy hoạch giải tỏa nhưng bên bán đã
nhầm lẫn khiến mục đích giao dịch khơng được thực hiện là khơng có căn cứ. Bởi
lẽ, nhầm lẫn là hành vi vô ý của một hoặc các bên dẫn đến khơng đạt được mục
đích, tuy nhiên, trường hợp của vợ chồng ơng Thành có đủ căn cứ cho thấy họ
không thể nhầm lẫn sự việc về mảnh đất. Hành vi không cung cấp đầy đủ thông tin
của họ dẫn đến hiểu sai lệch về đối tượng của hợp đồng khơng cịn là giao dịch dân
sự nhầm lẫn như ở Điều 126, BLDS 2015 mà bên bán đã cố tình che giấu đi thơng
tin chính xác và đầy đủ về mảnh đất. Theo khoản 3, Điều 3 BLDS 2015 đã quy định
rằng “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực.”, song vợ chồng ông Thành đã không
trung thực cung cấp thông tin cho bên mua. Từ những căn cứ nêu trên, ta có thể
thấy đây là một giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo Điều 127, BLDS 2015 chứ

không thể xét theo hướng nhầm lẫn ở Điều 126 BLDS 2015.
4. Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo
hướng giao dịch chuyển nhượng vơ hiệu do nhầm lẫn khơng? Vì sao?
Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo
hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do có nhầm lẫn. Tuy nhiên, cần phải
xác định bên nào khơng đạt được mục đích của mình trong trường hợp hợp
đồng bị nhầm lẫn mới có quyền u cầu Tịa án tun bố vơ hiệu.1
Xét tình tiết vụ án, mục đích vợ chồng ơng Linh mua đất là để xây dựng nhà ở mà
phải là đất thổ cư theo quy định pháp luật mà vợ chồng ông Thành bán cho vợ
chồng ông Linh là đất vườn theo Nghị định 64 của Chính phủ và có thơng báo thu
hồi nên việc xác lập giao dịch dân sự không đúng với mục đích của nguyên đơn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 126 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự bị nhầm lẫn
nên vợ chồng ơng bà có quyền u cầu Tịa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một
bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên
bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Vậy, khi hợp đồng mà các bên xác lập bị nhầm lẫn làm cho một hoặc các bên khơng
đạt được mục đích của mình, hay nói cách khác việc tham gia hợp đồng của các bên
khơng hồn tồn tự nguyện thì hợp đồng trên có thể bị Tịa án tun bố vơ hiệu.
1

 Phan Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng - Bình luận
bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.135.

3


4



Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vơ hiệu
*Tóm tắt Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao:
Ông Long mất để lại 252,6 m2 cho vợ và các con; đã được Ủy ban nhân dân huyện
Lộc Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 252,6 m 2 đất cho hộ bà Dung. Ngày
27/7/2011, Ủy ban nhân dân Thị trấn Lộc Ninh chứng thực Hợp đồng ủy quyền thể
hiện các nguyên đơn ủy quyền cho bà Dung được là ký kết Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền. Nhưng các nguyên đơn khơng thừa
nhận mình ký vào Hợp đồng ủy quyền nên Hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Dung
và bị đơn là khơng đúng theo quy định của pháp luật.
* Tóm tắt Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự
Tịa án nhân dân tối cao:
Ngun đơn: Ơng Trịnh Văn Vinh.
Bị đơn: Ơng Đào Văn Lộc, bà Hồng Thị Lan.
Ngày 9/9/2005, ông Vinh cùng vợ chồng ông Lộc lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất có diện tích 953 m2 với giá 120.000.000 đồng, tiền đặt cọc là
10.000.000 đồng, sau đó vợ chồng ơng Lộc thống nhất bớt cho ông 20.000.000
đồng và lập lại hợp đồng chuyển nhượng ngày 17/7/2006. Ơng Vinh đã giao
45.000.000 đồng và vợ chồng ơng Lộc có nghĩa vụ giao sổ đỏ và giao đất cho ông.
Đến ngày 17/3/2007, ông biết vợ chồng ông Lộc khơng có sổ đỏ để giao, nên đã gặp
trao đổi, hẹn thời gian khác giao tiền nhưng vợ chồng ông Lộc không đồng ý cho
rằng thời gian trả tiền kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ chồng ông Lộc nên
không đồng ý chuyển nhượng. Nay ông yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đã ký với ông Lộc, bà Lan.
1. Khi nào hợp đồng vơ hiệu một phần, vơ hiệu tồn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Cơ sở pháp lý:
+ Điều 117 BLDS 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.

