Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.54 KB, 30 trang )

Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
MỤC LỤC
I. TÓM LƯỢC DỰ ÁN KINH DOANH ........................................................ 3
II. MÔ TẢ DỰ ÁN KINH DOANH .............................................................. 5
1. MỤC TIÊU ........................................................................................................ 5
1.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 5
1.2 Mục tiêu của từng giai đoạn: ......................................................................... 5
2. THỊ TRƯỜNG (KHÁCH HÀNG, XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG) ............... 5
3. SẢN PHẨM ........................................................................................................ 6
III. PHÂN TÍCH VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ............................... 6
1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ .............................................................................. 6
2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ – PHÁP LUẬT ............................................... 7
3. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI ........................................................... 8
4. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ........................... 8
4.1 Công ty bán sách mới về khối ngành kinh tế ................................................ 8
4.2 Tiệm photocopy ............................................................................................ 9
4.3 Tiệm bán sách cũ ........................................................................................ 9
4.4 Nhà sách ........................................................................................................ 9
4.5 Các chiếu sách lề đường ............................................................................ 10
5. CHIẾN LƯỢC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH ......................................... 10
5.1 Lợi thế so sánh ............................................................................................. 10
5.2 Lợi thế tuyệt đối ........................................................................................... 10
6. PHÂN TÍCH SWOT ...................................................................................... 10
IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ............................................................. 11
1. CHIẾN LƯỢC GIÁ ......................................................................................... 11
1.1 Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến chiến lược gía ....................................... 11
1.2 Các chi phí ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm và dịch vụ cung cấp: ............ 11
1.3 Nhận xét, đánh giá về chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh ................... 13
1.4 Đề nghị chiến lược giá ................................................................................ 14
2. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI .......................................................................... 14
2.1. Khái quát chung .......................................................................................... 14


Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 1
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
2.2 Cụ thể hóa công việc thu mua-phân phối .................................................... 15
2.2.1 Đối với sinh viên .............................................................................. 15
2.2.2 Đối với khách hàng vãng lai .............................................................. 15
3. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN SẢN PHẨM ..................................................... 16
4. LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC .......................................................................... 18
V. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ................................................ 18
1. CẤU TRÚC CÔNG TY ................................................................................... 18
1.1 Hình thức công ty ......................................................................................... 18
1.2 Hệ thống tổ chức: ......................................................................................... 18
1.3. Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh .................................. 19
2. ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ ....................................................................................... 21
2.1 Hội đồng quản trị ........................................................................................ 21
2.2 Giám đốc ..................................................................................................... 21
VI. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ..................................................................... 21
1. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN ............................................................. 21
2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........................................................................ 22
2.1. Nguồn doanh thu ......................................................................................... 22
2.2. Chi phí của dự án ........................................................................................ 23
2.3. Lợi nhuận mong đợi của dự án: .................................................................. 24
3. RỦI RO TÀI CHÍNH ....................................................................................... 25
3.1 Rủi ro tài chính ............................................................................................ 25
3.2 Những giải pháp có thể áp dụng để quản trị rủi ro tài chính ...................... 25
VII. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DỰ ÁN .......................................... 26
1. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................................................................................. 26
1.1 Hiệu quả tài chính giản đơn ........................................................................ 26
1.2 Phân tích hiệu quả tài chính bằng giá trị hiện tại ...................................... 27
2. ĐÓNG GÓP KINH TẾ VÀ LỢI ÍCH XÃ HỘI ............................................ 29
2.1 Đóng góp kinh tế .......................................................................................... 29

