đánh Giá khả năng áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm làm thức ăn
cho bò trong điều kiện nông hộ qui mô nhỏ
An evaluation of adoptability of alkali treatment of rice straw as feed for growing
cattle under smallholders' circumstances
Nguyễn Xuân Trạch
1
Summary
A feeding trial with participation of beef cattle smallholders was conducted in a rice growing
village in the countryside of Hanoi to evaluate adoptability of urea treatment of rice straw as feed
for growing beef cattle. A total of 40 households were selected and divided into 2 groups, one
raising their growing cattle as usually practiced, and the other applying urea-treated rice straw.
Results confirmed the positive effect of rice straw treatment: the cattle fed on urea-treated straw ate
more and grew faster than those raised as usual. However, following the demonstration trial, farmers
in the studied village did not continue to apply the technique due to a number of reasons such as
inconvenience in reorganization of routine activities, psychological issues and socio-economic
concerns. Overall, too small a scale of cattle production is the main reason for not adopting the
technique.
Key words: beef cattle, rice straw, smallholders, treatment, urea
1. đặt vấn đề
Chăn nuôi bò ở nớc ta chủ yếu ở quy mô nông hộ nhỏ với các nguồn lực có hạn. Trong vụ đông
xuân bò thờng thiếu cỏ nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này nhiều phơng pháp nhằm nâng
cao khả năng sử dụng rơm rạ làm thức ăn vụ đông cho trâu bò đã đợc nghiên cứu. Kiềm hoá rơm
(khô) là một giải pháp đã đợc khẳng định có tác dụng tốt về mặt kỹ thuật (Doyle et al., 1986,
Nguyen Xuan Trach, 1998). Tuy nhiên, trong thực tế kỹ thuật này vẫn cha đợc nông dân áp dụng
rộng rãi (Devendra, 1997). Trong điều kiện hạn chế của nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, ngoài khía
cạnh kỹ thuật thì có thể còn có rất nhiều yếu tố khác chi phối cần phải đợc giải quyết trớc khi một
kỹ thuật tốt có thể đợc nông dân tự nguyện áp dụng. Chính vì vậy, một thí nghiệm nuôi bò bằng
rơm kiềm hoá đã đợc tiến hành với sự tham gia trực tiếp của ngời chăn nuôi đã đợc tổ chức nhằm
mục đích:
- Trình diễn tác dụng của việc kiềm hoá rơm làm thức ăn cho bò.
- Xác định các yếu tố tác động đến khả năng áp dụng kỹ thuật này trong điều kiện nông hộ
chăn nuôi bò quy mô nhỏ.
2. Vật liệu và phơng pháp
2.1. Thí nghiệm trình diễn
Một thí nghiệm nuôi dỡng bê sinh trởng đợc tiến hành trong vụ đông xuân với sự tham gia
của 40 hộ nông dân chăn nuôi bò quy mô nhỏ ở Đông Anh (Hà Nội). Tổng số 40 bê đực (giống bò
Vàng địa phơng) gồm 20 con ở độ tuổi 9-12 tháng (136 4,2 kg) và 20 con ở độ tuổi 13-16 tháng
(169 5,3 kg) đợc phân đều thành hai nhóm nuôi theo mô hình nhân tố 2x2 nh sau:
- Hai nhóm đối chứng: đợc nuôi theo tập quán địa phơng (gặm cỏ 4 giờ/ngày và bổ sung
rơm khô cho ăn tự do tại chuồng), không có can thiệp gì thêm ngoài việc theo dõi thí nghiệm.
- Hai nhóm thí nghiệm: đợc nuôi tơng tự nh nhóm đối chứng, nhng rơm đợc kiềm hoá (ủ
4% urê trong 3 tuần) trớc khi cho ăn.
Thí nghiệm đợc tiến hành trong 90 ngày sau 2 tuần tập làm quen. Bê đợc cân vào đầu và cuối
thí nghiệm, mỗi lần trong 2 ngày liên tiếp vào 7 giờ sáng. Lợng thức ăn thu nhận đ
ợc xác định 3
lần, mỗi lần trong 7 ngày vào giữa mỗi tháng thí nghiệm.
Số liệu đợc xử lý bằng chơng trình Minitab (1996). Mô hình phân tích phơng sai đợc áp
dụng là mô hình nhân tố 2x2, trong đó tuổi bê và xử lý rơm là hai nhân tố cố định. Phơng pháp
Tukey đợc dùng để so sánh cặp đôi giữa các giá trị trung bình.
2.2. Đánh giá khả năng áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm
Trong quá trình chuẩn bị thí nghiệm trình diễn, nông dân (gồm cả những ngời trực tiếp thí
nghiệm và cả những ngời nuôi bò khác trong thôn) đợc hớng dẫn về kỹ thuật kiềm hoá rơm bằng
urê. Quá trình và kết quả thí nghiệm đợc phổ biến rộng rãi cho cộng đồng theo dõi. Sau khi kết
thúc thí nghiệm 9 tháng, tiến hành điều tra lại các gia đình đã tham gia thí nghiệm xem họ có tiếp
tục áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm không; đồng thời các hộ này đợc phỏng vấn theo phiếu điều tra
để đánh giá các yếu tố ảnh hởng đến quyết định áp dụng hay không áp dụng kỹ thuật này.
