Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.93 KB, 16 trang )

Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
CHƯƠNG V CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Tiết 58, 59
BÀI 38 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được mục đích các thí nghiệm về sự biến thiên của từ trường.
- Phát biểu được định nghĩa, ý nghĩa và đơn vị cuả từ thông.
- Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng.
- Trình bày được định luật Faraday, định luật Lentz.
2. Kĩ năng
-Phân biệt được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động
cảm ứng trong mạch kín.
-Vận dụng được định luật Lentz xác định chiều dòng điện cảm ứng.
-Vận dụng được công thức xác định suất điện động cảm ứng.
-Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Kiến thức và đồ dùng: Chuẩn bị các TN 38.1; 38.2; 38.4: Một ống dây. Một thanh
nam châm. Một điện kế. Một vòng dây. Biến trở. Ngắt điện. Một bộ pin hay ácquy.
2. Học sinh
Ôn lại những kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ đã học ở lớp 9.
III. Tổ chức hoạt động dạy - học
1
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
Tiết 58
Hoạt động 1: ( 3phút) Đặt vấn đề
Hoạt động của học sinh Hoat động của giáo viên Nội dung ghi bảng
-Học sinh quan sát video.
-Học sinh lắng nghe


-Học sinh ghi tiêu đề vào
vở
- Mở video.
- Giới thiệu video: khi
chúng ta mua xe đạp về,
thường thấy có một bóng
đèn nối qua một đinamô
xe đạp rồi được gắn vào
lốp xe, khi xe đạp chuyển
động nếu áp bánh xe của
đinamo vào lốp xe đạp, thì
bóng đèn xe đạp lại sáng.
Vì sao lại như vậy? Để trả
lời được câu hỏi này thì
hôm nay chúng ta học tiết
thứ nhất bài 38 của
chương V.
CHƯƠNG V CẢM
ỨNG ĐIỆN TỪ
Tiết 58, 59
BÀI 38 HIỆN
TƯỢNG CẢM ỨNG
ĐIỆN TỪ
SUẤT ĐIỆN
ĐỘNG CẢM ỨNG(t1)
Hoạt động 2: (2 phút) Giới thiệu cấu trúc bài học
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng
Học sinh chú ý lắng nghe -Nội dung bài học gồm có
5 phần:
+ Thí nghiệm

+ Khái niệm từ thông
+ Hiện tượng cảm ứng
điện từ
+ Chiều của dòng điện
cảm ứng.Định luật Len-
xơ.
+ Định luật Fa-ra-đây về
cảm ứng điện từ.
-Theo phân phối chương
trình, bài này được chia
2
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
làm 2 tiết: tiết thứ nhất
chúng ta sẽ đi tìm hiểu
phần thứ 1 và 2; tiết thứ
hai chúng ta sẽ tim hiểu
phần 2, 3 và 4.Hôm nay
cô sẽ dạy cho các em tiết
thứ nhất của bài này.
Hoạt động 3: (25 phút) Thí nghiệm: Tìm hiểu mục đích hai thí nghiệm
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng
-Học sinh lắng nghe.
-Ghi dụng cụ, vẽ sơ đồ thí
nghiệm và tập làm thí
nghiệm.
-Quan sát và rút ra nhận
xét.
-Quan sát video mô phỏng
lại thí nghiệm.
-Trả lời các câu hỏi của

giáo viên.
-Lắng nghe nhận xét cuả
giáo viên và ghi nhận xét
vào vở.
-Ghi kết luận vào vở.
Dẫn dắt vào thí nghiệm:
Ở tiết trước chúng ta đã
nghiên cứu về từ trường
và biết mối quan hệ giữa
dòng điện và từ trường
đó là dòng điện sinh ra từ
trường. Liệu rằng từ
trường có sinh ra dòng
điện hay không? Đẻ trả
lời được câu hỏi đó chúng
cùng tìm hiểu các thí
nghiệm sau:
*Trình bày TN1 ( 38.1)
-Hướng dẫn học sinh làm
thí nghiệm.
-Giáo viên giới thiệu dụng
cụ thí nghiệm gồm có:
nam châm, ống dây, điện
kế, 2 đoạn dây điện.
-Giáo viên giới thiệu sơ
đồ thí nghiệm: (hình 38.1
sách giáo khoa) ống dây
nối với điện kế, nam
châm đặt bên cạnh.
-Tiến hành thí nghiệm:

+Đầu tiên cô nối ống dây
với điện kế, thấy kim điện
1.Thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1
b. Thí nghiệm 2
3
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
kế chỉ số 0. Chứng tỏ
trong ống dây lúc này
không có dòng điện.
+Bây giờ cô sẽ đặt ống
dây trong từ trường , bằng
cách đặt nam châm bên
cạnh. Hỏi: em nào cho cô
biết kim điện kế có bị
không? Chứng tỏ trong
mạch lúc này có dòng
điện không?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh.Khẳng định lại
câu trả lời: lúc này nam
châm không bị lệch,
chứng tỏ trong mạch lúc
này không có dòng điện.
+Bây giờ cô sẽ cố định
ống dây, dịch chuyển nam
châm lại gần, dừng lại và
ra xa. Các em quan sát và
nhận xét.
Hỏi: em nào cho cô biết

kim điện kế khi nào kim
điện kế bị lệch khỏi vạch
số không, khi nào kim
điện kế không bị lệch
khỏi vạch số 0?Chứng tỏ
trong mạch lúc nào có
dòng điện,lúc nào không?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh.Khẳng định lại
câu trả lời: khi na em nào
cho cô biết kim điện kế có
bị không? Chứng tỏ
trong mạch lúc này có
dòng điện không?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh.Khẳng định lại
4
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
câu trả lời: Khi nam châm
đứng yên so với ống dây,
kim điện kế chỉ 0 do đó
không có dòng điện trong
ống dây.
Khi nam châm dịch
chuyển lại gần, ra xa so
với ống dây kim điện kế
bị lệch khỏi vị trí 0 do đó
có dòng điện trong ống
dây.
+Bây giờ cô cố định nam

châm và dịch chuyển ống
dây lại gần và ra xa ống
dây, các em quan sát và
rút ra nhận xét.
Hỏi:lúc nào kim điện kế
lệch khỏi vạch số 0, lúc
nào thi không?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh và khẳng định lại
câu trả lời: : Khi ống dây
đứng yên so với nam
châm, kim điện kế chỉ 0
do đó không có dòng
điện trong ống dây.
Khi ống dây dịch chuyển
lại gần, ra xa so với nam
châm kim điện kế bị lệch
khỏi vị trí 0 do đó có
dòng điện trong ống dây.
+Cho học sinh quan sát
video mô phỏng lại 2 thí
nghiệm.
-Rút ra nhận xét và ghi
lên bảng.
-Hỏi:Qua thí nghiệm trên
5
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
em nào cho cô biết số
đường sức từ xuyên qua
ống dây sẽ thay đổi như

thế nào khi cô dịch
chuyển nam châm chuyển
động tương đối so với ống
dây và nam châm đứng
yên so với ống dây?
-Nhận xét câu trả lời của
học sinh và khẳng định lại
câu trả lời: Khi nam châm
đứng yên so với ống dây
thì số đường sức từ xuyên
qua ống dây sẽ không
thay đổi, khi nam châm
dịch chuyển lại gần ống
dây thì số đường sức từ
xuyên qua ống dây sẽ
tăng lên và khi nam châm
dịch chuyển ra xa ống dây
thì số đường sức từ xuyên
qua ống dây sẽ giảm
xuống.
-Hỏi: Vậy từ trường có
sinh ra dòng điện hay
không? Nguyên nhân sinh
ra dòng điện trong ống
dây lúc này là gì?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh, khẳng định lại
câu trả lời.
*Rút ra kết luận: Từ
trường không sinh ra dòng