2.2 Lợi ích xã hội ............................................................................................... 29
2.3 Tổn thất xã hội ............................................................................................. 29
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 2
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
I. TÓM LƯỢC DỰ ÁN KINH DOANH
Dân tộc ta luôn là một dân tộc hiếu học. Đặc biệt là các thành phố lớn và quan
trọng như thành phố Hà Nội, một trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của cả nước.
Khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu này càng tăng thể hiện qua tốc độ tăng của
ngành xuất bản, tốc độ tăng trung bình của ngành là 10% năm và mức tiêu thụ của
riêng thành phố Hà Nội chiếm 50-70% của cả nước.Từ vị trí là những sinh viên, nhìn
thấy nhu cầu sách chuyên ngành trong sinh viên chưa được đáp ứng đủ, nhóm đã
nghĩ đến dự án kinh doanh sách cũ “SÁNH BƯỚC” tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện tại trong bối cảnh đòi hỏi nước ta phải nhanh chóng hội nhập và chấp
nhận cạnh tranh trên thị trường thế giới thì đi kèm theo đó sẽ là việc thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của quốc tế trong đó có công ước Bern về bảo vệ quyền
tác giả tác phẩm. Thế nhưng, đối với người Việt Nam thu nhập dành cho việc mua
sách là quá ít không phải ai cũng đủ khả năng mua sách xuất bản mới bởi sách vẫn
còn đắt, đặc biệt là đối tượng sinh viên. Ngược lại, nhu cầu sách , đặc biệt là sách
chuyên ngành sẽ càng tăng lên khi hội nhập, bởi càng hội nhập thì yêu cầu về tri thức
cho công việc, học tập sẽ càng cao hơn nhất là tại thành phố đi đầu như là thành phố
Hà Nội. Hiện tại, thành phố có hơn 606.207 sinh viên trong đó riêng đại học kinh tế
hệ chính quy là hơn 212000 sinh viên.Theo khảo sát của chúng tôi thì, có 43% đối
tượng sinh viên có thu nhập thấp đến trung bình khoảng nhỏ hơn hay bằng 1 triệu
đồng/ tháng và 66% sinh viên có mua sách cũ.Đó là một lượng khách hàng cho tiệm
sách “Sánh Bước” khai thác. Mặc dù, ở thành phố có rất nhiều tiệm sách mới, nhà
sách mới, tiệm sách cũ, chiếu sách lề đường, tiệm photo để phục vụ cho nhu cầu sách
từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, thế nhưng không nơi nào đáp ứng
nhu cầu sách chuyên ngành kinh tế cho người thu nhập trung bình và thấp. Nơi thì có
sách chuyên ngành đầy đủ nhưng lại quá đắt, nơi thì rẻ nhưng lại phục vụ không tốt,
không có hay rất ít sách chuyên ngành kinh tế, không tiện lợi cho việc tìm kiếm.

“Sánh bước” sẽ khắc phục được điểm đó và tạo nên lợi thế riêng biệt cho mình
(thông qua cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh, dịch vụ khách hàng ân cần, sách
được bao bì đẹp mắt…) để thu hút các bạn sinh viên đến với công ty.
Với mục tiêu đặt ra là trong vòng 5 năm, công ty sẽ trở thành công ty lớn
chuyên kinh doanh về mặt hàng sách cũ chuyên ngành kinh tế và có thể mở rộng ra
các ngành học khác thì chúng tôi đã chọn lựa cấu trúc công ty là công ty TNHH hai
thành viên trở lên để vừa dễ tạo lòng tin thu hút vốn bên ngoài hay các cổ đông vừa
đáp ứng nhu cầu mở rộng sau này. Như vậy công ty sẽ có cấp cao nhất là hội đồng
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 3
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
quản trị bao gồm các thành viên góp vốn để quyết định những vấn đề lớn nhất, quan
trọng nhất có liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay giải thể của công ty. Cấp dưới
của hội đồng quản trị là giám đốc chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động hàng
ngày của công ty. Công ty gồm có 3 bộ phận chính: Bộ phận kho, bộ phận kinh
doanh thu mua-phân phối và bộ phận kế toán. Mỗi bộ phận sẽ do các trưởng bộ phận
chịu trách nhiệm chính và trực tiếp báo cáo lên giám đốc. Trong năm đầu, mục tiêu
của công ty là tạo sự nhận biết cho khách hàng tập trung là sinh viên trường Đại Học
Kinh Tế và ước tính đạt lợi nhuận 100 triệu đồng. Trong năm thứ 2, công ty sẽ mở
rộng kinh doanh thu mua sang các trường kinh tế khác trong thành phố, tăng mức lợi
nhuận lên 150 triệu đồng. Trong năm thứ 3, công ty sẽ mở rộng kinh doanh sang các
trường thuộc khối ngành khác, tăng lợi nhuận lên 200 triệu đồng. Những năm tiếp
theo, công ty duy trì và phát triển hoạt động của mình, đạt lợi nhuận 300 triệu/năm.
Theo ước tính thì công ty cần 100 triệu đồng ban đầu để đầu tư chuẩn bị cho
kinh doanh và tiến hành việc kinh doanh, trong đó có 66.67% là vốn góp và còn lại là
vốn vay.
Công ty sẽ hoạt động chủ yếu theo hình thức thu mua và bán trực tiếp thông
qua đầu mối tại lớp học và cho đầu mối hưởng hoa hồng theo doanh số thu mua và
doanh số bán. Ngoài ra, tiệm sẽ bán thêm tại công tycho các khách hàng vãng lai.
Nhu cầu của sinh viên sẽ tập trung nhiều nhất vào mỗi đầu kỳ nên công việc
thu mua và phân phối lúc này cần nhiều người nên công ty sẽ thuê thêm nhân viên