3. kết quả và thảo luận
3.1. Tác dụng của việc kiềm hoá rơm đến sinh trởng của bê
Kết quả thí nghiệm trình bày trong bảng 1 cho thấy ở cả hai nhóm tuổi những bê đợc ăn rơm
kiềm hoá cho tăng trọng cao hơn những bê ăn rơm không xử lý (P<0,001). Tuy bê ở nhóm tuổi lớn
hơn có tốc độ tăng trọng tuyệt đối cao hơn (P=0,05), nhng phân tích ở bảng 2 cho thấy phản ứng
của hai nhóm đối với việc kiềm hoá gần nh nhau (tăng 45 và 49% so với đối chứng), tơng tác giữa
tuổi và xử lý không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nh vậy, trong điều kiện của nông hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ kiềm hoá vẫn có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao giá trị dinh dỡng của rơm, nhờ đó
mà làm tăng tốc độ sinh trởng của bê. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trớc đây về
tác dụng của việc kiềm hoá rơm bằng urê (Doyle et al., 1986; Nguyen Xuan Trach, 2000; Nguyen
Xuan Trach et al., 2002).
Kết quả thu đợc cho thấy bê ăn đợc nhiều rơm kiềm hoá hơn là rơm không kiềm hoá
(P<0,05). Đó là cha nói đến tác dụng của việc kiềm hoá làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của rơm nh các
nghiên cứu trớc đây đã làm sáng tỏ (Nguyen Xuan Trach, 2000). Vì vậy, có thể giải thích rằng nhờ
tác dụng của kiềm hoá mà bê ăn đợc nhiều rơm hơn với tỷ lệ tiêu hoá cao hơn nên đã có tăng trọng
cao hơn bê đối chứng ăn rơm không kiềm hoá.
Bảng 1. Lợng thu nhận rơm và tăng trọng của bê theo nhóm tuổi và loại rơm đợc nuôi
Tuổi đầu kỳ
(tháng)
Kiềm hoá Mức
ý
n
g
hĩa
(
P
)
9-12 13-16
Không Có
SE
Tuổi Kiềm hoá
Khối lợng bê (kg)
Đầu kỳ 136,4
a
168,6
b
152
,
8 152
,
20
,
60
,
000 0
,
464
Cuối kỳ 162,9
a
200,0
b
176
,
2
a
186
,
6
b
1
,
80
,
000 0
,
000
Tăng trọng
(kg/con/ngày)
0,294
a
0,349
b
0,260
a
0,383
b
0,019 0,050 0,000
Thu nhận rơm
(kg VCK/ngày)
2,03
a
2,47
b
1,81
a
2,69
b
0,12 0,015 0,000
Ghi chú
:
ab
Các giá trị trung bình trong cùng hàng thuộc theo nhóm tuổi hay kiềm hoá rơm có mang chữ
khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05.
Bảng 2. ảnh hởng của kiềm hoá rơm đến lợng thu nhận rơm và tăng trọng của bê theo từng
nhóm tuổi
9-12 tháng 13-16 tháng
Rơm không
kiềm hoá
Rơm kiềm
hoá
Rơm không
kiềm hoá
Rơm
kiềm
hoá
SE* Mức ý nghĩa (P)
của tơng tác
(tuổi x kiềm
hoá)
Khối lợng bê (kg)
Đầu kỳ 137 136 168 169 0,8 0,27
Cuối kỳ 149
a
157
a
194
a
206
b
2,6 0,39
Tăng trọng
(kg/con/ngày)
0,240
a
0,348
b
0,280
a
0,418
b
0,027 0,60
Thu nhận rơm
(kg VCK/ngày)
1,63
a
2,42
b
1,99
a
2,95
b
0,17 0,63
Ghi chú
:
ab
Các giá trị trung bình trong cùng hàng thuộc mỗi nhóm tuổi có mang chữ khác nhau thì sai
khác có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05. SE* dùng để so sánh gía trị trung bình giữa lô thí nghiệm và lô
đối chứng trong cùng nhóm tuổi
3.2. Khả năng áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm trong nông hộ chăn nuôi ỏ qui mô nhỏ
Lúc đầu, khi mới giới thiệu kỹ thuật kiềm hoá rơm hầu hết nông dân chăn nuôi bò nơi thí
nghiệm tỏ ra rất hào hứng và ủng hộ việc áp dụng kỹ thuật này. Thế nhng, điều tra sau khi kết thúc
thí nghiệm lại cho thấy rõ ràng rằng không có nông dân nào tiếp tục áp dụng kỹ thuật này sau đó,
mặc dù hầu hết số nông dân đợc hỏi đều thừa nhận kiềm hoá rơm có tác dụng tốt, kỹ thuật khá đơn
giản và có thể tự thực hiện đợc. Điều đó có nghĩa là bản thân kỹ thuật này có hiệu quả về mặt kỹ
thuật, nhng việc chuyển giao nó cho nông dân áp dụng đã không thành công. Một số lý do chính
để nông dân không áp dụng kỹ thuật này đợc thống kê trong bảng 3.