điện. Số đường sứ từ
xuyên qua ống dây thay
đổi là nguyên nhân sinh ra
dòng điện trong ống dây.
-Ghi kết luận ghi lên bảng
Dẫn dắt vào thí nghiệm
2: vậy có cách nào không
6
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
dịch chuyển ống dây hoặc
nam châm ma vẫn sinh ra
dòng điên không, chúng
ta cùng tìm hiểu thí
nghiệm 2.
*Trình bày thí nghiệm 2:
-Dụng cụ thí nghiêm gồm
có: ống dây, điện kế, vòng
dây, nguồn điện, khóa K,
6 đoạn dây dẫn.
- Giới thiệu sơ đồ thí
nghiệm: gồm ống dây
được lồng trong vòng dây
được nối với điện kế.Ống
dây được nối với điện trở
con chạy, nguồn điện
thông qua khóa K.
-Giới thiệu sơ đồ thí
nghiệm trong sách giáo
khoa hình 38.2
- Tiến hành thí nghiệm

+ Đầu tiên cô sẽ mắc sơ
đồ thí nghiệm như sách
giáo khoa.
+Bây giờ cô không dịch
chuyển con chạy các em
quan sát và rút ra nhận xét
lúc này kim điện kế có bị
lệch hay không?Chứng tỏ
trong vòng dây lúc này
có dòng điện không?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh và rút nhận xét:
lúc này kim điện kế
không bị lệch, chứng tỏ
lúc này trong vòng dây
không có dòng điện.
+Bây giờ cô sẽ dịch
chuyển con chạy các em
quan sát và rút ra nhận xét
7
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
lúc này kim điện kế có bị
lệch hay không?Chứng tỏ
trong vòng dây lúc này
có dòng điện không?
Nhận xét câu trả lời của
học sinh và rút nhận xét:
lúc này kim điện kế bị
lệch, chứng tỏ lúc này
trong vòng dây có dòng

điện.
-Mở video mô phỏng lại
thí nghiệm cho học sinh
quan sát.
-Rút ra nhận xét: khi dịch
chuyển con chạy thi trong
vòng dây xuất hiện dòng
điện.
-Hỏi: Khi cô dịch chuyển
con chạy thì số đường sức
từ xuyên qua vòng dây có
thay đổi hay không?Vì
sao?
-Nhận xét câu trả lời của
học sinh và khẳng định lại
câu trả lời.
-Rút ra kết luận: : khi di
chuyển con chạy, từ
trường trong ống dây thay
đổi, nên số đường sức từ
qua vòng dây biến đổi
làm xuất hiện dòng điện
trong vòng dây.
-Gọi HS nhắc lại.
Cho các nhóm thảo luận
và trả lời câu C1/18-sgk
Tổng hợp, nhận xét câu
trả lời của các nhóm và
đưa ra câu trả lời đúng
nhất, nếu sai.

Sau khi trình bày xong 2
8
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
TN GV nêu lại mục đích
TN cho HS khắc sâu: Từ
trường biến thiên sinh ra
dòng điện.
- Trình bày TN2: Bố trí
TN như sơ đồ ( 38.2)
H: khi di chuyển con
chạy, trong ống dây xuất
hiện dòng điện. Vì sao?
Sau khi các nhóm đã đưa
ra câu trả lời, GV nhận
xét và đưa ra kết luận 2:
khi di chuyển con chạy, từ
trường trong ống dây thay
đổi, nên số đường sức từ
qua vòng dây biến đổi
làm xuất hiện dòng điện
trong vong dây.
*Cho học sinh trả lời câu
C1 sgk
Tổng hợp, nhận xét câu
trả lời của các học sinh và
đưa ra câu trả lời đúng
nhất, nếu sai.
-Cho học sinh quan sát
video của câu hỏi C1.
Sau khi trình bày xong 2

TN GV nêu lại mục đích
TN cho HS khắc sâu: Từ
trường biến thiên sinh ra
dòng điện.
Hoạt động 4: (10 phút): tìm hiểu khái niệm từ thông
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng
-Học sinh lắng nghe.
-Ghi vào vở tiêu đề phần
-Dẫn dắt vào phần 2: khái
niệm từ thông: khi số
2. Khái niệm từ thông
a. Định nghĩa từ thông
9
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
2.
-Học sinh lắng nghe giáo
viên trình bày phần định
nghĩa từ thông và chép bài
vào vở.
-Trả lời các câu hỏi của
giáo viên.
-Lắng nghe nhận xét của
giáo viên về câu trả lời và
ghi nhận xét vào vở.
_Ghi kết luận vào vở.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe giáo
viên trình bày phần ý
nghĩa từ thông và chép bài
vào vở.