thời vụ vào các giai đoạn này.
Tất cả mọi hoạt động thu mua hay bán hàng đều thực hiện trên hóa đơn để tiện
kiểm tra, kiểm soát. Ngoài ra, sách mua vào sẽ được đóng mã vạch và sắp xếp theo
thứ tự để có thể dễ dàng kiểm soát lượng sách mua vào, bán ra đảm bảo cho dự trữ
cho kinh doanh, tránh tồn đọng.
“Sánh bước” đi vào hoạt động không chỉ đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, mà
còn đem lại việc làm cho 1 lượng lao động và góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về
sách chuyên ngành đang còn thiếu trên thị trường và tạo ý thức tiết kiệm cho sinh
viên. Đó là những lợi ích mà tiệm sách mang lại, không chỉ cho nhà kinh doanh mà
cho cả xã hội.
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 4
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
II. MÔ TẢ DỰ ÁN KINH DOANH
1. MỤC TIÊU
1.1 Mục tiêu chung
Học là một nhu cầu mà ngàn đời người Việt Nam vẫn luôn coi trọng. Cùng
với sự phát triển của xã hội thì đòi hỏi về ngành nghề chuyên môn sẽ tăng lên, do đó
nhu cầu sách cũng sẽ tăng theo. Tốc độ tăng trưởng xuất bản của cả nước là
10%/năm trong đó dự kiến đến năm 2015 mới tạm đáp ứng đủ nhu cầu sách của thị
trường. Vì vậy, chúng tôi đề ra mục tiêu phát triển chung và riêng cho từng giai đoạn
như sau:
Trong vòng 5 năm “Sánh bước” sẽ hướng tới trở thành một công ty lớn, uy tín
và nổi tiếng trong giới sinh viên về chuyên kinh doanh sách cũ theo nhiều mảng: kinh
tế, khoa học tự nhiên – kỹ thuật, khoa học xã hội…
1.2 Mục tiêu của từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (năm đầu): Lôi kéo, tạo sự nhận biết về công ty đến các khách
hàng tiềm năng, đặc biệt là sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
- Giai đoạn 2 (năm 2): Tăng cường sự chú ý, mở rộng sự nhận biết và đáp ứng
thêm nhu cầu của sinh viên các trường kinh tế khác. Nâng cao chất lượng phục vụ,
xây dựng uy tín, thương hiệu của công ty.