5


2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định.
+ Điều 130 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội
dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần
còn lại của giao dịch.”
Như vậy, khi vi phạm các quy định trên thì hợp đồng vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng
không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng theo quy định tại
Điều 130 BLDS 2015.
BLDS 2015 không quy định thế nào là hợp đồng vô hiệu tồn bộ nhưng ta có thể
hiểu hợp đồng vơ hiệu tồn bộ khi tồn bộ mục đích, nội dung của hợp đồng đó vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức của xã hội hoặc một trong các bên giao
kết hợp đồng khơng có quyền xác lập giao dịch dân sự hoặc vi phạm một thỏa thuận
và ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại, dẫn đến tồn bộ giao dịch vơ hiệu.
2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ
gia đình?
Trong phần Nhận định của Tịa án cho thấy việc chuyển nhượng tài sản chung của
hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình:
Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực
ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng ủy quyền cho bà

Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị
Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào Hợp đồng ủy quyền nêu trên.
3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Trong phần Nhận định của Tòa án, đoạn cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vơ hiệu một phần:
Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng
cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Cịn
phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô
hiệu theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2005.

6


4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng
trên chỉ vô hiệu một phần là hợp lý. Vì:
Trong trường hợp này, 252,6 m2 đất là tài sản chung của gia đình bà Dung và Tòa
án đã áp dụng theo khoản 2 Điều 109 BLDS 2005: “Việc định đoạt tài sản là tư liệu
sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ
mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số
thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”. Do đó, việc mua bán 252,6m2 đất
cần được sự đồng ý của anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là phù hợp.
Tòa án đã căn cứ theo Điều 216, khoản 1 Điều 223 BLDS 2005: “1. Sở hữu chung
theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu
được xác định đối với tài sản chung; 2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền,
nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của
mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác”, “1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có

quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định
của pháp luật”. Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển
nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực.
Cịn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu
theo quy định tại Điều 135 BLDS 2005. Do đó, xác định hợp đồng vơ hiệu một
phần là hợp lý.
Việc xác định hợp đồng vô hiệu một phần nhằm đảm bảo quyền lợi của bà Dung
với các thành viên khác trong gia đình. Bà Dung có quyền định đoạt về phần quyền
sở hữu của mình trong khối tài sản chung, bà có quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu tài gắn liền với đất cho ông Học và bà Mỹ theo đúng quy
định pháp luật thì hợp đồng có hiệu lực. Cịn quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất của các anh chị Khánh, Tuấn, Vy khơng có sự đồng ý của anh,
chị nên không được chuyển nhượng, dẫn đến vơ hiệu. Hướng giải quyết của Tịa án
là hồn toàn phù hợp.
5. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
BLDS năm 2005

BLDS năm 2015

Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005:
Khoản 2, 3 Điều 131 BLDS
“Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục 2015:
lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì “2. Khi giao dịch dân sự vô
7


đã nhận;… trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, hiệu thì các bên khơi phục lại
lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp tình trạng ban đầu, hồn trả
luật...”
cho nhau những gì đã nhận…