Bảng 3. Những lý do chính để ngời chăn nuôi quy mô nhỏ không áp dụng kỹ
thuật kiềm hoá rơm (kết quả điều tra 40 hộ)
Lý do Số hộ đồng ý Tỷ lệ (%)
Bất tiện (ảnh hởng đến các công việc khác) 29 72,25
Hiệu quả kinh tế cha rõ 18 45,00
Thiếu nơi để xử lý rơm 17 42,25
Thiếu vốn đầu t 12 30,00
Khó khăn phơi và cất trữ rơm khô 12 30,00
Có sẵn các nguồn thức ăn khác 11 27,50
Các lý do về tâm lý 8 20,00
Kỹ thuật rắc rối 3 7,50
Kỹ thuật không có tác dụng 0 00,00
Nh vậy, việc điều tra sau thí nghiệm đã phát hiện ra rằng mỗi hộ chăn nuôi có một hoặc một vài
lý do để không áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm. Một số hộ (30%) có khó khăn về vốn đầu t để làm
hố ủ và mua nguyên liệu. Điều này có thể do một thực tế là ngời tiểu nông vốn có tập quán chỉ đầu
t tiền mua bò, ngoài ra không đầu t gì thêm mà chỉ tận dụng nguồn lao động của gia đình để chăn
dắt và kiếm thức ăn có sẵn nhằm hạn chế chi tiêu tiền mặt hàng ngày. Một số hộ khác (20%) lại có
tâm lý sợ rủi ro khi xử lý rơm cho bò ăn. Mặt khác, nơi thí nghiệm là một nơi đất chật ngời đông
nên rất nhiều hộ (42%) khó tìm đợc nơi tiện lợi trong khuôn viên của họ để xử lý rơm. Hơn nữa,
theo phần lớn số hộ (72,25%) thì việc áp dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm cho 1-2 con bò ăn làm trở ngại
nhiều đến việc sắp xếp hợp lý các công việc thờng nhật mà họ vốn đã quen làm. Điều này một phần
cũng vì nuôi 1-2 con bò bê chỉ là một phần nhỏ trong các hoạt động kinh tế hỗn hợp của nông hộ,
trong khi đó lợi ích kinh tế đem lại từ việc kiềm hoá rơm theo tính toán của họ (45%) là cha rõ rệt.
Tóm lại, chăn nuôi với quy mô quá nhỏ có lẽ là lý do bao trùm cho việc nông dân không áp dụng kỹ
thuật mới nh kỹ thuật kiềm hoá rơm để nuôi bò.
4. kết luận
Nghiên cứu này đã làm nổi bật đợc hai mặt trái ngợc nhau của việc kiềm hoá rơm để nuôi bò
trong điều kiện của nông hộ quy mô nhỏ là:
Kiềm hoá rơm bằng urê là một kỹ thuật tốt, có tác dụng làm tăng chất lợng dinh dỡng của rơm
nh là một loại thức ăn thô nuôi bò sinh trởng.
Việc ứng dụng kỹ thuật kiềm hoá rơm để nuôi bò trong điều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô quá
nhỏ bị trở ngại bởi nhiều lý do kinh tế-xã hội và tâm lý khác nhau.
Tài liệu tham khảo
Devendra C. (1997), Crop Residues for Feeding Animals in Asia: Technology Development and
adoption in Crop/Livestock Systems. In Renard C (ed.) Crop Residues in Sustainable Mixed
Crop/Livestock Farming Systems. CAB International. ICRISAT-ILRI. Pp: 241-267.
Doyle P. T., Devendra C. and Pearce G. R. (1986), Rice straw as a feed for ruminants,
International Development Program of Australian Universities and Colleges Limited
(IDP). Canberra.
Minitab Release 11 (1996), MINITAB Users Guide. USA.
Nguyen Xuan Trach (1998), The need for improved utilization of rice straw as feed for
ruminants in Vietnam: An overview. Livestock Research for Rural Development 10 (2)
/>Nguyen Xuan Trach (2000), Treatment and supplementation of rice straw for ruminant
feeding in Vietnam, Doctor Scientarum Thesis. Agricultural University of Norway.
Nguyen Xuan Trach, Magne Mo and Cu Xuan Dan (2002), Treatment and supplementation
of rice straw for ruminant feeding, Proceedings of the Workshop on Improved
Utilization of Byproducts for Animal Feeding in Vietnam, held on 28-30 March 2001 in Hanoi.
Pp: 178-204.