- Giai đoạn 3 (năm 3): Khẳng định thương hiệu; Phát triển mô hình kinh
doanh sang các lĩnh vực chủ yếu khác như: y – dược học, công nghệ thông tin ….
- Giai đoạn 4(những năm kế tiếp): Mở rộng qui mô, mạng lưới bán hàng và
thu mua phục vụ cho toàn bộ đối tượng sinh viên trên khắp địa bàn TP.HCM.
2. THỊ TRƯỜNG (KHÁCH HÀNG, XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG)
Thị trường mục tiêu là đối tượng sinh viên thuộc khối ngành kinh tế của các
trường ĐH-CĐ-THCN các quận nội thành TP Hà Nội. Ngoài ra, công ty còn phục vụ
thêm đối tượng những người có nhu cầu về sách, báo, tạp chí…, các khách vãng lai.
“Sánh bước” hướng đến hai nhóm khách hàng mục tiêu sau:
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 5
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
3. SẢN PHẨM
Công ty “Sánh bước” kinh doanh chủ yếu là sách giáo trình kinh tế cũ phục
vụ cho sinh viên. Bên cạnh đó “Sánh bước” cũng đáp ứng nhu cầu đa dạng về sách,
báo, tạp chí… cũ của mọi khách hàng.
Tất cả những sản phẩm của “Sánh bước” tuy là sách cũ nhưng không lỗi thời;
tất cả sách, báo, tạp chí, truyện đều phải có giá trị sử dụng cao. Cụ Thể: những sách
giáo trình xuất bản trong 4 năm gần nhất, báo – tạp chí xuất bản trong 2 năm gần
nhất…)
Giá cả rất phù hợp với đối tượng sinh viên và tất cả những đối tượng có nhu
cầu: Giá bán sản phẩm chỉ bằng 40% - 50% giá bìa sách mới.
Dựa vào đối tượng phục vụ, sản phẩm sách cũ “Sánh bước” được chia thành:
o Sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng 1: Sách cũ chuyên ngành phục vụ đối
tượng sinh viên.
o Sản phẩm phục vụ nhóm khách hàng 2 : Sách, báo, tài liệu tham khảo…
cũ, bổ ích thuộc tất cả các lĩnh vực.
III. PHÂN TÍCH VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
Người Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và luôn quan điểm đầu tư cho
sách là đầu tư cho công việc, cuộc sống tương lai. Nghiên cứu, đánh giá về tốc độ

tăng trưởng của nhu cầu sách báo ta nhận thấy: Hiện nay mỗi năm ngành xuất bản cả
nước xuất bản khoảng 20.000 đầu sách với 200 triệu bản. Tốc độ phát triển trung
bình của ngành là 10% năm, riêng lượng sách tiêu thụ tại TP Hà Nội đã chiếm từ 50
-70% lượng sách cả nước. Trong đó lượng sách chuyên ngành, sách giáo trình, sách
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 6
Nhóm khách hàng 1
- Đối tượng: Sinh viên thuộc khối ngành kinh tế
- Nhu cầu: Sách giáo trình kinh tế giá rẻ, cạnh tranh; dịch vụ tiện lợi.
Nhóm khách hàng 2
- Đối tượng: Những người có thu nhập trung bình, khách vãng lai.
- Nhu cầu: Sách, báo, tài liệu tham khảo… giá rẻ, cạnh tranh; dịch vụ tiện lợi.
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
tham khảo chiếm tỉ lệ lớn nhất. Vì vậy, loại hình kinh doanh sách sẽ đáp ứng được
nhu cầu học tập và nghiên cứu hoàn thiện kiến thức của người dân
Thành phố Hà Nội là thành phố đông dân cư gần nhất Việt Nam (dân số
khoảng 3,4 triệu người), luôn có tốc độ phát triển kinh tế cao (tăng trưởng GDP 11%
giai đoạn 2005 – 2009) và là một trong hai thành phố trọng điểm quan trọng của cả
nước kể cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Trước tiềm năng phát triển và
nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi thành phố phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có đủ kiến
thức và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, người dân thành phố chi tiêu cho việc học hành không nhiều, năm
2009 bình quân mỗi người chi học hành ở mức 103.500đ/tháng; lý do chủ yếu dẫn tới
tình trạng này là thu nhập bình quân chỉ đạt được 1.500.000đ/người/tháng trong khi
chi phí cho việc mua sách, đồ dùng học tập và học phí là khá cao. Đối tượng sinh
viên, những người mới đi làm và những hộ gia đình có thu nhập trung bình, thấp tuy
có nhu cầu về sách cao nhưng chưa thể đáp ứng ngay được. Nhu cầu sách của sinh
viên cho học tập, nghiên cứu là rất lớn: Theo kết quả điều tra 100 sinh viên kinh tế có
đến 43% sinh viên có thu nhập trung bình, thấp từ 500 ngàn -1 triệu đồng/tháng, 62%
sinh viên đánh giá giá sách trên thị trường cao, 74% đồng ý là sách cũ chuyên ngành
khó tìm và nhưng chỉ 58% sinh viên thỉnh thoảng có mua sách cũ vì loại sách cũ về