3. Bên ngay tình trong việc
thu hoa lợi, lợi tức khơng phải
hồn trả lại hoa lợi, lợi tức
đó.”

Thứ nhất, các chế định về hoa lợi, lợi tức và chủ thể bồi thường thiệt hại,
BLDS 2015 quy định hẳn sang một khoản khác, xem như ngang bằng với nghĩa vụ
“khơi phục tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận”. Khoản 2 Điều
137 BLDS 2005 lại theo hướng vấn đề hoa lợi và lợi tức là vấn đề “khôi phục lại
tình trạng ban đầu” là chưa hợp lý vì hoa lợi, lợi tức hồn tồn có thể phát sinh sau
khi giao dịch được xác lập, nếu khôi phục lại tình trạng ban đầu sẽ thiếu cơng bằng
đối với bên hưởng lợi từ hoa lợi, lợi tức. Thấy rằng, BLDS 2015 tách vấn đề hoa
lợi, lợi tức ra khỏi quy định về khơi phục lại tình trạng ban đầu là phù hợp.
Thứ hai, hoa lợi, lợi tức theo quy định tại BLDS 2015 nếu là “bên ngay tình”
thì “khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Trong khi BLDS 2005 lại quy định
theo hướng hoa lợi, lợi tức không phải trả lại trong trường hợp “bị tịch thu theo quy
định của pháp luật”, tức là khi pháp luật có yêu cầu tịch thu hoa lợi, lợi tức thu được
thì người thu được nó phải nộp cho Nhà nước thay vì hồn trả cho bên kia. Cịn
BLDS 2015 thì ngầm định chỉ cần người đó ngay tình thì những hoa lợi, lợi tức thu
được sẽ vẫn thuộc sở hữu của người đó mà khơng phải hồn trả lại cho người có
quyền liên quan. Hướng quy định mang hướng tiến bộ, bảo vệ lợi ích của người
ngay tình.
Thứ ba, BLDS 2015 quy định thêm: “Việc giải quyết hậu quả của giao dịch
dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định”. Việc bổ sung thêm chế định này sẽ làm đầy đủ hơn trách nhiệm pháp lý
của các bên gây ra thiệt hại, đồng thời bảo vệ tối đa nhất lợi ích của những người bị
xâm phạm đến các quyền nhân thân.
Khoản 2 Điều 133 BLDS 2015: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng
tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển
giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn

cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó khơng bị vơ
hiệu”. Quy định này đã bảo đảm quyền lợi hơn cho bên ngay tình, đồng thời nâng
cao vai trị của việc đăng ký tài sản tại các cơ quan Nhà nước.
8


6. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định
như thế nào?
Tòa giám đốc thẩm xác định cả hai bên cùng có lỗi.
Tại phần xét thấy: “Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng
trên tổng giá trị thửa đất trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả
45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng
vơ hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị
thửa đất theo giá thị trường.”
Tịa xác định mỗi bên có ½ lỗi. Lỗi này cũng được Tòa sơ thẩm xác định trước đó.
7. Quyết định số 319, Tịa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế
nào?
Trong phần Xét thấy của Bản án có đoạn: “Việc xác định thiệt hại của hợp đồng vơ
hiệu cũng khơng chính xác. Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được
45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá
trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ơng
Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo
giá thị trường, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc vợ chồng ơng Lộc bồi
thường thiệt hại ½ giá trị toàn bộ thửa đất theo giá thị trường là không đúng.”
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Hướng giải quyết trên Tòa dân sự Tịa án nhân dân tối cao là hồn toàn
thuyết phục. Việc xác định khoản tiền chênh lệch là thiệt hại hồn tồn có cơ
sở pháp lý. Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP xác định thiệt hại có nói đến
“Thiệt hại cịn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do
các bên thỏa thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm

hoặc các thiệt hại khác, nếu có”.2
Cách xác định khoản tiền bồi thường dựa trên chênh lệch giá trị thửa đất theo giá thị
trường hợp lý hơn cách xác định 50/50, mỗi bên chịu ½ giá trị thửa đất theo giá trị
thị trường. Vì cả hai bên đều có lỗi mà xác định cho ông Vinh được bồi thường một
nửa giá trị thửa đất theo giá trị thị trường thì khơng hợp tình, khơng đảm bảo quyền
lợi cho vợ chồng ơng Lộc. Do đó, việc Tịa hủy bản án dân sự phúc thẩm số
128/2007/DSPT và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 156/2007/DSST là hoàn toàn hợp
lý.

2

Phan Mạnh Thăng, Cách thức xác định khoản chênh lệch giá trị tài sản, truy cập ngày
08/11/2022.

9


9. Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Với các thơng tin trong quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền
cụ thể là 52.548.750đ. Vì theo biên bản định giá thửa đất 953 m 2 hiện nay có giá trị
là 333.550.000đ. Như vậy, giá chênh lệch là 233.550.000đ. Nên theo quyết định số
319 thì phần bồi thường thiệt hại là 1/2 chênh lệch giá trị của 45% giá trị thửa đất
theo giá thị trường nên ta có cơng thức như sau: 233.550.000đ x 45% x ½ =
52.548.750đ là số tiền ơng Vinh sẽ được bồi thường.