-Trả lời các câu hỏi của
giáo viên.
đường sức từ xuyên qua
một đơn vị diện tích biến
thiên thì sẽ có một đại
lượng vật lý biến thiên
theo, đại lương vật lý đó
được gọi là từ thông. Vậy
từ thông là gì, có ý nghĩa,
đơn vị như thế nào chúng
ta cùng tìm hiểu phần 2:
Khái niệm từ thông
*Thư nhất chúng ta đi tìm
hiểu phần a: định nghĩa từ
thông.(ghi lên bảng).
-Mô tả và vẽ hình 38.3 lên
powerpoint.
-Ta đặt: Φ = BS cosα
Kết luận: Φ đgl cảm ứng
từ thông qua diện tích S,
gọi tắt là từ thông.
-Gọi HS nhận xét CT tính
từ thông: từ thông là đại
lượng đại số hay đại
lượng véc-tơ?Khi nào từ
thông âm khi nào từ thông
dương?
-Nhận xét câu trả lời của
học sinh và khẳng định lại
câu trả lời.

-GV lưu ý HS: để cho đơn
giản thì quy ước chon
chiều
n
sao cho α là một
góc nhọn. Vậy Φ là một
đại lượng dương.
*Dẫn dắt vào phần b: từ
thông có ý nghĩa như thế
nào? Chúng ta sang phần
b (ghi lên bảng).
b. Ý nghĩa từ thông:
-Hỏi: Theo định nghĩa
b. Ý nghĩa từ thông
c. Đơn vị từ thông
10
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
-Lắng nghe nhận xét của
giáo viên về câu trả lời và
ghi nhận xét vào vở.
-Ghi kết luận vào vở.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe giáo
viên trình bày phần đơn vị
từ thông và chép bài vào
vở.
-Trả lời các câu hỏi của
giáo viên.
-Lắng nghe nhận xét của
giáo viên về câu trả lời và

ghi nhận xét vào vở.
-Ghi kết luận vào vở.
khi α = 0, lấy S= 1 thì Φ
=?Điều đó có ý nghĩa gì?
-Nhận xét câu trả lời của
học sinh, khẳng định lại
câu trả lời.
Kết luận: khái niệm từ
thông dùng để diễn tả số
đường sức từ xuyên qua
một diện tích nào đó.
Để khẳng định, nêu câu
C2/185-sgk?
GV kết luận: chỉ đúng
trong trường hợp : S được
đặt vuông góc vơi đường
sức từ.
*Dẫn vào phần c, vậy từ
thông có đơn vị như thế
nào, chúng ta sẽ tìm hiểu
phần c:Đơn vị từ thông.
- Đơn vị : GV thông báo:
Trong hệ SI, đơn vị từ
thông là veebe.
Ta có Φ = BScosα
Nếu α = 0, S = 1 (m
2
), B
= 1 (T)
⇒ Φ = 1 (Wb)

⇒ 1 Wb = 1T.1m
2
=
1T.m
2
* Hỏi: Hãy nêu các cách
làm biến đổi từ thông qua
ống dây? Trong thí
nghiệm 1 ở trên từ thông
biến đổi do yếu tố nào
thay đổi?
-Nhận xét câu trả lời của
học sinh và khẳng định
11
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
lại.
Hoạt động 5: (10 phút) Củng cố
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Nội dung ghi bảng
-Học sinh lắng nghe.
-Quan sát lại video của
phần mở đầu và trả lời
câu hỏi của giáo viên.
-Học sinh lắng nghe và
ghi vào vở.
-Học sinh lắng nghe và
tham gia trò chơi.
-Học sinh lắng nghe và về
nhà thực hiện theo yêu
cầu của giáo viên.
*Bây giờ chúng ta sẽ đi