giáo trình giá rẻ rất khó tìm trên thị trường. Đó chính là tiềm năng lớn còn bỏ ngỏ mà
“Sánh bước” muốn nhắm đến. Với vòng đời của sách chuyên ngành 2 kì /1 năm thì
cơ hội phát triển mạnh ở hai năm đầu và đạt lợi nhuận cao trong hai năm sau là rất
khả quan. Thế nên ý tưởng về công ty sách cũ, kinh doanh chuyên biệt vào lĩnh vực
sách giáo trình chuyên ngành đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của các bạn sinh
viên là một giải pháp hữu hiệu giúp những đối tượng trên tiếp cận với khát vọng tri
thức của mình.
2. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ – PHÁP LUẬT
Việc kinh doanh sách đòi hỏi phải tuân thủ theo pháp luật, phải dựa trên
những nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán kinh doanh
của người Việt Nam.
Tuy có không ít biện pháp chế tài bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như các biện
pháp dân sự, hành chính, hình sự; cũng như các lực lượng đảm bảo thực thi quyền sở
hữu trí tuệ … nhưng tình trạng vi phạm quyền này vẫn đang là vấn đề nan giải, đang
có dấu hiệu trở thành phổ biến.
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 7
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
Việc photo, sao chép sách, mua bán sách in lậu là hành vi vi phạm Luật Sở
Hữu Trí Tuệ và công ước Bern. Mô hình kinh doanh sách cũ của “Sánh bước” là một
phương thức hiệu quả đáp ứng hợp pháp nhu cầu sách giá rẻ của mọi người dân, đặc
biệt là những sinh viên có nguồn tài chính hạn chế. Tuy sách, báo, tạp chí… cũ được
tập hợp từ nhiều lĩnh vực nhưng là những sản phẩm được chọn lọc có chất lượng cao,
tuyệt đối không kinh doanh văn hoá phẩm độc hại.
Môi trường chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, do một Đảng duy nhất
lãnh đạo sẽ tạo thuận lới và binh ổn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên
tâm đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn thiện,
chắc chắn còn nhiều thay đổi trong tương lai. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của công ty, cho nên công tác quản trị rủi ro cần hết sức chú trọng.
3. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI
TP Hà Nội chứa đựng các yếu tố văn hóa và tổ chức xã hội đa dạng, đan xen

giữa truyền thống dân tộc và phương Tây hiện đại. Vì vậy để đáp ứng tốt nhu cầu thị
trường, sản phẩm kinh doanh của công ty đòi hỏi cũng phải đa dạng và có giá trị thực
tế cao. Bên cạnh đó với thành phần dân tộc chủ yếu là người Việt (89,91%) nên công
ty tập trung kinh doanh mặt hàng sách có nội dung tiếng Việt, sách giáo trình của
trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ngoài ra còn có những tác phẩm kinh điển tiếng Anh
các từ điển các loại đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Một số hàng rào thương mại không chính thức do chịu sự chi phối của các yếu
tố về văn hóa - xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh(sử dụng sách cũ sẽ làm hạ
thấp giá trị của mình, học sách cũ sẽ không may mắn) và những thành kiến với việc
mua bán sách báo cũ có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nhưng
do định hướng nhắm đến phục vụ nhu cầu thị hiếu chung nên có thể có thể bỏ qua
yếu tố này. Tuy nhiên trong quá trình phục vụ, tuỳ theo đối tượng “Sánh bước” sẽ tư
vấn cụ thể để giúp những đối tượng trên tìm thấy lợi ích từ hoạt động kinh doanh
sách báo cũ.
4. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH VỀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
4.1 Công ty bán sách mới về khối ngành kinh tế
a) Điểm mạnh
+ Sách mới, đẹp, bắt mắt; nguồn cung sách ổn định.
+ Số lượng các công ty sách kiểu này tương đối nhiều (đặc biệt là các công ty
sách phục vụ cho trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân)-> sinh viên dễ dàng tìm mua.
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 8
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
b) Điểm yếu
+ Giá sách tương đối cao, không phù hợp với túi tiền của đa số sinh viên, đặc
biệt là sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập trung bình.
+ Cung cấp dịch vụ khách hàng chưa tốt: sinh viên không được thoải mái xem
sách để lựa chọn.
+ Không có hoặc có rất ít sách ở những lĩnh vực khác phục vụ cho độc giả.
4.2 Tiệm photocopy
a) Điểm mạnh