10


Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn

*Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tịa
án nhân dân tối cao:
Ngun đơn: Cơng ty TNHH K.N.V (Bên A)
Bị đơn: Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Cửu Long Việt Nam (Bên
B); Ngân hàng TMCP Việt Á.
Bên A ký hợp đồng mua bán phân bón với Bên B có tổng giá trị 15 tỷ 300 triệu
đồng, thời hạn Bên B bắt đầu giao hàng chậm nhất cho bên A là 20 ngày làm việc
kể từ ngày bên V nhận tiền ký quỹ tạm ứng của bên A. Bên A thanh toán tạm ứng
cho bên B số tiền tương đương 20% tổng giá trị hợp đồng ngay sau khi hai bên ký
kết hợp đồng.
Bên A đã chuyển vào tài khoản bên B tại ngân hàng Việt Á số tiền như đã thỏa
thuận nhưng bên B đã không giao hàng đúng thời hạn thỏa thuận, vi phạm nghĩa vụ
giao hàng nên bên A khởi kiện yêu cầu bên B chịu phạt 5% giá trị hợp đồng và trả
lãi tiền ký quỹ/tạm ứng cho Bên A. Đồng thời, việc ngân hàng Việt Á không gửi
cơng văn có nội dung bên A phải Thư bảo lãnh bản gốc cho ngân hàng mà từ chối
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là khơng thể chấp nhận. Tịa cấp sơ thẩm và phúc thẩm
đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bên A. Tòa giám đốc thẩm quyết định giữ nguyên
bản án phúc thẩm.
1. Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước ngày 14/4/2016 và Thư tu chỉnh bảo lãnh ngày
04/5/2016 gia hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh đến 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016 do
Ngân hàng Việt Á phát hành.
Cơ sở pháp lý:
+ điểm đ khoản 14 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN: “Thư bảo lãnh là cam kết
của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh”.
+ khoản 6 Điều 13 Thông tư 11/2022/TT-NHNN, thời hạn hiệu lực và nội dung của
thư bảo lãnh được xác định như sau:
a) Thư bảo lãnh có hiệu lực kể từ thời điểm phát hành cho đến thời điểm ít

nhất sau 30 ngày kể từ thời hạn giao, nhận nhà theo cam kết tại hợp đồng
mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy
định tại Điều 23 Thông tư này. Trường hợp ngân hàng thương mại và chủ
đầu tư chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trước
thời hạn, các thư bảo lãnh đã phát hành cho các bên mua trước đó vẫn có
hiệu lực cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt;

11


b) Ngoài các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thơng tư này, thư
bảo lãnh cịn phải có nội dung nêu rõ nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư được
ngân hàng thương mại bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn
bảo lãnh của Ngân hàng không?
Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV có phát sinh trong thời hạn
bảo lãnh của Ngân hàng vì:
Do Cơng ty Cửu Long vi phạm nghĩa vụ giao hàng nên trước 17 giờ 00 phút
ngày 09/5/2016, Công ty K.N.V đã có Cơng văn số 01 đề nghị Ngân hàng
Việt Á thực hiện trách nhiệm bảo lãnh. Ngân hàng Việt Á đã nhận được văn
bản này, đồng thời có thơng báo số 54/TB/CNBD/16 ngày 09/5/2016 gửi
Cơng ty Cửu Long về việc Công ty K.N.V yêu cầu Ngân hàng Việt Á hoàn
trả tiền ứng trước theo Thư bản lãnh. Trong cùng ngày, Ngân hàng Việt Á có
Cơng văn số 04/TB/CNBD/16 gửi Công ty K.N.V thông báo về việc Công ty
Cửu Long đề nghị Ngân hàng Việt Á tạm thời ngưng việc hoàn trả tiền tạm
ứng.
3. Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện
Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có cịn
trách nhiệm của người bảo lãnh khơng? Đoạn nào của Quyết định có câu trả
lời?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cơng ty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có trách nhiệm
của người bảo lãnh vì:
Đến ngày 11/5/2016, khi đã hết thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh, Ngân
hàng Việt Á mới có Thơng báo số 56TB/CNBD/16 gửi Công ty K.N.V về
việc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lý do chưa nhận được Thư bảo
lãnh bản gốc trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016. Sau khi nhận được thông
báo của Ngân hàng, ngày 12/5/2016, Công ty K.N.V đã gửi Thư bảo lãnh
gốc cho Ngân hàng. Như vậy, lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của
Ngân hàng Việt Á là không thể chấp nhận được.
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
Ngân hàng Việt Á có trách nhiệm trả nợ thay cho Cơng ty Cửu Long mặc dù
thời hạn bảo lãnh đã kết thúc theo nhóm là hợp lý.
Nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng là nghĩa vụ có điều kiện, theo đó khoản 1
Điều 335 BLDS quy định bên bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
12


nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ, các bên cũng có thể thỏa thuận về việc
bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của mình”. Ở đây khi đến thời hạn giao hàng cho Công ty KNV,
Công ty Cửu Long lại giao hàng chậm mà theo thỏa thuận của các bên từ trước, việc
cố tình trì hỗn, chậm giao hàng, không giao hàng mà do lỗi của Công ty Cửu Long
thì phải chịu phạt 5% giá trị hợp đồng và trả lãi ký quỹ/tạm ứng cho Công ty KNV.
Về việc xác định trách nhiệm của người bảo lãnh: Bảo lãnh chỉ là biện pháp
bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh, nghĩa vụ của người bảo lãnh chỉ là nghĩa vụ
phụ so với nghĩa vụ được bảo lãnh “Do Công ty Cửu Long vi phạm nghĩa vụ giao
hàng nên trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016, Công ty K.N.V đã có Cơng văn số
01 đề nghị Ngân hàng Việt Á thực hiện trách nhiệm bảo lãnh. Ngân hàng Việt Á đã

nhận được văn bản này, đồng thời có thơng báo số 54/TB/CNBD/16 ngày
09/5/2016 gửi Công ty Cửu Long về việc Cơng ty K.N.V u cầu Ngân hàng Việt Á
hồn trả tiền ứng trước theo Thư bản lãnh”. Phía Ngân hàng đã nhận được đề nghị
thực hiện trách nhiệm bảo lãnh từ Cơng ty KNV do đó có thể xác định trách nhiệm
bảo lãnh của Ngân hàng.
Tuy nhiên, Ngân hàng Việt Á lấy lý do “Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng
trước ngày 14/4/2016 và Thư tu chỉnh bảo lãnh ngày 04/5/2016 gia hạn hiệu lực của
Thư bảo lãnh đến 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016 do Ngân hàng Việt Á phát hành”,
trong Công văn số 04/TB/CNBD/16 Ngân hàng Việt Á không đề cập đến nội dung
Ngân hàng từ chối trách nhiệm bảo lãnh và cũng không yêu cầu Công ty KNV gửi
Thư bảo lãnh bản gốc cho Ngân hàng ngày 09/5/2016. “Đến ngày 11/5/2016, khi
đã hết thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh, Ngân hàng Việt Á mới có Thơng báo số
56TB/CNBD/16 gửi Cơng ty K.N.V về việc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với
lý do chưa nhận được Thư bảo lãnh bản gốc trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016.
Sau khi nhận được thông báo của Ngân hàng, ngày 12/5/2016, Công ty K.N.V đã
gửi Thư bảo lãnh gốc cho Ngân hàng. Như vậy, lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của Ngân hàng Việt Á là không thể chấp nhận được”.
Như vậy, đối với nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn bảo lãnh nhưng chưa thực
hiện thì bảo lãnh ngân hàng vẫn cịn giá trị.

13


Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn
Tình huống: Anh Nam là người thuộc quản lý của UBND xã, đã vô ý gây thiệt hại
cho bà Chính khi thực hiện cơng việc được UBND xã giao. Thực tế, thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam và Tòa án đã áp dụng các quy định về
giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để
ấn định mức bồi thường.
1. Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt

hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
Cơ sở pháp lý:
+ khoản 2 Điều 585 BLDS 2015
+ điểm 2.2.c khoản 2 Điều 1 mục I Nghị quyết số 03/2006.
Điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn
so với khả năng kinh tế là:
Thứ nhất, chủ thể được yêu cầu giảm. Trước đây BLDS 2005 quy định tại
khoản 2 Điều 605: “2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường,
nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài của mình” theo đó chủ thể u cầu giảm mức BTTH là người gây
thiệt hại, bỏ qua trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra.Việc quy định như vậy
đã gây khó khăn trong q trình xét xử. Ngày nay, BLDS 2015 đã có quy
định khác tại khoản 2 Điều 585: “2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.” Ta thấy rằng, chủ thể
được giảm mức bồi thường là người chịu trách nhiệm bồi thường có thể được
giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại quá lớn
so với khả năng kinh tế của mình. Chế định này được áp dụng cho người
chịu trách nhiệm bồi thường do người hoặc tài sản gây ra.3
Đây là điểm mới của BLDS 2015 khắc phục được hạn chế của BLDS 2005
chủ thể được giảm bồi thường khơng cịn bó hẹp trong trường hợp người gây thiệt
hại.
Thứ hai về hoàn cảnh gây ra thiệt hại. BLDS 2005 có nêu người gây thiệt
hại do lỗi vơ ý mới được giảm mức bồi thường thiệt hại do đó nếu gây thiệt hại do
lỗi cố ý thì người gây thiệt hại vẫn chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, dù
cho mức bồi thường đó quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt hoặc lâu dài của
họ.

3


Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án (Xuất bản lần
thứ 3), NXB Hồng Đức  - Hội Luật gia Việt Nam.

14


Dưới góc độ lý thuyết thì các hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý là thể
hiện sự “chống đối” xã hội cao hơn các hành vi do lỗi vơ ý. Do đó ngun
tắc này khơng đặt vấn đề giảm bồi thường trong trường hợp người gây thiệt
hại do lỗi cố ý.4
Về khái niệm lỗi vô ý, không giống với phần trách nhiệm do vi phạm nghĩa
vụ dân sự đã tồn tại giữa các bên, BLDS không nêu rõ lỗi vơ ý trong phần BTTH
ngồi hợp đồng là gì. Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP “vơ ý gây thiệt hại là
trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại
mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn chặn được”.
So với BLDS trước đây, BLDS 2015 đã tiến bộ hơn khi đặt ra điều kiện “nếu
khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý”, ngược lại trong trường hợp gây thiệt hại do cố ý thì
khơng được u cầu giảm mức bồi thường. BLDS 2015 bổ sung thêm trường hợp
được phép giảm mức bồi thường khi người chịu trách nhiệm BTTH khơng có lỗi
như do thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được giảm mức bồi thường.
Thứ ba, thiệt hại quá lớn. Để có thể giảm mức BTTH bên cạnh chủ thể u
cầu và hồn cảnh gây thiệt hại thì điều kiện tiếp theo là thiệt hại xảy ra quá lớn so
với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường.
Trước đây BLDS 2005 có xuất hiện cụm từ khả năng kinh tế “trước mắt và
lâu dài”, ngày nay trong BLDS 2015 cụm từ này không được giữ lại nhưng
hướng áp dụng vẫn giống như trước vì cụm từ này bàn về khả năng chịu
trách nhiệm BTTH. 5
Người chịu trách nhiệm BTTH là chủ thể có khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài

khó khăn, khơng đảm bảo cho việc BTTH tồn bộ thì có thể giảm mức bồi thường,
mức bồi thường có thể thấp hơn so với thiệt hại thực tế. Theo GS TS Đỗ Văn Đại,
thực tế việc xác định như thế nào là thiệt hại quá lớn so với thiệt hại thực tế là vấn
đề phức tạp, các cơ quan có trách nhiệm cũng chưa có giải thích cụ thể hoặc hướng
dẫn chi tiết. “Khái niệm thiệt hại quá lớn không thể quy định cụ thể bởi cùng thiệt
hại với đại lượng không đổi đối với cá nhân này là rất lớn nhưng với người khác lại
khơng coi là lớn”6. Do đó, để xác định điều kiện này cần phải xem xét tùy hoàn
cảnh của vụ án.
4

Tưởng Duy Lượng: Nguyên tắc tính mức bồi thường do danh dự nhân phẩm uy tín của cá nhân bị xâm

phạm, Tạp chí Tịa án Nhân dân số 4/2003.
5

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án (Xuất bản lần

thứ 3), NXB Hồng Đức  - Hội Luật gia Việt Nam.
6

Ngô Quỳnh Hoa và Vũ Thị Hiền : Hỏi đáp pháp luật về BTTH , NXB. Lao động – xã hội , 2003.

15



×