trả lời câu hỏi đầu bài đặt
ra.
-Giáo viên mở lại video
cho học sinh quan sát và
yêu cầu học sinh giải
thích hiện tượng.
-Nhận xét câu trả lời của
học sinh và khẳng đinh lại
câu trả lời một cách đúng
nhất.
* Dẫn: để củng cố lại bài
học hôm nay cô có chuẩn
bị trò chơi ô chữ(mở slide
trò chơi ô chữ).
-Giới thiệu qua trò chơi
và luật chơi.
-Mời học sinh tham gia
chơi.
-Dặn dò: về nhà các em:
+Trả lời câu hỏi số 1, 2
SGK trang 187.
+Làm bài tập số 1, 4 ,5
SGK trang 188
+Xem các phần còn lại
của bài để tiết sau chúng
ta nghiên cứu tiếp.
3.Củng cố
Tiết 59:
Hoạt động 1: ( phút): Kiểm tra bài cũ.
12

Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
HS gấp hết sách vở lại và lắng nghe câu
hỏi.
HS1: Lên bảng trả lời.
HS2: Nhận xét câu trả lời của bạn.
GV nêu câu hỏi?
Phát biểu định nghĩa và nêu ý nghĩa của từ
thông?
Goi HS khác nhận xét câu trả lời.
GV đánh giá và cho điểm?
Hoạt động 2: ( phút): Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ. (Mục này chủ yếu là
thông báo)
HS lấy vở và ghi phần 3
vào vở.
HS1 trả lời:đọc sgk và trả
lời:
Mỗi khi từ thông qua mạch
kín biến thiên thì trong
mạch xuất hiện dòng điện,
dòng điện đó đgl dòng điện
cảm ứng.
HS 2 (3,4 – nếu cần) nhận
xét câu trả lời .
HS 3 nhắc lại kết luận mà
GV vừa nêu.
HS4: Trong mạch kín phải
tồn tại một suất điện động.
Suất điện động đó đgl suất
điện động cảm ứng.

Suy nghĩ và trả lời: Hiện
tượng xuất hiện suất điện
động cảm ứng trong mạch
kín gọi là hiện tượng cảm
ứng điện từ.
Hiện tượng cảm ứng điện
từ chỉ tồn tại trong khoảng
thời gian từ thông qua
mạch kín biến thiên.
Dẫn : hôm nay chúng ta sẽ học
tiếp bài 38 để làm rõ mục đích ,
yêu cầu của đề bài. Các em lấy
sách –vở ra. Ghi phần 3 lên bảng.
a. Dòng điện cảm ứng:
H: trong TN 1 và 2 khi nào thì
trong mạch xuất hiện dòng điện?
Kết luận: Khi có sự biến đổi từ
thông qua mạch kín thì trong
mạch xuất hiện dòng điện.Dòng
điện đó đgl dòng điện cảm ứng.
Gọi vài HS nhắc lại.
Dặn : Khái niệm này đã có ở
sgk/185. HS về nhà học trong sgk
(không cần ghi vào vở).
b. Suất điện động cảm ứng:
Khi xuất hiện dòng điện trong
mạch kín, thì trong mạch kín đó
phải tồn tại gì để sinh ra dòng
điện cảm ứng đó?
H: Hiện tượng cảm ứng điện từ là

gì?
H: Hiện tượng cảm ứng điện từ
xuất hiện khi nào?
Nhận xét và ghi kết luận lên
bảng.
noi thêm trường hợp ứng dụng ở
3. Hiện tượng cảm
ứng điện từ:
a. Dòng điện cảm
ứng: (sgk/185)
b. Suất điện động
cảm ứng:
Khi có sự biến đổi từ
thông qua mặt giới
hạn bởi một mạch
kín thì trong mạch
xuất hiện suất điện
động cảm ứng.
Hiện tượng xuất hiện
suất điện động cảm
ứng đgl hiện tượng
cảm ứng điện từ.
13
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
HS ghi kết luận vào vở. hình 38.4/185 và nói HS về nhà
đọc thêm.
Hoạt động 3: ( phút): Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Len-xơ.
HS lắng nghe và trả lời các
câu hỏi của GV.
Hoạt động theo nhóm.