+ Giá tiền sách photo rẻ thường chỉ bằng 1/2->2/3 giá sách gốc.
+ Số lượng cung cấp sách không hạn chế.
+ Các tiệm photocopy hiện diện khắp mọi nơi, đặc biệt là xung quanh các
trường Đại học-Cao Đẳng-Trung học chuyên nghiệp (ĐH-CĐ-THCN).
b) Điểm yếu
+ Sách photo chất lượng không cao: mờ, lem, không rõ về hình ảnh, kích cỡ
sách không tiện ích…
+ Khách hàng mất thời gian chờ đợi để lấy sách.
+ Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4.3 Tiệm bán sách cũ
a) Điểm mạnh
+ Giá sách rẻ chỉ bằng 1/2->2/3 giá sách mới.
+ Chủng loại sách, báo, tạp chí... phong phú.
+ Số lượng các tiệm sách cũ nhiều, cạnh tranh với “Sánh bước” về nguồn
cung ứng, đầu ra.
b) Điểm yếu
+ Sách phục vụ cho khối ngành kinh tế hạn chế.
+ Chiến lược Marketing, dịch vụ khách hàng kém .
+ Sách, báo, tạp chí… đa phần được sắp xếp lộn xộn.
4.4 Nhà sách
a) Điểm mạnh
+ Sách mới, đẹp, bắt mắt; nguồn cung sách ổn định; được trưng bày trong
không gian thoáng mát.
+ Chủng loại sách phong phú, đa dạng.
+ Có bán kèm theo dụng cụ học tập, quà lưu niệm…
b) Điểm yếu
+ Ít sách về khối ngành kinh tế.
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 9
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
+ Giá sách cao.

4.5 Các chiếu sách lề đường
a) Điểm mạnh
+ Sách mới, rõ , đẹp.
+ Giá sách hấp dẫn chỉ 2/3 so với sách cùng loại đang được bán tại các nhà
sách, công ty sách mới.
+ Số lượng các chiếu sách này tương đối nhiều.
b) Điểm yếu
+ Ít sách giáo trình, sách về khối ngành kinh tế.
+ Thường thay đổi địa điểm bán -> Khách hàng muốn mua phải dạo quanh
thành phố để tìm.
+ Giờ bán sách không cố định.
+ Giá mua-bán ưu đãi với số lượng nhiều hoặc các dịp lễ 9/1; 26/3…
5. CHIẾN LƯỢC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH
5.1 Lợi thế so sánh
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 70 tiệm sách cũ đang hoạt
động. Điều này chứng tỏ thành phố thực sự có nhu cầu về loại hình kinh doanh này.
Trong hoàn cảnh có nhiều người bán như vậy, khách hàng sẽ có cơ hội so sánh và lựa
chọn nơi mua phù hợp. Với chất lượng sản phẩm cao, giá cả rẻ, cạnh tranh, dịch vụ
khách hàng tốt “Sánh bước” đảm bảo sẽ hoạt động hiệu quả cạnh tranh mạnh mẽ với
các đối thủ khác.
5.2 Lợi thế tuyệt đối
Hiện nay dù đã có rất nhiều tiệm sách cũ, có nơi giá sách giảm đến 50%
nhưng lượng sách chuyên ngành còn ít và khó tìm. Đặc biệt chưa có tiệm nào chuyên
về bán sách của khối ngành kinh tế và hướng vào đối tượng chủ yếu là sinh viên. Vì
vậy, “Sánh bước” ra đời sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này tạo nên lợi thế cạnh
tranh tuyệt đối.
6. PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh
+ Nhân viên – đầu mối đa phần là sinh viên nên am
hiểu về nhu cầu của khách hàng chủ yếu của mình.