Các nhóm tiến hành TN
theo sự hướng dânz của GV.
Quan sát và trả lời câu hỏi.
HS1 trả lời.
HS2 nhận xét , hoặc bổ
sung thêm, nếu cần.
Trả lời:(suy nghĩ): đầu 1 của
ống dây hình 38. 1a là cưc
Bắc. ở đầu 1 h.38.1b là cực
Nam .
Hs cầm sách đọc nội dung
định luật trong sách/186.
Trả lời: C3: chiều dòng điện
trong ống dây không đổi. Vì
theo đ/l Len-Xơ thì đầu 1
của ống dây vẫn là cực Bắc.
C4: theo đ/l Len-xơ thì đầu
1 của ống dây phải là cực
Nam, vậy dòng điện cảm
ứng trong ống dây phải có
chiều ngược với chiều đã vẽ
ở h.38.5a.
ĐVĐ: Trước khi làm TN xác
định chiều dòng điện cảm ứng, ta
sẽ tiến hành một TN phụ nhằm
xác định sự tương ứng giữa chiều
dòng điện qua điện kế và phía
lệch của kim điện kế.
Hướng dẫn HS làm TN như hình
38.5/sgk. Lưu ý HS: quan sát

phía lệch của kim điện kế và trả
lời câu hỏi: Cho biết chiều dòng
điện trong ống dây.
Kết luận: chiều của dòng điện
qua điện kế cũng có nghĩa là
chiều dòng điện cảm ứng trong
ống dây.
H: Biết chiều dòng điện cảm ứng
trong ống dây, hãy xác định đầu
1 của ống dây hình 38. 1a là cưc
gì? Ơû đầu 1 h.38.1b là cực gì?
Kết luận: nêu định luật Len- xơ
như sgk.
Gọi HS đọc lại .
Khắc sâu: các nhóm thoả luận và
trả lời C3 và C4.
4. Chiều của dòng
điện cảm ứng. Định
luật Len-xơ:
a. Thí nghiệm
b. Nhận xét:
c. Định luật Len-xơ:
(sgk/186)
Hoạt động 4: ( phút): Định luật Faraday về cảm ứng điện từ.
14
Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
HS đọc lại.
Chú ý theo dõi GV dẫn dắt
đư ra công thức Đ/l
HS ghi biêu thức vào vở.

GV thông báo nội dung định luật
như sgk.
Thực nghiệm chứng tỏ rằng: suất
điện động cảm ứng tron mạch kín
tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ
thông qua mạch:
ec  = k 
t∆
∆Φ
 .
Trong hệ SI : k=1 ⇒ theo định
luật Len-xơ thì:
ec = -
t∆
∆Φ
. dấu trừ biểu thị đ/l
Len –xơ.
5. Định luật
Faraday về cảm
ứng điện từ:
a. Phát biểu định
luật: (sgk/186)
b. Biểu thức: e = -
t∆
∆Φ

Dấu “ –“ biểu thị đ/l
Len-xơ
Nếu mạch điện là
một khung dây có N

vòng dây thì:

Φ: Từ thông qua diện
tích giới hạn bởi 1
vòng dây.
Hoạt động 5: Vận dụng và củng cố kiến thức trong bài:
Cá nhân độc lập suy nghĩ, hoặc tao đổi
theo bàn để đưa ra câu trả lời.
Ghi nhớ câu trả lời của Gv.
Ghi BTVN vào vở.
Tại lớp: trả lời câu 2,4/187.sgk
Cho Hs suy nghĩ, sau đó gọi trả lời
Gv kết luận hoặc trả lời lại nếu sai.
Về nhà: học bài và làm BT1 →7/188-
189.sgk
IV Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
15
e
c
= -N
t

∆Φ

Giáo viên: Trần Thị Bích Ngân
16

×