+ Hệ thống phân phối và thu mua sách linh hoạt
Điểm yếu
+ Chưa có thương hiệu.
+ Chưa có kinh nghiệm kinh
doanh về lĩnh vực này.
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 10
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
thông qua các đầu mối-sinh viên mỗi lớp/giảng
đường.
+ Tính chuyên biệt cao (Đối tượng kinh doanh chủ
yếu về sách khối ngành kinh tế, đặc biệt là sách giáo
trình)
+ Giá cả cạnh tranh, chất lượng dịch vụ khách hàng
cao.
+ Mô hình kinh doanh mới mẻ xuất hiện lần đầu tiên
trong thành phố.
+ Nguồn cung ứng không ổn
định.
+ Nguồn vốn kinh doanh còn
hạn chế.
Cơ hội
+ Sinh viên có nhu cầu về sách cũ (đặc biệt là sách
giáo trình) giá rẻ nhiều.
Thách thức
+ Các tiệm sách cũ khác có
thể mô phỏng theo mô hình
kinh doanh của “Sánh bước”.
IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1. CHIẾN LƯỢC GIÁ
1.1 Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến chiến lược gía

Để đảm bảo dự án được thực hiện một cách hiệu quả và đạt những mục tiêu
chiến lược mong muốn, ta cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Yếu tố khách hàng: Nhóm khách hàng mục tiêu của mô hình kinh doanh
này là sinh viên; những đối tượng có thu nhập trung bình - thấp và người người có
nhu cầu sở hữu sách giá rẽ. Vì vậy, giá cả sản phẩm phải phù hợp với những đối
tượng trên.
- Yếu tố sản phẩm: Với đặc điểm sản phẩm là sách, báo, tạp chí đã qua sử
dụng nên giá bán đưa ra phải thấp hơn giá bìa và tuỳ theo chất lượng, giá trị sử dụng
của sách.
- Yếu tố lợi nhuận: Giá cả hàng hoá tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu
năm 2010 so với cùng kì năm trước tăng 9,23%. Cho nên, bên cạnh việc thiết kế giá
sản phẩm phù hợp với khả năng của khách hàng mục tiêu, cần phải đảm bảo lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh.
1.2 Các chi phí ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm và dịch vụ cung cấp:
BẢNG TÓM TẮT CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
(đơn vị: 1,000 VNĐ)
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 11
Bài tập môn: Lập dự án đầu tư
Các khoản chi phí
I.. Chi phí hoạt động
1. Chi phí chuẩn bị thành lập
3,400
2. Thuế môn bài
1,000
3. Mộc
100
Tổng cộng
4,500
II. Mặt bằng (đặt cọc 3 tháng)
12,000

III. Trang thiết bị kinh doanh
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Kệ sách
4 500 2,000
2. Máy vi tính
1 6,000 6,000
3. Máy in
1 1,500 1,500
4. Máy tính cá nhân
3 150 450
5. Điện thoại
1 900 900
6. Hoá đơn (quyển)
3 50 150
Tổng cộng
11,000
IV. Thiết bị trang trí
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1. Bàn
1 1,000 1,000
2. Ghế
4 50 200
3. Quạt
2 150 300
4. Đèn nêon
4 25 100
5. Đèn trang trí
1 100 100
Tổng cộng
1,700

V. Chi phí nguyên vật liệu
72,600
VI. Quỹ hoạt dộng doanh nghiệp
48,200
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
150,000
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHO 1 THÁNG HOẠT ĐỘNG
(đơn vị: 1,000 VNĐ)
Mặt hàng
Số lượng
(quyển)
Đơn giá Thành tiền
A. Sách giáo trình (GT)
1. Sách GT đại cương
1,600 4 6,400
2. Sách GT chuyên ngành
2,400 5 12,000
Chi phí sách GT
18,400
B. Sách, báo, tạp chí các
lĩnh vực:
1. Kinh tế
250 3 750
2. Ngoại ngữ
250 3 750
Dự án kinh doanh: Mô hình hiệu sách phục vụ sinh viên chuyên ngành 12

×